Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận ánh mắt trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.09 KB, 15 trang )

1


MỤC LỤC

I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người chúng ta sống và tồn tại không thể độc lập theo cá thể mà phải
có các mối quan hệ, tương tác với các cá nhân, các nhóm và xã hội. Để tạo dựng
được các mối quan hệ đó phải dựa vào việc giao tiếp của chúng ta. Ngôn ngữ
dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và còn để che
giấu, đánh lạc hướng người khác. Ngôn ngữ gắn liền với ý thức và được sử dụng
một cách có chủ đích. Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ chúng ta còn sử dụng
một loại “ngôn ngữ” khác ít hoặc không gắn liền với ý thức đó là cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt… Đó chính là ngôn ngữ cơ thể hay còn gọi là “phi ngôn ngữ”.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong giao tiếp gồm ba yếu tố : ngôn ngữ,
phi ngôn ngữ và giọng điệu.Điều đặc biệt là trong khi ngôn ngữ chỉ chiếm 7%
2


việc tác động đến người nghe thì giọng điệu chiếm tới 38 % và phi ngôn ngữ trở
nên quan trọng nhất khi chiếm tới 55%.Có thể thấy phi ngôn ngữ là điều vô
cùng quan trọng quyết định thành công của cuộc giao tiếp.
Phi ngôn ngữ bao gồm nhiều yếu tố : giao tiếp qua nét mặt như ánh
mắt…; giao tiếp qua sự vận động của cơ thể như vận động bàn tay, tư thế…;
giao tiếp qua giọng nói ; giao tiếp qua trang phục….
Chúng ta đều biết đôi mắt là cửa sổ tâm hồn.Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến
việc giao tiếp qua ánh mắt chưa? Giao tiếp qua ánh mắt có tầm quan trọng như
thế nào đối với cuộc sống của chúng ta? Có thể nói ánh mắt trong giao tiếp là vô
cùng cần thiết và quan trọng.

II.NỘI DUNG


2.1. Cơ sở lý luận
a.Định nghĩa
-Trước khi tìm hiểu về ánh mắt trong giao tiếp ta cần hiểu về giao tiếp và giao
tiếp phi ngôn ngữ.
Giao tiếp theo nghĩa rộng là “ Qúa trình trao đổi và tiếp xúc giữa con
người với môi trường của mình, trong quá trình đó sử dụng tất cả các phương
thức cảm giác, đa kênh truyền.Theo nghĩa hẹp “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, tri giác lẫn
3


nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau thôn qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.” Các
nghiên cứu cho thấy 85% thành công trong cuộc sống của chúng ta có liên quan
trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp.
Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp bằng sự vận động của cơ thể, cử chỉ, tư
thế, nét mặt, âm giọng, thông qua trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất
định khi tiếp xúc. Như đã biết giao tiếp phi ngôn ngữ quyết định 55% việc tác
động đến người nghe, giao tiếp phi ngôn ngữ giúp ta bộc lộ nhiều suy nghĩ, giúp
mọi người hiểu rõ thông điệp mà bạn truyền đến họ hơn. Ngày nay, hầu hết các
nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng lời nói chủ yếu được dùng để chuyển tải thông
tin, còn ngôn ngữ cơ thể được dùng để trao đổi thái độ giữa người với người và
trong một số trường hợp, nó còn được dùng thay cho lời nói.Ngôn ngữ cơ thể là
gia vị quyết định sự thành công của món ăn giao tiếp.
Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, ánh mắt là hình thức giao tiếp mạnh mẽ
nhất. Người ta có lẽ đã phóng đại khi cho rằng chỉ đôi mắt của Helen cũng đủ
khiến cuộc chiến tranh thành Troy xảy ra hay chỉ cần một cái lừ mắt, vua săn gấu
Davy Crocket cũng có thể hạ gục một con gấu.Nhưng thực tế, trong bất kỳ cuộc
giao tiếp nào việc bạn sử dụng đôi mắt cũng là vũ khí tâm lý vô cùng lợi hại.
Ngôn ngữ của đôi mắt điều chỉnh buổi giao tiếp. Nó là dấu hiệu cho thấy sự quan
tâm của mình đối với người khác và làm tăng uy tín của lời nói. Một khi ngôn

ngữ khó cất lên thì ánh mắt sẽ thay chúng ta nói lên nhiều điều.
b.Đặc điểm
Việc quan sát hay nói cách khác là giao tiếp bằng mắt đối với người khác
có ý nghĩa khá quan trọng trong cuộc sống.Đôi mắt là bộ phận có khả năng
biểu hiện cảm xúc nhiều nhất trên cơ thể. Nó có thể đưa ra những cảm xúc giận
dữ hay vui vẻ, chan hòa hay cáu kỉnh,...Nó là biểu hiện của sự tôn trọng hay chú
4


ý đồng thời cho người khác biết rằng “ Tôi đang quan tâm đến anh/chị hơn bất kì
thứ gì lúc này.”
Lịch sử luôn chứng minh, chúng ta luôn bị thu hút bởi đôi mắt và nó tác
động đến hành vi của chúng ta. Sự tiếp xúc bằng đôi mắt có thể cho thấy được ai
đang vượt trội hơn và đồng thời góp phần hình thành những manh mối khiến
người ta nghi ngờ kẻ nói dối. Ca dao đã có câu:
Người khôn con mắt dịu hiền,
Người dại con mắt láo liên nhìn trời!
Có thể thấy được đôi mắt là bộ phận có khả năng diễn đạt cảm xúc cao.
Một nghiên cứu bởi Stephen Janik và Rodney Wellens tại Đại học Miami
(Florida, USA) cho thấy 12.6% sự thu hút của một người được tạo ra ở miệng và
đến 43.4% được tạo bởi đôi mắt. Ánh mắt còn cho ta biết được tình cảm của
người đối diện, hành vi, nhu cầu, mong muốn, ánh mắt là tín hiệu để điều chỉnh
hành vi, thái độ của các bên. Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy ma
lực sẽ là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết bạn có hăng say lắng nghe,
chú ý đến họ hay đang ngán tận cổ. Khi bạn nhìn vào người nói, ánh mắt có thể
toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói cũng là sự thể hiện tôn trọng, thực tâm lắng
nghe và hứng thú với cuộc nói chuyện.
c.Ảnh hưởng
Năm 1960 lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, cuộc chạy đua vào Nhà
Trắng giữa phó tổng thống Nixon và Thượng nghị sĩ Kenedy được truyền hình

trực tiếp. Chứng kiến cuộc tranh luận công khai giữa hai ứng cử viên, 70 triệu cử
tri Mỹ đã có cơ hội không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy tận mắt những cử chỉ,
hành động của các ứng cử viên để so sánh lựa chọn. Và phần lớn cử tri đã nói
rằng hình dáng tối tăm như vào lúc năm giờ sang và ánh mắt liếc nhanh như
chảo chớp của ông Nixon, khiến cho ông ta trông như một kẻ độc ác, nham hiểm
5


và không thể nào sánh được với thượng nghị sĩ Kenedy. Chính bằng cử ánh mắt
và hình dáng đó, ống kính máy quay truyền hình đã truyền tải ý nghĩa của ngôn
ngữ không thể hiện bằng lời nói và vĩnh viên thay đổi bức tranh chính trị.Từ đó
có thể thấy ánh mắt có những ảnh hưởng nhất định và bao gồm cả ảnh hưởng
tiêu cực lẫn tích cực.
Trong một số nền văn hóa, ánh mắt nhìn chăm chú thường bị coi là chứa
ma thuật. Ở một vài nơi khác, nhìn chằm chằm vào một ai đó có thể khiến người
khác cảm thấy bị đe dọa hay thiếu tôn trọng. Tuy vậy, trong nền văn hóa Mỹ,
những người thành đạt luôn coi ánh mắt nhìn chăm chú có thể đem lại hiệu quả
bất ngờ, đặc biệt giữa hai người khác giới. Chúng ta thường quan niệm rằng
giao tiếp qua ánh mắt là phải nhìn trực diện từ ánh mắt đến ánh mắt. Thực tế đối
với nhiều người, giao tiếp bằng mắt là một cử chỉ thân mật nhưng đối với một số
khác lại làm họ cảm thấy không thoải mái.Bạn chăm chú nhìn người khác khi
giao tiếp sẽ tạo cho người ta cảm giác bạn lịch sự, có thành ý, đang chú tâm đến
cuộc nói chuyện. Tuy nhiên nhìn thẳng vào mắt người khác trong giao tiếp sẽ
hiệu quả nếu cả hai bên đều cảm thấy thoải mái, nếu không có thể gây ra sự hiểu
nhầm là một sự thách thức với đối phương.
Ta thường nghe có câu “Ánh mắt giết người” có lẽ là phóng đại nhưng đó
lại là sự thật trong giao tiếp. Ánh mắt đôi khi mang những ảnh hưởng tiêu cực
đến đối tượng giao tiếp. Trong khi một ánh mắt chân thành sẽ mang lại thiện
cảm cho người đối diện thì ánh mắt hời hợt thiếu tinh tế sẽ mang lại sự khó chịu,
cảm giác ghét bỏ cho đối tượng giao tiếp. Nếu bạn tránh ánh mắt của người đối

diện họ có thể cho rằng bạn không trung thực, đang lo lắng hoặc không quan
tâm. Họ cũng có thể sẽ nghĩ rằng bạn nghĩ bản thân mình ở địa vị cao hơn hoặc
khinh thường họ nên không giao tiếp bằng mắt. Ánh mắt đôi khi mang lại những
ảnh hưởng mà ta không thể ngờ đến. Leil Lowndes đã viết trong cuốn sách 92
thủ thuật giúp bạn trở thành bậc thầy trong giao tiếp về câu chuyện khi ông
6


thuyết giảng chuyên đề nghiên cứu của mình trước hàng trăm người nhưng chỉ
có một khuôn mặt phụ nữ giữa đám đông đã gây sự chú ý của ông.Bởi lẽ suốt cả
buổi thuyết giảng của ông, người phụ nữ không rời mắt khỏi ông dù chỉ trong
giây lát. Điều đó đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho ông cũng như làm khơi nguồn
cảm hứng giúp ông nhớ lại những câu chuyện và giảng giải cặn kẽ những điểm
mấu chốt mà ông đã quên từ lâu. Và sau buổi thuyết giảng ông đã cố tình tìm
người bạn mới này, hỏi cô ấy về bài thuyết trình nhưng điều đặc biệt đáp lại ông
đó là người phụ nữ ấy bị nặng tai nên cô ấy cố gắng dán mắt vào ông để đọc
được từ trên môi ông. Dẫu vậy chính ánh mắt của cô ấy đã đem lại cho ông
nguồn cảm hứng và ông đã mời cô ấy đi uống cà phê và tóm tắt lại nội dung buổi
thuyết giảng. Sức mạnh của ánh mắt thật mãnh liệt. Điều quan trọng nhất là ta sử
dụng ánh mắt ấy như thế nào, đúng thời gian địa điểm và hoàn cảnh ra sao.
2.2. Vận dụng
a. Trong cuộc sống
Ngày nay khi vấn đề toàn cầu hóa phát triển, các mối quan hệ trở nên
nhiều hơn và vấn đề giao tiếp càng trở nên quan trọng. Ánh mắt trong giao tiếp
cũng vì thế càng phải cần được chú trọng và..
Có bốn lỗi cơ bản khi giao tiếp qua ánh mắt mà chúng ta hay gặp:
- Tránh ánh mắt của người khác: thể hiện sự nhu nhược của bạn.
- Chớp mắt quá nhiều: khiến lời nói thiếu tin cậy.
- Mắt nhìn dáo dác bất định: thể hiện sự hời hợt, đôi khi mang yếu tố phản trắc.
- Mắt lờ đờ vô hồn: thể hiện sự khờ khạo, ngốc nghếch.

Để khắc phục những lỗi đó mỗi chúng ta phải chú ý đến việc sử dụng ánh mắt và
có những cách để giao tiếp hiệu quả:
*Nhìn thẳng vào người đối diện khi giao tiếp

7


Bạn nên nhìn thẳng vào đối phương vì điều đó thể hiện sự quan tâm của
bạn và đồng thời khích lệ đối phương mở lòng trò chuyện với bạn. Một cái nhìn
mạnh mẽ còn giúp bạn tạo ấn tượng rằng bạn là một người thông minh và lối tư
duy trừu tượng. Bởi những người có tư duy trừu tượng tiếp nhận dữ liệu thông
tin dễ dành hơn. Các nhà nghiên cứu của đại học Yale đã thừa nhận rằng: “càng
giao tiếp nhiều bằng mắt, càng nảy sinh nhiều tình cảm tích cực.” Tuy nhiên
cũng không nên nhìn chằm chằm mà thỉnh thoảng nhìn xung quanh để đối
phương không cảm thấy áp lực. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn và căng thẳng
khi nhìn vào mắt người khác, bạn có thể tập nhìn vào một bộ phận nào đó trên
khuôn mặt của họ, nhưng nhớ là phải thật khéo léo để họ không nhận ra là bạn
đang không nhìn vào mắt họ.
*Tránh nhìn đi nơi khác hoặc nhìn xuống
Khi nói chuyện với người khác, nếu bạn có thói quen lảng tránh ánh nhìn
hay nhìn xuống thì nên thay đổi ngay. Vì những thói quen này chứng tỏ bạn đang
e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp. Hơn nữa những người bi quan, kẻ phạm tội
thường có những biểu hiện này. Mặt khác đối phương sẽ cảm thấy bạn đang giấu
họ điều gì và bạn sẽ không đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
*Không chớp mắt liên tục
Người ta có câu “ nói dối không chớp mắt” vì thế khi nói chuyện với
người khác bạn nên tránh chớp mắt liên tục. Có thể do căng thẳng, do thói quen
nhưng khi bạn chớp mắt liên tục người ta sẽ nghĩ bạn đang nói dối và dẫn đến
việc hai bên không tin tưởng lẫn nhau làm giảm hiệu quả gia tiếp.
*Tránh ánh nhìn vô hồn

Trong một số trường hợp nội dung câu chuyện không hấp dẫn, bạn đã quá
chán nản và không muốn giao tiếp nữa thì hãy khéo léo rút lui khỏi cuộc giao
tiếp. Đừng để lộ ánh mắt vô hồn, không quan tâm ra với đối phương. Nó sẽ
khiến cho người đối diện cảm thấy bị xúc phạm và họ sẽ nghĩ ánh mắt đó của
8


bạn thể hiện sự khờ khạo ngốc nghếch. Tất nhiên là bạn không muốn người khác
nghĩ về mình như vậy đúng không? Vậy hãy tránh ánh nhìn vô hồn để tăng hiệu
quả giao tiếp.
*Không nên nhìn khắp nơi khi đang giao tiếp
Đến một bữa tiệc, một sự kiện, bạn có lẽ không tránh được háo hức và tò
mò về khung cảnh xung quanh. Nhưng hãy chú ý rằng dù háo hức đến đâu thì
khi bạn trò chuyện với người khác cũng phải tập trung vào câu chuyện. Nếu bạn
không tập trung vào cuộc trò chuyện, nhìn xung quanh quá nhiều họ sẽ đánh giá
bạn là người hời hợt và cho họ cảm giác thiếu tin cậy về con người bạn.
*Không nhìn vào khuyết điểm của người khác
Dù đối tượng giao tiếp của bạn là người lớn tuổi hay trẻ nhỏ bạn cũng
đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên cơ thể họ. Dù bạn không cố ý, thì ánh nhìn
đó cũng khiến gợi lên những suy nghĩ tiêu cực đối với họ. Dẫn đến những hiểu
lầm không đáng có rằng bạn đang tò mò hay chế giễu họ.
*Khi đang nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ đưa ra quyết định bạn không nên nhìn
chằm chằm vào họ. Một cách vô tình ánh mắt bạn tạo áp lực bắt họ phải đồng ý
giúp đỡ bạn. Ngay cả khi ăn cơm cũng không nên nhìn người khác gắp thức ăn
vì điều đó sẽ khiến họ lúng túng.
*Ánh mắt không những quan trọng trong những cuộc giao tiếp thông thường mà
còn là dấu hiệu quan trọng trong tình yêu. Ánh mắt đôi khi nói nên được rất
nhiều điều. Hãy tưởng tượng đến cảm xúc mà bạn cảm thấy khi đôi mắt của
người yêu diễn tả những cảm xúc buồn bã, vui sướng, đam mê, sợ hãi, hoặc khi
ngấn lệ. Chắc chắn bạn sẽ bị tác động vô cùng lớn. Nếu một phụ nữ bị cuốn hút

bởi một người đàn ông nào đó. Dấu hiệu này giải mã chính xác thái độ của cô gái
mà không cần tường tận điệu bộ. Đây là lý do tại sao các cuộc hẹn hò lãng mạn
diễn ra ở những nơi có ánh sao mờ ảo thường rất thành công, bởi lúc ấy con

9


ngươi của hai người cùng dãn ra và tạo được ấn tượng là ca hai cùng quan tâm
đến nhau.
Trong giao tiếp, ngoài việc chăm chút cho ngôn từ thì việc chăm chút cho
đôi mắt cũng tạo nên được hiệu ứng truyền đạt tốt hơn. Phụ nữ biết rõ khả năng
quyến rũ của đôi mắt. Họ thường dành nhiều thời gian chăm chút chúng hơn so
với đàn ông. Cleopatra nổi tiếng với cách trang điểm mắt – bà dùng phấn đen để
viền và làm nổi bật đôi mắt. Tại Ấn Độ, phụ nữ đeo trang sức quanh mắt để thu
hút sự chú ý. Tại Mỹ, phụ nữ dùng kem che nếp nhăn, mi giả, phấn mắt và
mascara cũng là một phần để tạo nên sự quyến rũ của đôi mắt. Phụ nữ dùng đôi
mắt để tìm hiểu người khác đánh giá mình thế nào. Họ cũng cố gắng làm cho đối
phương phải giao tiếp bằng mắt với mình. Phụ nữ sẽ hạ đôi mắt xuống nếu họ
cảm thấy mình đã bị khuất phục. Ngược lại, đàn ông dùng đôi mắt để khẳng định
vị thế và sức mạnh. Họ nhìn chằm chằm nhiều hơn phụ nữ. Có thể thấy ánh mắt
có muôn hình vạn dạng khi giao tiếp trong cuộc sống. Giống như một loại thuốc
công hiệu có sức mạnh hủy diệt hoặc cứu rỗi, giao tiếp bằng mắt có khả năng
làm say đắm lòng người hoặc ngược lại.Bởi vậy phải sử dụng ánh mắt thật cẩn
thận.
b. Trong hoạt động công tác xã hội
Phi ngôn ngữ là một hình thức giao tiếp quan trọng trong cuộc sống nói
chung và trong hoạt động công tác xã hội nói riêng. Khi sử dụng thái độ, cử chỉ,
hành vi để giao tiếp với thân chủ sẽ khiến cho họ cảm thấy tốt hơn, tin tưởng
nhân viên công tác xã hội hơn. Đặc biệt việc quan sát hay nói cách khác là giao
tiếp bằng mắt với thân chủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Raplh Waldo

Emerson viết, “Đôi mắt nói nhiều như cái lưỡi.” Chúng ta đều biết điều đó là
đúng. Một vị bác sĩ rất giỏi giao tiếp với các bệnh nhân từng nói việc đầu tiên

10


ông làm khi bước vào phòng bệnh là nhìn vào đôi mắt của bệnh nhân. “Nó giúp
tôi thấu hiểu mức độ căng thẳng của người bệnh,” ông giải thích.
Cũng tương tự như thế giao tiếp bằng mắt sẽ giúp cho nhân viên xã hội có
cơ hội chia sẻ hay khích lệ thân chủ. Cụ thể giao tiếp phi ngôn ngữ mà đặc biệt là
giao tiếp bằng ánh mắt ứng dụng nhiều trong hoạt động tham vấn. Việc hiểu rõ
giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ giúp quá trình tham vấn trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả
hơn. Nhà tham vấn sẽ biết cách thể hiện thái độ, cử chỉ và ánh mắt của mình cho
hợp lý. Khi tham vấn, đối tượng có thể nhìn hay cố tình không nhìn nhà tham
vấn, song nhà tham vấn cần luôn duy trì ánh mắt của mình tới thân chủ khi lắng
nghe họ. Tuy nhiên nếu nhìn thân chủ liên tục sẽ dễ tạo cho thân chủ cảm giác sợ
sệt. Do vậy, khi nhìn thân chủ có thể đôi khi nhìn đi nơi khác là cách giao tiếp
mắt hợp lý. Trong tham vấn, nhà tham vấn phải thường xuyên nhìn vào mắt thân
chủ làm cho thân chủ cảm nhận được nhà tham vấn đang chú ý lắng nghe việc
trình bày của thân chủ, ánh mắt nhà tham vấn cần ngang tầm thân chủ. Khi tham
vấn với trẻ nhỏ, có những lúc nhà tham vấn cần thay đổi tư thế để ánh mắt ngang
tầm. Khi tham vấn với người phụ nữ bị bạo hành, ánh mắt gương mặt cần thể
hiện sự đồng cảm, thương xót, chia sẻ.
Hiểu rõ về ánh mắt trong giao tiếp hay các yếu tố khác của giao tiếp phi
ngôn ngữ giúp nhân viên xã hội nâng cao kỹ năng nhận biết thông tin về đối
tượng. Nhân viên xã hội nhìn vào ánh mắt, cử chỉ của thân chủ có thể nhận biết
được tâm trạng cảm xúc của đối tượng. Phát hiện ra được sự không ăn khớp giữa
ngôn ngữ và biểu hiện. Như khi nhân viên xã hội hỏi một đứa trẻ về cảm giác
khi cha mẹ ly hôn, đứa trẻ miệng thì nói :” Cháu thấy bình thường.” nhưng ánh
nhìn thì lại hạ xuống và đượm buồn, nhân viên xã hội có thể thấy được sự không

thành thực của đối tượng từ đó sử dụng các kỹ năng phản hồi, thăm dò, đối chất
làm sáng tỏ vấn đề và kiểm tra lại thông tin.

11


Bên cạnh những tác dụng to lớn của ánh mắt cũng như các yếu tố khác của
giao tiếp phi ngôn ngữ trong công tác xã hội, chúng ta cũng cần chú ý tránh lạm
dụng chúng một cách máy móc. Phải tùy vào từng đối tượng, tình huống khác
nhau để vận dụng và đưa ra cách xử lý, biểu cảm, ánh mắt phù hợp. Nhân viên
xã hội cần phải biết cách quan sát, nhạy cảm với những dấu hiệu không được
truyền tải bằng lời. Bên cạnh đó cần phải tránh những thái độ thể hiện sự coi
thường hay phân biệt trên dưới. Ánh mắt vừa là sự trợ giúp đắc lực cho hoạt
động công tác xã hội nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể là yếu tố tạo ra sự kém
hiệu quả và thất bại của hoạt động.

III.KẾT LUẬN
Con người sống trong cuộc đời ắt hẳn sẽ phải có những tương tác, sự ảnh
hưởng từ các mối quan hệ lớn nhỏ. Để duy trì, phát triển các mối quan hệ này thì
không thể thiếu được yếu tố giao tiếp.Có thể nói muốn cuộc giao tiếp thành công
thì chúng ta phải cuốn hút được người nghe và người nhìn.Nghiên cứu cho thấy
12


một cách thuyết phục là nếu bạn thay đổi ngôn ngữ cơ thể của mình thì bạn cũng
sẽ làm thay đổi nhiều điều trong cuộc sống. Bạn có thể thay đổi tâm trạng khi
tham gia vào một môi trường mới, bạn cảm thấy tự tin hơn trong công việc, trở
nên thuyết phục hơn. Khi bạn thay đổi ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ giao thiệp khác đi
với mọi người xung quanh và mọi người cũng đối xử với bạn khác đi. Quan tâm
đến các hành vi phi ngôn từ sẽ giúp bạn hiểu được những tín hiệu mà bạn vô tình

hay cố ý gởi đi, và cách mà những thông điệp này được tiếp nhận. Ánh mắt trong
giao tiếp càng cần được chú ý hơn. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Việc giữ cho cửa
sổ của ngôi nhà bạn mở, đóng, hay khép hờ là phụ thuộc vào bạn, và hoàn cảnh
chung quanh bạn. Nhưng đa phần thì không ai muốn đóng cửa sổ nhà mình, để
xua đi ánh nắng vào một ngày thật đẹp bao giờ. Vì thế trong các mối quan hệ, dù
công hay tư, hãy giao tiếp chân thành bằng mắt để cho mọi người cơ hội thấy
được tất cả những gì bạn muốn thể hiện.
Qua việc tìm hiểu và trình bày ở trên, có thể thấy giao tiếp phi ngôn ngữ
đặc biệt là ánh mắt giúp chúng ta có những cuộc giao tiếp và những buổi thuyết
trình hiệu quả, thành công hơn và tạo ấn tượng với người khác. Điều đó được
thể hiện qua việc : làm rõ thông tin được truyền đạt, làm phong phú sinh động
cho cuộc giao tiếp, khiến cho người nghe chú ý đến mình hơn, tạo không khí cho
cuộc giao tiếp…Để có thể sử dụng tốt và kiểm soát được cần phải có một quá
trình rèn luyện, học hỏi. Từ những ý nghĩa và tầm ảnh hưởng mà giao tiếp phi
ngôn ngữ nói chung, ánh mắt trong giao tiếp nói riêng mang lại, mỗi chúng ta
cần trang bị cho bản thân những kiến thức về giao tiếp phi ngôn ngữ. Bởi lẽ, nếu
không có ngôn ngữ cơ thể hiệu quả thì bạn giống như một bộ phim “ cao bồi
thập cẩm”- môi chuyển động không khớp với lời thoại khiến người xem lẫn lộn
liên tục hoặc chuyển kênh. Hiểu được ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt trong giao tiếp
cũng khiến con người ta gần nhau hơn và thêm hiểu về nhau hơn.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đồng chủ biên Th.S Bùi Thị Xuân Mai – Th.S Lý Thị Hàm – Th.S Tiêu Thị
Minh Hường, Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Lao động- Xã hội, 2011.

14



2. Leil Lowndes, Nghệ thuật giao tiếp để thành công 92 thủ thuật giúp bạn trở
thành bậc thầy trong giao tiếp, NXB Lao động- Xã hội, 2009
3. />4. />
15



×