Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI THU HOACH VỀ HỌC TẬP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 4 trang )

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trùc Cêng, ngày 20 tháng 08 năm 2009
BẢN THU HOẠCH, TỰ LIÊN HỆ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
PHẤN ĐẤU RÈN LUYỆN CỦA ĐẢNG VIÊN, CÔNG CHỨC.
Thực hiện đợt học tập chuyên đề “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”
và tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”.
Họ và tên: bïi v¨n th«ng
Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: Giáo viên - Trường THCS Trùc Cêng.
Sinh hoạt Đảng tại Chi bộ Trường THCS Trùc Cêng. Đảng bộ xã Trùc Cêng.
Sau khi học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" và tác phẩm "Sửa đổi lề lối
làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những vấn đề thu hoạch được về
nhận thức, tự liên hệ bản thân và phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân như
sau:
I./Về nhận thức:
1./Sự cần thiết phải học tập “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu “, tác phẩm “ Sửa đổi lối làm
việc“, trong giai đoạn hiện nay.
a./Sự cần thiết phải học tập “Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” trong giai đoạn hiện nay.
Quán triệt tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm
lãnh đạo việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Thực tế, cho đến
nay tình hình suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ đội
ngũ cán bộ đảng viên, công chức vẫn là mặt trận nóng bỏng. Nhiệm vụ chống tham ô,
lãng phí, quan liêu là công việc lâu dài, thường xuyên, liên tục, của các cấp, các ngành;
là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và mỗi người chúng ta. Hơn lúc nào hết,
chúng ta phải thấy rằng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là hành động cách mạng.
Phải làm cho mọi người hiểu rõ vì sao phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu? nó có hại
cho nước, cho dân như thế nào? Đây là cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài ngay trong từng tổ


chức do đó mọi cấp, mọi ngành, từng cán bộ đảng viên phải tự giác, nghiêm túc học tập
và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu; nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ
vững nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở; phải dựa vào
lực lượng quần chúng để chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
b./Sự cần thiết phải học tập tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc“ trong g-đoạn hiện
nay
Trong giai đoạn hiện nay, có một số đơn vị, cán bộ và đảng viên thực sự bị suy
thoái, do đó việc học tập tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc“ làm yêu cầu khách quan vì:
- Đây là một yêu cầu trong công tác xây dựng Đảng.
- Sửa đổi lối làm việc là bao gồm sửa đổi cả cách nhận thức vấn đề (nhận thức
chưa đúng, nhận thức chưa đủ), cách tổ chức làm việc, phong cách, phương thức làm
việc.
- Sửa đổi lối làm việc sẽ giúp Đảng ta hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn dù trước đó
Đảng đã hoạt động có hiệu quả.
- Sửa đổi lối làm việc là một biện pháp giúp cho Đảng ta lớn mạnh không ngừng;
là một trong những biện pháp giúp cán bộ, đảng viên khác phục những sai lầm khuyết
điểm.
- Sửa đổi lối làm việc giúp Đảng và mỗi đảng viên khắc phục khuyết điểm, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của một Đảng cách mạng chân chính. Đó là khuyết điểm về
tư tưởng (bệnh chủ quan), khuyết điểm về quan hệ (bệnh hẹp hòi), khuyết điểm về cách
nói, cách viết (bệnh ba hoa)
2./Những nội dung cơ bản cần quán triệt trong chuyên đề tư tưởng và tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” và
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
a./Những nội dung cơ bản cần quán triệt trong chuyên đề tư tưởng và tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”
+Tiết kiệm.
-Tiết kiệm “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm không
phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công,

tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Tiết kiệm là tích cực. “Tiết kiệm không phải là ép bộ
đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tăng gia
sản xuất, mà tăng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và
nhân dân. Nói một cách khoa học, thì tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực”
+Tham ô
- Tham ô, theo cách nói của Hồ Chí Minh, “là trộm cướp, là hành động xấu xa
nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội”. Đối với cán bộ, tham ô là “Ăn cắp của công làm
của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của
chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình...” Đối với
nhân dân, tham ô là ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế.
+Lãng phí
Theo Hồ Chủ tịch, lãng phí có các nội dung sau:
- Lãng phí sức lao động: việc gì ít người làm cũng được mà vẫn dùng nhiều
người. Do tính toán không cẩn thận, điều động hàng trăm người đến công trường nhưng
chưa có việc làm hay là người nhiều việc ít. Bố trí nhân sự không đúng, “người quản lý
quá nhiều, người trực tiếp sản xuất ít”...
- Lãng phí thì giờ: Việc gì có thể làm trong một ngày một buổi cũng kéo dài đến
mấy ngày.
- Lãng phí tiền của của Nhà nước, cơ quan và bản thân mình. Cụ thể là: “Ăn tiêu
xa xỉ, liên hoan, sắm sửa lu bù, xài tiền như nước”, “Làm một cái nhà không đúng kỹ
thuật, làm xong rồi phải phá đi làm lại”.
Lãng phí là tiêu xài không hợp lý. Bộ đội không biết quý trọng, giữ gìn quân
trang, quân dụng. Nhân dân bỏ hoang ruộng đất, bán trâu, cầm ruộng để đám cưới, đám
ma. Lãng phí là mắc phải bệnh “Phô trương hình thức” gây tốn kém không cần thiết.
Lãng phí có khi còn hại nhiều hơn tham ô, vì “lãng phí tuy không lấy của công đút túi,
song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham
ô”.
+Quan liêu
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm, những
người và những cơ quan lãnh đạo nào mắc phải bệnh này thì có mắt mà không thấy

suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không
nắm vững. Nguy hiểm hơn, bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô,
lãng phí; có nạn tham ô, lãng phí vì có bệnh quan liêu; nơi nào bệnh quan liêu càng
nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu trợ thủ đắc lực, tiếp tay cho
những cán bộ phẩm chất kém, những kẻ xấu thoả sức đục khoét ngân sách và tài sản
quốc gia. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; đồng thời làm tiêu hao
của cải của nhà nước và nhân dân. Nó làm cho các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước
vốn là cơ quan lãnh đạo, đại diện quyền lực và đầy tớ của nhân dân trở thành những tổ
chức xa dân, đứng trên nhân dân, thoát ly thực tế, từ đó dẫn đến đề ra các chủ trương,
chính sách không sát với yêu cầu của thực tiễn, thậm chí sai lầm, làm ảnh hưởng đến
mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân. Quan liêu là mặt đối lập rất nghiêm
trọng với dân chủ.
b./Những nội dung chính trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
Trong tác phẩm, Bác khẳng định “Sửa đổi lối làm việc” của Đảng là yêu cầu khách
quan của sự nghiệp cách mạng; là nhiệm vụ thường xuyên, vừa lâu dài, vừa cấp bách
của một Đảng chân chính. Theo Bác: Sửa ở đây là sửa chữa, khắc phục. Đổi là đổi mới;
Lối là phương pháp cách thức; Làm việc là hoạt động của Đảng, lãnh đạo của Đảng.
Sửa đổi lối làm việc là để nâng cao sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giúp cho mọi tổ
chức và cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nội dung tác phẩm
đề cập đến các lĩnh vực về tư tưởng, tổ chức, phương thức, phương pháp lãnh đạo, công
tác quần chúng của Đảng trong điều kiện đặc thù của đất nước vừa kháng chiến, vừa
kiến quốc.
Bác rất chú trọng đến vấn đề đạo đức cách mạng. Bác cho rằng, đạo đức cách
mạng là cái căn bản, là cái gốc đối với toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, không có
đạo đức thì dù giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Theo Bác, đạo đức cách
mạng bao gồm 5 tính tốt: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm: Nhân là hết lòng thương yêu,
giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không có việc gì
giấu Đảng. Trí là đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dũng là gặp việc phải có gan làm. Thấy
khuyết điểm phải có gan sửa chữa. Cực khổ có gan chịu đựng. Liêm có nghĩa là trong
sạch, không tham lam. Bác chỉ rõ “đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống.

Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”.
II./Tự liên hệ bản thân:
1./Ưu điểm:
-Về ý thức thực hành tiết kiệm, không tham ô, lãng phí, quan liêu:
Bản thân là một giáo viên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh về “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu”, tôi luôn gắn với việc
làm cụ thể hàng ngày như thực hiện tốt nội quy nhà trường, luôn luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; luôn luôn học hỏi đồng chí, đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và
thực hiện nhiệm vụ cao cả của người giáo viên nhân dân, thực hiện văn minh giao tiếp
nơi công sở, có ý thức bảo vệ của công; tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hàng ngày ở
cơ quan cũng như trong gia đình.
Trong cuộc sống bản thân tôi luôn sống tiết kiệm, không chi tiêu lãng phí, trong
công việc tôi luôn cố gắng sắp xếp phù hợp, có tính khoa học để tránh lãng phí thời
gian, có lối sống giãn dị, gần gũi với quần chúng nhân dân và đồng nghiệp.
-Giữ gìn phẩm chất, đạo đức của người đảng viên, công chức, gương mẫu chống
tham ô, lãng phí, quan liêu:
Tôi luôn rèn luyện bản thân mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, thường
xuyên học tập và làm theo lời Bác dạy ; nói không với tham nhũng, quan liêu, lãng phí.
-Về ý thức trách nhiệm trong công tác được giao:
Bản thân luôn luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, chấp
hành nghiêm túc công việc mà tổ chức và đoàn thể giao phó.
-Về quan hệ với quần chúng, phương pháp tuyên truyền vận động quần chúng:
Cùng phối hợp với nhân dân sống lành mạnh, sống có trách nhiệm, không lãng
phí tiền của, thời gian trong cuộc sống hằng ngày, khi thấy người nào có tư tưởng biểu
hiện quan liêu, sống lãng phí, bản thân phải cùng với nhân dân đóng góp ý kiến, giúp
nhau cùng sữa chữa với hướng tích cực.
2./Nhược điểm:
-Về thực hành tiết kiệm:
Do đặc thù công việc, nên bản thân tôi đôi lúc sắp xếp công chưa hợp lý làm lãng

phí về thời gian và sức lao động đã bỏ ra trong công việc.
-Về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu:
Công tác phê và tự phê chưa cao trong việc chống tham ô, lãng phí và quan liêu.
-Về đấu tranh chống những biểu hiện tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong tổ
chức Đảng, cơ quan đơn vị và ngoài xã hội:
Trong các cuộc họp cơ quan tôi còn thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến.
III./Phương hướng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng bản thân trong việc thực hành
tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, xây dựng lề loói tác phông công tác của
bản thân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Là một giáo viên làm việc trong môi trường giáo dục bản thân tôi luôn lấy tiêu
chuẩn đạo đức làm thước đo, tiêu chí phấn đấu cho mình. sống và làm việc theo tấm
gương tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
-Tôi sẽ luôn giữ mình trong sạch, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
*Giải pháp thực hiện :
-Thường xuyên trau dồi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
-Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể phấn đấu vì lợi ích
chung, có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, không phô trương hình thức, nói đi
đôi với làm, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
-Sắp xếp công việc của mình ngày càng có tính khoa học hơn để tránh lãng phí
thời gian.
-Khắc phục, nâng cao tính phê bình và tự phê bình tốt hơn.
-Vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan
liêu:
-Sống đoàn kết với mọi người xung quanh, nếu mình có khuyết điểm thì thật thà
nhận khuyết điểm trước mọi người, sẵn sàng học hỏi nhân dân những điều hay lẽ phải.
Hưởng ứng các cuộc vận động học tập, tuyên truyền, phòng chống tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, quan hệ mật thiết với đồng nghiệp, góp ý xây dựng giúp nhau cùng
phát triển, thân mật với quần chúng nhân dân.
Trùc Cêng, ngày 20 tháng 08 năm 2009
Người viết thu hoạch

Bïi V¨n Th«ng

×