Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Nêu các thời kì hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong các thời kì trên, thời kì nào có ý nghĩa quyết định hình thành đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam? Hãy chứng minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.23 KB, 3 trang )

Câu 1: Nêu các thời kì hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?
Trong các thời kì trên, thời kì nào có ý nghĩa quyết định hình thành đường
lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam? Hãy chứng minh.
Bài làm:
Câu 1: a. Thời kì hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm về cách mạng
Việt Nam, được hình thành trải qua một quá trình lâu dài tìm tòi, xác lập,
phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình phát triển của Đảng cộng sản
và cách mạng Việt Nam. Quá trình đó trải qua các thời kì sau:
Thời kì trước 1911: Đây là thời kì hình thành tư tưởng yêu nước và
chí hướng cách mạng.
Đây là thời kì sống và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, chính
hoàn cảnh lịch sử đã hình thành nên trong con người Hồ Chí Minh tư tưởng
yêu nước thương nòi, bảo vệ các giá trị truyền thống tinh hoa của dân tộc.
Đây cũng được coi là giai đoạn Người tiếp nhận truyền thống yêu nước nhân
nghĩa của dân tộc, hấp thụ văn hóa Quốc học, Hán học và bước đầu tiếp xúc
với văn hóa phương Tây.
Cũng chính bởi vậy mà Người đã sớm có tinh thần yêu nước và được
nung đúc theo thời gian và trở thành chủ nghĩa yêu nước chân chính.
Thời kì 1911- 1920: Thời kì tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc.
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Hồ Chí Minh, bởi trong thời gian này Hồ Chí Minh đã tích lũy được
kinh nghiệm sống có giá trị, từ đó giúp Người có nhận thức đúng đắn về
phong trào cách mạng trên thế giới cũng như sáng suốt lựa chọn con đường
theo chủ nghĩa Mac-Lênin. Từ khi tiếp cận chủ nghĩa Mac-Lênin tư duy của
Người đã chuyển từ lập trường của chủ nghĩa yêu nước đơn thuần sang chủ
nghĩa yêu nước vô sản, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người
yêu nước thành người cộng sản.
Thời kì 1921- 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản về tư tưởng Hồ Chí
Minh về con đường cách mạng Việt Nam.


Đây là thời kì hoạt động thực tiễn và lí luận cực kì sôi nổi, phong phú
của Nguyễn Ái Quốc để tiến tới thành lập chính Đảng Ở Việt Nam. Người
hoạt động tích cực trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng Sản Pháp,
tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria nhằm tuyên
truyền chủ nghĩa Mac- Lênin vào các nước thuộc địa. Tham gia các tổ chức
của Quốc tế tổ chức tại Maxcova. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về
Quảng Châu Trung Quốc tổ chức ra hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra
báo thanh niên, mở các lớp bồi dưỡng chính trị, đào tạo cán bộ cho cách
mạng Việt Nam. Đầu năm 1930 Người chủ trì hợp nhất các tổ chức cách


mạng trong nước, sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp soạn thảo
ra cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Như vậy trải qua thời gian
nghiên cứu kết hợp xây dựng lí luận, phương pháp thực tế đấu tranh đã đánh
dấu sự hình thành cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách
mạng Việt Nam.
Thời kì 1930- 1945: Thời kì thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm nêu cao
tư tưởng độc lập tự do và quyền dân tộc cơ bản.
Do hạn chế hiểu biết về thực tiễn cách mạng Việt Nam, lại bi chi phối
bởi quan điểm tả khuynh nên Quốc tế cộng sản đã phê phán chỉ trích đường
lối của Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra ở hội nghị hợp nhất nhưng Người vẫn
giữ vững quan điểm của mình. Tại đại hội Đảng lần II tháng 7-1935 Quốc tế
cộng sản đã có sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Năm 1936 Đảng ta đề
ra chính sách mới, phê phán biểu hiện tả khuynh đặt vấn đề tranh thủ đồng
minh, xem xét vấn đề phân hóa kẻ thù. Nghị quyết Trung ương tháng 111939 khẳng định vấn đề giải phóng dân tộc, kể cả vấn đề giai cấp, ruộng đất
cũng phải nhằm mục đich ấy mà giải quyết. Từ thực tiễn cach mạng nước ta,
sự hoàn thiện đường lối của Đảng đã trở về với tư tưởng Hồ Chí Minh, điều
đó phản ánh sức sống và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đầu năm 1941
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và đã đưa
đến thắng lợi cách mạng tháng 8- 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa, đó là thắng lợi đầu tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thời kì 1945- 1969: Thời kì thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp tục
phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc.
Đây là giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh sau
khi giành chính quyền. Người tiếp tục lãnh đạo cách mạng, tư tưởng của
Người đã ăn sâu vào phong trào cách mạng và đảm bảo cách mạng thành
công. Tư tưởng của người luôn được bổ sung hoàn thiện, phát triển trên 1
loạt vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam như: về chiến tranh nhân dân,
quan điểm mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở 1 nước vốn là thuộc địa nửa
phong kiến, quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản, về xây
dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền, về xây dựng nhà nước của dân,
do dân, vì dân, về củng cố và tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đồng thời Người cũng vạch ra định hướng cho sự phát triển của đất nước
sau khi giành thắng lợi. Đảng ta đã khẳng định tại đại hội VII tháng 6-1991:
Kiên đinh lấy chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là
nguồn trí tuệ, động lực soi sáng và thúc đẩy công cuộc đổi mới ở nước ta.
b. Trong các thời kì trên thì thời kì 1921- 1930 là quan trọng nhất, có ý
nghĩa quyết định hình thành đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam. Bởi


vì giai đoạn này thể hiện được những quan điểm lớn, độc đáo sáng tạo và
cũng đầy thực tiễn về con đường cách mạng Việt Nam. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đây là thời kì Người có nhiều hoạt đọng thực tiễn sôi nổi,
phong phú ở Pháp (1921- 1923), ở Liên Xô (1923- 1924), Trung Quốc
(1924- 1927), Thái Lan (1928- 1929) … Hồ Chí Minh đã kết hợp nghiên
cứu xây dựng lí luận, kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, tổ chức quần chúng đấu tranh tich cực cho việc chuẩn bị
thành lập Đảng. Trong thời gian này Người đã viết các tác phẩm như: Bản
án chê độ thực dân Pháp (1925), đường kách mệnh (1927), chính cương vắn

tắt và sách lược vắn tắt (1930). Tất cả đều là hoạt động thực tiễn giúp Người
kiên định con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam.
Thứ hai là cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản,
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Cách mạng Việt Nam
chỉ có thep con đường cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc, giải
phóng hoàn toàn được giai cấp. Hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp gắn bó mật thiết với nhau, không tách rời nhau và là mục tiêu
xuyên suốt cho cách mạng nước ta.
Thứ ba là: Cách mạng giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp ở nước
ta là 1 bộ phân của cách mạng thê giới. Điều này đã được chứng minh trong
quá trình hoạt động của Hồ Chí Minh tại nước ngoài.
Thứ tư là: Người thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam 3-2-1930 là
ngon cờ tiên phong trong công cuộc đấu tranh cách mạng giành thắng lợi.
Thực tế chứng minh rằng từ khi Đảng ra đời dưới sự dẫn dắt của Người đã
giành được những thắng lợi hết sức vẻ vang.
Nói tóm lại giai đoạn 1921- 1930 là giai đoạn có ý nghĩa quyết định
hình thành đường lối cơ bản cho cách mạng Việt Nam.



×