Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

xây dựng ứng dụng website quản lý mua bán và bảo hành sản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEBSITE QUẢN LÝ
MUA BÁN VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM
Sinh viên thực hiện

Cán bộ hƣớng dẫn

Nguyễn Thị Kim Ngân

Ths. Nguyễn Đức Khoa

MSSV: 1117878

MSCB: 1112

Cần Thơ, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG WEBSITE QUẢN LÝ
MUA BÁN VÀ BẢO HÀNH SẢN PHẨM


Sinh viên thực hiện:

Cán bộ hƣớng dẫn:

Nguyễn Thị Kim Ngân

Ths. Nguyễn Đức Khoa

MSSV: 1117878

MSCB: 1112

Cán bộ phản biện:
Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh
Ks. Hoàng Minh Trí
Luận văn đƣợc bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn Tin học
Ứng dụng, Khoa CNTT & TT, Trƣờng Đại học Cần Thơ vào ngày 26 tháng 06
năm 2015

Mã số đề tài:
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-Trung tâm Học liệu, Trƣờng Đại học Cần Thơ
-Website: />
Cần Thơ, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong Trƣờng Đại Học
Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô thuộc khoa Công Nghệ Thông Tin và Truyền
Thông đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời

gian học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy Nguyễn Đức Khoa ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn, góp ý, chỉ bảo những kiến thức cần thiết và quý báu để
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin cảm ơn đến Anh Chị cùng ngành và bạn bè trong lớp đã nhiệt tình có những
góp ý chân thành và thiết thực nhất.
Xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã luôn bên tôi, cổ vũ và động viên tôi những lúc
khó khăn để có thể vƣợt qua và hoàn thành tốt luận văn này.
Dù đã cố gắng, nổ lực rất nhiều để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất và đúng
theo tiến độ dự kiến nhƣng không thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về
mặt kiến thức cũng nhƣ xử lý lỗi trong quá trình làm bài. Rất mong nhận đƣợc ý
kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để đề tài có thể phát triển hoàn
thiện.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, tháng 06 năm 2015
Sinh viên thƣ̣c hiệ n

Nguyễn Thị Kim Ngân


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ i
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
TÓM TẮT ..................................................................................................................... vii
ABSTRACT .................................................................................................................viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................... 1
1.1


ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1

1.2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ................................................................. 1

1.3

PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................ 1

1.4

HƢỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................. 2

1.4.1

Phƣơng pháp thực hiện ............................................................................ 2

1.4.2

Hƣớng giải quyết vấn đề.......................................................................... 2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .............................................................................. 3
2.1

MÔ HÌNH MVC .............................................................................................. 3

2.1.1

Định nghĩa ................................................................................................. 3


2.1.2

Tổng Quan Asp.Net MVC....................................................................... 3

2.1.3

Kiến trúc mô hình MVC .......................................................................... 3

2.1.4

Cách thức hoạt động................................................................................. 6

2.1.5

Ƣu điểm của mô hình MVC .................................................................... 7

2.2

BOOTSTRAP ................................................................................................... 7

2.2.1

Giới thiệu ................................................................................................... 7

2.2.2

Cơ chế hoạt động của Bootstrap ............................................................. 8

2.2.3


Ƣu điểm của Bootstrap ............................................................................ 8

2.2.4

Tại sao phải sử dụng Bootstrap?............................................................. 9

i


2.3

ADO.NET ENTITY FRAMEWORK ........................................................ 10

2.3.1

Lịch sử phát triển Entity Framework ................................................... 10

2.3.2

Khái niệm Về ADO.NET Entity Framework [8] ............................... 10

2.3.3

Tổng quan kiến trúc của Entity Framework [6].................................. 11

2.3.4

Các kiểu xây dựng với Entity Framework........................................... 12


CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................... 13
3.1

MÔ TẢ BÀI TOÁN ...................................................................................... 13

3.2

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH ......................................... 14

3.2.1

Sơ đồ Biểu đồ phân cấp chức năng BFD............................................. 14

3.2.2

Biểu đồ Use case tổng quát ................................................................... 15

3.2.3

Tập thực thể ............................................................................................. 19

3.2.4

Các mối quan hệ trọng tâm.................................................................... 27

3.2.5

Mô hình ER ............................................................................................. 28

3.2.6


Mô hình vật lý ......................................................................................... 29

3.2.7

Mô hình cơ sở dữ liệu ............................................................................ 30

3.2.8

Sơ đồ Class .............................................................................................. 31

3.3

KẾT QUẢ XÂY DỰNG HỆ THỐNG........................................................ 32

3.3.1

Giao diện đăng nhập............................................................................... 32

3.3.2

Giao diện Danh mục sản phẩm ............................................................. 32

3.3.3

Giao diện Nhập hàng.............................................................................. 36

3.3.4

Giao diện Xuất hàng............................................................................... 40


3.3.5

Giao diện bảo hành ................................................................................. 44

3.3.6

Giao diện một số danh mục ................................................................... 45

KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 48

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô hình MVC................................................................................................. 3
Hình 2.2 Các lo ại thiết bị ............................................................................................... 9
Hình 2.3 Sơ đồ kiến trúc tổng thể của Entity Framework ....................................... 11
Hình 2.4 Các cách làm việc với Entity Framework ................................................. 12
Hình 3. 1 Biểu đồ phân cấp chức năng BFD............................................................. 14
Hình 3. 2 Biểu đồ Use case của ngƣời Quản trị hệ thống ....................................... 15
Hình 3. 3 Phân rã Use case tìm kiếm ......................................................................... 15
Hình 3. 4 Phân rã Use case nhập hàng ....................................................................... 16
Hình 3. 5 Phân rã Use case quản lý bán hàng ........................................................... 16
Hình 3. 6 Phân rã Use case quản lý bảo hành ........................................................... 17
Hình 3. 7 Phân rã Use case thống kê báo cáo ........................................................... 17
Hình 3. 8 Phân rã use case quản lý danh mục........................................................... 18
Hình 3. 9 Mối quan hệ NHAPDANHMUC .............................................................. 27
Hình 3. 10 Mối quan hệ kết hợp PhieuBaoHanhChiTiet......................................... 27

Hình 3. 11Mối quan hệ kết hợp XUATDANHMUC............................................... 27
Hình 3. 12 Mô hình ER................................................................................................ 28
Hình 3. 13 Mô hình vật lý ........................................................................................... 29
Hình 3. 14 Mô hình CSDL .......................................................................................... 30
Hình 3. 15 Sơ đồ lớp .................................................................................................... 31
Hình 3. 16 Giao diện form đăng nhập........................................................................ 32
Hình 3. 17 Giao diện danh sách danh mục sản phẩm .............................................. 32
Hình 3. 18 Giao diện thêm mới sản phẩm ................................................................. 33
Hình 3. 19 Giao diện tìm kiếm danh mục sản phẩm theo tên ................................. 33
Hình 3. 20 . Giao diện Chỉnh sửa danh mục sản phẩm............................................ 34
Hình 3. 21 Giao diện Xóa danh mục sản phẩm ....................................................... 34
Hình 3. 22 Sơ đồ tuần tự chức năng chỉnh sửa danh mục sản phẩm ..................... 35
Hình 3. 23 Giao diện danh sách phiếu nhập.............................................................. 36
Hình 3. 24 Giao diện thêm phiếu nhập ...................................................................... 36
Hình 3. 25 Giao diện tổng quát các phiếu nhập chi tiết........................................... 37
Hình 3. 26 Giao diện Xóa nhập chi tiết ..................................................................... 37
Hình 3. 27 Giao diện thêm phiếu nhập chi tiết ......................................................... 38
Hình 3. 28 Giao diện chỉnh sửa nhập chi tiết ............................................................ 38
Hình 3. 29 Sơ đồ tuần tự chức năng nhập hàng ........................................................ 39
Hình 3. 30 Giao diện cập nhật sản phẩm sau khi nhập ............................................ 40
Hình 3. 31 Giao diện danh sách phiếu xuất............................................................... 40
Hình 3. 32 Giao diện thêm phiếu xuất chi tiết cho danh mục sản phẩm ............... 41
Hình 3. 33 Giao diện cập nhật sản phẩm xuất .......................................................... 41
iii


Hình 3. 34
Hình 3. 35
Hình 3. 36
Hình 3. 37

Hình 3. 38
Hình 3. 39
Hình 3. 40

Sơ đồ tuần tự chức năng xuất hàng ......................................................... 42
Hóa đơn phiếu xuất ................................................................................... 43
Giao diện danh sách phiếu bảo hành ...................................................... 44
Giao diện theo phiếu bảo hành ................................................................ 44
Giao diện cập nhật lí do bảo hành........................................................... 45
Danh sách các nhà phân phối .................................................................. 45
Giao diện danh sách khách hàng ............................................................. 46

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tập thực thể khách hàng ............................................................................. 19
Bảng 3.2 Tập thực thể nhà phân phối ........................................................................ 19
Bảng 3.3 Tập thực thể loại lí do.................................................................................. 19
Bảng 3.4 Tập thực thể lí do ......................................................................................... 20
Bảng 3.5 Tập thực thể nƣớc sản xuất ......................................................................... 20
Bảng 3.6 Tập thực thể Hãng sản xuất ........................................................................ 20
Bảng 3.7 Tập thực thể Loại danh mục ....................................................................... 21
Bảng 3.8 Tập thực thể danh mục ................................................................................ 21
Bảng 3.9 Tập thực thể Chức vụ .................................................................................. 21
Bảng 3.10 Tập thực thể Tài khoản ............................................................................. 22
Bảng 3.11 Tập thực thể chi nhánh cửa hàng ............................................................. 22
Bảng 3.12 Tập thực thể Sản phẩm.............................................................................. 23
Bảng 3.12 Tập thực thể Phiếu bảo hành .................................................................... 23
Bảng 3.13 Tập thực thể nhà phân phối chiết khấu hóa đơn .................................... 24

Bảng 3.15 Tập thực thể Phiếu Nhập .......................................................................... 24
Bảng 3.16 Tập thực thể cửa hàng chiết khấu hóa đơn ............................................. 25
Bảng 3.17 Tập thực thể Phiếu Xuất ........................................................................... 25
Bảng 3.18 Tập thực thể Phiếu chi............................................................................... 26
Bảng 3.19 Tập thực thể Phiếu thu .............................................................................. 26

v


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Định nghĩa/Mô tả

STT Ký hiệu/Chữ viết tắt
1

BFD

Mô hình phân rã chức năng
(Business Function Diagram)

2

CDM

Mô hình mức quan niệm
(Conceptual Data Model)

3

MVC


Mô hình Model-View-Controller

4

PDM

Mô hình mức vật lý (Physical Data Model)

vi


TÓM TẮT
Ngày nay, nền kinh tế đang phát triển với xu hƣớng toàn cầu hóa của nền kinh tế
thế giới. Nhu cầu của con ngƣời ngày càng đƣợc đáp ứng, do nhu cầu về trao đổi
hàng hóa và mua bán ngày càng tăng. Một giải pháp hỗ trợ không thể thiếu mà
chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là quá trình tin học hóa. Chỉ với một vài thao tác
đơn giản bạn đã có thể thao tác nhanh chóng và chính xác những gì mà mình
muốn.
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ thì nhu cầu của con ngƣời
ngày càng tăng. Trên thị trƣờng hiện nay một phƣơng tiện thông tin đã trở nên
quen thuộc với chúng ta đó là điện thoại di động. Chỉ với một vài thao tác bạn đã
có thể kết nối tới bạn bè, ngƣời thân của mình trên khắp đất nƣớc. Không những
nó là một phƣơng tiện liên lạc mà còn đóng góp quan trọng trong các nhu cầu vui
chơi giải trí và học tập.
Qua đó cá nhân đƣa ra hệ thống quản lý bán hàng và bảo hành sản phẩm với mặt
hàng chủ yếu ở đây là về điện thoại di động. Hệ thống quản lý bao gồm các chức
năng nhƣ: quản lý thông tin nhà phân phối, khách hàng, danh mục sản phẩm,
quản lý thông tin các đơn nhập hàng, xuất hàng hàng hóa, chiết khấu, bảo hành
sản phẩm, thống kê và một số chức năng khác. Hệ thống đƣợc xây dựng theo các

bƣớc: thu thập dữ liệu về các hoạt động của cửa hàng và xây dựng mô hình cơ sở
dữ liệu. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để thiết kế giao diện theo từng chức năng
ngƣời dùng. Dùng ngôn ngữ lập trình ASP.NET theo mô hình MVC để xây dựng
các chức năng theo yêu cầu bài toán quản lý trên cơ sở dữ liệu SQL Server.
Qua quá trình thực hiện, đã xây dựng đƣợc một hệ thống có các chức năng cơ
bản đáp ứng các yêu cầu của bài toán quản lý đặt ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng
để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song, trong quá trình làm bài
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc, vì vậy
hệ thống sẽ đƣợc tiếp tục hoàn thiện và mở rộng để đƣợc cài đặt và đƣa vào sử
dụng trong thực tế.
Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp quý báu c ủa quý Thầy Cô và các
bạn cùng lớp để có thêm nhiều kinh nghiệm và ngày càng hoàn thiện.
Từ khóa: Quản lý bán hàng, quản lý nhập xuất kho, quản lý bảo hành sản phẩm
bằng ngôn ngữ ASP.NET MVC.

vii


ABSTRACT
Today, the economy is growing with the trend of globalization of the world
economy. Human needs are met because the demand for exchange of goods and
trade is increasing. An indispensable support solution that we easily realize it as
the process of computerization. With just a few simple steps we can already
manipulate quickly and exactly what I want.
Now the development technology as fast, so the needs of the growing man. On
the market today, a news media has become so familiar to us that is mobile
phone. With just a few taps you can already connect to friends, his relatives
across the country. Not only it is a means of communication but also made
important contributions in the needs of entertainment and learning.
Through that personal offering sales management systems and product warranty

for goods primarily in this is the mobile phone. Management system includes
functions such as: management, information distributors, customers, product
categories, the information management unit shipment, shipment of goods,
warranty products and systems Statistics and some other functions. The system i s
built according to the steps: collect data about the operation of the store and build
the model database. Use the support tool to design the interface for each user
functions. Used ASP.NET programming languages according to the MVC model
for building the functionality required to manage problem on SQL Server
databases.
Through the implementation process, has built a system that contains the basic
functionality that meets the requirements of the management problem posed.
Although there have been many attempts to make the subject a most complete
way. Song, in the process of doing the inevitable given that the errors themselves
have not seen, so the system will be to further improve and expand to be installed
and put into use in practice.
I look forward to receiving the feedback opinions from teachers and classmates
to get more experience and become more complete.
Keywords: Sales Manager, export-import management, inventory management,
warranty management by ASP.NET MVC language.

viii


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ lĩnh
vực nào của đời sống, việc ứng dụng tin học vào các lĩnh vực của đời sống đang dần

trở thành một nhu cầu tất yếu của con ngƣời và một trong những lĩnh vực đang đƣợc
ứng dụng tin học hóa rất phổ biến ở nƣớc ta là lĩnh vực quản lý. Với việc ứng dụng các
công nghệ trong quản lý, công việc của con ngƣời trở nên hiệu quả và nhanh chóng
hơn.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ là chất lƣợng cuộc
sống ngày càng đƣợc nâng cao, có thể thấy liên lạc là nhu cầu cần thiết của tất cả mọi
ngƣời và điện thoại là công cụ đắc lực cho nhu cầu ấy, chính vì thế nhu cầu sử dụng
điện thoại di động ngày càng tăng cao dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của các
siêu thị, cửa hàng, trung tâm mua bán điện thoại xuất hiện trên thị trƣờng.
Đi đôi với việc phát triển kinh doanh của cửa hàng thì cần phải có hệ thống quản lý
bán hàng và bảo hành sản phẩm nhằm giúp cho công tác phục vụ và chăm sóc khách
hàng một cách tốt nhất, nhờ đó mà các quy trình đƣợc quản lý chặt chẽ, chính xác,
nhanh chóng hơn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần có một hệ thống bán hàng để cung cấp cho các siêu
thị, cửa hàng cùng với nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn lĩnh vực phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin nên bản thân đã quyết định thực hiện đồ án “Xây dựng ứng dụng Web
quản lý mua bán và bảo hành sản phẩm” làm đề tài để thực hiện luận văn tốt nghiệp
và triển khai hệ thống để có thể sử dụng vào thực tế.
1.2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

Đề tài phát triển dựa trên nhiều mô hình hoạt động kinh doanh mua bán hiện có trên
thực tế. Đây là một đề tài không mới nhƣng mang tính thực tiễn và có thể triển khai
rộng. Đồng thời ứng dụng công nghệ mới với mục đích làm cho chƣơng trình có thể
đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý ngày càng phức tạp với khối lƣợng thông tin ngày càng
lớn, dễ dàng trong triển khai cũng nhƣ trong ứng dụng.
1.3

PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI


Với đề tài “Xây dựng ứng dụng Web quản lý mua bán và bảo hành sản phẩm” bằng
ngôn ngữ ASP.NET trên mô hình MVC tƣơng đối rộng nên trong bài luận văn này sẽ
tập trung chủ yếu vào xây dựng một số chức năng chính c ủa chƣơng trình.

1


Cụ thể, ứng dụng sẽ giúp ngƣời dùng dễ dàng quản lý:
-

Đăng nhập.

-

Cập nhật thông tin khách hàng, nhà cung cấp, danh mục sản phẩm.

-

Tìm thông tin danh mục sản phẩm, nhà cung cấp.

-

Quản lí phiếu nhập.

-

Quản lí phiếu xuất.

-


Chức năng bảo hành sản phẩm.

-

Thống kê xuất hóa đơn.
HƢỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.4

1.4.1 Phƣơng pháp thực hiện
 Về lý thuyết:
- Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống và các phƣơng pháp tổ chức, phân tích
và thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Áp dụng kỹ thuật lập trình cùng với ngôn ngữ SQL để tiến hành thực hiện đề
tài.
 Về kỹ thuật:
- Sử dụng công cụ Power Designer (version 15.1) để thiết kế cơ sở dữ liệu.
- Áp dụng công nghệ ASP.NET theo mô hình MVC.
- Dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008 để tạo và quản lý cơ sở dữ
liệu.
1.4.2 Hƣớng giải quyết vấn đề
-

Tìm hiểu các quy trình, thông tin, chính sách về các thủ tục nhập xuất hàng hóa
để làm cơ sở phân tích.
Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của chƣơng trình và cách thức thực hiện để
đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Xây dựng các sơ đồ cần thiết.
Triển khai mô hình cơ sở dữ liệu trong SQL Server, nhập dữ liệu vào các bảng

dữ liệu.
Thiết kế giao diện dựa trên yêu cầu và cở sở phân tích.
Xây dựng chƣơng trình ứng dụng dựa trên các chức năng đã phân tích và giao
diện đã thiết kế.

2


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ngoài những công cụ hỗ trợ quen thuộc nhƣ: PowerDesigner 15.1, SQL Server, Visual
Studio sản phẩm còn sử dụng các công nghệ mới hỗ trợ nhƣ Mô hình MVC, Bootstrap.
2.1 MÔ HÌNH MVC
2.1.1 Định nghĩa
Mô hình MVC (Model - View - Controller) là một kiến trúc phần mềm hay mô hình
thiết kế đƣợc sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Nó giúp cho các nhà phát triển tách
ứng dụng của họ ra 3 thành phần khác nhau Model, View và Controller. Mỗi thành
phần có một nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các thành phần khác, giúp cho việc
phát triển ứng dụng nâng cấp, bảo trì và thử nghiệm trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
2.1.2 Tổng Quan Asp.Net MVC
ASP.NET MVC là một Framework hỗ trợ đầy đủ cho việc xây dựng ứng dụng web
theo mô hình MVC.
Giống nhƣ ASP.NET Web Forms, ASP.NET MVC đƣợc xây dựng dựa trên ASP.NET
Framework. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng các API trong ứng dụng
ASP.NET Web Forms truyền thống vào trong ứng dụng ASP.NET MVC.
2.1.3 Kiến trúc mô hình MVC
MVC là một thiết kế dựa trên nguyên tắc chia các thành phần ứng dụng thành tầng cơ
bản: Model, View và Cotroller.

Hình 2.1 Mô hình MVC


3


2.1.3.1 Models
Là thành phần có nhiệm vụ: Truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu cho
cơ sở dữ liệu. Lƣu trữ thông tin, trạng thái của các đối tƣợng.
Tất cả các nghiệp vụ logic đều đƣợc thực thi ở Model: dữ liệu vào từ ngƣời dùng sẽ
thông qua View để kiểm tra ở Model trƣớc khi lƣu vào cơ sở dữ liệu. Việc truy xuất,
xác nhận và lƣu dữ liệu là phần việc của Model.
Là thành phần chứa tất cả các nghiệp vụ logic, phƣơng thức xử lý, truy xuất cơ sở dữ
liệu, đối tƣợng mô tả dữ liệu nhƣ các class (lớp), hàm xử lý,…
Model là các lớp java có nhiệm vụ:
-

Nhận các yêu cầu từ View.
Thực thi các yêu cầu đó (tính toán, kết nối cơ sở dữ liệu).
Trả về các giá trị tính toán cho View.

Ngoài ra, Model có thể:
-

Đánh giá tính hợp lệ của dữ liệu đầu vào.
Chuyển đổi dữ liệu.
Đƣa ra quyết định về nghiệp vụ.
Thực hiện việc xử lý dữ liệu theo một quy trình nào đó.

Với hai vai trò tƣơng đối khác biệt nên một Model thƣờng đƣợc tách thành các lớp có
các vùng xử lý riêng biệt:
-


Vùng xử lý logic nghiệp vụ: thƣờng là xử lý các quy tắc hay chính sách c ủa
nghiệp vụ cũng nhƣ quy trình nghiệp vụ.
Vùng xử lý dữ liệu: cung cấp, lƣu trữ dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu thành các
dạng khác nhau theo yêu cầu.

Trong các tình huống đơn giản, Model chỉ làm vài thao tác đơn giản nhƣ lấy dữ liệu từ
cơ sở dữ liệu. Trong các tình huống phức tạp, việc xử lý có thể là tổ hợp của hàng trăm
lớp diễn ra trên một hoặc vài máy chủ (server). Do vậy, trong Model không chỉ có các
thao tác trên cơ sở dữ liệu mà còn là trên tập tin hệ thống, bộ nhớ, networking I/O.
Model hoạt động nhƣ một tầng dịch vụ nhằm có thể tái sử dụng giữa các Controller.
Khi Controller gọi Model thông qua các giao diện lập trình (API) của Model, nó cần
biết một số ứng xử chung của Model (ví dụ: cách thức mà Model gửi tín hiệu và quá
trình xử lý yêu cầu của nó; các lỗi ngoại lệ có xảy ra hay không, kiểu của lỗi và lỗi
trong trƣờng hợp nào).

4


2.1.3.2 Views
Là thành phần chịu trách nhiệm hiển thị thông tin ngƣời dùng thông qua giao diện
User Interface (UI).
Thông thƣờng, các thông tin c ần hiển thị trên view đƣợc tạo ra từ các thành phần
Models trong mô hình dữ liệu (model data).
Đảm nhận công việc hiển thị thông tin, tƣơng tác với ngƣời dùng, nơi chứa tất cả các
đối tƣợng GUI nhƣ: textbox, images. Hiểu một cách đơn giản, nó là tập hợp các form
hoặc các file HTML.
View gồm hai phần chính:
-

Template file: định nghĩa cấu trúc và cách thức trình bày dữ liệu cho ngƣời

dùng nhƣ bố cục, màu sắc, khung nhìn.
Logic: xử lý cách áp dụng dữ liệu vào cấu trúc trình bày. Phần này có thể bao
gồm việc kiểm tra định dạng dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu sang một dạng dữ liệu
trung gian để có thể hiển thị với cấu trúc mẫu (template) đang có, kiểm tra trạng
thái và đặc tính của dữ liệu để lựa chọn một cấu trúc hiển thị phù hợp.

Bản thân View cũng là một tổ hợp của nhiều lớp. Có thể có các View con để giảm tải
trên một số lớp chính và để sử dụng lại mã. Vì vậy, tính logic của View có thể là logic
của một cây phân cấp.
Trong mô hình truyền thống View có trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu hay trạng thái
của Model thành cấu trúc trực quan. Do vậy, dữ liệu của Model cần đƣợc định nghĩa
một cách hợp lý.
Sự tách biệt của hai thành phần này trong MVC sẽ giúp cho ngƣời lập trình phân định
đƣợc một biên giới rõ ràng giữa cách thức lƣu trữ (hoặc lấy dữ liệu) và cách trình bày
dữ liệu. Vì vậy, tính phức tạp của quy trình lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu cũng nhƣ sự thay
đổi của chúng theo thời gian trƣớc khi trả về sẽ không làm ảnh hƣởng đến việc
trình bày dữ liệu. Điều này khá quan trọng trong việc tích hợp các ứng dụng.
Ngoài ra, cách làm này thực sự đảm bảo việc tách biệt vai trò của ngƣời thiết kế giao
diện với vai trò của lập trình viên thiên về dữ liệu. Nhƣ vậy, khi làm việc theo nhóm,
ngƣời quản trị dự án có thể tổ chức nhóm phát triển thành các nhóm kĩ năng và nhóm
phát triển ứng dụng song song với nhau.
Các công nghệ thƣờng đƣợc sử dụng ở View là HTML, CSS và Java Script.

5


2.1.3.3 Controllers
Là các thành phần xử lý tƣơng tác với ngƣời dùng, làm việc với model, chọn một view
thích hợp để hiển thị thông tin lên giao diện ngƣời dùng.
Trong một ứng dụng MVC, view chỉ hiển thị thông tin, còn điều khiển dòng nhập xuất

của ngƣời dùng vẫn do Controller đảm trách.
Là các lớp điều khiển luồng ứng dụng, giữ nhiệm vụ nhận và điều hƣớng các yêu cầu
từ ngƣời dùng và gọi đúng những phƣơng thức xử lý chúng. Chẳng hạn thành phần
này sẽ nhận yêu cầu từ url và form để thao tác trực tiếp với Model.
Tùy theo cách thiết kế lớp mà chúng ta thƣờng thấy Controller gồm:
-

-

Front Controller: là một controller xử lý tất cả các yêu cầu ngƣời dùng cho
trang web. Front Controller có nhiệm vụ hợp nhất tất cả các xử lý yêu cầu vào
một kênh yêu cầu thông qua một đối tƣợng.
Dispatcher: lớp điều phối hƣớng các điều khiển đi mức cao hơn.
Request: xử lý một phần dữ liệu đầu vào ở mức GET, POST.
Session: xử lý một phần dữ liệu đầu vào ở mức SESSION.

Tùy theo dữ liệu đầu vào, Controller sẽ thực hiện các phép lọc (với dịch vụ lấy từ
Model), các tính toán lựa chọn (action mapping) dựa trên kiến trúc và cấu hình nhằm
xác định thành phần lớp chính sẽ thực hiện yêu cầu của ngƣời dùng. Hiểu một cách
đơn giản, Controller là thành phần trung gian (đồng bộ hóa) giữa View và Model. Nó
nhận dữ liệu nhập vào qua View, sau đó gọi Model tƣơng ứng rồi lấy kết quả trả về từ
Model này. Tiếp theo, một View thích hợp sẽ đƣợc lựa chọn, Controller sẽ chuyển tiếp
dữ liệu vào View đó để nó xử lý.
Một số hoạt động thƣờng thấy của Controller:
-

-

Tạo form, gửi tin nhắn đến form để yêu cầu kiểm tra dữ liệu.
Tạo các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ ứng dụng, yêu cầu các lớp dịch vụ

tƣơng tác với nguồn dữ liệu để trả về hay thay đổi trạng thái dữ liệu: thực hiện
các thao tác chuyển đổi dữ liệu, kiểm tra quyền truy cập trên một hoạt động cụ
thể, tƣơng tác với cơ sở dữ liệu, tƣơng tác với các web service.
Tạo đối tƣợng View, gán các nguồn dữ liệu lấy đƣợc từ đối tƣợng dịch vụ vào
cho View.

2.1.4 Cách thức hoạt động
MVC chia trách nhiệm công việc thành ba phần riêng rẽ:
-

Phát triển (development): các nhà phát triển làm việc với Model. Đặc trƣng của
phần này là tận dụng một cách triệt để kiến thức, kỹ năng của các lập trình viên
liên quan tới thuật toán xử lý dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu.

6


-

-

Thiết kế (design): các nhà thiết kế làm việc trực tiếp với lớp View, chịu trách
nhiệm tạo ra "cảm quan" cho ứng dụng. Họ cần có kinh nghiệm làm việc với
HTML, CSS, Java Script và Graphic Design.
Hợp nhất (intergration): phần này tồn tại trong lớp Controller. Mục đích chính
là gắn kết lập trình viên và chuyên viên thiết kế giao diện với nhau. Ngƣời hợp
nhất không cần có nhiều kinh nghiệm làm việc với dữ liệu nhƣ lập trình viên
nhƣng cần nắm rõ cách tổ chức của một ứng dụng.

2.1.5 Ƣu điểm của mô hình MVC

 Ƣu điểm
- Phát triển phần mềm: một cách chuyên nghiệp hóa, có thể chia công việc cho
nhiều nhóm chuyên môn khác nhau, giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ
nâng cấp.
- Bảo trì: với các lớp đƣợc phân chia, các thành phần của một hệ thống dễ đƣợc
thay đổi, nhƣng sự thay đổi có thể đƣợc cô lập trong từng lớp, hoặc chỉ ảnh hƣởng
đến lớp ngay gần kề của nó, chứ không làm ảnh hƣởng cả chƣơng trình.
- Mở rộng: Việc thêm chức năng vào từng lớp sẽ dễ dàng hơn là phân chia theo
cách khác.
2.2

BOOTSTRAP

2.2.1 Giới thiệu
Là một framework CSS đƣợc Twitter phát triển.
Một tập hợp các bộ chọn, thuộc tính và giá trị có sẵn để giúp web designer tránh việc
lặp đi lặp lại trong quá trình tạo ra các class CSS và những đoạn mã HTML giống
nhau trong dự án web của mình.
Bootstrap là một khuôn khổ front-end mạnh mẽ để phát triển web nhanh hơn và dễ
dàng hơn. Ngoài CSS ra, thì bootstrap còn hỗ trợ các function tiện ích đƣợc viết dựa
trên Jquery (Carousel, Tooltip, Popovers,…).

7


2.2.2 Cơ chế hoạt động của Bootstrap
Bootstrap chia 1 layout ra làm 12 phần gọi là 12 grids (lƣới) trong hệ thống lƣới Grids
System. Grid – Lƣới, là những thẻ div đƣợc chia sẵn để các bạn có thể định vị các div
lớn, các phần tử 1 cách dễ dàng trên 1 layout màn hình. Với grid ta có thể canh độ
rộng của 1 div ra giữa trang web, c hia trang Web ra những div nhỏ theo ý muốn.

Các Bootstrap stylesshet cung cấp 960 grid và bố trí hiệu quả, cũng nhƣ phong cách
chuyên nghiệp thủ công cho kiểu chữ, chuyển hƣớng, bảng, biểu mẫu, các nút, và
nhiều hơn nữa. Ngoài ra còn cung cấp một bộ thƣ viện cũng đƣợc xây dựng của
jQuery plugin cho trình đơn thả xuống, các tab, hộp phƣơng thức, chú giải công cụ,
các thông điệp cảnh báo và nhiều hơn thế nữa.
2.2.3 Ƣu điểm của Bootstrap
 Ƣu điểm
- Hỗ trợ khả năng Responsive: là trang web sẽ tự động co giãn theo kích thƣớc
của cửa sổ trình duyệt.
- Tƣơng thích tốt với thiết bị cỡ nhỏ với sự phổ biến của smartphone hiện nay,
đây là một yếu tố quan trọng.
- Không cần phải design một bản riêng cho mobile, với bootstrap bạn chỉ cần
thiết kể một lần cho mọi thiết bị.
- Đƣợc tích hợp với thƣ viện jQuery và tƣơng tác tốt với chuẩn HTML5 và
CSS3.
- Ngoài ra bootstrap còn đƣợc cập nhật phiên bản thƣờng xuyên, hệ thống tài liệu
hƣớng dẫn chi tiết, thân thiện với các công cụ tìm kiếm, tƣơng thích trên nhiều
trình duyệt. Nhƣ vậy là bạn đã hiểu qua về bootstrap, để bắt đầu các bạn cần
download nó: />
8


2.2.4 Tại sao phải sử dụng Bootstrap?
Sự tƣơng thích của trình duyệt với thiết bị đã đƣợc kiểm tra nhiều lần nên có thể tin
tƣởng kết quả mình làm ra và nhiều khi không cần kiểm tra lại. Vì vậy, giúp cho dự án
của bạn tiết kiệm đƣợc thời gian và tiền bạc. Chỉ cần biết sơ qua HTML, CSS,
Javascript, Jquery là bạn có thể sử dụng Bootstrap để tạo nên một trang web sang trọng
và đầy đủ.Với giao diện mặc định là màu xám bạc sang trọng, hỗ trợ các component
thông dụng mà các website hiện nay cần có.


Hình 2.2 Các lo ại thiết bị
Do có sử dụng Grid System nên Bootstrap mặc định hỗ trợ Responsive. Bootstrap
đƣợc viết theo xu hƣớng Mobile First tức là ƣu tiên giao diện trên Mobile trƣớc. Nên
việc sử dụng Bootstrap cho website của bạn sẽ phù hợp với tất cả kích thƣớc màn hình.
Nhờ đó mà chúng ta không cần xây dựng thêm một trang web riêng biệt cho mobile.
Đội ngũ phát triển Bootstrap đã bổ sung thêm tính năng Customizer. Giúp cho
designer có thể lựa chọn những thuộc tính, component phù hợp với project của họ.
Chức năng này giúp ta khô ng cần phải tải toàn bộ mã nguồn về máy.
Phát triển giao diện website nhanh chóng. Bạn có thể mất vài ngày để hoàn thành giao
diện một website với cách dùng css thông thƣờng, còn nếu nhƣ các bạn sử dụng
bootstrap thì thời gian sẽ đƣợc rút ngắn hơn. Sự tƣơng thích của trình duyệt với thiết bị
đã đƣợc kiểm tra nhiều lần nên bạn hoàn toàn có thể tin tƣởng kết quả mình làm ra và
nhiều khi không cần kiểm tra lại nên giúp cho dự án của bạn tiết kiệm đƣợc thời gian
và tiền bạc.
Dễ học & dễ sử dụng: Bootstrap cung cấp cho chúng ta một bộ user guide quá đầy đủ,
chỉ cần bạn khá tiếng anh hoặc cũng có thể dùng google dịch thì việc chinh phục
bootstrap chỉ nằm trong tầm tay của các bạn thôi.
JavaScript: Bootstrap đƣợc trang bị với các thƣ viện JavaScript vƣợt ra ngoài cơ bản
về cấu trúc và phong cách. JavaScript thƣờng trở thành một phần không thể thiếu trong
một website, với Bootstrap các bạn có thể dễ dàng thao tác alert.
9


2.3

ADO.NET ENTITY FRAMEW ORK

2.3.1 Lịch sử phát triển Entity Framework
Phiên bản đầu tiền của Entity Framework (EF v1) đƣợc bổ sung và .NET framework
3.5 Service Pack 1 và bộ công cụ lập trình Visual Studio 2008 Service Pack 1 vào

ngày 11/8/2008. Phiên bản này đã nhận đƣợc nhiều lời phàn nàn từ phía lập trình viên
và chƣa tốt.
Phiên bản thứ hai của Entity Framework là Entity Framework 4.0 (EF v4) phát triển
cùng bộ .NET 4.0 vào ngày 12/4/ 2010. Phiên bản thứ hai giải quyết nhiều điểm hạn
chế ở phiên bản trƣớc.
Phiên bản thứ ba của Entity Framework là phiên bản 4.1 công bố vào ngày 12/4/2011.
Phiên bản 4.1 hỗ trợ cách lập trình “Code First”.
Phiên bản cải thiện từ 4.1 đó là 4.1 update 1 phát hành vào ngày 25/7/2011 sửa một vài
lỗi nhỏ và thêm chức năng.
Phiên bản tiếp theo 4.31 phát hành ngày 29/2/1012.
Phiên bản 5.0.0 phát hành ngày 11/8/2012 trong .NET Framework 4.5 nó vẫn hoạt
động trên .Net Framework 4.
Trải qua nhiều phiên bản thì hiện tại phiên bản 6.13 đã đƣợc phát hành, bạn có thể tìm
thấy trên: />2.3.2 Khái niệm Về ADO.NET Entity Framework [8]
ADO.NET Entity Framework là một nền tảng đƣợc sử dụng để làm việc với database
thông qua cơ chế ánh xạ Object/Relational Mapping (ORM). Nhờ đó, bạn có thể truy
vấn, thao tác với database gián tiếp thông qua các đối tƣợng lập trình.
The ADO.NET Entity Framework là cơ sở dữ liệu độc lập và xây dựng dựa trên một
mô hình chuẩn cung cấp ADO.NET cho phép truy cập vào cơ sở dữ liệu của bên thứ
ba thông qua việc sử dụng ADO.NET liệu cung cấp. Các nhà cung c ấp của bên thứ ba
đang có sẵn.
Lợi ích của ADO.NET Entity Framework là rút ngắn thời gian phát triển ứng dụng do
EF đã hỗ trợ sẵn các tính năng cơ bản để truy xuất dữ liệu, lập trình viên đƣợc làm
việc với ứng dụng hƣớng đối tƣợng đúng nghĩa, không phụ thuộc quá nhiều vào mô
hình lƣu trữ, công việc truy xuất dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.
Bất lợi của ADO.NET Entity Framework là nếu cơ sở dữ liệu thay đổi các quan hệ thì
ADO.NET Entity sẽ không thay đổi theo, bạn phải update từ ADO.NET Entity đã có.

10



2.3.3 Tổng quan kiến trúc của Entity Framework [6]

Hình 2.3 Sơ đồ kiến trúc tổng thể của Entity Framework
Trong đó:
-

-

-

EDM (Entity Data Model): bao gồm ba phần chính Conceptual model, Mapping
and Storage model.
Conceptual Model - (khái niệm mô hình): là các lớp và mối quan hệ tƣơng ứng
với cơ sở dữ liệu. Điều này sẽ đƣợc độc lập từ cơ sở dữ liệu.
Storage Model - (mô hình lƣu trữ): mô hình thiết kế cơ sở dữ liệu bao gồm
Table, View, Store procedure, Relationship, Key,…
Mapping - (bản đồ): gồm thông tin các khái niệm mô hình do developer ánh xạ
tới mô hình lƣu trữ hay cơ sở dữ liệu.
LINQ to Entities: là ngôn ngữ truy vấn đƣợc sử dụng để truy vấn với mô hình
đối tƣợng Object model. Giá trị trả về tuỳ thuộc theo developer, theo Model.
Entity SQL: là ngôn ngữ truy vấn giống nhƣ LINQ to Entities nhƣng nó hơi
phức tạp hơn.
Object Service: phục vụ cho việc truy cập, trả giá trị dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
Object Service cung c ấp đầy đủ dịch vụ để quá trình chuyển đổi dữ liệu từ thực
thể đến cấu trúc đối tƣợng dễ dàng hơn.
Entity Client Data Provider: giúp chuyển đổi L2E hoặc truy vấn Entity SQL
vào truy vấn SQL trong cơ sở dữ liệu. Nó sẽ giao tiếp với ADO.NET data
provider hoặc lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
ADO.Net Data Provider: lớp này giao tiếp với cơ sở dữ liệu sử dụng theo chuẩn

ADO.NET.

11


2.3.4 Các kiểu xây dựng với Entity Framework
Có 3 kiểu xây dựng cấu trúc EF bao gồm:
-

-

-

Code First: Riêng với cách này bạn có 2 lựa chọn, làm việc với database có sẵn
hoặc sẽ tạo mới, thƣờng đƣợc sử dụng cho các dự án mới chƣa có cơ sở dữ liệu.
Đƣợc xây dựng bằng các tự xây dựng các Object qua đó tạo ra cơ sở dữ liệu
tƣơng ứng.
Database First: Sử dụng khi đã có sẵn Database thích hợp cho các mô hình
chuyển đổi giao diện nền (sử dụng công nghệ lập trình khác mà không thay đổi
cấu trúc Database).
Model First: Sử dụng công nghệ Model do EF cung c ấp để tạo các thực thể
(Entities), các quan hệ (Relationship) và các mối quan hệ kế thừa trên giao diện
Model. Sau đó sẽ tạo ra Database tƣơng ứng. Điều này khác với việc dùng Code
First – Hoàn toàn không có giao diện Model mà phải tự viết bằng code.

Hình 2.4 Các cách làm việc với Entity Framework

12



CHƢƠNG 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1

MÔ TẢ BÀI TOÁN

Cửa hàng điện thoại di động là nơi trao đổi mua bán trao điện thoại với nhiều hình
thức trao đổi, giao dịch, bảo hành. Nguồn hàng đƣợc lấy từ các nhà cung cấp, hãng sản
xuất hoặc các công ty trong và ngoài nƣớc. Sau đó, cửa hàng đem phân phối, bán lại
cho các khách hàng, cửa hàng nhỏ hoặc các công ty con. Cửa hàng đảm nhận vị trí
trung gian trong việc mua bán và bảo hành sản phẩm cho khách hàng và đƣợc hƣởng
lợi nhuận hoặc hoa hồng từ hình thức chiết khấu của nhà cung ứng. Khách hàng đƣợc
đảm bảo quyền lợi bảo hành cho sản phẩm và hƣởng lợi ích khuyến mãi hoặc chính
sách chiết khấu, giảm giá từ cửa hàng.
Trƣớc khi nhập hàng vào kho thì cửa hàng sẽ kiểm tra hàng hóa đồng thời tiến hành
ghi nhận lại các thông tin nhập hàng cần thiết để lƣu lại. Điện thoại sau khi đƣợc nhập
vào kho sẽ đƣợc lƣu trữ và quản lý thông tin của từng sản phẩm để sau này có thể
thuận tiện cho việc bảo hành sản phẩm của chính cửa hàng.
Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, cửa hàng sẽ tiến hành kiểm tra trong kho, nếu
trong kho còn hàng thì nhân viên lập phiếu xuất hàng. Sau đó cửa hàng tiến hành bàn
giao sản phẩm cho khách và gửi đến hóa đơn thanh toán, các gi ấy tờ liên quan và kèm
theo các khuyến mãi (nếu có). Để tiện cho việc quản lý, hệ thống sẽ lƣu trữ thông tin
sản phẩm đƣợc xuất để thuận tiện cho khâu bảo hành hành phẩm sau khi bán. Trong
thời gian bảo hành khách hàng có thể nhờ đến sự trợ giúp khi gặp sự cố.
Khi khách hàng gặp vấn đề về thiết bị, nhân viên sẽ tiến hành lập phiếu bảo hành ghi
nhận lại tình trạng máy và kiểm tra xem vấn đề lỗi do đâu trong khuôn khổ bảo hành
do lỗi của nhà cung cấp.
Nhằm giúp cho việc quản lý chặt chẽ, cửa hàng sẽ lƣu trữ và quản lý thông tin các nhà
cung cấp, khách hàng và một số danh mục cần thiết để có thể tìm kiếm, chỉnh sửa và
xóa đi khi cần thiết. Ngƣời dùng có thể nắm bắt đầy đủ thông tin và thông qua đó có
thể tìm kiếm một cách dễ dàng khi biết mã hoặc tên các đối tƣợng.

Sau một thời gian nhất định, cửa hàng sẽ tiến hành tổng hợp thông tin mua bán và các
thông tin liên quan khác.
Chƣơng trình là công cụ quản lý bán hàng hiệu quả, làm đơn giản hóa việc lập các hoá
đơn giấy tờ cũng nhƣ việc lƣu trữ chúng, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác
làm cơ sở cho việc ra quyết định trong kinh doanh, phục vụ hữu hiệu cho việc quản lý
và phát triển của cửa hàng.

13


PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH

3.2

3.2.1 Sơ đồ Biểu đồ phân cấp chức năng BFD
Quản lý bán hàng
và bảo hành

Quản lý danh mục

Quản lý nhập hàng

Khách hàng

Lập phiếu nhập

Nhà cung cấp

Lập phiếu nhập
chi tiết


Quản lí xuất hàng

Lập phiếu xuất

Lập phiếu xuất
chi tiết

Quản lí bảo hành

Tìm kiếm

Lập phiếu bảo hành

Tìm kiếm danh mục
sản phẩm

Cập nhật thông tin
bảo hành chi tiết

Tìm kiếm nhà cung
cấp

Thống kê báo cáo

Hệ thống

Xuất hóa đơn

Đăng nhập


Thống kê hàng tồn

Đăng xuất

Tìm kiếm khách
hàng

Danh mục
sản phẩm

Hình 3. 1 Biểu đồ phân cấp chức năng BFD
Trong đó:
-

Quản lý các danh mục bao gồm: quản lý nhà cung cấp, khách hàng, danh mục
và sản phẩm.
Quản lý nhập hàng: lập phiếu nhập hàng, lập phiếu nhập chi tiết.
Quản lý Xuất hàng: lập phiếu xuất hàng, lập phiếu xuất chi tiết.
Quản lý bảo hành: lập phiếu bảo hành, cập nhật thông tin bảo hành chi tiết.
Tìm kiếm: bao gồm tìm kiếm sản phẩm, nhà cung c ấp và khách hàng.
Thống kê-Báo cáo: Xuất hóa đơn xuất hàng, thống kê hàng tồn.
Hệ thống: đăng nhập và đăng xuất vào hệ thống.

14


×