Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương dao động và sóng điện từ vật lý 12 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
.........***.......

TRẦN VIỆT HÙNG

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHƯƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SĨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THPT

LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Vinh, 2008

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
.........***.......

TRẦN VIỆT HÙNG

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ DẠY HỌC
CHƯƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SĨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THPT
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí
Mã số : 60.14.10


LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. MAI VĂN TRINH

2


Vinh, 2008

LỜI CẢM ƠN

Trong quá thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè, người thân. Với những tình cảm chân
thành và trân trọng nhất, tơi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Mai Văn Trinh, người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS. TS Nguyễn Quang Lạc, PGS. TS. Phạm Thị
Phú, các thầy cô giáo khoa Vật lý, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh,
Lãnh đạo trường THPT Nguyễn Huệ và trường THPT Năng Khiếu Tĩnh đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong q trình làm luận văn.
Cuối cùng, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp
đỡ, động viên, khuyến khích tơi an tâm học tập và hoàn thành luận văn này.

Vinh, ngày 20 tháng 12 năm 2008

Trần Việt Hùng

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT
GV
HĐNT
HS
BGĐT
PMDH
PP
PPDH
QTDH
SGK
SGV
TNSP
THPT
MVT
DH
NXB

Công nghệ thông tin
Giáo viên
Hoạt động nhận thức
Học sinh
Bài giảng điện tử
Phần mềm dạy học
Phương pháp
Phương pháp dạy học
Quá trình dạy học
Sách giáo khoa
Sách giáo viên
Thực nghiệm sư phạm
Trung học phổ thơng

Máy vi tính
Dạy học
Nhà xuất bản

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Trang

Khởi động phần mềm
Giao diện phần mềm
Tiến trình thí nghiệm LC dưới dạng phim Avi
Mô phỏng hoạt động mạch LC dưới dạng phim Avi
Mơ phỏng q trình biến đổi năng lượng trong mạch
LC bảo tồn
Mơ phỏng con lắc đơn dao động điều hồ
Mơ phỏng mạch duy trì dao động
Mơ phỏng dao động tắt dần
Các giai đoạn hoạt động của mạch LC lý tưởng
Ảnh chụp các dụng cụ thật trong thí nghiệm
Mơ phỏng điện trường biến thiên và từ trường biến thiên
Mô phỏng q trình truyền sóng điện từ
Mơ phỏng sóng điện tử truyền qua chắn tử

Thí nghiệm mơ phỏng sóng điện từ truyền thẳng
Thí nghiệm mơ phỏng giao thoa sóng điện từ
Thí nghiệm mơ phỏng sóng điện từ bị phản xạ
Thí nghiệm mơ phỏng sóng điện từ bị khúc xạ
CÁC SƠ ĐỒ
Cấu trúc hình thức của BGĐT
Vị trí của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12
Nâng cao trong cấu trúc chương trình vật lí phổ thơng

17
17
42
42

Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.3

Lơgic nội dung chương thứ nhất
Lơgic nội dung chính thứ 2

31
32

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5


CÁC BẢNG BIỂU
Sự tương ứng giữa các đại lượng điên – cơ
Sự tương ứng giữa dao động điện và dao động cơ
Bảng thống kê các điểm số (Xi) của học sinh
Bảng phân loại theo điểm kiểm tra của học sinh
Bảng phân phối tần suất
Bảng phân phối tần suất luỹ tích
Bảng tổng hợp các tham số

44
45
64
64
65
66
68

Đồ thị 3.1
Đồ thị 3.3
Biể đồ 3.1

CÁC ĐỒ THỊ - BIỂU ĐỒ
Đồ thị phân bố tần suất
Phân phối tần suất luỹ tích
Phân loại theo điểm kiểm tra của học sinh

65
67
65


Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1

5

42
42
42
42
43
54
54
54
54
54
54
54

54
21
30


Biểu đồ 3.2 Phân phối tần suất
Biểu đồ 3.3 Phân phối tần suất luỹ tích

66
67

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
7. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................4
Chương 1 Cơ sở thiết kế BGĐT trong dạy học vật lí ở trường THPT. .5
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm BGĐT................................................................................................5
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá BGĐT................................................................................7
1.1.3. Vai trị và tác dụng của BGĐT trong việc đổi mới PPDH ở trường THPT..........9
1.2. Cơ sở thực tiễn
.......................................................................................................................................
12
1.2.1. Thực tế của việc thiết kế BGĐT ở các trường THPT
.......................................................................................................................................
12

1.2.2. Một số phần mềm hỗ trợ thiết kế BGĐT
.......................................................................................................................................
15
1.3. Qui trình thiết kế BGĐT
.......................................................................................................................................
18
1.3.1. Phân tích nội dung bài dạy, soạn giáo án
.......................................................................................................................................
18
1.3.2. Xây dựng kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
.......................................................................................................................................
20
1.3.3. Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
.......................................................................................................................................
21
1.3.4. Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử)
.......................................................................................................................................
24
1.3.5. Viết bản hướng dẫn

6


.......................................................................................................................................
24
1.4. Sử dụng BGĐT trong dạy học vật lí ở trường THPT
.......................................................................................................................................
25
1.5. Kết luận chương 1
.......................................................................................................................................

26
Chương 2 Thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học chương
“Dao động và sóng điện từ”vật lí 12 nâng cao
.......................................................................................................................................
28
2.1. Vị trí - mục tiêu của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
28
2.1.1. Quan điểm phát triển chương trình
.......................................................................................................................................
28
2.1.2. Vị trí - mục tiêu của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
29
2.2. Nội dung - cấu trúc lơgic của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
31
2.2.1. Nội dung - cấu trúc lôgic của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
31
2.2.2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
33
2.3. Tìm hiểu thực tế việc thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học chương “Dao động và sóng
điện
từ” vật lí 12 NC
.......................................................................................................................................
35
2.3.1. Nội dung tìm hiểu
.......................................................................................................................................

35
2.3.2. Phương pháp tìm hiểu
.......................................................................................................................................
35
2.3.3. Kết quả tìm hiểu
7


.......................................................................................................................................
35
2.3.4. Nguyên nhân của những khó khăn và hướng khắc phục
.......................................................................................................................................
40
2.4. Tiến trình dạy học từng bài cụ thể của chương “Dao động và sóng điện từ”
.......................................................................................................................................
41
2.4.1. Bài Dao động điện từ
.......................................................................................................................................
41
2.4.2. Bài Sóng điện từ
.......................................................................................................................................
52
2.5. Kết luận chương 2
.......................................................................................................................................
61
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
.......................................................................................................................................
62
3.1. Đối tượng và mục đích TNSP
.......................................................................................................................................

62
3.1.1. Đối tượng thực nghiệm
.......................................................................................................................................
62
3.1.3.Mục đích thực nghiệm
.......................................................................................................................................
62
3.2. Nội dung và phương pháp TNSP
.......................................................................................................................................
62
3.2.1. Nội dung thực nghiệm
.......................................................................................................................................
62
3.2.2 Phương pháp thực nghiệm
.......................................................................................................................................
63
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
.......................................................................................................................................
63
3.3.1.Kết quả định tính

8


.......................................................................................................................................
63
3.3.2. Kết quả chung của các bài kiểm tra
.......................................................................................................................................
64
3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

.......................................................................................................................................
68
3.4. Kết luận chương 3
.......................................................................................................................................
69
Kết luận
.......................................................................................................................................
70
Tài liệu tham
khảo.......................................................................................72
Phụ lục

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: "Ưu tiên hàng đầu cho việc
nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà
trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên...".
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, công nghệ thơng tin ngày càng chiếm một
vai trị quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Công nghệ thơng tin
có thể hỗ trợ đắc lực cho giáo viên, học sinh, các nhà quản lý giáo dục trong việc
nghiên cứu chương trình các mơn học hay mơ tả các sự vật hiện tượng...Nhiều phần
mềm sáng tạo hỗ trợ việc tự học, tự ôn tập của học sinh, đặc biệt chú trọng phát huy
tính tích cực tự lực kích thích hứng thú, niềm say mê, cũng như phát triển trí tuệ của
học sinh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với giáo dục. Bộ
giáo dục đã chỉ rõ: "Đối với giáo dục đào tạo, công nghệ thơng tin có tác động mạnh

mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông
tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập. Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai
trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin thông qua nguồn
nhân lực cho công nghệ thông tin. Ngày 7/9/2007 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo
đã kí văn bản hướng dẫn năm học mới về CNTT trong đó có định hướng rõ:
- Khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy vi tính và chia sẻ dùng
chung.
- Bài giảng điện tử và E - learning.
- Cục CNTT chủ trì, tuyển chọn và phổ biến công cụ soạn BGĐT để phổ
biến rộng rãi.
Phương pháp thực nghiệm và phương pháp mơ hình là hai trong số các phương
pháp đặc thù và cơ bản nhất của bộ mơn vật lí, nhưng trong q trình giảng dạy chương
“Dao động và Sóng điện từ” thì khả năng trực quan hố các sự vật hiện tượng gặp
nhiều khó khăn vì:
10


- Tốc độ biến thiên của sự vật, hiện tượng là nhanh (điện tích, dịng điện,
hiệu điện thế, từ trường.....)
- Các đối tượng nghiên cứu quá nhỏ
- Bộ thí nghiệm thực rất khó thực hiện
Nếu sử dụng máy vi tính có thể trực quan hố được:
- Bức xạ của sóng điện từ
- Mạch dao động kín, hở...
- Các q trình biến đổi của các đại lượng (u,i,q,Et...)
- Dao động cưỡng bức, tắt dần, duy trì...
- Các tính chất của sóng điện từ (sóng ngang, phản xạ, khúc xạ, giao
thoa, nhiễu xạ...)
Ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học đó là vấn đề
rất quan trọng. Phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn với sự hỗ trợ đa dạng của

cơng nghệ thơng tin sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học do đó tơi lựa chọn đề tài:
“Thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương Dao động và Sóng điện từ Vật
lí 12 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy học THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế bài giảng điện tử chương “Dao động và Sóng điện từ” Vật lí 12 theo
chương trình nâng cao đồng thời đề xuất sử dụng chúng nhằm góp phần nâng cao chất
lượng dạy học vật lí THPT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Nội dung chương trình và phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ
thơng
- Máy vi tính, các phần mềm dạy học vật lí
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào việc thiết kế bài giảng điện tử với sự hỗ trợ của máy
vi tính, khai thác các thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo trên một số phần mềm,
Video clip, nhằm nâng cao chất lượng dạy học THPT.
11


4. Giả thuyết khoa học
Bằng việc thiết kế các bài giảng điện tử đáp ứng các tiêu chí và sử dụng chúng
một cách hợp lý sẽ tăng cường tính trực quan, kích thích hứng thú học tập của học sinh
từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học chương “Dao động và Sóng điện từ” Vật lí
12 Nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở của việc thiết kế bài dạy học vật lí theo hướng đổi mới
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa, sách tham khảo vật lí 12
Nâng cao.
- Khai thác dữ liệu (tranh ảnh, flash, video, thí nghiệm mơ phỏng thí nghiệm
ảo..) từ các phần mềm hay trên Internet để đưa vào BGĐT.

- Thiết kế bài giảng điện tử để dạy học chương “Dao động và Sóng điện từ” Vật
lí 12 Nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo về
đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học vật lí, lý luận dạy học, tâm lý
học... Cần cho việc xây dựng tiến trình dạy học.
- Nghiên cứu sách giáo khoa vật lí 12 THPT, các tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu các tài liệu về ứng dụng máy vi tính và các thiết bị đa phương tiện
vào thiết kế bài dạy học theo hướng đổi mới.
6.2 Phương pháp thực nghiệm:
- Sử dụng máy vi tính để thiết kế bài dạy học chương “Dao động và sóng điện
từ” vật lí 12 Nâng cao.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý số liệu

12


7. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở thiết kế BGĐT trong dạy học vật lí ở trường THPT
Chương 2 Thiết kế BGĐT hỗ trợ dạy học chương “Dao động và sóng điện từ” vật lí 12
nâng cao
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

13


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở
TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm BGĐT
Trên thực tế, loại bài giảng này vẫn chưa có một tên gọi thống nhất. Chúng ta
thường gọi nôm na là BGĐT, bài giảng trực tuyến, bài giảng qua mạng ...Nói chung,
nó là tài liệu phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trên máy tính
hoặc qua mạng máy tính, được biên soạn và “số hoá” theo những cấu trúc, định dạng
và kịch bản nhất định nhằm góp phần đẩy nhanh q trình đổi mới và hiện đại hoá
phương pháp dạy và học ở mọi cấp học [20].
Trong đào tạo trực tuyến, “Bài giảng điện tử là tập hợp những tài nguyên số
dưới hình thức các đối tượng học tập, xâu chuỗi với nhau theo một cấu trúc nội dung,
định hướng theo chiến lược giáo dục của nhà thiết kế, bài giảng điện tử cịn được gọi
là khố học điện tử hay cua học điện tử.
Theo PGS.TS Lê Công Triêm – Đại Học Huế “Bài giảng điện tử là một hình
thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó tồn bộ kế hoạch hoạt động dạy học được chương
trình hố do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo
ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa mơi trường, đa truyền thông.
Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ
hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim
video (video clip).
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học,
mọi hoạt động điều khiển của giáo viên phải multimedia hoá [26].

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thơng, cùng với
mạng máy tính và Internet, bài giảng điện tử trở nên một thành phần trong giáo dục
hiện đại. Phạm vi của bài giảng điện tử không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục và
14


đào tạo mà mở rộng đến các lĩnh vực như quảng bá sản phẩm, dịch vụ trên web, huấn
luyện đa phương tiện dùng trong doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn, chăm sóc khách hàng,
làm việc cộng tác...
Việc thiết kế bài giảng điện tử có một số điểm khác so với thiết kế bài giảng
truyền thống. Với bài giảng điện tử, người học được phép tự chọn một lộ trình học tập
phù hợp nhất với khả năng của mình, do vậy bài giảng điện tử có thể hỗ trợ hình thức
học tập thích nghi địi hỏi phải thiết kế một cách cẩn thận và cần những chương trình
đặc biệt để chạy được những bài giảng thiết kế kiểu này như: phần mềm quản trị học
tập, trình điều khiển khố học và một số phần mềm hỗ trợ khác.
Bài giảng điện tử thường cần có sự hỗ trợ của thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ
phỏng và các tính năng đa phương tiện. Hiệu quả truyền đạt này dựa trên châm ngôn
“trăm nghe khơng bằng một thấy”. Nhờ các tính năng đa phương tiện, sự buồn chán
của việc đọc văn bản trên Internet được giảm thiểu, khơng cịn giới hạn vài chục dịng
trên một trang màn hình nữa vì với một đoạn hoạt hình kèm theo âm thanh giúp người
học tiếp thu bài học nhanh chóng và dễ nhớ hơn.
Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án
điện tử và bài giảng điện tử.
Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến
thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin khác nhau như văn bản, đồ hoạ, hình
ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh... Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử là
kiến thức được trình bày cùng lúc theo nhiều kênh thơng tin khác nhau trọng tâm,
thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm nhanh thơng tin. Ngày nay, sách giáo
khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập nhật thêm thông tin mới từ các trang Web mà
địa chỉ đã có sẵn trong sách giáo khoa điện tử.

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của
giáo viên trên giờ lên lớp, tồn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hố một
cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo
án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất
trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài
15


giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là
hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được bài giảng điện tử [26].
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá BGĐT
Qua thực tiễn thiết kế các bài giảng điện tử và ứng dụng trong giảng dạy, theo
chúng tơi để một BGĐT đưa vào giảng dạy thì nó phải đáp ứng các tiêu chí nhất định.
1.1.2.1. Các tiêu chí về mặt khoa học
Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với một BGĐT. Tiêu chí về mặt khoa
học thể hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học chứa đựng trong một bài giảng. Nội
dung trong bài giảng phải phù hợp với nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo của cấp
học. Để đảm bảo việc nắm vững kiến thức khoa học kể cả những tư tưởng của khoa
học hiện đại cần chọn cái bản chất nhất của nội dung khoa học. Các thuật ngữ khoa học
như các khái niệm, định luật, thuyết…sử dụng trong bài giảng phải chính xác nhất
qn với nội dung chương trình sách giáo khoa. Trong quá trình thiết kế BGĐT cần
triệt để tránh bất kì một sự khẳng định giáo điều nào và hạn chế đến mức thấp nhất việc
đưa ra những định nghĩa, khái niệm…chưa hoàn thiện, chưa được kiểm chứng. Nội
dung trong BGĐT phải cô đọng giúp người học hiểu rõ tốt hơn nội dung dạy học, các
Modul nội dung chứa đựng trong bài giảng ấy phải nhằm thực hiện được mục đích dạy
học.
1.1.2.2. Các tiêu chí về mặt sư phạm
Bài giảng điện tử cần phải thể hiện rõ tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học so với
hình thức lớp - bài truyền thống. Những ưu việt của máy tính thể hiện trong BGĐT
phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hố hoạt động học tập của học sinh.

Thơng qua việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu những chương trình
mơ phỏng để giúp học sinh đào sâu nội dung học tập. Các BGĐT phải thể hiện một
cách tường minh việc giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lý theo tiến trình logic của
bài giảng, có tính chất nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, giải quyết. Các BGĐT phải
giúp cá biệt hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo mơi trường để học sinh theo nhóm.
Các BGĐT phải có phần luyện tập để giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng,
khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và khả năng vận dụng vào thực tiễn.
16


1.1.2.3. Các tiêu chí về lý luận dạy học
Một trong những yêu cầu của Bài giảng lên lớp là phối hợp hữu cơ dạy học và
giáo dục học sinh. BGĐT phải thể hiện làm sao cho học sinh hiểu được tài liệu mới,
nêu lên được nội dung chủ yếu trong đó và nắm vững được những cơ sở của tài liệu
học tập. Trong BGĐT phải phản ánh được những yêu cầu quan trọng nhất của giáo dục
học, tâm lý học, sinh lý học, xã hội học; phải thực hiện những nhiệm vụ chung và trực
tiếp của dạy học, giáo dục và phát triển; phải phối hợp hữu cơ hoạt động của thầy và
trò, ở đây là tác động qua lại phức tạp giữa mục đích, nội dung và phương pháp. Khi
thiết kế BGĐT giáo viên cần quan tâm tới các nhân tố sau:
Những yêu cầu của chương trình giáo khoa. Chương trình dạy học xác định cái
phải đem ra nghiên cứu và cái phải tính tới khi lựa chọn tài liệu, phương pháp, phương
tiện dạy học. Ngay khi tìm hiểu chủ đề giảng dạy giáo viên phải tính tới mục đích của
bài dạy, nội dung của nó, phải vạch ra được những hành động để đạt tới mục đích đó,
những phần mềm hỗ trợ và cách thức phát hiện ra kết quả sẽ giành được khi sử dụng
BGĐT.
Trình độ xuất phát của học sinh. Hiệu quả của mọi hoạt động dự kiến trong
BGĐT phụ thuộc vào trình độ xuất phát của học sinh về những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo và sự phát triển trí tuệ, cần để thực hiện hành động đó. Cần tránh tình trạng sử
dụng chung BGĐT áp dụng tràn lan cho mọi đối tượng. Chẳng hạn nếu một lớp học
sinh đã nắm vững những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu tài liệu mới, thì

giáo viên có thể bắt đầu với bài giảng của mình phù hợp với chương trình. Cịn nếu
ngược lại thì giáo viên có thể lựa chọn cách tiếp cận ban đầu bằng ôn tập, kiểm tra bài
về nhà nhằm tái hiện những kiến thức và kỹ năng để tiếp nhận tri thức mới.
Những đặc trưng của bài lên lớp. Khi thiết kế BGĐT cần xác định mục đích,
nội dung, phương pháp, cấu trúc của bài, các tình huống dạy học.Tất cả các tình huống
liên quan mật thiết với nhau. Mỗi tình huống có một tổ chức bên trong xác định. Do đó
những yêu cầu chung của một phần nào đó phải được chuyển thành những yêu cầu phù
hợp với những điều kiện cụ thể. Trong quá trình thiết kế BGĐT phải phân tích một

17


cách tuần tự và xử lý từng phần một, rồi sau đó liên kết chúng lại thành một chỉnh thể
tương tác.
1.1.2.4. Các tiêu chí về kỹ thuật
Tính hiện đại: Khi thiết kế BGĐT cần quan tâm lựa chọn phần mềm sao cho dễ
sử dụng, hiệu quả cao, phù hợp với cấu hình máy tính, khả năng tương tác mạnh với
các đối tượng khác như âm thanh, hình ảnh, Flash, video, Internet...Các đoạn phim
chèn vào BGĐT phải để ở chế độ tương tác được nghĩa là người sử dụng có thể điều
khiển linh hoạt như là cho phim chạy nhanh chậm hay dừng lại. Nên có thêm phần sơ
đồ hướng dẫn sử dụng để giáo viên hoặc học sinh thông qua đó sử dụng một cách
thuận tiện. Kỹ thuật siêu liên kết Hyperlink phải được khai thác một cách triệt để và có
hiệu quả cao. Có thể thơng qua đó liên kết tới các đối tượng khác như video, các thí
nghiệm mô phỏng, các bảng biểu, đồ thị hay đến các Website.
Tính thẩm mỹ: BGĐT phải được thiết kế sao cho hài hoà về màu sắc và kiểu
dáng. Sự phối hợp giữa màu nền, kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu chữ, số lượng không vượt
quá 40 từ trong một Slide, các hiệu ứng chuyển cảnh, tốc độ giữa các hiệu ứng…Nên
thống nhất trong từng bài tránh tình trạng quá lạm dụng các hiệu ứng và cách thể hiện
màu sắc gây phản cảm, phản tác dụng đưa lại hiệu quả thấp trong q trình dạy học.
Khơng nền đồng nhất kết cấu BGĐT giống với các chương trình trị chơi trên truyền

hình.
1.1.3. Vai trò và tác dụng của BGĐT trong việc đổi mới PPDH ở trường THPT.
Những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục đã được đề cập trong Nghị
quyết của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (1/1993),
Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII (12/1996), trong
Luật Giáo Dục (12/1998), trong Nghị quyết của Quốc hội khoá X về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thơng (12/2000), trong các Chỉ thị của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo… Tinh thần cơ bản của việc đổi mới này là: Phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
Đây là một trong những yêu cầu hàng đầu của việc đổi mới chương trình giáo
dục phổ thơng nói chung và đã được thể hiện trong chương trình tiểu học và trung học
18


cơ sở. Đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở trung học phổ thông cần được đẩy
mạnh theo định hướng chung. Do đặc điểm và trình độ của học sinh nên cần chú ý
nhiều đến việc phát triển năng lực tự học, đa dạng hố các hình thức học tập, tạo điều
kiện để học sinh được tự nghiên cứu, chủ động trong việc phát hiện và giải quyết vấn
đề. Chương trình của từng mơn học đều cần chỉ ra định hướng và các yêu cầu cụ thể về
đổi mới phương pháp dạy học bộ môn [13].
Theo quan niệm mới về việc dạy học, vai trị chính của giáo viên là tổ chức và
hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh sao cho học sinh có thể tự chiếm lĩnh
được kiến thức và kỹ năng mới. Đó là vì các kiến thức và kỹ năng của mỗi con người
được hình thành thơng qua hoạt động tự tìm tịi, khám phá, trao đổi giao tiếp của chính
con người đó với mơi trường xung quanh. Do đó trong khi thiết kế BGĐT theo tinh
thần đổi mới cần quan tâm xem HS hoạt động học như thế nào. Các em đã thu hoạch
được những giá trị gì. Học sinh là diễn viên chính cịn giáo viên chỉ đóng vai trị là
người đạo diễn. Trong giờ học mọi học sinh làm việc tích cực, quan sát trên màn chiếu
Projector, cịn giáo viên trơng có vẻ nhàn nhã song họ phải ln tập trung cao độ, xử lý
các thông tin và các tình huống phát sinh mới.

Dạy học với BGĐT giúp GV tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, giảm thời gian
ghi bảng, vẽ hình minh hoạ, trong các thao tác sử dụng những loại đồ dùng trực quan
truyền thống. GV có thời gian để tạo ra các hoạt động dạy học, cho học sinh tham gia
trao đổi, thảo luận nhằm phát huy tính tích cực, lịng say mê học tập của các em.
Với ưu thế mạnh của CNTT. Máy vi tính cho phép thiết kế các BGĐT, có mơ
phỏng các q trình vật lí phức tạp, các thí nghiệm diễn ra với tốc độ quá nhanh, hay
quá chậm, hoặc sự vật hiện tượng quá bé hay quá lớn, những thí nghiệm nguy hiểm.
Ngồi ra trong q trình lên lớp GV có thể sử dụng các màu sắc khác nhau để đánh dấu
phân biệt những nội dung quan trọng, những đoạn phim hay hiệu ứng âm thanh gây sự
chú ý. Khi thiết kế BGĐT GV đã chuẩn bị kịch bản một cách cơng phu từ các hoạt
động của thầy của trị, trước trong và sau khi trình chiếu bài giảng do đó giúp GV trình
bày bài giảng một cách lơgic, có điều kiện dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng nội dung cụ
thể.
19


Vấn đề đổi mới phương pháp dạy của thầy phải đi đơi với việc đổi mới phương pháp
học ở trị. Trong các tiết học đổi mới GV phải tạo điều kiện bằng việc tổ chức cho HS
các hoạt động nhận thức, tập cho HS tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong
học tập.
Dạy học với BGĐT theo hình thức học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập,
nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, cần xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa
các cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ các thành
viên phải hoạt động một cách tích cực, tự lực, có chính kiến của mình qua đó tính cách
năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ. Kiến thức được tiếp cận theo nhiều chiều,
với nhiều quan điểm của các thành viên trong nhóm từ đó học sinh có cái nhìn tồn
diện hơn, sâu sắc hơn vấn đề đang nghiên cứu.
Xã hội ngày càng phát triển với sự bùng nổ của CNTT, khoa học kỹ thuật và
công nghệ, lượng kiến thức cập nhật ngày càng nhiều. Song chúng ta không thể nhồi
nhét tất cả tri thức cho trẻ mà phải dạy cho trẻ phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri

thức. Dạy học với BGĐT đã góp phần hình thành khả năng đó ở học sinh. Ngồi các
bài giảng được thiết kế một cách cơng phu, tỉ mỉ của giáo viên ở trên lớp. Ở nhà các em
có thể tự mình khám phá, học hỏi, tìm tòi kiến thức qua mạng internet, các Website dạy
học, các phịng thí nghiệm ảo, các thư viện tư liệu đã được số hoá, các BGĐT của cộng
đồng giáo viên chia sẻ trên mạng, hay các lớp học trực tuyến, các diễn đàn... khả năng
tự học, tự nghiên cứu là một yêu cầu tất yếu để trở thành một con người toàn diện trong
xã hội hiện nay.
Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS. Trong phương pháp tích cực, GV
phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan
với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau.
Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời, là năng lực rất cần cho sự thành đạt
trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS [13]
Học tập với BGĐT học sinh được đánh giá một cách khách quan, BGĐT có thể
đưa ra lời khen ngợi tạo hứng thú trong học tập, cịn nếu học sinh chưa hồn thành
nhiệm vụ được giao BGĐT sẽ đưa ra động viên kịp thời.
20



×