Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÀI TẬP LỚN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.49 KB, 20 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Anh, (chị) hãy tìm hiểu về tưởng “Thân Dân” của Hồ Chí Minh so
với các bậc tiền bối. Vấn đề này được đảng và nhà nước ta giải quyết như thế
nào? Liên hệ bản thân.
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Thị Hoa
Họ và tên sinh viên: Chu Kiều Oanh
Ngày tháng năm sinh: 02/11/1991
MSSV: CQ512384
STT: 68
Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh (103) _33
Khoá: 51
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2010
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề Cương:
I/. đặt vấn đề
II/. Giải quyết vấn đề
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về “ Thân Dân”.
- Lấy dân làm gốc:
- Tư tưởng “thân dân”:
2. Quan điểm của các bậc tiền bối:
- Quan điểm về “Thân Dân” thời Lý- Trần
3. Điểm khác biệt giữa các quan điểm
So sánh giữa tư tưởng “Thân Dân” của Hồ Chí Minh và
các nước phương đông, phương tây.
4. Áp dụng tư tuởng “Thân Dân” trong đảng và nhà nước ta
hiện nay.


- Mối quan hệ giữa Đảng và Dân
5. Liên hệ bản thân
6. Giải pháp
III/. Kết luận
Đưa ra tổng kết các quan điểm và khẳng định tư tưởng “Thân
Dân” của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam của mọi hoạt động.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bài Làm:
I/ Đặt vấn đề: Tư tưởng “ Thân Dân” của Hồ Chí Minh.
1. “Thân dân” là gì ?
2. Thế nào là tư tưởng “ Thân Dân” ?
II/ Giải quyết vấn đề:
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh.
• Lấy dân làm gốc:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc;
Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Người rất
tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó vạn
lần dân liệu cũng xong”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người luôn luôn được
đặt lên hàng đầu, vì vậy nguyên tắc lấy dân làm gốc là một trong những
nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả cuộc
đời hoạt động của Người đều hướng vào mục tiêu cao cả là giải phóng
giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc
lột bất công, khỏi đọa đày và đau khổ, khỏi nghèo nàn và lạc hậu.
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng” và kế thừa hệ tư tưởng phương Đông: “Nước lấy dân
làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người
trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Chủ tịch Hồ

Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không
gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Sự đoàn kết của nhân dân là
lực lượng vô địch, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không
chống lại nổi. “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu
nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng từ sau ngày cách mạng
Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to
lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn rất cụ thể để giáo dục bộ đội,
cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân”. Đảng ta tiếp thu tư tưởng
“Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định: Cần
thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng
từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân
thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý
xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng.
“Dân làm gốc”, “Dân làm chủ”, trong tư tưởng và hành động phải nhất
quán, gắn bó hữu cơ. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước “người chủ” chưa
thể làm chủ ngay trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội, cần phải có người
đại diện cho mình để làm chủ. Còn bản thân “người chủ” phải được học làm
chủ, trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một quá trình lâu dài. Cho nên,
để phát huy vai trò “Dân làm gốc”, “Dân làm chủ” trong điều kiện của đất
nước ta, cần thật sự bảo đảm các quyền của “Người chủ”, chứ không phải chỉ
trên các văn bản pháp lý, hoặc trên lời nói. Người đại diện cơ quan, đại diện
cho sự làm chủ của nhân dân phải được tuyển chọn nghiêm ngặt, “có ý thức
phục vụ dân”, “làm đầy tớ cho dân”, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết,
tự mình “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc những hành vi xem
thường nhân dân của một số cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm “Cần tẩy sạch

bệnh quan liêu mệnh lệnh” (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 6 – trang 192-193),
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ai cũng biết bệnh quan liêu mệnh lệnh là nguy
hiểm. nhưng trong công tác thực tế như trong việc tạm vay thóc chiêm vừa
rồi, nhiều cán bộ ta còn mắc bệnh ấy. miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc
thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
Nguyên nhân bệnh ấy là:
Xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu
được lý luận chính trị, lý luận cao xa của mình.
Sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ
mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân. Họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, vì
việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân, thì việc
khó mấy, to mấy cũng làm được.
hông hiểu biết nhân dân. Họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích
thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ
phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính
trị suông.
Không yêu thương nhân dân. Do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không
thiết thực giúp đỡ nhân dân. Thí dụ: Họ yêu cầu nhân dân đóng góp, nhưng
không biết giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi
dưỡng sức của, sức người của nhân dân.
Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh,
dọa nạt dân!
Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao

nhiêu quyền hạn đều do dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ
xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã
do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân…”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra bài học: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do
dân, vì dân. Do vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải:
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
“Động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại
của toàn dân…” (Di chúc). Bài học mà Người chỉ ra đến nay vẫn còn nóng
hổi và mãi mãi định hướng cho chúng ta: Phải lấy dân làm gốc. Phải gần gũi
nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy
cũng không làm gì được.
Dân là gốc của nước, dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng
và bảo vệ đất nước. Nước không có dân thì không thành nước. Nước do dân
xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước.
Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất. Lực lượng của
Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân. Nhân dân là người xây dựng,
đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng. Dân như
nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không
có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành
hiện thực. Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý
nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.
• Tư tưởng “thân dân”
Xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc, Hồ Chí minh cho rằng:
Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe,
làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ
đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang
mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát
hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn

thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân
phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi
suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh
đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân.
Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung
thành của nhân dân. Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân,
chứ không phải là làm quan cách mạng”2.
Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp
cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan”
và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng
không hiểu và rất sợ đi họp. Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không
phải vì lợi ích của quần chúng.
Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền,
nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn
biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy
mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay. Nào có
biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”,
không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”.
Thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị văn hóa chính trị yêu nước, thương
dân, lấy dân là gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ, trở thành chân lý khoa
học, kim chỉ nam cho hành động. Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào
địa vị của người dân mà mình đại diện để hiểu, suy xét, chia sẻ tâm tư,
nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất , mong muốn của họ. Có lắng nghe, thấu hiểu
nguyện vọng chính đáng của dân thì đại biểu dân cử mới thực hiện tốt việc
“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến cho dân ta phải hết
sức tránh”. Bởi, ta có yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.

Thân dân biểu hiện ở việc cán bộ, đảng viên thực hiện nghĩa vụ và quyền
lợi do pháp luật quy định. Tức là, phải trung thành với mục tiêu lý tưởng, với
chính sách, pháp luật của Nhà nước, phải hướng đến một nền hành chính, một
tổ chức, một bộ máy phục vụ nhân dân; luôn gương mẫu hoàn thành kế hoạch
được giao và nếu có chức vụ phải biết sử dụng quyền lực để giao việc, kiểm
tra, theo dõi, đánh giá, phê bình, khen thưởng một cách công minh chính trực;
phải lắng nghe và dựa vào quần chúng nơi cơ quan để xây dựng quy chế làm
việc, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế chi tiêu tài chính, các biện pháp thực
7

×