Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

kiểm tra độ nhiễm chéo một số thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất thuốc thú y bằng phương pháp quang phổ uv vis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KIỂM TRA ĐỘ NHIỄM CHÉO MỘT SỐ
THUỐC KHÁNG SINH TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y BẰNG
PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV- VIS

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi
Ths. Nguyễn Phương Hải

SV THỰC HIỆN:
Nguyễn Văn Khi; MSSV: 2112146
Lê Minh Vấn;
MSSV: 2112221
Ngành: CN Kỹ thuật hóa học-Khóa 37

Tháng 5/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



KIỂM TRA ĐỘ NHIỄM CHÉO MỘT SỐ
THUỐC KHÁNG SINH TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y BẰNG
PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV- VIS

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi
Ths. Nguyễn Phương Hải

SV THỰC HIỆN:
Nguyễn Văn Khi; MSSV: 2112146
Lê Minh Vấn;
MSSV: 2112221
Ngành: CN Kỹ thuật hóa học-Khóa 37

Tháng 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI H ỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA H ỌC

---------Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2015


----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Tên đề tài
“Kiểm tra độ nhiễm chéo một số thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất
thuốc thú y bằng phương pháp quang phổ UV- Vis”
2. Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi, Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học
Cần Thơ.
Ths. Nguyễn Phương Hải, Công ty SX - KD vật tư & thuốc thú y Vemedim.
3. Sinh viên thực hiện
Họ và tên: Nguyễn Văn Khi
Lê Minh Vấn

MSSV: 2112146
MSSV: 2112221

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa Học
Khóa: 37
4. Nội dung nhận xét
4.1 Nhận xét về hình thức LV
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................



4.2 Nhận xét về nội dung LVTN
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.3 Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
4.4 Kết luận, đề nghị và điểm
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi



TRƯỜNG ĐẠI H ỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA H ỌC

---------Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2015

----------

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ phản biện .........................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
2. Tên đề tài
“Kiểm tra độ nhiễm chéo một số thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất
thuốc thú y bằng phương pháp quang phổ UV- Vis”
3. Cán bộ hướng dẫn
Ths. Nguyễn Thị Diệp Chi, Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học
Cần Thơ.
Ths. Nguyễn Phương Hải, Công ty SX - KD vật tư & thuốc thú y Vemedim.
4. Sinh viên thực hiện
Họ và tên: Nguyễn Văn Khi
Lê Minh Vấn


MSSV: 2112146
MSSV: 2112221

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa Học
Khóa: 37
5. Nội dung nhận xét
5.1 Nhận xét về hình thức LVTN
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................


5.2 Nhận xét về nội dung LVTN
 Đánh giá nội dung thực hiện của đề tài
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
5.3 Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm thực hiện nếu có)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................
5.4 Kết luận, đề nghị và điểm
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày 09 tháng 05 năm 2015
Cán bộ phản biện

Ts. Đoàn Văn Hồng Thiện

Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức,
kinh nghiệm và những kỹ năng thực hành rất bổ ích. Đó chính là nhờ sự giúp đỡ nhiệt
tình của gia đình, thầy cô và bạn bè. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã luôn động viên tinh thần, giúp đỡ và hướng dẫn chúng
em trong suốt quá trình làm luận văn.
Chú Nguyễn Phương Hải đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật
chất lẫn tinh thần giúp chúng tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Các anh chị phòng thí nghiệm hóa lý, công ty Vemedim đã tạo điều kiện và giúp
đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm luận văn này.
Tất cả thầy cô bộ môn Công nghệ Hóa Học, khoa Công Nghệ đã truyền đạt cho
chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích trong học tập và nghiên cứu.
Gia đình và người thân đã hổ trợ và giúp đỡ chúng tôi trong học tập.
Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn lớp Kỹ thuật Hóa Học K37
đã luôn bênh cạnh, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cần Thơ, tháng 5 năm 2015


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................ v
DANH MỤC B ẢNG..............................................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ...................................................................... 3
1.1 Nhiễm chéo (Cross – Contamination) trong s ản xuất..........................................3
1.2 Khái quát về nhóm Floroquinolones ......................................................................4
1.2.1 Enrofloxacin ...................................................................................................5
1.2.2 Norfloxacin .....................................................................................................6
1.2.3 Marbofloxacin ................................................................................................7
1.3 Khái quát về kỹ thuật thêm chuẩn ..........................................................................8
1.3.1 Cách thực hiện và công thức tính toán ........................................................8
1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật thêm chuẩn ................................. 11
1.4 Phương pháp phân tích quang phổ ...................................................................... 11
1.4.1 Khái quát về phương pháp quang phổ ...................................................... 11
1.4.2 Định luật Lambert – Beer........................................................................... 12
1.4.3 Ứng dụng của quang phổ UV – Vis trong hóa học phân tích................ 15
1.5 Thẩm định kỹ thuật thêm chuẩn áp dụng trên phương pháp quang phổ ........ 16
1.5.1 Mục đích....................................................................................................... 16
1.5.2 Nội dung ....................................................................................................... 16
1.5.3 Phương pháp thực hiện ............................................................................... 17
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH THÍ NGHIỆM ...............................................................22
2.1 Phương tiện thực hiện ........................................................................................... 22

2.1.1 Hóa chất và thuốc thử ................................................................................. 22
2.1.2 Dụng cụ và thiết bị ...................................................................................... 22
2.2 Cách tiến hành ....................................................................................................... 22
2.3 Hoạch định thí nghiệm.......................................................................................... 22
2.3.1 Thí nghiệm về khảo sát sự phụ thuộc của độ hấp thu theo nồng độ ..... 22
2.3.2 Thí nghiệm về thẩm định phương pháp ................................................... 23
2.3.3 Áp dụng phương pháp trên mẫu thật ........................................................ 25
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................27
3.1 Thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của độ hấp thu theo nồng độ .................... 27
ii


3.2 Thí nghiệm về thẩm định phương pháp.............................................................. 34
3.2.1 Độ chọn lọc .................................................................................................. 34
3.2.2 Độ lặp lại ...................................................................................................... 35
3.2.3 Độ đúng ........................................................................................................ 38
3.2.4 Khoảng tuyến tính ....................................................................................... 39
3.2.5 Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ)..................... 41
3.3 Áp dụng phương pháp trên mẫu thật .................................................................. 42
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................49
4.1 Kết luận................................................................................................................... 49
4.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................51

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DD, dd:


Dung dịch

PTN:

Phòng thí nghiệm

Abs:

Độ hấp thu (Absorption)

ADN:

Acid Deoxyribonucleic

AOAC:

Hiệp hội các nhà hoá phân tích chính thống (Association of
Official Analytical Chemists)

ER:

Enrofloxacin

GMP:

Thực hành sản xuất tốt (Good Manufacturing Practice)

ICH:

Hội đồng hòa hợp Quốc tế (International Conference on

Harmonization)

HLOQ:

Giới hạn định lượng trên (High Limit of Quantification)

LLOQ:

Giới hạn định lượng dưới (Low Limit of Quantitation)

LOD:

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)

LOQ:

Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation)

MB:

Marbofloxacin

NL:

Norfloxacin

RSD:

Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)


SD:

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

Set-ref:

Set reference

USFDA:

Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Mỹ (United States Food
and Drug Administration)

USP:

Dược điển Mỹ (United States Pharmacopeia)

UV – Vis:

Ultraviolet - Visible

WHO:

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Quy trình kiểm tra nhiễm chéo trên thiết bị sản xuất......................................... 4

Hình 1-2: Công thức cấu tạo cơ bản của fluoroquinolones ................................................ 4
Hình 1-3: Công thức cấu tạo của Enrofloxacin .................................................................... 5
Hình 1-4: Trạng thái tự nhiên của Enrofloxacin .................................................................. 6
Hình 1-5: Công thức cấu tạo của Norfloxacin ...................................................................... 6
Hình 1-6: Trạng thái tự nhiên của Norfloxacin .................................................................... 7
Hình 1-7: Công thức cấu tạo của Marbofloxacin ................................................................. 7
Hình 1-8: Trạng thái tự nhiên của Marbofloxacin ............................................................... 8
Hình 1-9: Mô tả kỹ thuật thêm chuẩn một điểm .................................................................. 8
Hình 1-10: Mô tả kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm ...........................................................10
Hình 1-11: Tìm lại Cx bằng cách dùng đồ thị đối với kỹ thuật thêm chuẩn nhiều
điểm.......................................................................................................................10
Hình 1-12: Sơ đồ máy quang phổ UV – Vis.......................................................................12
Hình 1-13: Sơ đồ mô tả sự hấp thụ ánh sáng của một dung dịch.....................................13
Hình 1-14: Máy quang phổ Ultrospec 2000 .......................................................................16
Hình 1-15: So sánh độ nhạy của phương pháp bằng đồ thị ..............................................20
Hình 3-1: Kết quả quét phổ của dung dịch NaOH 0,1 N ..................................................27
Hình 3-2: Kết quả quét phổ của Enrofloxacin ....................................................................28
Hình 3-3: Kết quả quét phổ của Norfloxacin......................................................................28
Hình 3-4: Kết quả quét phổ của Marbofloxacin .................................................................29
Hình 3-5: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ ER từ 5 mg/L – 25 mg/L ......................31
Hình 3-6: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ ER từ 0,05 mg/L – 1 mg/L..................32
Hình 3-7: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ NL từ 5 mg/L – 25 mg/L.....................32
Hình 3-8: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ NL từ 0,05 mg/L – 1 mg/L .................32
Hình 3-9: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ MB từ 5 mg/L – 25 mg/L....................33
Hình 3-10: Kết quả phổ đồ đối với dãy nồng độ MB từ 0,05 mg/L – 1 mg/L ..............33
Hình 3-11: Đánh giá độ chọn lọc của phương pháp quang phổ đối với ER ...................35
Hình 3-12: Đồ thị sự phụ thuộc của Abs vào nồng độ của dãy mẫu thêm chuẩn ..........38
Hình 3-13: Đồ thị khoảng tuyến tính của Abs theo nồng độ của Enrofloxacin .............39
Hình 3-14: Đồ thị khoảng tuyến tính của Abs theo nồng độ của Norfloxacin ...............40
Hình 3-15: Đồ thị khoảng tuyến tính của Abs theo nồng độ của Marbofloxacin ..........41

Hình 3-16: Phổ đồ kết quả thí nghiệm 7 .............................................................................43
Hình 3-17: Đồ thị Abs = f(C) thí nghiệm 7.........................................................................43
Hình 3-18: Phổ đồ kết quả thí nghiệm 8 .............................................................................44
Hình 3-19: Đồ thị Abs = f(C) thí nghiệm 8.........................................................................45
Hình 3-20: Phổ đồ kết quả thí nghiệm 9 .............................................................................46
Hình 3-21: Đồ thị Abs = f(C) thí nghiệm 9.........................................................................46
Hình 3-22: Phổ đồ kết quả thí nghiệm 10 ...........................................................................48
Hình 3-23: Đồ thị Abs = f(C) thí nghiệm 10 ......................................................................48

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Kỹ thuật thêm chuẩn một điểm ............................................................................ 9
Bảng 1-2: Kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm ......................................................................... 9
Bảng 1-3: Giá trị Rc (%) theo nồng độ chất phân tích ......................................................18
Bảng 1-4: Giá trị RSD (%) theo nồng độ chất phân tích...................................................19
Bảng 3-1: Điều kiện quét phổ thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của Abs theo  .........28
Bảng 3-2: Xây dựng dãy chuẩn Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin .............30
Bảng 3-3: Điều kiện quét phổ ...............................................................................................30
Bảng 3-4: Kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của Abs vào nồng độ của
Enrofloxacin.........................................................................................................30
Bảng 3-5: Kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của Abs vào nồng độ của
Marbofloxacin......................................................................................................31
Bảng 3-6: Kết quả thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của Abs vào nồng độ của
Norfloxacin ..........................................................................................................31
Bảng 3-7: Kết quả thí nghiệm đánh giá độ chọn lọc..........................................................34
Bảng 3-8: Chuẩn bị bãy thêm chuẩn đối với Enrofloxacin...............................................36
Bảng 3-9: Kết quả đánh giá độ lặp lại trên Enrofloxacin ..................................................37
Bảng 3-10: Kết quả đánh giá độ lặp lại trên Norfloxacin .................................................37

Bảng 3-11: Kết quả đánh giá độ lặp lại trên Marbofloxacin.............................................37
Bảng 3-12: Kết quả quét phổ đánh giá độ đúng .................................................................38
Bảng 3-13: Kết quả khảo sát độ tuyến tính của Enrofloxacin ..........................................39
Bảng 3-14: Kết quả khảo sát độ tuyến tính của Norfloxacin ............................................40
Bảng 3-15: Kết quả khảo sát độ tuyến tính của Marbofloxacin .......................................40
Bảng 3-16: Dãy mẫu thêm chuẩn trên mẫu thật thí nghiệm 7 ..........................................42
Bảng 3-17: Kết quả quét phổ thí nghiệm 7 .........................................................................43
Bảng 3-18: Kết quả quét phổ thí nghiệm 8 .........................................................................44
Bảng 3-19: Dãy mẫu thêm chuẩn trên mẫu thật thí nghiệm 9 ..........................................46
Bảng 3-20: Kết quả quét phổ thí nghiệm 9 .........................................................................46
Bảng 3-21: Dãy mẫu thêm chuẩn trên mẫu thật thí nghiệm 10 ........................................47
Bảng 3-22: Kết quả quét phổ thí nghiệm 10 .......................................................................47

vi


Đặt vấn đề

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sản xuất thuốc thú y, quá trình tạo ra một thành phẩm thường trải qua nhiều
giai đoạn như: kiểm tra chất lượng và chuẩn bị nguyên liệu, kiểm tra độ sạch của thiết
bị, dung cụ pha chế, kiểm tra chất lượng thuốc thành phẩm, phối trộn nguyên liệu,....
Trong đó, giai đoạn kiểm tra độ sạch của thiết bị, dụng cụ pha chế rất quan trọng, bởi
nếu không thực hiện tốt giai đoạn này thì rất dễ xảy ra sự nhiễm chéo thành phần giữa
các thuốc thành phẩm trong sản xuất, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin là các kháng sinh thuộc nhóm
fluoroquinolones, theo Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT ngày 25/02/2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bị cấm sử dụng trong ngành thủy sản
nhưng vẫn được cho phép sử dụng có giới hạn trong ngành thú y. Chính vì vậy, khi sản
xuất thuốc thú y và thuốc thủy sản trên cùng thiết bị, dụng cụ thì nguy cơ nhiễm chéo

chúng vào các loại thuốc thủy sản rất dễ xảy ra.
Để kiểm soát lượng tồn dư Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin trong
thiết bị, dụng cụ pha chế thường dùng các phương pháp quang phổ và HPLC. Nhưng
với phương pháp HPLC thì việc định lượng lượng tồn dư kháng sinh mất nhiều thời gian
và chi phí cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Mặc khác, hàm lượng kháng sinh
tồn dư thường rất thấp nên kết quả phân tích thường cho sai số lớn khi định lượng bằng
phương pháp quang phổ bằng các kỹ thuật thông thường. Với kỹ thuật thêm chuẩn áp
dụng cho phương pháp quang phổ có thể khắc phục được nhược điểm đã nêu và đáp ứng
được nhu cầu sản xuất.
Vì vậy, để đảm bảo kết quả định lượng Enrofloxacin, Norfloxacin và
Marbofloxacin có hàm lượng thấp trong thiết bị, dụng cụ pha chế có độ chính xác cao,
chúng tôi chọn thực hiện đề tài:
“Kiểm tra độ nhiễm chéo một số thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất
thuốc thú y bằng phương pháp quang phổ UV- Vis”
Mục đích nghiên cứu chính của đề tài:
Xây dựng quy trình định lượng Enrofloxacin, Norfloxacin và Marbofloxacin có
hàm lượng thấp trong thiết bị, dụng cụ pha chế bằng kỹ thuật thêm chuẩn áp dụng trên
phương pháp quang phổ, nhằm tránh sự nhiễm chéo của chúng vào các loại thuốc thủy
sản, cũng như đảm bảo chất lượng thuốc thành phẩm. Thông qua đề tài này, chúng tôi
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 1


Đặt vấn đề

hy vọng sẽ đưa ra một phương pháp định lượng Enrofloxacin, Norfloxacin và
Marbofloxacin có độ tin cậy cao và áp dụng tốt trong điều kiện thực tế sản xuất hiện
nay.
Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài:

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm Vemedim thuộc Công ty SX - KD vật
tư & thuốc thú y Vemedim, số 7 Đường 30 - 4, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Thời gian thực hiện từ tháng 01/2015 đến hết tháng 04/2015.

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 2


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Nhiễm chéo (Cross – Contamination) trong sản xuất
Tạp nhiễm là sự nhiễm không mong muốn các tạp chất có bản chất hóa học hoặc
vi sinh vật, hoặc tiểu phân lạ vào một nguyên liệu ban đầu hoặc thành phẩm trung gian
trong quá trình sản xuất, lấy mẫu, đóng gói hoặ đóng gói lại, bảo quản hoặc vận chuyển.
Như vậy nhiễm chéo là việc tạp nhiễm của một nguyên liệu ban đầu, sản phẩm trung
gian, hoặc thành phẩm với một nguyên liệu ban đầu hay sản phẩm khác trong quá trình
sản xuất (Cục quản lí dược, 2014).
Nhiễm chéo trên các sản phẩm sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Theo Cơ quan
quản lý dược phẩm và các sản phẩm y tế Anh thì nhiễm chéo trên các sản phẩm thuốc
là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong việc thu hồi sản phẩm. Sự nhiễm chéo
các chất cấm sử dụng vào thuốc, thức ăn thủy sản không những ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà chăn nuôi.
Việc nhiễm chéo có cả nguyên nhân bên ngoài và bên trong và thường xảy ra do
các nguyên nhân chủ yếu sau:
– Bố trí các khu vực (sản xuất, kho, kiểm nghiệm,…) không phù hợp với điều kiện
môi trường.
– Không phân vùng rõ rệt trong sản xuất.
– Lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa không khí không riêng biệt.

– Các cấp lọc trong hệ thống không riêng biệt.
– Đường đi của nguyên liệu không đảm bảo quy trình một chiều.
– Đường đi của công nhân không tuân thủ quy định.
– Công nhân không tuân thủ quy trình vệ sinh công nghiệp (trang phục bảo hộ lao
động, quy trình rửa tay, thay trang phục, giày dép, đi đường,…).
– Không lắp đặt hệ thống xử lí nước thải công nghệp, không có quy trình thu gom
và xử lí chất thải rắn.
– Quy trình vệ sinh không được thẩm định dẫn đến không phát hiện sự tồn dư các
vết nguyên liệu (nhiễm chéo giữa các sản phẩm), các chất tẩy rửa, và khả năng
nhiễm vi sinh từ môi trường.

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 3


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Để hạn chế tình trạng nhiễm chéo trong sản xuất, cần phải khắc phục các nguyên
nhân trên bằng cách thực hiện tốt các nguyên tắc đưa ra trong GMP, cần phải có nhà
xưởng chuyên biệt và khép kín cho việc sản xuất những sản phẩm đặc biệt. Trong những
trường hợp ngoại lệ, có thể chấp nhận sản xuất trong cùng nhà xưởng với điều kiện là
phải đặc biệt thận trọng và có tiến hành các thẩm định cần thiết.

Hình 1-1: Quy trình kiểm tra nhiễm chéo trên thiết bị sản xuất

1.2 Khái quát về nhóm Floroquinolones
Fluoroquinolones là một nhóm kháng sinh thuộc họ quinolones được tìm ra lần
đầu tiên vào những năm 1960. Cấu trúc phân tử của fluoroquinolones có một nguyên tử
Fluor gắn vào vị trí số 6 của hệ thống trung tâm.


Hình 1-2: Công thức cấu tạo cơ bản của fluoroquinolones
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 4


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Dựa trên sự khác nhau về phổ kháng khuẩn, các fluoroquinolones được chia thành
nhiều thế hệ:
– Thế hệ thứ nhất: acid nalidicixic
– Thế hệ thứ hai: enrofloxacin, difloxacin, marbofloxacin và ciprofloxacin
– Thế hệ thứ ba: obifloxacin, levofloxacin,...
– Thế hệ thứ tư: gatifloxacin, moxifloxacin, pradofloxacin,...
Fluoroquinolones có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram âm
và Gram dương. Kháng sinh nhóm này phân bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại
bào, phân bố hầu hết các cơ quan: phổi, gan, mật, xương, tiền liệt tuyến, tử cung, dịch
não tủy... Fluoroquinolones bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu ở dạng còn nguyên hoạt
chất và tái hấp thu thụ động ở thận.
Cơ chế tác động chính của các fluoroquinolones là ức chế sự tổng hợp ADN ở
nhân tế bào. Quá trình này được thực hiện thông qua việc ức chế enzyme ADN gyrase,
một enzyme tham gia vào quá trình tháo xoắn và đóng xoắn của AND trong quá trình
nhân đôi, khiến cho AND không thể tổng hợp được. Ngoài ra, chúng còn tác dụng trên
cả mARN nên ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn (Bermúdez-Almada, 2012; PalloZimmerman, 2010).
Nhóm Fluoroquinolones nói chung là nhóm kháng sinh có tính độc nên đã bị nhiều
nước đưa vào danh mục các hóa chất cấm sử dụng hoặc sử dụng hạn chế.
1.2.1 Enrofloxacin
Enrofloxacin có tên theo IUPAC là 1-cyclopropyl-7-(4-ethylpiperazin-1-yl)-6fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinoline-3-carboxylic acid, có công thức phân tử là
C18H22FN3O3.


Hình 1-3: Công thức cấu tạo của Enrofloxacin

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 5


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Enrofloxacin được tổng hợp lần đầu tiên bởi hai nhà nghiên cứu thuộc công ty
Bayer là Grohe và Peterson vào năm 1980, sau đó được giới thiệu ra thị trường vào năm
1988. Nó đã trở thành quinolone quan trọng nhất trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do
vi khuẩn (Bayer AG Leverkusen, 1999).
Tính chất hóa lý
Enrofloxacin có khối lượng phân tử là 359,4 (g/mol), tồn tại dưới dạng bột kết tinh
màu vàng nhạt; nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 219 oC đến 221 oC; tan ít trong nước.

Hình 1-4: Trạng thái tự nhiên của Enrofloxacin

Ứng dụng
Enrofloxacin được sử dụng làm kháng sinh chủ yếu cho các chứng bệnh về đường
hô hấp, nhiễm trùng huyết, xương khớp,... Ngoài ra, chất này còn được sử dụng để kiểm
soát môi trường và phòng trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản (nhưng hiện nay đã bị cấm
sử dụng).
1.2.2 Norfloxacin
Norfloxacin có tên theo danh pháp IUPAC là 1-ethyl-6-fluoro-4-oxo-7-piperazin1-yl-1H-quinoline-3-carboxylic acid, có công thức phân tử là C16H18FN3O3.

Hình 1-5: Công thức cấu tạo của Norfloxacin


SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 6


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Norfloxacin được công bố lần đầu tiên vào năm 1980 và là fluoroquinolone thế hệ
thứ hai đầu tiên được đưa ra thị trường vào năm 1986 (Bayer AG Leverkusen, 1999).
Tính chất hóa lý
Norfloxacin có khối lượng phân tử là 319,331 (g/mol), tồn tại dưới dạng bột kết
tinh màu trắng; nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 220 oC đến 221 oC; tan ít trong nước, độ
tan tăng lên khi pH nằm trong khoảng <5 hoặc > 10.

Hình 1-6: Trạng thái tự nhiên của Norfloxacin

Ứng dụng
Norfloxacin được sử dụng làm kháng sinh chủ yếu trong điều trị nhiễm trùng tiết
niệu và viêm đài bể thận, bệnh lây qua đường tình dục, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng
da và mô mềm,...
1.2.3 Marbofloxacin
Marbofloxacin có tên theo danh pháp IUPAC là 9-Fluoro-3-methyl-10-(4-methyl1-piperazinyl)-7-oxo-2,3-dihydro-7H-[1,3,4]oxadiazino[6,5,4-ij]quinoline-6carboxylic acid, có công thức phân tử là C17 H19 FN4O4.

Hình 1-7: Công thức cấu tạo của Marbofloxacin

Tính chất hóa lý
Marbofloxacin có khối lượng phân tử là 362,356 (g/mol), tồn tại dưới dạng bột kết
tinh màu trắng đến vàng nhạt; nhiệt độ nóng chảy vào khoảng 268 oC đến 269 oC; tan ít
trong nước.
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn


Trang: 7


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Hình 1-8: Trạng thái tự nhiên của Marbofloxacin

Ứng dụng
Marbofloxacin được sử dụng làm kháng sinh chủ yếu trong điều trị nhiễm trùng
hô hấp, nhiễm trùng da, tuyến vú, tiết niệu,…

1.3 Khái quát về kỹ thuật thêm chuẩn
1.3.1 Cách thực hiện và công thức tính toán
Kỹ thuật thêm chuẩn có thể tiến hành theo hai cách là thực hiện thêm chuẩn một
điểm và thêm chuẩn nhiều điểm.
Kỹ thuật thêm chuẩn một điểm: chuẩn bị hai bình định mức như nhau, cho vào
hai bình cùng một thể tích mẫu cần phân tích, V0 . Thêm vào bình thứ hai một lượng
chính xác chất cần phân tích đã biết trước nồng độ. Thêm dung môi và thuốc thử cần
thiết vào cả hai bình và mang đi đo tín hiệu phân tích.

Hình 1-9: Mô tả kỹ thuật thêm chuẩn một điểm

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 8


Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Bảng 1-1: Kỹ thuật thêm chuẩn một điểm


Bình
Thể tích bình định mức
Thể tích mẫu thử
Nồng độ mẫu thử
Thể tích thêm chuẩn
Nồng độ thêm chuẩn
Nồng độ chất phân tích
trong bình định mức
Tín hiệu phân tích

1

2
Vf
Vo
CA

0
0

CA .

Ssamp

Vs
Cs

Vo
Vf


CA .

V
= kCA 0
Vf

Vo
V
+ Cs . o
Vf
Vf


V
V 
Sspike = k  CA 0 + CS s 
Vf
Vf 


Ta có công thức tính toán như sau:

Ssamp
Sspike

V
V
V
CA ( 0 ) CA ( 0 )  CS ( s )

Vf
Vf
Vf
Trong đó:
Ssamp : Tín hiệu phân tích của dung dịch không thêm chuẩn.
Sspike: Tín hiệu phân tích của dung dịch có thêm chuẩn.
CS: Nồng độ chất chuẩn thêm vào.
CA: Nồng độ chất cần xác định trong mẫu ban đầu.
Kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm: nguyên tắc của kỹ thuật này là sử dụng ngay
mẫu phân tích làm nền để chuẩn bị một dãy mẫu thêm chuẩn, bằng cách lấy một lượng
mẫu phân tích nhất định và thêm vào đó những lượng xác định chất cần phân tích theo
từng bậc nồng độ (theo cấp số cộng) như bảng sau:
Bảng 1-2: Kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm

Mẫu
Nồng độ chất phân tích
Nồng độ chuẩn thêm vào
Tín hiệu phân tích

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

0
Cx
0
S0

1
Cx
C1
S1


2
Cx
C2
S2

3
Cx
C3
S3

4
Cx
C4
S4

Trang: 9


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Hình 1-10: Mô tả kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm

Chọn các điều kiện thí nghiệm phù hợp và tiến hành ghi nhận tín hiệu phân tích.
Dựa vào tín hiệu phân tích theo nồng độ ta dựng đường chuẩn.
Kéo dài đường thẳng S = a.C + b đến khi cắt trục hoành (trục nồng độ) tại một
điểm, giá trị đó chính là nồng độ chất phân tích Cx ta cần tìm.

S
S = a.C + b

S4

S3
S2
S1

S0
Cx

C
0

C1

C2

C3

C4

Hình 1-11: Tìm lại Cx bằng cách dùng đồ thị đối với kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm

Tuy nhiên, kỹ thuật thêm chuẩn một điểm thường dẫn đến một số sai sót do thao
tác chưa chính xác hoặc các ảnh hưởng ngẫu nhiên nào đó trong quá trình chuẩn bị mẫu.
Trong khi đó, kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm có thể dễ dàng thấy được các sai sót này
và kết quả thu được dựa vào phương pháp toán thống kê nên sai số mắc phải thường
thấp hơn kỹ thuật thêm chuẩn một điểm. Do đó trong các phép phân tích, người ta thường
sử dụng kỹ thuật thêm chuẩn nhiều điểm.

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn


Trang: 10


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

1.3.2 Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật thêm chuẩn
1.3.2.1 Ưu điểm
– Làm tăng tín hiệu của chất cần phân tích trong trường hợp hàm lượng của
chúng trong mẫu ban đầu thấp, dễ bị các thành phần khác trong mẫu ảnh
hưởng, gây sai lệch tín hiệu phân tích.
– Có thể sử dụng trong trường hợp các kỹ thuật khác như kỹ thuật so sánh, kỹ
thuật đường chuẩn cho kết quả phân tích có độ chính xác không cao.
– Có độ đúng và độ chính xác cao hơn so với phương pháp chuẩn ngoại.
1.3.2.2 Nhược điểm
– Cần phải thực hiện lại thao tác thêm chuẩn đối với mỗi lần phân tích.
– Tốn thời gian khi phải thực hiện thao tác thêm chuẩn cho một dãy chuẩn.

1.4 Phương pháp phân tích quang phổ
1.4.1 Khái quát về phương pháp quang phổ
Ngày nay các phương pháp vật lý, đặc biệt là các phương pháp phổ được sử dụng
rộng rãi để nghiên cứu các hợp chất hóa học cũng như các quá trình phản ứng hóa học.
Những phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc xác định các hợp chất hữu cơ.
Cơ sở của phương pháp phổ là quá trình tương tác của các bức xạ điện từ đối với
các phân tử vật chất. Khi tương tác với các bức xạ điện từ, các phân tử có cấu trúc khác
nhau sẽ hấp thụ và phát xạ năng lượng khác nhau. Kết quả của sự hấp thụ và phát xạ
năng lượng này chính là phổ, từ phổ chúng ta có thể xác định ngược lại cấu trúc phân tử
và hàm lượng chất phân tích.
Phương pháp quang phổ được chia thành:
 Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử:

 Phương pháp phổ quay và dao động: Phương pháp quang phổ hồng ngoại.
 Phương pháp phổ Raman
 Phương pháp phổ UV-Vis.
 Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR.
 Phương pháp phổ khối lượng.
Mỗi phương pháp quang phổ có một ứng dụng riêng. Trong luận văn này, chúng
tôi khảo sát các quá trình thí nghiệm trên phương pháp quang phổ UV – Vis.
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 11


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Phương pháp quang phổ tử ngoại và khả kiến, viết tắt là UV – Vis (Ultraviolet Visible) là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi từ lâu. Phổ UV – Vis có được
do sự tương tác của các điện tử hóa trị ở trong phân tử hay nhóm phân tử với chùm tia
sáng kích thích (chùm tia bức xạ trong vùng UV – Vis) tạo ra. Nó là phổ của tổ hợp sự
chuyển mức các điện tử liên kết, sự quay và dao động của phân tử, có các cực đại và cực
tiểu ở những vùng sóng Δλ nhất định tùy theo cấu trúc và liên kết của phân tử hay nhóm
nguyên tử có trong hợp chất. Phổ UV – Vis chủ yếu nằm trong vùng sóng từ 190 nm –
800 nm.

Hình 1-12: Sơ đồ máy quang phổ UV – Vis

1.4.2 Định luật Lambert – Beer

1.4.2.1 Nội dung của định luật Lambert - Beer
Nguyên tắc của phương pháp phân tích định lượng sử dụng quang phổ
UV – Vis là dựa vào mối quan hệ giữa mật độ quang và nồng độ dung dịch theo định
luật Lambert – Beer:

Nếu ta chiếu một chùm sáng đơn sắc có cường độ Io vào một cuvet chứa dung dịch
phân tích có bề dày nhất định, thì một phần chùm sáng đi qua cuvet, một phần phản xạ
và tán xạ ra các phương do va đập vào thành cuvet và một phần bị các phân tử trong
cuvet hấp thu. Trong đó phần hấp thụ bởi các phân tử chất phân tích trong cuvet là chính.
Nếu sau khi đi qua cuvet cường độ ánh sáng còn là I, khi đó sự hấp thụ ánh sáng đơn
sắc của các phân tử chất phân tích trong cuvet được biễu diễn như Hình 1-13:
SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 12


Chương 1: Giới thiệu tổng quan

Hình 1-13: Sơ đồ mô tả sự hấp thụ ánh sáng của một dung dịch

Đại lượng mật độ quang: A = log
Độ truyền quang : T =

I0
I

I
I0

Theo định luật Lambert – Beer: A = ε.L.C
Trong đó:

ε là hệ số hấp thu phân tử (L.mol-1.cm-1)
L là chiều dài của dung dịch ánh sáng đi qua (cm)
C là nồng độ của chất hấp thu (mol/L)


Để tăng độ chính xác của việc phân tích bằng quang phổ UV – Vis, có thể kết hợp
các kỹ thật đường chuẩn, chuẩn ngoại, thêm chuẩn, phổ đạo hàm, ma trận, ….
1.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến định luật Lambert – Beer
a) Ảnh hưởng của nồng độ
Định luật Lambert – Beer chỉ đúng trong khoảng nồng độ xác định đối với từng
chất.
Tại những nồng độ cao (thường lớn hơn 0,01M) khoảng cách trung bình giữa các
phân tử chất tan hấp thụ ánh sáng bị thu hẹp tới mức tác động đến sự phân bố điện tích
của các phân tử xung quanh. Điều này làm thay đổi khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc,
dẫn đến làm sai lệch mối quan hệ tuyến tính giữa Abs và nồng độ C của chất hấp thu
bức xạ đó.
Tại những dung dịch có nồng độ thấp, Abs của chất cần đo không lớn hơn nhiều so
với Abs của dung môi nên Abs tổng hợp của dung dịch đo bao gồm hai giá trị Abs của
chất đo và dung môi. Điều này làm sai lệch định luật.

SVTH: Nguyễn Văn Khi & Lê Minh Vấn

Trang: 13


×