Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những quan niệm sai lầm về bệnh viêm gan B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.96 KB, 3 trang )

Những quan niệm sai lầm về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh do virut gây ra, lây truyền theo đường truyền máu, quan hệ
tình dục và từ mẹ sang con. Là bệnh có thể phòng ngừa hữu hiệu bằng vaccin. Tuy
nhiên đến nay vẫn còn những quan niệm sai lầm trong dân gian về bệnh, người dân
cần có hiểu đúng về bệnh viêm gan B mới có được cách phòng ngừa tốt nhất.
Bài viết sau đây, VnDoc sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích và chính
xác về bệnh viêm gan B, tránh tình trạng hiểu sai về căn bệnh này.

Virut viêm gan B
1. Bệnh viêm gan B là bệnh di truyền?
Quan điểm khoa học: Đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền, tuy
nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh
đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.
2. Ăn uống chung hoặc tiếp xúc với người bị viêm gan B sẽ bị lây?


Quan điểm khoa học: Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan
virut A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên
trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có
nhiễm virut viêm gan B.

Không dùng chung dao cạo râu với người nhiễm virut viêm gan B
3. Các loại thảo dược có thể điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan virut B?
Quan điểm khoa học: Cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho
thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virut B. Viêm gan
virut B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3-6 tháng, 90% số người mắc bệnh sẽ
khỏi hoàn toàn. Ở những người viêm gan virut B mạn tính khi dùng thuốc nam hoặc
thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn, nhưng ngày nay
khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virut viêm gan B
trong máu cho thấy thực chất virut vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.
Cục Quản lý dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết có nhiều thuốc có nguồn gốc


thảo dược có thể gây viêm gan do đó đã cấm sử dụng một số thảo dược như: Ma Huang,
Kava, Ephedrine, Germander, Jin Bu Huan, Sassafra... Vì vậy, cần rất thận trọng khi sử
dụng thảo dược để điều trị viêm gan virut B.


4. Tất cả người viêm gan B đều sẽ chết vì xơ gan và ung thư gan?
Quan điểm khoa học: Ở người lớn mắc bệnh viêm gan virut B cấp tính thì 90% số
trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virut B mạn tính, mà
chỉ có viêm gan virut mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và
ung thư gan.
5. Người bị viêm gan virut mạn tính phải có biểu hiện: đau vùng gan, không ăn
được, sụt cân, vàng da?
Quan điểm khoa học: Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính không có biểu hiện
ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
6. Đã tiêm phòng virut viêm gan B là không bị viêm gan virut B?
Quan điểm khoa học: Tiêm vaccin phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có
nhiễm virut viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10
IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh, vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm
HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có
âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng
vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh
hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính,
việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.
7. Khi xét nghiệm mà có HBsAg dương tính phải kiêng ăn các thức ăn có nhiều đạm
và chất béo như thịt cá, trứng, sữa...?
Quan điểm khoa học: Đối với những người không bị béo không phải kiêng thức ăn gì,
đặc biệt họ có thể ăn uống bình thường và không dùng đồ uống có cồn như: bia, rượu.
Theo Sức khỏe đời sống




×