Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài vật lý 12 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM VẬT LÝ
------

TẬP THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM VẬT LÝ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Ths.GVC.Đặng Thị Bắc Lý

Mai Thị Lệ Thu
Mã số SV:1117615
Lớp: SP. Vật lý – Công nghệ
Khóa: 37

Cần Thơ, 2015


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài VL 12 NC

LỜI CẢM ƠN



Sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay
nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian học tập vừa qua từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Sư phạm Trường Đại Học Cần Thơ đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Ths.Đặng Thị Bắc Lý đã tận tâm hướng dẫn chúng em
qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về việc làm luận
văn. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài luận văn này của
em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô.
Kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi
những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của quý Thầy Cô và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện
hơn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Lệ Thu

GVHD: Th.S – GVC: Đặng Thị Bắc Lý

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài VL 12 NC

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu,
kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Tác giả

Mai Thị Lệ Thu

GVHD: Th.S – GVC: Đặng Thị Bắc Lý

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài VL 12 NC

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................... 1
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1
4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU........................................ 1
5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI........................................................................ 2
6. THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI ............................................................................. 2
PHẦN 2. NỘI DUNG................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG ...................... 3

1.1 Quá trình dạy học .................................................................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa quá trình dạy học ....................................................................... 3
1.1.2. Mục tiêu của quá trình dạy học.................................................................... 3
1.2 Hứng thú và biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật lý ......................... 4
1.2.1 Khái niệm hứng thú ...................................................................................... 4
1.2.2 Biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật lý....................................... 4
1.3 Các định hƣớng trong dạy học của MARZANO ................................................ 5
1.4 Lý thuyết chung về mở đầu bài giảng ................................................................. 7
1.4.1 Vị trí và vai trò của mở đầu bài giảng ......................................................... 7
1.4.2 Yêu cầu chung để việc mở đầu bài giảng đạt hiệu quả ............................... 7
1.4.3 Các cách mở đầu bài giảng ........................................................................... 7
1.4.4 Quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng ................................................... 12
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10 BÀI VẬT LÝ 12
NÂNG CAO ................................................................................................................. 14
2.1. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “11. Dao động cƣỡng bức. Cộng
hƣởng” ......................................................................................................................... 14
2.2. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “16. Giao thoa sóng” ........................... 17
2.3. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “17. Sóng âm” ..................................... 19
2.4. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “32. Máy biến áp – Truyền tải điện
năng” ............................................................................................................................ 22
2.5. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “35. Tán sắc ánh sáng” ....................... 24
2.6. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “40: Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại” .... 27

GVHD: Th.S – GVC: Đặng Thị Bắc Lý

i

SVTH: Mai Thị Lệ Thu



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài VL 12 NC

2.7. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “41. Tia X. Thuyết điện từ ánh sáng.
Thang sóng điện từ” .................................................................................................... 29
2.8. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “49. Sự phát quang. Sơ lƣợc về Laze”..
...................................................................................................................................... 31
2.9. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “53. Phóng xạ” .................................... 34
2.10 Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “56. Phản ứng phân hạch” ................ 37
PHẦN 3. KẾT LUẬN .................................................................................................. 41
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................................................................ 41
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 41
3. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƢƠNG LAI ......................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Th.S – GVC: Đặng Thị Bắc Lý

ii

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
---------1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bất kì hoạt động nào cũng cần có sự mở đầu, đối với GV khi bắt đầu một tiết dạy

mới đều phải có phần mở đầu bài giảng. Vật lý là môn khoa học nó rất có ích cho cuộc
sống, nó có thể giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Nếu HS quan
tâm đến môn Vật lý, có hứng thú học nó thì sẽ thấy đây là một môn thú vị, bổ ích. Do
vậy, yêu cầu của người GV là phải làm sao tạo hứng thú cho HS trong môn học này, một
trong những cách tạo hứng thú học tập là mở đầu bài giảng. Mở đầu bài giảng tuy ngắn
nhưng quyết định hiệu quả của cả giờ học. Có nhiều GV xem nhẹ việc mở đầu bài giảng
và cho rằng khi mình giảng thì tự khắc HS sẽ chú ý học bài. Qua thực tế thực tập ở
trường THPT, trong quá trình tìm hiểu, trò chuyện với một số GV, dự giờ các tiết dạy tôi
nhận thấy rằng nhiều GV chưa chú ý nhiều đến việc mở đầu bài giảng để tạo cho HS cảm
thấy hứng thú với môn học. Nhưng thực tế mở đầu bài giảng giúp rất nhiều trong việc
cuốn hút HS tham gia học tập, làm HS chủ động và tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến
thức.
Một tiết học có phần mở đầu bài giảng thú vị, gây được sự chú ý và hứng thú cho
HS từ những phút đầu tiên của tiết học và sẽ góp phần làm cho quá trình dạy học được
hiệu quả hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của việc mở đầu bài giảng, tôi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 nâng
cao”. Với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy học và thực hiện tốt
mục tiêu dạy học, trong luận văn này tôi xin đưa ra một số cách mở đầu bài giảng tạo
hứng thú cho HS trong một số tiết học cụ thể môn Vật lý (cụ thể “Vật lý 12 nâng cao”).

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên cơ sở của việc mở đầu bài giảng, đề tài đề xuất một số mục tiêu để mở đầu
bài giảng hiệu quả nhằm tạo hứng thú học tập môn Vật lý cho học sinh như sau:
- Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến mở đầu bài giảng.
- Xây dựng quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng.
- Vận dụng các quy trình này để thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý
12 nâng cao.

3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa các vấn đề sau: Lý thuyết về việc mở đầu bài giảng (MĐBG), xây

dựng quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng và vận dụng các quy trình này để thiết kế
đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài trong sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao (NC).

4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi thực hiện các phương pháp và phương tiện nghiên cứu
như sau:

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

1

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Phương pháp:
+ Nghiên cứu lý thuyết: về một số kĩ thuật mở đầu bài giảng hiệu quả, thu thập các
thông tin, tìm đọc tài liệu từ sách tham khảo, internet, các phương pháp giảng dạy
có sử dụng câu hỏi hiệu quả, sau đó tổng hợp, xây dựng quy trình thiết kế đoạn mở
đầu bài giảng.
+ Vận dụng quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng để thiết kế đoạn mở đầu bài
giảng cho 10 bài Vật lý 12 nâng cao.
- Phương tiện: Tôi sử dụng các tài liệu như : Sách giáo viên vật lý 12 nâng cao, sách
giáo khoa vật lý 12 nâng cao, lý luận dạy học vật lý, lý luận dạy học, tài liệu giáo dục học
và các phương tiện thông tin, các bài báo có liên quan đến nội dung mở đầu bài giảng.
-


5. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Bước 1: Xác định mục tiêu của đề tài.
Bước 2: Thu thập và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
Bước 3: Lập đề cương nghiên cứu đề tài.
Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Bước 5: Chọn 10 bài trong sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao để thiết kế đoạn mở
đầu bài giảng.
Bước 6: Vận dụng quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng để thiết kế đoạn mở
đầu bài giảng cho 10 bài đã chọn trong sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao.
Bước 7: Viết, chỉnh sửa và hoàn thành đề tài.
Bước 8: Báo cáo thử luận văn.
Bước 9: Báo cáo luận văn.

6. THUẬT NGỮ TRONG ĐỀ TÀI
HS: học sinh
GV: giáo viên
PP: phương pháp
MĐBG: mở đầu bài giảng
VL: vật lý
NC: nâng cao
SGK: sách giáo khoa
SGV: sách giáo viên
QTDH: quá trình dạy học
MĐ: mục đích
MT: mục tiêu
ND: nội dung
THPT: trung học phổ thông

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý


2

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

PHẦN 2. NỘI DUNG
---------CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG
Trong chương 1 của đề tài, tôi tập trung làm sáng tỏ các vấn đề như sau: khái niệm
quá trình dạy học, hứng thú và biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật lý, các định
hướng của Mazano trong quá trình dạy học và lý thuyết chung về mở đầu bài giảng.
1.1 Quá trình dạy học
Phần đầu tiên của chương tôi tìm hiểu định nghĩa quá trình dạy học và mục tiêu của
quá trình dạy học.
1.1.1.Định nghĩa quá trình dạy học
Theo quan điểm tương tác hoạt động của Vưgotxky L. X (1896 – 1934) và nhiều nhà
giáo dục đương thời lúc này, dạy học có thể hiểu là quá trình hoạt động phối hợp giữa
GV và HS. Trong đó hoạt động của giáo viên đóng vai trò chủ đạo, hoạt động của học
sinh đóng vai trò chủ động nhằm thực hiện mục đích dạy học [5].
Trong QTDH, GV thực hiện hoạt động dạy HS thực hiện hoạt động học. Hai hoạt
động này được tiến hành phối hợp, tương tác với nhau để tiến đến mục đích cuối cùng
bồi dưỡng cho HS hệ thống tri thức, hiểu biết về vấn đề diễn ra trong cuộc sống, hệ thống
kĩ năng hoạt động trí và lực. Bên cạnh đó, ngoài việc phối hợp hoạt động cung cấp tri
thức cho HS thì GV còn cần phải suy nghĩ để giúp HS sử dụng tri thức, những kinh
nghiệm mà GV thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cuộc sống,
kết hợp với tri thức GV cung cấp tạo sự hiểu biết cho HS để thông qua đó hình thành cho
HS kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức, quan điểm và thái độ đúng đắn đối với

bản thân, đối với cuộc sống.
Như vậy, quá trình dạy học được định nghĩa như sau: Quá trình dạy học là quá
trình mà dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác,
tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình nhằm thực hiện những
nhiệm vụ dạy học [3].
1.1.2. Mục tiêu của quá trình dạy học
Mục tiêu của quá trình dạy học là sự mô tả tương đối cụ thể, chi tiết những điều học
sinh nên biết và có thể làm sau một tiết học.
Mục đích là sự mô tả rất chung chung những gì học sinh hiểu biết và có khả năng làm
được. Mục đích dạy học được viết ra để thể hiện trong khoảng thời gian dài như một
năm, một học kỳ. Mục đích dạy học cũng là khởi điểm của các mục tiêu dạy học cụ thể
hơn [5].

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

3

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Giữa MĐ – ND – PP có mối quan hệ mật thiết với nhau, người GV sẽ ý thức được và
suy ngẫm cho từng hoạt động của mình được ghi trong giáo án, bài giảng, tài liệu học tập,
cho việc chuẩn bị phương tiện dạy học… Mọi thứ phải mang ý nghĩa nhất quán: Dạy cái
gì? Dạy như thế nào? Dạy nhằm mục đích gì?
Trong quá trình dạy học, cần phải dạy những nội dung nhằm đạt được mục tiêu đã
đưa ra. Giữa nội dung và mục tiêu có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong một bài học

giữa nội dung và mục tiêu được thể hiện thông qua sơ đồ sau [6]:
MT

ND

PP

Nội dung có nhiệm vụ thực thiện mục tiêu của bài, mục tiêu của bài sẽ được thực
hiện bằng những phương pháp dạy học của giáo viên, phương pháp dạy học đó phải đáp
ứng được mục tiêu của bài. Trong quá trình dạy học cần phải trả lời được các câu hỏi như
sau: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy nhằm mục tiêu gì? Yếu tố mục tiêu là yếu tố chủ
đạo.
1.2 Hứng thú và biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật lý
Phần thứ 2 của chương này tôi tìm hiểu khái niệm hứng thú và biểu hiện của hứng
thú trong học tập môn Vật lý. Từ đó, làm cơ sở đưa ra các kĩ thuật tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
1.2.1 Khái niệm hứng thú
Đã có nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa về hứng thú. Trong luận văn này, tôi sử dụng
định nghĩa của tác giả Nguyễn Quang Uẩn [7]:
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối
với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt
động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt
động của cá nhân.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận
thức, tăng sức làm việc.Vì thế cùng với nhu cầu, hứng thú là một trong hệ thống động lực
của nhân cách.
1.2.2 Biểu hiện của hứng thú trong học tập môn Vật lý
Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc thì con người sẽ có cảm giác dễ
chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn
vào hoạt động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hoạt động gì cũng sẽ không

đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

4

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí
xuất hiện cảm xúc tiêu cực.
Hứng thú học tập môn vật lý biểu hiện cả ở trong và ngoài giờ học:
+ Ở trong giờ học: Biểu hiện của hứng thú là chăm chỉ nghe giảng, xây dựng bài,
hăng hái phát biểu ý kiến.
+ Ngoài giờ học: Các em tìm đọc thêm các sách tham khảo môn vật lý, tìm hiểu các
hiện tượng vật lý ngoài đời sống, tìm cách giải thích theo kiến thức đã học. Việc tổ chức
những buổi tham quan du lịch, các hình ảnh sự vật, hiện tượng tự nhiên cũng tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Những biểu hiện của hứng thú học tập của mỗi học sinh về môn
Vật lý, ở mỗi lớp, mỗi lứa tuổi là khác nhau. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát thì ta
có thể nhận biết đuợc, bởi các em thường bộc lộ cảm xúc, tình cảm ra bên ngoài nên rất
dễ nhận biết.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận
thức, tăng sức làm việc, sự sáng tạo. Hứng thú là một trong những nhân tố quan trọng: có
thể khẳng định rằng tạo một hứng thú trong một tiết học, giờ học vật lý là đã tạo được
sự thành công của giờ học. Có hứng thú học thì khả năng tiếp thu bài của học sinh được
tăng lên; chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt; hứng thú học tập chi phối sự thành

công hay thất bại của bài giảng.
Người giáo viên gây đuợc hứng thú với học sinh thì đó là một thuận lợi
cho môn dạy của mình. Chất luợng dạy học tăng lên rõ rệt. Nó tích cực đối với
tất cả các môn học.
1.3 Các định hƣớng trong dạy học của MARZANO
Theo quan điểm dạy học hiện đại “lấy HS làm trung tâm” thì mối quan hệ giữa quá
trình dạy học và phát triển trí tuệ thể hiện rất rõ ràng trong quá trình dạy học. Đó là
nguyên nhân tại sao các nhà lý luận dạy học luôn tìm cách thức, đường đi, phương tiện
dạy học mới hay nói khác đi họ luôn tìm kiếm các phương pháp dạy học tích cực để phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
Trong QTDH phải hướng đến hai cái đích quan trọng nhất là: chất lượng tri thức và
phát triển trí tuệ của HS. Trong quá trình này, phải định hướng rõ ràng bằng những lý
thuyết khái quát trước khi đi đến những PPDH cụ thể. Một trong những lí thuyết được
các nhà giáo dục trên thế giới sử dụng nhiều là lý thuyết của Robert Mazano về các định
hướng trong QTDH [3], tác giả đã đúc kết và đưa ra 5 định hướng làm thế nào để HS vừa
nắm vững tri thức đồng thời phát triển tư duy thông qua các hoạt động dạy học. Năm
định hướng đó là:
- Định hướng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực.
- Định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và kết nối các kiến thức đã có.
- Định hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức.
- Định hướng 4: Sử dụng kiến thức có ý nghĩa.
- Định hướng 5: Tạo thói quen tư duy.

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

5

SVTH: Mai Thị Lệ Thu



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Trong 5 định hướng đã nêu ở trên, ở các định hướng 2, 3, 4 ẩn chứa các câu hỏi như:
“dạy cái gì?”, “dạy như thế nào”, “làm như vậy để làm gì?”. Định hướng 5 cũng đã nói
cho chúng ta rõ: “ dạy học phải đạt kết quả cuối cùng là biết tư duy và tư duy có hiệu
quả”. Các định hướng 2, 3 và 4 vạch ra cho ra người giáo viên chiến lược làm việc về nội
dung bài giảng đối với học sinh và những định hướng này thể hiện những việc làm cụ thể
của thầy và trò trong một chiến lược dạy học mới, định hướng 5 là hướng đến hiệu quả
của chiến lược ấy. Định hướng 1 là mở đầu cho chiến lược dạy học mà ta đang nói tới.
Một chiến lược hoạt động tư duy sẽ thành công nếu như thầy giáo tạo được cho HS cảm
nhận tốt khi bắt đầu chiến lược ấy.
Theo quan điểm của Mazano thì bầu không khí tích cực ảnh hưởng rất lớn trong quá
trình học tập hiệu quả. Bầu không khí tích cực ở đây được hiểu là bầu không khí vật lý
(ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ…), bầu không khí tâm lí: bình đẳng, an tâm, hợp tác, quan
tâm lẫn nhau và tâm thế sẵn sàng để bắt đầu tiết học [3]. Bầu không khí học tập tích cực
này diễn ra trong suốt quá trình học và ngay sau khi mở đầu bài giảng. Muốn HS có thái
độ tích cực và sẵn sàng hợp tác ngay thì khi bắt đầu tiết học người GV nên tạo cho học
sinh thấy thích thú với chủ đề học, nhận thấy giờ học có tác dụng với bản thân học sinh,
thấy mình có thể cùng thầy và bạn cùng nhau giải quyết tốt bài học. Bầu không khí học
tập thoải mái, vui tươi cùng với việc cung cấp các kiến thức có ích, thú vị sẽ hấp dẫn các
em tham gia một cách tích cực hơn.
Để tạo được bầu không khí tích cực, rõ ràng vai trò của thầy cực kì quan trọng. GV
bước vào lớp với nét mặt vui vẻ, hỏi thăm trò chuyện vài lời với một vài HS, giọng nói tự
nhiên, ấm áp, những câu chuyện mở đầu bài giảng của GV làm cho bài giảng bắt đầu một
cách tự nhiên, tìm cho lớp học một môi trường học thích hợp sẽ quyết định một giờ giảng
có triển vọng thu được kết quả tốt. Thực chất đây là bước chuẩn bị về mặt tâm lý cho học
sinh, sao cho các em thấy được mình đang ở trong một không gian mà trong đó mọi
người đang có cái đích chung là chuẩn bị kiếm cái gì đó mới mẻ, thú vị, có tác dụng với

bản thân. Đó chình là GV đã làm cho HS nhận thức tích cực về việc học của mình. Có thể
vận dụng các cách mở đầu bài giảng sau đây nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện định hướng
1 [3]:
1. Mở đầu trực tiếp
2. Mở đầu bằng một câu chuyện
3. Mở đầu bằng nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ
4. Mở đầu bằng một vướng mắc khi giải một bài tập
5. Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò
6. Mở đầu bằng một câu hỏi có vấn đề
7. Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật
8. Mở đầu bằng một trích dẫn
9. Mở đầu bằng một bức tranh có liên quan đến nội dung sắp học
10. Mở đầu bằng một phản đề
11. Mở đầu bằng một sự thấu hiểu người học
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

6

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

12. Mở đầu bằng một thái độ thân thiện với học sinh
13. Mở đầu bằng một thực tế xã hội, ở địa phương, trong kĩ thuật
14. Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giảng
Từ những điều trên, tôi thấy người GV nên áp dụng định hướng 1 này vào thực tiễn
giảng dạy, đặc biệt là vào việc mở đầu bài giảng để tạo hứng thú học tập cho học sinh và

góp phần làm cho việc học của HS đạt hiệu quả hơn.
1.4 Lý thuyết chung về mở đầu bài giảng
1.4.1 Vị trí và vai trò của mở đầu bài giảng
Mở đầu bài giảng là công đoạn khởi đầu cho tiết học, thường diễn ra khoảng vài
phút.Mở đầu bài giảng phải đảm bảo thực hiện được 2 nhiệm vụ [6]:
+ Định hướng học tập cho HS (nghĩa là bài học này nhằm mục đích gì? Để trả lời câu hỏi
gì? HS thu được gì sau tiết học này?…)
+ Thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học, qua đó quản lý và kiểm soát lớp học thông
qua các hình thức triển khai dạy học.
Việc mở đầu bài giảng một cách tự nhiên sẽ tạo bầu không khí vui tươi, thoải mái,
làm cho học sinh bước vào bài mới một cách tự tin.
1.4.2 Yêu cầu chung để việc mở đầu bài giảng đạt hiệu quả
- Mở đầu bài giảng phải luôn phù hợp với nội dung chính và mục tiêu cần đạt của
bài. Có như vậy, sự thống nhất của bài giảng mới đạt được.
- Mở đầu bài giảng phải ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng và mang tính chất tình huống
tạo ấn tượng đầu tiên trong đầu học sinh.
- Mở đầu phải phù hợp với đối tượng HS nghĩa là những mẩu chuyện, những sự
việc đưa ra cần được tất cả học sinh hiểu ngay để nổi bật tình huống cần nổi bật từ đó
mới gây được hứng thú và khiến học sinh chủ động lĩnh hội được kiến thức [4].
1.4.3 Các cách mở đầu bài giảng
Để tạo bầu không khí học tập tích cực và tùy theo mục tiêu của tiết học, nội dung bài
học và đối tượng học sinh mà có thể xây dựng các hình thức tổ chức bài giảng khác nhau.
Có thể phân loại các cách MĐBG như sau [4]:
Cách 1: Mở đầu bài giảng trực tiếp
Đây là cách mở đầu phổ biến, ở cách mở đầu này, GV có thể truyền tải thông tin
đến HS một cách nhanh chóng và trực tiếp mà không cần tốn nhiều thời gian. Kiểu mở
đầu này gần giống như kể chuyện, nhưng nội dung không cấu trúc như một câu chuyện.
GV trình bày ngay một sự kiện, nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung để vào bài
giảng.
Ví dụ [4]:

 Bài “Định luật khúc xạ”: Hiện tượng thấy vũng nước trên đường nhựa khi đi xe
giữa trưa, trời nắng nóng.
 Bài “Định luật quán tính”: Hiện tượng ngồi trên xe khi thắng gấp.
 Bài “Máy quang phổ - Quang phổ liên tục”: Hiện tượng cầu vồng.
Cách 2: Mở đầu bằng một câu chuyện
GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

7

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Đây là cách mở đầu đơn giản nhất. HS rất thích nghe kể chuyện, khi GV kể
chuyện thì HS sẽ dễ dàng thu hút và dễ dàng lắng nghe hơn. HS rất thích nghe những câu
chuyện dù là những câu chuyện rất ngắn.
Tuy nhiên, ngoài việc gắn liền với nội dung, câu chuyện còn có yêu cầu là phải
thực tế và đặc biệt là không phản giáo dục. Ngoài ra cần phải chú ý tính đến thời gian.
Thông thường nhất vẫn là câu chuyện lịch sử khoa học, chuyện về các nhà bác học
có liên quan đến nội dung dạy học và mang tính giáo dục. Kết quả hoặc ý nghĩa của câu
chuyện cần được giải thích rõ ở cuối bài giảng.
Ví dụ [4]:
Bài “Lực đẩy Archimede”: kể chuyện Archimede khám phá lực đẩy của chất
lỏng.
 Bài “ Sự rơi tự do”: kể chuyện tháp nghiêng Piza
 Bài “ Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức”: kể chuyện đoàn quân đi đều
qua cầu thì cầu sập.

 Bài “Định luật khúc xạ” kể chuyện ảnh ảo trên sa mạc.
Cách 3: Mở đầu bằng nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ
Việc kiểm tra đầu giờ không những nhằm đánh giá việc học của HS ở nhà mà còn
công việc chuẩn bị tri thức cho HS (cả lớp) bước vào bài mới một cách đồng đều giúp HS
ôn lại kiến thức cũ làm cơ sở cho việc học kiến thức mới.
Ví dụ [4]:
 Trước khi dạy định luật III Newton:
kiểm tra những vấn đề xung quang định luật I, II
Newton.
 Trước khi dạy bài “ Qui tắc hợp lực
song song”: kiểm tra thí nghiệm kiểm chứng hệ 3
lực cân bằng. Sau khi học sinh trình bày, vẽ hình,
giáo viên đề nghị HS tưởng tượng dịch chuyển
điểm A và B lại gần nhau (hình 1.1).
Hình 1.1 Quy tắc hợp lực.
Cách 4: Mở đầu bằng một vƣớng mắc khi giải một bài tập
Kiểu này cũng giống như kiểu trên nhưng là giải một bài tập có liên quan đến kiến
thức bài trước. Sau đó, đặt thêm điều kiện hoặc giả định để HS không giải được. Muốn
giải được phải học bài mới.
Cách 5: Mở đầu bằng khêu gợi trí tò mò
Trí tò mò là bản tính của con người, đặc biệt là lứa tuổi HS. Các em sẽ rất quan
tâm đến những gì ta sẽ giảng nếu ta khêu gợi được trí tò mò của các em. Vấn đề là làm
thế nào để khêu gợi trí tò mò của HS. Một câu chuyện, một hiện tượng vật lý mà các em
chưa giải thích được cũng có thể gợi tò mò, song ở đây có yêu cầu cao hơn về nghệ thuật
trình bày của giáo viên. Một vấn đề, một hiện tượng có vẻ rất đơn giản song ít người để ý
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

8

SVTH: Mai Thị Lệ Thu



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

tới. Khi ta đưa hiện tượng, sự việc ấy ra và chỉ đúng “ ở chỗ” mà học sinh không hề chú
ý, tạo cho các em một cảm giác hơi lạ nhưng thú vị [4].
Ví dụ:
 Bài “Sự phản xạ ánh sáng”: Các pha mặt trăng là rất thường tình với con người.
Nếu đặt vấn đề là bóng Trái Đất là cho Mặt Trăng có hình lưỡi liềm (có lẽ học sinh tin
như vậy) rồi phủ nhận điều đó. HS sẽ tự vấn: Đúng hay sai?
Bài “Hiện tượng căng mặt ngoài”: Cũng đặt vấn đề như trên nhưng dùng thí
nghiệm cho học sinh quan sát kĩ mặt nước trong ống thủy tinh nhỏ. Lúc này học sinh lại
thấy mặt nước hình như là mặt lõm (hình 2).

Hình 1.2. Hình ảnh mặt nƣớc trong ống thủy tinh.
Cách 6: Mở đầu bằng một câu hỏi có vấn đề
Về bản chất, cách mở đầu này cũng giống như cách mở đầu trực tiếp và gây trí tò
mò. Song về cấu trúc, cần đưa HS vào vấn đề ( giả định tự các em chứng kiến sự việc) và
đặt câu hỏi ngay.
Ví dụ[4]:
 Có bao giờ các em tự hỏi, tại sao lúc thì trăng tròn , lúc thì trăng lưỡi liềm
chưa?
 Có bao giờ các em cho rằng mặt nước là mặt lõm hay không?
Cách 7: Mở đầu bằng một sự kiện cập nhật nội dung (thời sự):
Ví dụ[4]:
 Bài “ Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. Hiện tượng siêu dẫn”: Đọc một
tin tức mới nhất về việc nghiên cứu tìm ra chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao.
 Bài “Năng lượng”: Báo tin một nhà máy thủy điện ở nước ta mới hoàn thành.

 Những bài có liên quan tới môi trường như âm học, khí quyển, phóng xạ,… có
thể cập nhật bằng những bài viết về bảo vệ môi trường…
Cách 8: Mở đầu bằng một trích dẫn
GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

9

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Dùng trực tiếp các câu danh ngôn, câu nói của những người nổi tiếng (có liên quan
đến nội dung) hoặc bài biết… là một cách mở đầu trục tiếp.
Ví dụ [4]:
 Bài “Đòn bẩy”: Archimede nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy trái đất
đi”.
 Mở đầu chương “ Lượng tử ánh sáng”: Kari Marx có lần đã khẳng định rằng:
“Các chân lí khoa học bao giờ cũng ngược đời”.
Cách 9: Mở đầu bằng một bức tranh có liên quan đến nội dung sắp học
Cách mở đầu bằng một bức tranh GV sẽ dẫn cho học sinh có được hình ảnh trực
tiếp đến từ mắt làm cho HS ấn tượng hơn. GV có thể dùng hình ảnh thật hoặc hình ảnh
tượng trưng.
Ví du [4]:
Bài “Chất rắn kết tinh – Chất rắn vô định hình”: cho HS xem hình ảnh “Kim
cương và than chì” (hình 3).

Hình 1.3. Kim cƣơng và than chì

Cách 10: Mở đầu bằng một phản đề
Lời mở đầu đưa HS vào thẳng bài học và bằng một điều có vẻ như nghịch lý (do
sự nhận thức chưa chính xác hoặc chưa đúng).
Ví dụ [4]:
 Bài “ Đoạn mạch nối tiếp và song song”: Con người to lớn nhưng dòng điện
(dù chỉ trên dưới 100V) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, song dòng điện không thể
đánh chết con chim nhỏ xíu.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

10

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

 Bài “ Ma sát có lợi hay có hại”: Ma sát là sự cản trở sự vận động! Ước gì trên
đời này không có ma sát. Ta hãy xem xem điều ước đó có tác dụng gì và có thực hiện
được không?
Cách 11: Mở đầu bằng một sự thấu hiểu ngƣời học
Mở đầu hấp dẫn là kiểu tỏ ra thông cảm với việc thiếu kiến thức hoặc những sai
lầm của HS. Dạng mở đầu này sẽ khích lệ sự cố gắng học, chú ý lắng nghe giảng của HS
trong giờ học, “nếu không chú ý sẽ không biết”.
Ví dụ [4]:
 Bài “Chuyển động tròn đều”: Ngày trước thầy không bao giờ nghĩ rằng mặt
trăng chuyển động tròn quanh trái đất lại là do lực hút của trái đất tác dụng lên mặt trăng.
Chắc bây giờ các em cũng vậy. Sau khi học bài ngày hôm nay…
 Bài “Sự rơi tự do”: Nếu thầy thả từ độ cao như nhau một hòn bi sắt và một cái

lông chim thì các em sẽ thấy rằng hòn bi rơi xuống đất trước. Có lẽ không làm thí nghiệm
thì các em cũng phán đoán như vậy. Điều đó là đúng. Nếu xem thí nghiệm sau đây thì có
lẽ các em sẽ có thể khám phá ra một điều mới rất có ý nghĩa.
Cách 12: Mở đầu bằng một thái độ thân thiện với học sinh
Sự thu hút học sinh vào bài giảng đôi khi rất hiệu quả nếu như các em cảm thấy
không khoảng cách về giao tiếp giữa thầy và trò.
Ví dụ [4] :
 Bài “Định luật Gay-Luytxac”: GV vào lớp thấy học sinh bị đánh gió ở trán và ở
cổ. Thầy hỏi thăm sức khỏe và hỏi em giác hơi chưa…Thầy mô tả lại hiện tượng để dẫn
vào bài.
Cách 13 : Mở đầu bằng một thực tế xã hội, ở địa phƣơng, trong kĩ thuật
Cách mở đầu này sẽ rất phong phú đối với những địa phương nhiều xí nghiệp, nhà
máy. Tuy nhiên, các hiện tượng vật lý trong tự nhiên cũng như trong đời sống ở đâu cũng
có. Nếu chọn được những hiện tượng mang tính đặc thù của địa phương, ngoài ý nghĩa
thực tế của bài học, đôi khi góp phần tư tưởng rất hữu hiệu.
Ví dụ [4] :
 Bài “Định luật Bernuli” : Hình dáng chiếc “vỏ lãi” trên sông rạch đồng bằng
sông Cửu Long.
 Bài “Tổng hợp và phân tích lực” : Hình ảnh chèo ghe bằng mái chèo.
Cách 14 : Mở đầu bằng một thí nghiệm đơn giản
Vì thời lượng dùng để mở đầu bài giảng không nhiều nên chỉ dùng một thí nghiệm
đơn giản mới không tốn thời gian. Đây là cách mở đầu rất thú vị, hình ảnh thật sẽ tạo trực
quan tạo sự hấp dẫn, thu hút nhiều sự chú ý của học sinh.
Ví dụ [4] :
 Bài “ Momen lực” : Gọi HS đẩy cánh cửa ở nhiều vị trí khác nhau từ ngoài vào
đến trục quay của cánh cửa. Cho HS nhận xét, đẩy chỗ nào dễ mở cửa nhất.

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

11


SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

 Để dạy bài các dạng cân bằng, gọi HS lên đứng thẳng, ép vai phải vào tường.
Yêu cầu HS co chân trái lên (không thể được). Yêu cầu đứng thẳng, lưng áp vào tường
rồi cúi gập người lại (không làm được). Tại sao vậy ?
1.4.4 Quy trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng
Mọi cách diễn giảng đã được trình bày ở trên hoặc các phương pháp dùng lời khác
nhau sẽ thành công nhiều hay ít còn tùy thuộc vào sự thu hút học sinh vào nội dung bài
giảng, sự thu hút ấy chính là do việc đặt vấn đề để mở đầu bài giảng. Do vậy, ngay từ khi
bắt đầu tiết học cần tạo sự hứng thú, thái độ tích cực cho HS. Thông qua đoạn mở đầu bài
giảng sẽ định hướng được mục tiêu của bài học, để làm được điều này thì cần phải thay
đổi cách mở đầu cho từng tiết học để các em không bị nhàm chán, có hứng thú hơn với
tiết học. Qua phân tích ở trên và tham khảo luận văn của chị Huỳnh Lê Tuyết Mai, quy
trình thiết kế đoạn mở đầu bài giảng gồm 4 bước sau [6] :
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Trong quá trình dạy học phải dựa vào mục tiêu của bài để thực hiện mục tiêu đó.
Để có một đoạn mở đầu bài giảng thú vị, vui tươi, hướng HS không đi sai đường thì yêu
cầu trước tiên là đoạn mở đầu bài giảng phải phù hợp với mục tiêu của bài học và mục
tiêu này sẽ được xác định dựa vào sách giáo viên.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài
giảng
Trên cở sở dựa trên nội dung các mục tiêu đã nêu ở bước 1, tiếp theo sẽ tiến hành
xác định nội dung bài học và đối chiếu nội dung với mục tiêu tương úng ở bước 1. Sau
khi đối chiếu sẽ tiến hành xác định nội dung để mở đầu bài giảng. Nội dung được chọn

có thể là nội dung lên quan đến :
- Hiện tượng thường gặp trong cuộc sống.
- Một sự kiện thời sự.
- Một sự việc hay một hiện tượng thực tế ở địa phương nơi các em sinh sống.
- Câu nói hay danh ngôn của một người nổi tiếng.
Bƣớc 3: Lựa chọn cách mở đầu bài giảng phù hợp với nội dung đƣợc chọn.
Sau khi xác định nội dung được chọn để mở đầu bài giảng thì GV có thể chọn
cách mở đầu bài giảng tùy theo sự sáng tạo của mình hoặc tham khảo 14 cách mở đầu bài
giảng đã nêu ở trên.
Trong luận văn này, tôi sẽ sử dụng các cách MĐBG trong số 14 cách đã được trình bày ở
trên.
Bƣớc 4 : Tiến hành thiết kế đoạn mở đầu bài giảng
Sau khi xác định được mục tiêu của bài, lựa chọn các cách để MĐBG gây hứng
thú cho HS xong, lúc này GV bắt đầu đề ra cách đặt câu, cách dùng từ để trình bày đoạn
mở đầu và diễn đạt từng cách mở đầu sao cho HS thấy thú vị, không nhàm chán. Một bài
học có thể mở đầu bằng nhiều cách khác nhau, đoạn mở đầu phải cho HS thấy được sự
cần thiết của bài học hôm đó, bài học có thể đáp ứng được vấn đề gì? Phần mở đầu không
nên quá dài hoặc quá ngắn cách đặt vấn đề phải rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

12

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

từng đối tượng học sinh và quan trọng nhất là đoạn mở đầu phải thấy được mục tiêu của

bài.

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

13

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ ĐOẠN MỞ ĐẦU BÀI GIẢNG CHO 10
BÀI VẬT LÝ 12 NÂNG CAO
2.1. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “11. Dao động cƣỡng bức. Cộng
hƣởng”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2, tr72], mục tiêu của bài được xác định
như sau:
 Biết thế nào là dao động cưỡng bức, dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số
ngoại lực, có biên độ phụ thuộc tần số ngoại lực.
 Biết được rằng khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ thì biên độ dao
động cưỡng bức là cực đại. Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức cực đại gọi là cộng
hưởng. Cộng hưởng rõ khi ma sát nhỏ.
 Biết được rằng hiện tượng cộng hưởng có nhiều ứng dụng trong thực tế và kể ra
được một vài ứng dụng.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài
giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr52], nội dung của bài gồm các mục

sau đây:
1. Dao động cưỡng bức
2. Cộng hưởng
3. Ảnh hưởng của ma sát
4. Phân biệt dao động cưỡng bức với dao động duy trì
5. Ứng dụng hiện tượng cộng hưởng
Để thực hiện được mục tiêu của bài, cần phải đối chiếu nội dung của bài với các
mục tiêu đã nêu ở bước 1. Kết quả đối chiếu như sau:
MỤC TIÊU CỦA BÀI
ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở
BƢỚC 1
 Biết thế nào là dao
động cưỡng bức, dao động
cưỡng bức có tần số bằng
tần số ngoại lực, có biên độ
phụ thuộc tần số ngoại lực.
 Biết được rằng khi tần
số ngoại lực bằng tần số
riêng của hệ thì biên độ dao

NỘI DUNG BÀI HỌC

MỤC TIÊU ỨNG VỚI
NỘI DUNG

1. Dao động cưỡng bức

Biết thế nào là dao động
cưỡng bức, dao động cưỡng
bức có tần số bằng tần số

ngoại lực, có biên độ phụ
thuộc tần số ngoại lực.
2. Cộng hưởng
Biết được rằng khi tần số
ngoại lực bằng tần số riêng
3. Ảnh hưởng của ma sát
4. Phân biệt dao động của hệ thì biên độ dao động

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

14

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

động cưỡng bức là cực đại.
cưỡng bức với dao động
Hiện tượng biên độ dao
duy trì
động cưỡng bức cực đại gọi
là cộng hưởng. Cộng hưởng
rõ khi ma sát nhỏ.
 Biết được rằng hiện 5. Ứng dụng hiện tượng
tượng cộng hưởng có nhiều
cộng hưởng
ứng dụng trong thực tế và

kể ra được một vài ứng
dụng.

cưỡng bức là cực đại. Hiện
tượng biên độ dao động
cưỡng bức cực đại gọi là
cộng hưởng. Cộng hưởng rõ
khi ma sát nhỏ.
Biết được rằng hiện
tượng cộng hưởng có nhiều
ứng dụng trong thực tế và
kể ra được một vài ứng
dụng

Bảng 1. Bảng đối chiếu mục tiêu tƣơng ứng nội dung của bài “11. Dao động cƣỡng
bức. Cộng hƣởng”
Có thể sử dụng nội dung ở mục “1. Dao động cưỡng bức” để mở đầu bài giảng vì
nội dung này có liên quan đến một số hiện tượng trong cuộc sống như: hiện tượng đưa
võng, khi vận động viên đứng ở ván cầu nếu càng nhún nhảy thì thấy ván cầu càng dao
động mạnh hơn,…
Có thể sử dụng nội dung “2. Cộng hưởng” để MĐBG vì nội dung này có liên quan
đến nhiều hiện tượng đời sống của chúng ta: Trò chơi dân gian “chơi đu”, qua cầu đi đều
bước dẫn đến sập cầu, hộp cộng hưởng giúp âm của đàn ghita nghe to hơn…
Trong luận văn này, tôi chọn nội dung ở mục “2. Cộng hưởng” để xây dựng đoạn
MĐBG.
Bƣớc 3: Lựa chọn cách MĐBG phù hợp với nội dung vừa đƣợc chọn.
Với nội dung đã chọn ở trên, tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở
đầu bằng một câu chuyện, bằng hình ảnh.
Mở đầu bằng một câu chuyện: Tôi sẽ kể một câu chuyện hành quân của đội
quân khi đi đều qua cầu của một đội quân của nước Nga làm sập cầu. Sau đó đưa ra nhu

cầu giải thích hiện tượng. Muốn giải thích được thì học bài hôm nay và chuyển vào bài
giảng.
Mở đầu bằng hình ảnh: Tôi sẽ giới thiệu cho các em một hình ảnh chơi “đánh
đu” của các dân tộc miền núi vào các dịp tết, lễ hội lớn. Mô tả lại hiện tượng chiếc đu di
chuyển khi hai người đứng lên chiếc đu và nhún nhảy. Sau đó đưa ra nhu cầu phải giải
thích hiện tượng đó và chuyển vào bài giảng bài “11. Dao động cưỡng bức. Cộng
hưởng”.
Bƣớc 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng
Mở đầu bằng một câu chuyện
Có một sự kiện xảy ra ở thành phố Saint Peterburg của Nga. Khi đội quân đi qua
một cây cầu treo bắt qua sông vào thành phố, viên chỉ huy đã dõng dạc hô 1, 2 và toàn bộ
GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

15

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh. Khi họ sắp tới đầu cầu bên kia thì đột
nhiên nghe thấy tiếng ầm ầm nổi lên. Một đầu cầu bung ra và rơi xuống dòng sông. Cây
cầu khá bền vững, trọng lượng của đoàn quân không quá nặng để đến nổi gãy cầu. Thế
nguyên nhân nào làm cho cây cầu bị gãy? Đó là do hiện tượng cộng hưởng gây nên. Vậy,
hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta giải
thích hiện tượng đó bài “11. Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng”.
Mở đầu bằng hình ảnh


Hình 2.1. Trò chơi dân gian “đánh đu”.
GV dán hình lên bảng và giới thiệu đây là hình ảnh của một trò chơi dân gian trò
này là “đánh đu”. Thường thì vào các dịp Tết hay lễ lớn ở các tỉnh miền núi có tổ chức
rất nhiều trò chơi dân gian như là ném còn, kéo co, đẩy gậy, cờ người, giao lưu đối đáp
dân ca,…trong đó còn có trò chơi rất độc đáo đó là chơi “đánh đu” (như hình 4). Trong
trò chơi đu thì một đôi nam nữ đứng quay mặt vào nhau sau đó nhún, đẩy “ăn nhịp” với
nhau. Người nhún, người đẩy cho cần đu vút lên cao ngang ngọn đu hay thậm chí quay
thành một vòng tròn. Tại sao cái đu và hai người trên cái đu lại có thể được quăng lên cao

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

16

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

như thế? Phải chăng có nội lực bên trong? Để giải thích hiện tượng này, chúng ta cùng
tìm hiểu bài hôm nay bài “11. Dao động cưỡng bức. Cộng hưởng”.
2.2. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “16. Giao thoa sóng”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr97], mục tiêu của bài được xác định
như sau:
 Nêu được hiện tượng giao thoa của hai sóng là gì.
 Áp dụng tính chất sóng và kết quả của việc tìm sóng tổng hợp của hai sóng
ngang cùng tần số, cùng pha để dự đoán sự tạo thành vân giao thoa trên mặt nước, hình
dạng vâng giao thoa trên mặt nước, hình dạng vân giao thoa.

 Thiết lập công thức xác định vị trí các điểm có biên độ dao động cực đại và các
điểm có biên độ dao động cực tiểu trong miền giao thoa của hai sóng.
 Bố trí thí nghiệm kiểm tra cới giao thoa sóng nước.
 Xác định điều kiện để có vân giao thoa.
Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài
giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr84], nội dung của bài gồm các mục
sau:
1. Sự giao thoa của hai sóng mặt nước
2. Điều kiện để có hiện tượng giao thoa
3. Ứng dụng
4. Sự nhiễu xạ của sóng
Để thực hiện được mục tiêu của bài, cần phải đối chiếu nội dung của bài với các mục
tiêu đã nêu ở bước 1. Kết quả như sau:
MỤC TIÊU CỦA BÀI ĐƢỢC
XÁC ĐỊNH Ở BƢỚC 1

NỘI DUNG BÀI
HỌC

 Nêu được hiện tượng giao
thoa của hai sóng là gì.
 Áp dụng tính chất sóng và
kết quả của việc tìm sóng tổng
hợp của hai sóng ngang cùng
tần số, cùng pha để dự đoán sự
tạo thành vân giao thoa trên mặt
nước, hình dạng vân giao thoa
trên mặt nước, hình dạng vân
giao thoa.

 Thiết lập công thức xác
định vị trí các điểm có biên độ

1. Sự giao thoa của
hai sóng mặt nước
2. Điều kiện để có
hiện tượng giao
thoa
3. Ứng dụng

MỤC TIÊU ỨNG VỚI
NỘI DUNG

Nêu được hiện tượng
giao thoa của hai sóng là gì.
Áp dụng tính chất sóng
và kết quả của việc tìm sóng
tổng hợp của hai sóng ngang
cùng tần số, cùng pha để dự
đoán sự tạo thành vân giao
4. Sự nhiễu xạ của thoa trên mặt nước, hình dạng
vân giao thoa trên mặt nước,
sóng
hình dạng vân giao thoa.
Thiết lập công thức xác định
vị trí các điểm có biên độ dao

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý

17


SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

dao động cực đại và các điểm
có biên độ dao động cực tiểu
trong miền giao thoa của hai
sóng.
 Bố trí thí nghiệm kiểm tra
với giao thoa sóng nước.
 Xác định điều kiện để có
vân giao thoa.

động cực đại và các điểm có
biên độ dao động cực tiểu
trong miền giao thoa của hai
sóng. Bố trí thí nghiệm kiểm
tra với giao thoa sóng nước.

Bảng 2. Đối chiếu mục tiêu của bài tƣơng ứng nội dung của bài “16. Giao thoa
sóng”.
Trong các nội dung trên, có thể sử dụng nội dung ở mục “1. Sự giao thoa của hai
sóng mặt nước” để mở đầu bài giảng vì nội dung này có liên quan đến một số hiện tượng
thường gặp trong cuộc sống: hai người đi câu nếu buông cần gần nhau cùng một lúc sẽ
thấy được hiện tượng giao thoa sóng mặt nước.
Bƣớc 3: Lựa chọn cách mở đầu bài giảng phù hợp với nội dung lựa chọn.

Với nội dung đã chọn ở trên, tôi sẽ chọn các cách sau để mở đầu bài giảng: mở
đầu bằng một thực tế, mở đầu bằng hình ảnh.
Mở đầu bằng một thực tế: Tôi sẽ nhắc đến hiện tượng ta thường thấy trong cuộc
sống đó là đi câu cá, mô tả lại hiện tượng khi buông hai cần câu gần nhau cùng một lúc
thì thấy mặt nước có hiện tượng gì, đề nghị HS tưởng tượng (hoặc nhớ lại đối với các em
đã từng đi câu và thấy hiện tượng đó rồi). Sau đó đặt vấn đề vào bắt đầu vào bài giảng bài
“16. Giao thoa sóng”.
Mở đầu bằng hình ảnh: Tôi sẽ đưa ra hình ảnh thí nghiệm hai sóng nước gặp
nhau cho các em quan sát, mô tả lại cách làm thí nghiệm này một cách ngắn gọn, chỉ cho
HS thấy hình ảnh này là kết quả thí nghiệm hai sóng nước gặp nhau. Yêu cầu học sinh
quan sát và nói lên hai sóng nước này gặp nhau thì có đặc điểm gì đáng chú ý. Sau đó
đưa ra nhu cầu giải quyết và bắt đầu vào bài giảng bài “16. Giao thoa sóng”.
Bƣớc 4: Tiến hành viết đoạn mở đầu bài giảng
Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội
Vào những lúc rảnh rỗi, các em có thường đi câu cá với người thân trong gia đình
hoặc với bạn bè của mình không? Khi đi câu các em có để ý khi hai người buông hai cần
câu gần nhau và cùng một lúc thì ta sẽ thấy được hiện tượng gì? Lúc đó ta thấy ngay chỗ
rơi xuống của cục mồi xuất hiện những gợn sóng nước và lan truyền đi, đến một lúc sau
những gợn sóng này sẽ gặp nhau thì lúc này ta thấy trên mặt nước có những gợn sóng lồi
lõm xen kẽ nhau. Vậy, hiện tượng đó được gọi là gì? Để biết được hiện tượng đó chúng
ta sang bài “16. Giao thoa sóng”.
Mở đầu bằng hình ảnh

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

18

SVTH: Mai Thị Lệ Thu



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

GV dán hình 2.2 lên bảng, giới thiệu hình đây là hình chụp mặt nước nhìn từ trên
xuống. Ở bài trước các em đã được học về sóng cơ, sự lan truyền sóng cơ. Ở thí nghiệm
về sóng cơ, khi ta gõ nhẹ cần rung cho nó dao động thì ta thấy trên mặt nước sẽ xuất hiện
những gợn sóng và lan đi. Hiện tượng đó người ta gọi là hiện tượng sóng lan truyền trên
mặt nước. Bây giờ, cô giả sử có hai nguồn sóng sẽ tạo những gợn sóng trong cùng một
môi trường những gợn sóng này sẽ lan đi đến một lúc nào đó chúng sẽ gặp nhau như các
em nhìn thấy thì có những gợn sóng cao lên, cũng có những gợn sóng thấp xuống như
hình 5. Hiện tượng đó được gọi là gì? Để biết được điều đó chúng ta sang bài “16. Giao
thoa sóng”.

Hình 2.2. Hình chụp mặt nƣớc nhìn từ trên xuống khi có giao thoa của hai sóng[1].
2.3. Thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho bài “17. Sóng âm”
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài
Theo sách giáo viên vật lý 12 nâng cao [2,tr101], mục tiêu của bài được xác định
như sau:
 Nêu được nguồn gốc của âm và cảm giác về âm.
 Nêu được cường độ âm, mức cường độ âm là gì, đơn vị đo mức cường độ âm.
 Nêu được mối quan hệ giữa các đặc trưng vật lý và đặc trưng sinh lý của âm.
 Trình bày được phương pháp khảo sát những đặc điểm của sóng âm dựa trên đồ
thị dao động của nguồn âm.
 Giải thích được vì sao các nhạc cụ (nguồn nhạc âm) lại phát ra các âm có tần số
và âm sắc khác nhau. Phân biệt được âm cơ bản và họa âm.
 Nêu được tác dụng của cộng hưởng.

GVHD: Th.S- GVC: Đặng Thị Bắc Lý


19

SVTH: Mai Thị Lệ Thu


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Tập thiết kế đoạn mở đầu bài giảng cho 10 bài Vật lý 12 NC

Bƣớc 2: Xác định nội dung của bài và nội dung đƣợc chọn để mở đầu bài
giảng.
Theo sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao [1,tr90], nội dung của bài gồm các mục
sau đây:
1. Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm
2. Phương pháp khảo sát thực nghiệm những tính chất của âm
3. Nhạc âm
4. Những đặc trưng của âm
5. Nguồn nhạc âm
6. Hộp cộng hưởng
Để thực hiện được mục tiêu của bài, cần phải đối chiếu nội dung của bài với các
mục tiêu đã nêu ở bước 1. Kết quả như sau:
MỤC TIÊU CỦA BÀI
ĐƢỢC XÁC ĐỊNH Ở
BƢỚC 1

NỘI DUNG BÀI
HỌC

MỤC TIÊU ỨNG VỚI NỘI
DUNG


 Nêu được nguồn gốc của
âm và cảm giác về âm.
 Nêu được cường độ âm,
mức cường độ âm là gì, đơn vị
đo mức cường độ âm.
 Nêu được mối quan hệ
giữa các đặc trưng vật lý và
đặc trưng sinh lý của âm.
 Trình bày được phương
pháp khảo sát những đặc điểm
của sóng âm dựa trên đồ thị
dao động của nguồn âm.
 Giải thích được vì sao
các nhạc cụ (nguồn nhạc âm)
lại phát ra các âm có tần số và
âm sắc khác nhau. Phân biệt
được âm cơ bản và họa âm.
 Nêu được tác dụng của
cộng hưởng.

1. Nguồn gốc của
âm và cảm giác
về âm
2. Phương
pháp
khảo sát thực
nghiệm những
tính chất của âm


Nêu được nguồn gốc của âm
và cảm giác về âm.
Trình bày được phương
pháp khảo sát những đặc điểm
của sóng âm dựa trên đồ thị dao
động của nguồn âm.

3. Nhạc âm
4. Những đặc trưng
Nêu được mối quan hệ giữa
của âm
các đặc trưng vật lý và đặc trưng
sinh lý của âm. Nêu được cường
độ âm, mức cường độ âm là gì,
đơn vị đo mức cường độ âm.
5. Nguồn nhạc âm
Giải thích được vì sao các
nhạc cụ (nguồn nhạc âm) lại phát
ra các âm có tần số và âm sắc
khác nhau. Phân biệt được âm cơ
bản và họa âm.
Hộp cộng hưởng
Nêu được tác dụng của cộng
hưởng

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý

20

SVTH: Mai Thị Lệ Thu



×