Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iii, iv, v vật lý 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 63 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÝ
------

Tên của đề tài:
TẬP THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƢƠNG III, IV, V VẬT LÝ 12
NÂNG CAO
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ
Chuyên ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ

Giáo viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths - GVC: Đặng Thị Bắc Lý

Trần Hồng Cúc
Mã số SV: 1110266
Lớp: TL1192A1
Khóa: 37

Cần Thơ, 2015


Lời cảm ơn
Tiếp thu tri thức là khoảng thời gian học tập khá dài, riêng bốn năm Đại học
lại là quãng thời gian khá ngắn trên con đường tìm đến tri thức. Cũng trong
khoảng thời gian đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ thầy cô, các thầy cô đã tận


tình chỉ dạy truyền đạt kiến thức của mình, không chỉ riêng tôi mà còn cho các
bạn sinh viên khác nữa. Kiến thức mà các thầy cô truyền đạt không chỉ trong
chuyên ngành Vật lý mà còn những kĩ năng sống giúp tôi vững bước sau này.
Để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp thì việc vận dụng những kiến thức
ấy càng làm cho tôi nhớ đến công ơn của các thầy cô. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến toàn thể quý thầy cô. Vì quý thầy cô đã cho tôi một hành trang
quý giá để hoàn thành tốt đề tài và phục vụ cuộc sống sau này.
Riêng Thạc sỹ – Giảng viên chính Đặng Thị Bắc Lý, đã tận tình hướng dẫn,
chỉnh sửa cũng như góp ý kiến, giúp tôi đi đúng hướng và thực hiện xong đề tài
của mình một cách nhanh chóng.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn những tác giả của các tài liệu đã
cung cấp những thông tin chính xác giúp tôi hoàn thành tốt luận văn.
Cuối lời, xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Đề tài được chuẩn bị và thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc nhưng vẫn
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận được những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn để có thể tìm cách khắc phục kịp thời.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Cần Thơ, Ngày --- tháng --- năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Hồng Cúc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu
tham khảo của luận văn
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

Tác giả

Trần Hồng Cúc


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
------

A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 2
GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI......................................................................................................... 2
5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ........................................................................ 3
6. CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 3
7. CÁC KÍ HIỆU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 4
1.
2.
3.
4.

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG…. .................................................................................................. 5
1. KHÁI NIỆM MÔI TRƢỜNG ................................................................... 5

2. Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG........................................................................ 6
2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng .............................................................. 6
2.2. Các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng ............................................... 8
3. SƠ LƢỢC VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG............................................ 9
3.1. Khái niệm giáo dục môi trƣờng .............................................................. 9
3.2. Các việc làm nhằm giáo dục môi trƣờng ................................................ 10
3.3. Nội dung giáo dục môi trƣờng ................................................................ 10
3.4. Các nguyên tắc của giáo dục môi trƣờng ............................................... 11
4. GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................... .12
4.1. Một số định hƣớng về nội dung giáo dục môi trƣờng thông qua dạy
học vật lý ở trƣờng trung học phổ thông ................................................ 12
4.2. Hai kiểu triển khai GDMT ..................................................................... 13
4.2.1. Kiểu 1: GDMT thông qua dạy học Vật lý. ...................................... 13
4.2.2. Kiểu 2: GDMT đƣợc triển khai nhƣ một hoạt động độc lập .......... 14

SVTH: Trần Hồng Cúc

i

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI
TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƢƠNG III, IV, V VẬT
LÝ 12 NÂNG CAO .......................................................................................... 15

1. QUY TRÌNH LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC TỪNG BÀI VẬT LÝ ........................................ 15
2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
ĐƢỢC TRIỂN KHAI QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP ............................... 16
3. LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CHƢƠNG
III: SÓNG CƠ .................................................................................................. 17
3.1. Chọn bài học có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng ................ 17
3.2. Tập lồng ghép giáo dục môi trƣờng cho bài “17. Sóng âm. Nguồn nhạc
âm” ................................................................................................................. 17
3.2.1.Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép .............................................. 17
3.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép ............................................................ 21
3.2.3. Đề nghị cách lồng ghép ..................................................................... 21

4. LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CHƢƠNG
IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ ....... ................................................. 23
4.1. Chọn bài học có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng ................ 24
4.2. Tập lồng ghép giáo dục môi trƣờng cho bài “24. Sóng điện từ” .............. 24
4.2.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép............................................ 24
4.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép ............................................................ 26
4.2.3. Đề nghị cách lồng ghép ..................................................................... 27
5. LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO CHƢƠNG
V: DÕNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ........................................................................ 29
5.1. Chọn bài học có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trƣờng................ 29
5.2. Tập lồng ghép giáo dục môi trƣờng cho bài “29. Công suất của dòng
điện xoay chiều. Hệ số công suất” ................................................................. 30
5.2.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép............................................ 30
5.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép ............................................................ 32
5.2.3. Đề nghị cách lồng ghép ..................................................................... 32
5.3. Tập lồng ghép giáo dục môi trƣờng cho bài “32. Máy biến áp. Truyền
tải điện năng” ................................................................................................ 35

5.3.1. Chọn nội dung của bài học có thể lồng ghép ..................................... 35
SVTH: Trần Hồng Cúc

ii

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

5.3.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép ............................................................ 37
5.3.3. Đề nghị cách lồng ghép ..................................................................... 37

6. THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG ĐƢỢC TRIỂN
KHAI QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP CHO CHƢƠNG III, IV, V VẬT
LÝ 12 NÂNG CAO. ......................................................................................... 40
6.1. Xác định chủ đề cần đƣợc giáo dục môi trƣờng. .................................... 40
6.2. Xác định hình thức hoạt động của chủ đề giáo dục môi trƣờng ............. 40
6.3. Thiết kế các hoạt động sẽ thực hiện ........................................................ 41
6.4. Thực hiện các hoạt động theo thiết kế .................................................... 42
6.5. Kết thúc hoạt động ................................................................................. 43

C. PHẦN KẾT LUẬN................................................................................ 44
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 44
2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 44
3. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƢƠNG LAI ................................................ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


SVTH: Trần Hồng Cúc

iii

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

A. PHẦN MỞ ĐẦU
------

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần được giải
quyết như: dân số, việc làm, bệnh tật, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường... Đặc biệt
là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng và làm sao để bảo
vệ môi trường đó là vấn đề đang được đặt ra không chỉ ở nước ta mà cũng đang
diễn ra trên toàn thế giới. Bên cạnh việc con người đang tìm các giải pháp để khắc
phục tình trạng trên thì việc giáo dục ý thức, tư duy, nhân cách và lối sống của học
sinh để học sinh thấy được vai trò và trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế
nhà trường đã và đang được thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường,
về việc khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực
hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường; ngày
17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã quyết định về phê duyệt đề án “Đưa
các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”; ngày 31 tháng 01

năm 2005, ngành giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo
dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là đến năm 2010 phải
trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng
nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại
khóa…. Để thực hiện được Luật Bảo vệ môi trường và căn cứ chỉ thị về việc tăng
cường công tác bảo vệ môi trường phải được thực hiện ở mọi lứa tuổi, ở tất cả các
bậc học, nhằm tạo ra những người công dân có hiểu biết ngày càng tốt hơn về môi
trường, cùng tham gia tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường, góp phần làm cho
môi trường ngày càng xanh, sạch hơn. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những
người chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo
dục. Nếu học sinh có đầy đủ kiến thức về môi trường thì từ khi đang học trên ghế
nhà trường cho đến khi bước chân vào xã hội, dù làm việc gì, đang giữ cương vị
nào, ở bất kì nơi nào cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường một
cách có hiệu quả.
Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, học sinh còn có thể tích lũy được
các kiến thức về môi trường từ đó sẽ hình thành ý thức bảo vệ môi trường thông qua
nội dung bài học của một số môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Giáo dục công dân…
SVTH: Trần Hồng Cúc

1

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Trong đó, Vật lý là môn khoa học tự nhiên có thể lồng ghép giáo dục môi trường
vào giảng dạy một cách thuận lợi trong giờ học chính khóa hay ngoại khóa, câu lạc

bộ Vật lý,… vì Vật lý là môn khoa học mang tính thực tiễn cao, nó cung cấp cho
học sinh nhiều kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh cuộc
sống. Ngoài việc học trên lớp với những lí thuyết thì học sinh cũng cần có những
buổi tìm hiểu thực tế như tham quan, dã ngoại, lao động, giáo dục ngoài giờ trên lớp
sẽ góp phần cho các em hứng thú tìm tòi học hỏi những kiến thức mới mà đặc biệt là
về việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Chính vì thế, tôi chọn đề tài “Tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trƣờng
liên quan đến các chƣơng III, IV, V Vật lý 12 nâng cao” với mong muốn góp
phần nâng cao sự hiểu biết cũng như hình thành nhân cách và lối sống của học sinh
hiện nay.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài hướng đến các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết về GDMT
- Xây dựng được qui trình thiết kế nội dung lồng ghép GDMT trong dạy học Vật
lý và qui trình GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập.
- Lựa chọn được các nội dung bài có thể lồng ghép GDMT và thiết kế nội dung
lồng ghép GDMT liên quan đến các chương III, IV, V Vật lý 12 (NC)
- Xây dựng được qui trình GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập.

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Do hạn chế về thời gian nên khi thiết kế nội dung lồng ghép GDMT tôi chỉ
thiết kế ở các chương III, IV, V Vật lý 12 (NC) với mức độ lí thuyết mà không tiến
hành thực nghiệm. Trong quá trình thiết kế chỉ thiết kế được 4 bài có thể lồng ghép
GDMT và tổ chức một hoạt động thiết kế nội dung GDMT được triển khai như một
hoạt động độc lập.
- Các nội dung thiết kế chưa có điều kiện để làm thực nghiệm để kiểm chứng.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI

 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết
cụ thể là: tìm đọc các tài liệu liên quan đến môi trường, ví dụ giáo dục môi

SVTH: Trần Hồng Cúc

2

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

trường, SGK Vật lý 12 (NC), SGV Vật lý 12 ( NC), phân tích, tổng hợp, xây dựng
qui trình lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học Vật lý.
Vận dụng quy trình lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học Vật lý vào
chương III, IV, V Vật lý 12 ( NC) và quy trình GDMT được triển khai như một
hoạt động độc lập.
 Phƣơng tiện thực hiện
Phương tiện để thực hiện đề tài bao gồm: SGK, các tài liệu về MT, GDMT và
một số công cụ hỗ trợ trong quá trình tìm kiếm các thông tin có liên quan đến tài
như máy vi tính, internet….

5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN
- Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài
- Bước 2: Tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài
- Bước 3: Nghiên cứu các tài liệu đã tìm được có liên quan đến đề tài

- Bước 4: Lập đề cương cho đề tài
- Bước 5: Xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài
- Bước 6: Xây dựng qui trình lồng ghép giáo dục môi trường cho bài học và qui
trình GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập
- Bước 7: Vận dụng qui trình lồng ghép giáo dục môi trường cho bài học liên
quan đến các chương III, IV, V Vật lý 12 (NC)
- Bước 8: Viết, chỉnh sửa và hoàn thành đề tài
- Bước 9: Báo cáo thử luận văn
- Bước 10: Báo cáo luận văn

6. CÁC TỪ VIẾT TẮT CỦA ĐỀ TÀI
GDMT: giáo dục môi trường
MT: môi trường
NC: nâng cao
KHKT: khoa học kĩ thuật
GV: giáo viên
HS: học sinh
BVMT: bảo vệ môi trường
SGK: sách giáo khoa
SGV: sách giáo viên
GD và ĐT: giáo dục và đào tạo
BGH và BCHĐ: ban giám hiệu và ban chấp hành đoàn
SVTH: Trần Hồng Cúc

3

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý


Luận văn tốt nghiệp

7. CÁC KÍ HIỆU CỦA ĐỀ TÀI
Hoạt động của giáo viên, diễn giảng nội dung bài dạy.
? Hoạt động của giáo viên, đặt câu hỏi cho học sinh.
Hoạt động của học sinh, trả lời câu hỏi.
Hoạt động của học sinh, trao đổi, làm việc theo nhóm và trả lời câu
hỏi.

SVTH: Trần Hồng Cúc

4

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

B. PHẦN NỘI DUNG
---  ---

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
1. KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƢỜNG
Từ xưa đến nay, môi trường được biết đến như là một lá phổi xanh, là hơi thở
của con người và thiên nhiên. Có nhiều cách định nghĩa về môi trường, được thể
hiện qua sách báo, internet, hay các khái niệm của các nhà nghiên cứu về lĩnh vực
môi trường… Tuy nhiên, môi trường có thể được định nghĩa một cách khái quát như

sau:
Theo điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam (1993),“Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên”[22, Điều 1]. Theo định nghĩa này thì môi trường bao gồm tất
cả các yếu tố từ tự nhiên cho đến nhân tạo, gồm không khí, đất, nước, ánh sáng,
động thực vật, nhà máy, xí nghiệp, y tế, xã hội, bảo hộ lao động… nó làm cho cuộc
sống con người trở nên đa dạng phong phú, đầy đủ và tiện nghi hơn.
Môi trường của con người. Theo định nghĩa của UNESCO (United Nations
Educational Scientific and Cultural Organization) (1981), “Môi trường của con
người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa,...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin,
nghệ thuật,...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình”. Do vậy,
môi trường sống không những là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực
thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và vui
chơi giải trí của con người” [8, tr. 32]. Tóm lại, môi trường bao gồm tất cả các yếu
tố ở xung quanh chúng ta, cho chúng ta cơ sở để phát triển.
Môi trường sống của con người ngoài các nhân tố môi trường tự nhiên còn có cả
môi trường xã hội. “Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật
lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động,
thực vật, đất, nước..” [8, tr. 32]. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để
xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải,

SVTH: Trần Hồng Cúc

5


MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Thế thì môi trường xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với thực thể và con người?
“Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như Liên hợp
quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…”[8, tr. 33]. Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo là bao gồm tất
cả những nhân tố do con người tạo nên. Các nhân tố này tồn tại hoàn toàn phụ thuộc
vào bàn tay của con người. Nếu không có sự chăm sóc bảo dưỡng của con người thì
các nhân tố này sẽ bị hủy hoại.
Tuy nhiên, gắn liền với cuộc sống của con người và ảnh hưởng trực tiếp đến con
người chính là môi trường vật lý. Môi trường vật lý bao gồm các thành phần vô sinh
của môi trường tự nhiên như môi trường khí quyển, môi trường thủy quyển, môi
trường thạch quyển và môi trường sinh quyển.

2. Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG
2.1. Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành
độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho

phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường [18].
Môi trường hiện tại đang có những biến đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là
các biến đổi về đất, nước, không khí, thực vật, động vật,…Tình trạng ô nhiễm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng như ô nhiễm đất,
ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm
sóng do một số thiết bị, ô nhiễm ánh sáng…. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số
khái niệm về ô nhiễm MT:
Ô nhiễm đất: Được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất
bởi các chất ô nhiễm. Dựa vào các hoạt động chủ yếu của con người có thể chia ô
nhiễm đất thành các loại: do các chất thải sinh hoạt, thải công nghiệp, nông
nghiệp,….Ngoài ra, do đặc thù của môi trường đất mà người ta còn có thể phân loại
ô nhiễm đất theo tác nhân gây ô nhiễm: do tác nhân hóa học, thuốc trừ sâu, kim loại
nặng, axit, kí sinh trùng, chất phóng xạ,…[12].
SVTH: Trần Hồng Cúc

6

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Ô nhiễm nƣớc: Là sự biến đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng
nước, làm thay đổi tính chất ban đầu của nước do chất thải con người (phân, nước,
rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu
khí [17].
Ngoài ra, chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết
mổ, chế biến thực phẩm và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa

chất, cặn sau sử dụng gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm không khí: Do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, cháy
rừng….. Ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà
máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …).
Ô nhiễm phóng xạ: Là do các tia phóng xạ gây nên.
Ô nhiễm tiếng ồn: Do âm thanh của các phương tiện tham gia giao thông, các
khu công nghiệp, xây dựng, ….
Ô nhiễm sóng do các thiết bị nhƣ: Điện thoại di động, truyền hình,…..tồn tại
với mật độ lớn.
Ô nhiễm ánh sáng: Hiện nay, con người đã sử dụng các thiết bị chiếu sáng một
cách lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và quá trình phát triển của động thực vật.
Theo Lê Văn Trưởng, “Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi cả về tính chất vật
lý, hóa học, sinh học của môi trường, làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường không có lợi cho môi trường sống. Nó gây nguy hại
đến sức khỏe con người, đồng thời làm ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau
của sản xuất, làm tổn hại tài sản văn hóa, gây tổn thất hoặc hủy hoại tài nguyên dự
trữ của Trái Đất”[7, tr. 71]. Chất gây ô nhiễm chính là nhân tố làm môi trường trở
nên độc hại, hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe của con người và sinh vật
trong môi trường đó. Thông thường, tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực
giới hạn cho phép được qui định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.
Trong phạm vi toàn cầu, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường diễn
ra nhiều yếu tố của môi trường với nhiều cấp độ khác nhau:
“Sự thay đổi của khí hậu toàn cầu dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau như
rừng bị tàn phá, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và Châu Á, sự gia
tăng khí thải: CO2 , NOx , CFC….”[8, tr. 48].
Sự suy giảm tầng ôzôn. Tầng ôzôn luôn được coi là vỏ bọc, là chiếc áo giáp của
Trái Đất, “là tầng khí quyển ngoài tầng biên hành tinh” [23, Điều 1, khoản 1]. Nếu
hàm lượng tầng ôzôn bị suy giảm, hoặc tạo những lỗ thủng ở tầng ôzôn sẽ tạo ra
những biến đổi xấu của môi trường trên Trái Đất.

SVTH: Trần Hồng Cúc

7

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

“Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt là vấn đề mà môi trường thế giới
đang phải đối mặt. Sự gia tăng dân số, sự gia tăng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng dẫn
tới sự gia tăng chất thải”[8, tr. 48]. Mọi quốc gia đều có chất thải mà nếu không có
biện pháp hợp lí thì chỉ có thể thải vào môi trường, môi trường thì không giãn nở
thêm được. Trong khi đó chất thải ngày càng tăng, thế nên một số quốc gia phát
triển đã lợi dụng sự thiếu thốn của các quốc gia nghèo tìm các xuất khẩu vào những
nơi đó chất thải, đặc biệt là những chất thải rắn.
“Sự suy giảm của nhiều loài thực vật, sự diệt vong của nhiều loài động vật cũng
là một vấn đề môi trường cấp bách”[8, tr. 49]. Lúc nào môi trường cũng là nơi tổng
hợp các hệ sinh thái có mối liên hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại của hệ sinh thái
này là điều kiện để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái khác, sự tồn tại của loài
động vật này chính là điều kiện cân bằng cho các loài động vật khác. Vì vậy, sự suy
thoái của hệ sinh thái này, của loài động vật này cũng kéo theo sự suy thoái của hệ
sinh thái, loài động vật kia.
Tóm lại, suy thoái môi trường là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã
làm thay đổi cả về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lý (như: suy
thoái đất, nước, không khí, biển, hồ,….) và suy giảm đa dạng sinh học. Qúa trình đó
gây hại rất nhiều cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.
2.2. Các tác nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng.

Những thay đổi của môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua
thức ăn, nước uống, không khí hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến con người do thay đổi
các điều kiện vật lý, hóa học và suy giảm môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, sự thay
đổi ấy không đơn thuần hiển nhiên mà có, không đơn thuần tự bản thân môi trường
bị suy thoái một cách nghiêm trọng như vậy. Mà đó là, do các tác nhân gây ô nhiễm
gây nên. Vậy tác nhân gây ô nhiễm là gì?
“Tác nhân gây ô nhiễm là những chất, những nguyên tố hóa học có tác động vào
môi trường làm cho môi trường từ trong sạch trở nên độc hại. Những tác nhân này
thường được gọi khái quát là “Chất gây ô nhiễm môi trường”. Chất ô nhiễm là
những chất không có trong tự nhiên hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng nay có hàm
lượng lớn hơn, nó gây tác động có hại cho môi trường tự nhiên, cho con người cũng
như sinh vật sống. Chất ô nhiễm có thể là chất rắn (rác, phế thải rắn…), chất lỏng
(các dung dịch hóa chất, chất thải của công nghiệp dệt nhuộm, chế biến thực
phẩm….), chất khí ( SO2 từ núi lửa, CO2 , NO2 trong khói thải của xe hơi, CO trong
khói bếp, lò gạch….), các kim loại nặng như chì, đồng, thủy ngân (Pb, Cu, Hg…).”
[8, tr. 48]. Chúng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên do chúng không cho các tia bức
SVTH: Trần Hồng Cúc

8

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

xạ từ mặt đất thoát ra, gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng. Có thể có lúc có nơi
có ít chất ô nhiễm, nhưng có thể có lúc có nơi có nhiều chất ô nhiễm. Ví dụ như:
“Môi trường đất phèn có thể do các cation Al 3 , Fe 3 và các anion SO42 , Cl  cùng

với các chất khí H 2 S , SO2 … cùng tồn tại. Các chất này đồng thời tác động vào cây
trồng, vào động vật, làm suy giảm sự phát triển của mọi sinh vật. Mạnh hơn nữa có
thể làm chết động thực vật. Đối với con người, không khí đô thị thường chứa các
thành phần như bụi đất, bụi xi măng, khí SO2 , trong khói xe, mùi hôi thối cống rãnh
bốc lên cộng với tiếng ồn quá mức cho phép, gây tổn hại sức khỏe con người, thậm
chí gây chết người” [19].

3. SƠ LƢỢC VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
3.1. Khái niệm GDMT
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là mỗi
học sinh được trang bị một ý thức, hình thành một nhân cách và lối sống có trách
nhiệm với sự phát triển bền vững của Trái Đất, hình thành thái độ, ý thức bảo vệ và
giữ gìn tài sản quí giá của nhân loại này.
Có nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của
giáo dục môi trường thông qua các môn học ở trường phổ thông thì có thể hiểu giáo
dục môi trường như sau: “Giáo dục môi trường là một quá trình nhằm phát triển ở
người học sự hiểu biết và quan tâm trước vấn đề môi trường bao gồm: kiến thức,
thái độ, hành vi, trách nhiệm và kỹ năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải
pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường, trước mắt cũng như lâu dài” [28].
Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác
triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường còn được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình
thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho
toàn cộng đồng.
Giáo dục là công cụ để thay đổi nhận thức và hành động của mỗi con người, để
con người có cái nhìn thật đúng đắn về các vấn đề có liên quan đến môi trường hiện
tại và tương lai để phát trển bền vững. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi giáo dục
phải có nội dung giáo dục cụ thể mới đạt được kết quả như mong đợi. Vì lí do đó mà
giáo dục môi trường có các nội dung giáo dục sau [6, tr.21]:
“Thứ nhất, GDMT phải xem xét môi trường như một tổng thể hợp thành bởi

nhiều thành phần: thiên nhiên và các hệ sinh thái của nó kinh tế, xã hội, dân số, công
nghệ, văn hóa.
SVTH: Trần Hồng Cúc

9

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Thứ hai, GDMT phải nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong
thái độ, ứng xử và hành động trước vấn đề môi trường. Có như vậy thì người được
giáo dục mới có góc nhìn khả quan về MT và có ý thức nhiều hơn với môi trường.
Thứ ba, GDMT cung cấp cho người học những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực
hành, phương pháp phân tích, đánh giá chi phí – lợi ích để họ có thể hành động độc
lập, ra những quyết định phù hợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý các vấn
đề môi trường một cách có hiệu quả.
Thứ tư, GDMT phải đề cập đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường của địa
phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Thứ năm, GDMT phải xem xét các vấn đề môi trường hiện nay và quan hệ với
các vấn đề môi trường tương lai”.
Mục đích của GDMT là vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào gìn giữ, bảo
tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.
Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản
lượng và tránh những thảm họa môi trường, tận dụng các cơ hội và đưa ra những
quyết định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt
được những kĩ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư cách cá

nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại và phòng ngừa
hiện tại và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
3.2. Các việc làm nhằm GDMT
- Để có thể GDMT thì các việc làm nhằm giáo dục môi trường là một phần
không thể thiếu. Dưới đây là một số việc làm nhằm GDMT [6, tr. 22].
+ Các việc làm hình thành và phát triển kỹ năng môi trường.
+ Các việc làm làm rõ giá trị môi trường đối với con người.
+ Các việc làm nhằm đưa ra quyết định môi trường.
+ Các việc làm hình thành và phát triển môi trường.
“Giáo dục là công cụ để thay đổi xã hội và GDMT đã sử dụng chung các bước
sau: tiếp cận với thực tế; tăng cường tri thức và hiểu biết; kiểm nghiệm cách ứng xử
và các giá trị; hình thành trách nhiệm; cung cấp những kĩ năng và kinh nghiệm;
khuyến khích các hoạt động” [6].
Mặc dù, có nhiều việc làm nhằm GDMT nhưng trong số đó quan trọng là các
việc làm nhằm đưa ra quyết định môi trường và các việc làm hình thành và phát
triển môi trường. Vì các việc làm này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.
3.3. Nội dung giáo dục môi trƣờng
GDMT bao gồm các nội dung sau [6, tr. 21]:
SVTH: Trần Hồng Cúc

10

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

 GDMT phải xem xét môi trường như một tổng thể hợp thành bởi nhiều thành

phần: thiên nhiên và hệ sinh thái của nó (dân số, kinh tế, xã hội, công nghệ, văn
hóa). Vì giữa các thành phần của môi trường có sự liên hệ mật thiết với nhau, nếu
một thành phần thay đổi thì sẽ gây ra ảnh hưởng đến các thành phần khác của môi
trường. Ví dụ: nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến sinh vật dưới nước bị nguy hại, kể cả
bệnh tật đối với con người.
 GDMT nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức, trong thái độ,
hành động ứng xử trước vấn đề môi trường. Cần phải nhấn mạnh về giá trị nhân
cách, đaọ đức, thái độ cũng như hành vi ứng xử của con người trước vấn đề môi
trường, để con người có thể nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ
môi trường, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
 GDMT phải đề cập đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường ở địa
phương, vùng, khu vực, quốc gia và quốc tế. Các vấn đề môi trường hiện nay, sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của con người cũng như các sinh vật
khác trong tương lai, nên chúng ta cần phải quan tâm và có nhiều biện pháp khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, cần phải xem xét đến các vấn đề
môi trường khác có thể xảy ra trong tương lai. Để có định hướng rõ ràng trong việc
phát triển.
 GDMT cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng
thực hành, phương pháp phân tích, đánh giá chi phí lợi ích để họ có thể hành động
độc lập, đưa ra những quyết định phù hợp, hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lý
các vấn đề môi trường một cách có hiệu quả. Vì môi trường hiện nay bị ô nhiễm
không phải chỉ có ở một địa phương, một khu vực hay một quốc gia nào mà đây là
vấn đề mang tính toàn cầu.
 Đề ra các việc làm nhằm giáo dục môi trường: các việc làm hình thành và
phát triển kỹ năng môi trường, các việc làm làm rõ giá trị môi trường đối với con
người, các việc làm nhằm đưa ra quyết định môi trường, các việc làm hình thành
và phát triển đạo đức môi trường. Để cho nội dung giáo dục môi trường mang lại
hiệu quả cao thì cần phải đưa ra các việc làm nhằm giáo dục môi trường, thông
qua đó con người sẽ có những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi
trường.

3.4. Các nguyên tắc của giáo dục môi trƣờng
Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường như là một bộ phận hữu cơ của sự
nghiệp giáo dục và là sự nghiệp của toàn dân nói chung. Để thực hiện giáo dục môi
trường, nhà trường có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương và đến cơ sở
giáo dục thông qua quản lí Nhà nước của Bộ GD và ĐT. Theo Nguyễn Thị Thu
Thủy đưa ra thì có 5 nguyên tắc GDMT: [6, tr. 25, 26]
SVTH: Trần Hồng Cúc

11

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

“- Giáo dục môi trường được thực hiện vì môi trường, về môi trường và trong
môi trường, trong đó hiệu quả cao nhất sẽ đạt được thái độ và tình cảm vì môi
trường.
- Giáo dục môi trường là một phần bắt buộc trong chương trình GD - ĐT và
phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học – giáo dục hiện hành. Tạo ra cơ hội
bình đẳng về giáo dục môi trường cho mọi người, mọi bậc học từ dưới lên.
- Đưa giáo dục môi trường vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với
môi trường của trường học. Những vấn đề trọng tâm của giáo dục môi trường phải
liên quan trực tiếp đến môi trường của địa bàn nhà trường.
- Làm cho người học thấy được giá trị của môi trường đối với cuộc sống, sức
khỏe và hạnh phúc của con người; bất kể thuộc chủng tộc màu da hay tín ngưỡng
nào, đều có quyền sống trong môi trường lành mạnh, có nước sạch để dùng và
không khí trong lành để thở.

- Triển khai giáo dục môi trường bằng các hoạt động mà học sinh là người thực
hiện. Học sinh bằng những thực hiện của chính mình mà thu được hiệu quả thực
tiễn. Thầy là người tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường dựa trên chương
trình qui định tìm cách vận dụng phù hợp với địa phương”.

4. GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
4.1. Một số định hƣớng về nội dung GDMT thông qua dạy học Vật lý ở
trƣờng trung học phổ thông
Theo định nghĩa về môi trường của chương trình môi trường liên hiệp quốc
(United nation enviroment program (UNEP)): “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật
lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng”,
việc phân tích cấu trúc môi trường theo khoa học môi trường cho thấy các yếu tố vật
lý có vai trò rất quan trọng, như vậy, môn Vật lý ở trường phổ thông có thể khai thác
nhiều cơ hội để tích hợp các nội dung GDMT, có thể nêu ra một số trường hợp như
[3]:
+ Khai thác từ nội dung môn học Vật lý.
+ Tích hợp các nội dung của các môn học khác như: Hóa học, Sinh học,…(vì
nhiều quá trình hóa học, sinh học,…. chịu tác động của yếu tố vật lý).
Để định hướng cho việc lựa chọn nội dung GDMT phù hợp, có thể nêu lên một
số vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay có liên quan trực tiếp tới các
quá trình Vật lý [3]:
“1) Tài nguyên rừng bị suy giảm:
SVTH: Trần Hồng Cúc

12

MSSV: 1110266



GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

- Trước hết phải làm rõ được vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
+ Rừng là nguồn gen quý giá (động, thực vật);
+ Cung cấp lâm thổ sản;
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất;
+ Rừng = “lá phổi xanh”;
+ Tăng
chống xói mòn đất,…..
Dưới góc độ khoa học, có thể nêu lên các quá trình vật lý như: hiện tượng mao
dẫn của đất, quá trình quang hợp, thế năng, động năng dòng chảy của nước gây ra sự
bào mòn đất…
Các giải pháp bảo vệ rừng, phát triển rừng nhìn từ góc độ vật lý (chống xói mòn
đất, hạn chế khí nhà kính,…);
2) Ô nhiễm nước:
Vai trò của nước đối với sự sống trên trái đất, các quá trình lý hóa khi nước bị ô
nhiễm,…. Các biện pháp bảo vệ nước, chu trình nước trong tự nhiên (liên quan tới
các hiện tượng chuyển thể của nước).
3) Suy thoái và ô nhiễm đất
4) Ô nhiễm không khí: khí quyển, quá trình suy giảm tầng ôzôn, chất phóng xạ, hóa
chất;
5) Ô nhiễm tiếng ồn: liên quan trực tiếp tới các quá trình vật lý như sóng âm;
Ô nhiễm tiếng ồn là: ô nhiễm môi trường do tiếng ồn (tập hợp những âm thanh
tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau, nói cách khác: là những âm thanh chói tai,
gây những tác động không mong muốn, có hại cho sức khỏe con người,… cơ thể
sống. Các nguồn ô nhiễm: tiếng máy bay, xe cộ, karaoke quá giới hạn cho
phép,…(âm thanh ≥ 80 Db).
6) Ô nhiễm ánh sáng: sự chiếu sáng gây tác hại đến con người và sinh vật.

7) Sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ môi
trường.
8) Ô nhiễm phóng xạ: các tia phóng xạ, an toàn hạt nhân,….”
4.2. Hai kiểu triển khai GDMT
Thông qua những định hướng về nội dung GDMT thì GDMT được khai triển
qua hai kiểu là GDMT thông qua dạy học ở các môn học và GDMT được triển khai
như một hoạt động độc lập.
4.2.1. Kiểu 1: GDMT thông qua dạy học Vật lý
Thông qua các bài học trên lớp. Các hoạt động của giáo viên trong trường hợp
này có thể bao gồm [3]:
SVTH: Trần Hồng Cúc

13

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

“Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu
dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục môi trường
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục môi trường cụ thể. Căn cứ vào
mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục môi trường, giáo
viên lựa chọn tư liệu và phương án giảng dạy thích hợp.
Hoạt động 3: Lựa chọn phương tiện phù hợp, trước hết, quan tâm sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng
cường tính trực quan và hứng thú học tập của học sinh (như sử dụng các thí
nghiệm, máy vi tính, đèn chiếu,...).

Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây, giáo viên cần nêu cụ
thể các hoạt động của học sinh, các hoạt động trợ giúp của giáo viên”.
Nguyên tắc giáo dục môi trƣờng trong dạy học Vật lý [3].
“- Nội dung giáo dục môi trường cần gần gũi, thiết thực, gắn liền với hoạt động
thực tiễn của địa phương và nhà trường.
- Không làm mất tính đặc trưng của môn học. Không biến bài học bộ môn
thành bài học môi trường.
- Khai thác nội dung chọn lọc, tập trung không tràn lan, tùy tiện.
- Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, khai thác kinh nghiệm thực tế
của học sinh, tận dụng cơ hội để học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
- Đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra. Trong đó, những câu
hỏi mà người giáo viên đặt ra, phải có mối liên hệ từ nội dung kiến thức Vật lý bài
học đến vấn đề trong thực tế, cụ thể là vấn đề về môi trường”.
4.2.2. Kiểu 2: GDMT đƣợc triển khai nhƣ một hoạt động độc lập
“Giáo dục môi trường cũng có thể được triển khai như một hoạt động độc lập
song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các môn học. Các hoạt động có thể
như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, các bài học
dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với học sinh)... Với các hoạt động này, kĩ
năng các môn học với các nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Vì trong các hoạt động này học sinh học cách
vận dụng kiến thức các môn học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy
động kiến thức từ nhiều môn học” [3].

SVTH: Trần Hồng Cúc

14

MSSV: 1110266



GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. TẬP THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC
MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHƢƠNG III, IV, V
VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
---  ---

1. QUY TRÌNH LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
THÔNG QUA DẠY HỌC TỪNG BÀI VẬT LÝ
Bước 1: Chọn bài và nội dung của bài có thể lồng ghép giáo dục môi trường:
Khi đã xác định được các mục tiêu về giáo dục môi trường, tìm nội dung thích
hợp để lồng ghép. Tìm bài nội dung bài thích hợp trong bài để lồng ghép GDMT.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ lồng ghép:
Từ nội dung kiến thức Vật lý, xác định vấn đề môi trường có liên quan đến kiến
thức vật lý.
Bước 3: Đề nghị cách lồng ghép:
Có nhiều cách để lồng ghép giáo dục môi trường khác nhau, tùy vào từng nội
dung bài học mà chọn lựa cách lồng ghép cho phù hợp và có hiệu quả. Dưới đây là
một số cách lồng ghép [9]:
“- Kể một câu chuyện mở đầu chứa đựng sự kiện mang tính tư tưởng (những gợi
ý ở trên) có liên quan tới nội dung bài học. Sau khi học xong nội dung bài học, GV
liên hệ lại câu chuyện đã kể lúc mở đầu và yêu cầu HS rút ra bài học cho bản thân
có liên quan đến việc BVMT.
- Sau khi giảng dạy xong, phát phiếu câu hỏi yêu cầu HS điền vào phiếu nhằm
khảo sát tác động của bài dạy đến ý thức bảo vệ môi trường đối với mỗi cá nhân.
- Giao bài tập về nhà, tìm và sưu tầm một số tranh ảnh về môi trường có liên
quan đến nội dung bài vừa học. Từ đó, mỗi cá nhân HS rút ra bài học gì cho bản
thân và với bản thân có thể đề ra những biện pháp như thế nào để hạn chế vấn đề ô

nhiễm môi trường đó.
- Đặt câu hỏi sau khi vừa kết thúc xong nội dung được chọn để lồng ghép (câu
hỏi phải có mối liên hệ từ nội dung kiến thức Vật lý trong bài học đến vấn đề môi
trường trong thực tế), GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. Sau thời gian thảo luận
nhóm, một HS đại diện nhóm phát biểu ý kiến của nhóm đã thảo luận và đề ra được
những giải pháp của nhóm mình.
- Sau khi dạy xong nội dung được chọn lồng ghép thì GV có thể trình chiếu một
số hình ảnh từ nội dung bài học có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Yêu
cầu HS nhận diện các dạng ô nhiễm (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm
SVTH: Trần Hồng Cúc

15

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

tiếng ồn, hay là ô nhiễm nước, đất…), từ các hình ảnh miêu tả vừa nhận diện, HS có
thể rút ra bài học gì cho bản thân về cách BVMT tự nhiên và môi trường sống của
con người.
- Dành vài phút cuối trong tiết học cho mục đố vui có thưởng, để củng cố kiến
thức và hình thành ý thức bản thân của mỗi cá nhân về BVMT.
- Chuẩn bị sẵn một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường thường gặp trong thực tế
có liên quan đến nội dung kiến thức Vật lý vừa học. Bên dưới hình, có chừa vài
dòng trống để HS viết câu trả lời của mình khi GV đưa ra yêu cầu phải thực hiện.
GV có thể yêu cầu HS nhìn hình và cho biết nguyên nhân bị ô nhiễm do đâu, biện
pháp khắc phục, hoặc đề ra một vài biện pháp hạn chế một phần tác hại do ảnh

hưởng của ô nhiễm môi trường trên.
- Đặt câu hỏi và HS trả lời câu hỏi do GV đặt ra. Trong đó, những câu hỏi mà
GV đặt ra, phải có mối liên hệ từ nội dung kiến thức Vật lý bài học đến vấn đề trong
thực tế, cụ thể là vấn đề về môi trường”.

2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG
ĐƢỢC TRIỂN KHAI QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘC LẬP
Tương tự như kiểu triển khai thứ nhất, kiểu triển khai thứ hai, ngoài việc sớm có
kế hoạch, thông báo với nhà trường thì cũng cần phải có một quy trình cụ thể để
thực hiện tốt nội dung GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập.
Quy trình nội dung GDMT được triển khai như một hoạt động độc lập, theo
Nguyễn Văn Khải, được thực hiện qua các bước sau[3]
“+ Bước 1: Xác định chủ đề giáo dục môi trường
+ Bước 2: Xác định hình thức hoạt động của chủ đề giáo dục môi trường
+ Bước 3: Thiết kế các hoạt động sẽ thực hiện
+ Bước 4: Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
+ Bước 5: Kết thúc hoạt động”.
Đối với các bước thực hiện như trên, tôi sẽ cụ thể hóa từng bước như sau:
Bƣớc 1: Xác định chủ đề giáo dục môi trường
Nội dung GDMT rất đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà trước tiên, GV
cần phải xác định được chủ đề GDMT được tiến hành triển khai ở đây là gì như là
ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí…
Bƣớc 2: Xác định hình thức hoạt động của chủ đề giáo dục môi trường
Việc triển khai lồng ghép nội dung GDMT thực hiện trong tiết học chính khóa
nên bị hạn chế về thời gian rất nhiều. Ở đây, nội dung GDMT được triển khai như
một hoạt động độc lập nên thời gian không bị hạn chế nhiều như kiểu triển khai
SVTH: Trần Hồng Cúc

16


MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

thứ nhất. Do đó, đối với mỗi chủ đề GDMT, có thể có nhiều hình thức hoạt động
để thực hiện như cho học sinh đi tham quan, dã ngoại, lao động, thành lập câu lạc
bộ để các em tham gia ...Vì vậy, GV sẽ cần phải xác định được hình thức hoạt
động cụ thể trong nhiều hình thức, để chủ đề GDMT phù hợp với tình hình môi
trường thực tế của nhà trường hoặc là nơi được chọn để tham quan, dã ngoại…
Bƣớc 3: Thiết kế các hoạt động sẽ thực hiện
Ở bước này, đối với mỗi hoạt động, GV cần có kế hoạch chi tiết cho các bước:
cách thức thực hiện như thế nào, sự phân công về nhân sự ra sao, về cơ sở vật chất
hay tài chính cần chuẩn bị như thế nào, xác định cụ thể về thời gian và địa điểm sẽ
diễn ra hoạt động.
Bƣớc 4: Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch
Trong bước này, HS sẽ là người thực hiện các hoạt động và GV sẽ là người
giám sát, giúp đỡ hoặc có những điều chỉnh phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Bƣớc 5: Kết thúc hoạt động
Sau khi đã thực hiện xong các hoạt động, GV sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá,
nhận xét. Ngoài ra, cũng có thể yêu cầu HS nộp báo cáo và rút ra các bài học kinh
nghiệm thông qua các hoạt động.

3. LỒNG GHÉP NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO
CHƢƠNG III: SÓNG CƠ [4, tr 69]
3.1. Chọn bài học có thể lồng ghép giáo dục môi trƣờng
Chương này gồm 7 bài (tổng số tiết là 12, có 7 tiết lí thuyết, 2 tiết bài tập, 2 tiết
thực hành và 1 tiết kiểm tra, sau khi tìm hiểu xong 7 bài và các mục tiêu cần đạt

của các bài, tôi thấy rằng: bài “17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm” có cơ hội để lồng
ghép GDMT. Dựa vào kiến thức Vật lý – giới hạn nghe của tai người, giáo viên sẽ
liên hệ đến thực tế về hiện trạng tiếng ồn hiện nay và nói đến những tác hại của ô
nhiễm tiếng ồn đối với sức khỏe con người. Đồng thời, để cho học sinh nêu ra một
số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tiếng ồn.
Các bài còn lại, bài 14. “Sóng cơ. Phương trình sóng”, bài “15. Phản xạ sóng.
Sóng dừng”, bài “16. Giao thoa sóng”, bài “18. Hiệu ứng Đốp – ple”, bài “19. Bài
tập về sóng cơ”, bài “20. Thực hành. Xác định tốc độ truyền âm”, tôi thấy không
có nội dung liên quan để lồng ghép GDMT cho học sinh.
Vì thế, tôi quyết định chọn bài “17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm” để lồng ghép
GDMT cho học sinh.
3.2. Tập lồng ghép GDMT cho bài “17. Sóng âm. Nguồn nhạc âm” [4, tr.90]
3.2.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép

SVTH: Trần Hồng Cúc

17

MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Về kiến thức Vật lý, “Do đặc điểm sinh lí của tai, để âm thanh gây được cảm
giác âm, mức cường độ âm phải lớn hơn một giá trị cực tiểu nào đó gọi là ngưỡng
nghe. Ngưỡng nghe lại thay đổi theo tần số của âm”[4, tr.94]
Trong cuộc sống hằng ngày, không phải tất cả các âm thanh phát ra thì tai
người đều có thể nghe thấy được vì tai người chỉ có thể cảm nhận được những âm

thanh có tần số trong khoảng 16 Hz đến 20000 Hz. Những âm có tần số lớn hơn
20000 Hz gọi là siêu âm và những âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm. VD:
một số loài có thể phát ra và cảm nhận được sóng siêu âm như dơi, dế… Cá voi có
thể cảm nhận được các hạ âm.
Từ thực tế đời sống, có rất nhiều âm thanh diễn ra trong một ngày nhưng
không phải âm nào cũng sẽ được mọi người cảm nhận một cách dễ dàng. Thật
vậy, bên cạnh những âm thanh êm ái, dễ chịu lại có những âm thanh gây cho
người nghe cảm giác khó chịu và có khi là đau đầu. Vì thế, giáo viên sẽ yêu cầu
học sinh liên hệ thực tế để lấy ví dụ về hiện tượng tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc
sống. Học sinh sẽ dễ dàng lấy được một số ví dụ, chẳng hạn như: tiếng ồn của chợ,
tiếng ồn của các công trình xây dựng, tiếng ồn của các phương tiện khi tham gia
giao thông, tiếng ồn của các đám tiệc…Để giúp học sinh vận dụng kiến thức đã
học vào cuộc sống, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nêu một số tiếng ồn thường gặp
trong đời sống. Qua các ví dụ mà học sinh vừa nêu giáo viên có thể làm thành một
bài tập nhỏ để học sinh làm tại lớp.
Bài tập có thể là: Nêu một số ví dụ về tiếng ồn trong cuộc sống mà các em
thường nghe? Tiếng ồn có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Nêu một số
biện pháp để giảm tiếng ồn?
Đó là cách giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh cũng là cách để
học sinh liên hệ kiến thức Vật lý vào thực tiễn cuộc sống để rút ra bài học cho bản
thân.
Giáo viên dẫn dắt để HS biết thêm các tiếng ồn trong cuộc sống hiện nay.
Tiếng ồn giao thông: Phương tiện giao thông cơ giới là rất phổ biến, khi các xe
này hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn như còi xe, ống xả, tiếng rít phanh và sự rung
động của các bộ phận trên xe gây ra. Tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn
với nhiều tần số khác nhau. Bên cạnh đó thì nước ta còn nhiều phương tiện thô sơ,
lạc hậu, kém chất lượng khi họat động gây ra tiếng ồn lớn.
Loại phương tiện
Xe nhỏ
Xe khách nhỏ

SVTH: Trần Hồng Cúc

Mức ồn
77 dB
79 dB

Loại phương tiện
Tiếng còi tàu
Tiếng máy bay
18

Mức ồn
75÷105dB
85÷90dB
MSSV: 1110266


GVHD: ThS – GCV Đặng Thị Bắc Lý

Luận văn tốt nghiệp

Xe khách vừa
Xe thể thao

84 dB
Xe quân sự
120÷135dB
91 dB
Xe chở rác
82÷88dB

Bảng 3.1. Tiếng ồn giao thông [10]
Tiếng ồn xây dựng: Việc sử dụng phương tiện cơ giới hóa ngày càng phổ biến.
Và các phương tiện này gây ra tiếng ồn cũng rất đáng kể.
Loại phương tiện
Máy trộn bê tông
Mấy búa 1,5 tấn
Máy ủi

Mức ồn
Loại phương tiện
Mức ồn
75dB
Máy khoan
84÷114dB
80dB
Máy nghiền xi măng
100dB
93dB
Máy búa hơi
100÷110dB
Bảng 3.2. Tiếng ồn xây dựng [10]
Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất: Công nghiệp sử dụng nhiều máy móc, mà
khi các máy này hoạt động sẽ va chạm với nhau gây ra tiếng ồn. (đo ở khoảng
cách 15m)
Loại phương tiện
Mức ồn
Loại phương tiện
Mức ồn
Xưởng dệt
110dB

Xưởng rèn
110 ÷ 120dB
Xưởng gò
113÷ 114dB
Xưởng đúc
112dB
Máy cưa
82 ÷85dB
Máy đập
85dB
Bảng 3.3. Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất [10]
Tiếng ồn trong sinh hoạt: Sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm
thanh (ti vi, cassette, radio, karaoke…). Ngoài ra, nơi tập trung đông người cũng
gây ra tiếng ồn (hội chợ, đám cưới, sân thể thao…). Những loại tiếng ồn kể trên
thường được lan truyền theo không khí rồi đến với con người, bên cạnh đó những
tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nhà cửa thì có thể lan truyền trong vật thể rắn
như: sàn, tường…Tất cả những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của
con người gây nên.
Loại phương tiện
Mức ồn
Loại phương tiện
Mức ồn
Tiếng nói nhỏ
30dB
Tiếng khóc của trẻ 80dB
Tiếng nói chuyện bình thường 60dB
Tiếng hát to
110dB
Tiếng nói to
80dB

Tiếng cửa cọt kẹt
78dB
Bảng 3.4. Tiếng ồn trong sinh hoạt [10]
Một tình trạng đáng chê trách khá phổ biến hiện nay đó là: lạm dụng tiếng còi
xe khi lưu thông trên đường, các cửa hàng thời trang, điện tử, trung tâm điện máy,
SVTH: Trần Hồng Cúc

19

MSSV: 1110266


×