Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bình luận quy định của pháp luật việt nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.31 KB, 11 trang )

Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài
Hiện nay, trọng tài quốc tế đã trở thành một phương thức phổ biến trong việc giải quyết các tranh
chấp kinh doanh thương mại, đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế. Đây là một phương
thức giải quyết tranh chấp tư, được lựa chọn bởi các bên tranh chấp như là một phương thức hiệu
quả làm chấm dứt tranh chấp giữa họ mà không cầu viện đến tòa án. Thỏa thuận trọng tài là “nền
móng” của tố tụng trọng tài. Đây là yếu tố không thể thiếu giữa các bên nếu muốn giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài thương mại. Nói cách khác, sẽ không có tố tụng trọng tài nếu không có Thỏa
thuận trọng tài[[1]]. Luật Trọng tài Thương mại 2010 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh và bổ sung những
quy định mới, hoàn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, bảo
đảm quyền tự định đoạt của các doanh nhân trong việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh
chấp[[2]], đặc biệt cũng có những sửa đổi bổ sung liên quan tới thỏa thuận trọng tài. Bài học kì dưới
đây sẽ: “Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài”.

1.
1.1.

Một số vấn đề cơ bản
Khái niệm Thỏa thuận trọng tài

“Thoả thuận trọng tài” (TTTT) là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp
nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ
hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng[[3]]. Điều 3.2. Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam
năm 2010 (LTTTMVN) cũng quy đinh: “TTTT là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng
tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”.

1.2.

Các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề Thỏa thuận trọng tài

Chế định trọng tài ở nước ta đã được thành lập từ năm 1963 ở miền Bắc; sau đó phát triển thành hệ
thống trọng tài kinh tế Nhà nước để giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã.


Trong khi đó, Tòa án nhân dân lại không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp này. Năm 1996,
hệ thống trọng tài kinh tế Nhà nước giải thể, từ đó việc giải quyết tranh chấp kinh tế được thực hiện
bằng hai phương thức: Tòa kinh tế thuộc hệ thống Tòa án nhân dân và các Trung tâm Trọng tài kinh
tế phi chính phủ. Sự ra đời của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 cho hoạt động Trọng tài
Thương mại theo thông lệ quốc tế là mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của pháp luật về trọng
tài Việt Nam[[4]]. Hiện nay, LTTTMVN được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
VII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, thay thế cho Pháp lệnh
Trọng tài Thương mại năm 2003. Với 13 chương, 82 điều, LTTTM đã thể chế hoá một cách đồng bộ
cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trong tài ở nước ta trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh
Trọng tài Thương mại năm 2003.

1.3.

Khái quát các quy định về Thỏa thuận trọng tài


Khi nhắc đến TTTT, chúng ta phải nhắc đến những khía cạnh pháp lý cần triểnkhai sau đây:
(1) Hình thức của TTTT;
(2) Nội dung của TTTT;
(3) Thời điểm lập TTTT;
(4) Tính độc lập của TTTT;
(5) Luật áp dụng để xem xét hiệu lực của TTTT;
(6) TTTT vô hiệu, không thực hiện được;

2.
2.1.

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài
Hình thức của thỏa thuận trọng tài


Có thể thấy rằng, luật trọng tài các nước thường quy định một thỏa thuận trọng tài phải được làm
thành văn bản[[5]] Văn bản này có thể là một quy định sẵn trong hợp đồng, hoặc một thỏa thuận
riêng biệt ngoài hợp đồng chính. Văn bản có thể được thể hiện dưới hình thức tài liệu, telex, thư
điện tử ,… Ngoài ra, một số nước còn có quy định cụ thể hơn về hình thức thỏa thuận trọng tài ký kết
với người tiêu dùng. Chẳng hạn, luật của Anh quy định thỏa thuận trọng tài ký kết với người tiêu
dùng phải phù hợp với quy định về pháp luật bảo về người tiêu dùng[[6]]. Luật của Đức quy định
thỏa thuận trọng tài với người tiêu dùng phải được làm thành văn bản riêng[[7]] .
Theo quy định của LTTTMVN tại Điều 16 quy định về hình thức của TTTT thì TTTT có thể được xác lập
dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng. TTTT phải
được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới
dạng văn bản như Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư
điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; Thỏa thuận được xác lập thông qua trao
đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có
thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn
chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và
những tài liệu tương tự khác; Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn
tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức của TTTT được lập thành văn bản và không phụ
thuộc vào yếu tố nó là một điều khoản hay là một văn bản riêng biệt. Việc quy định như vậy nhằm
hạn chế những tranh chấp xảy ra sau này về TTTT cũng như để làm căn cứ khởi kiện ra trọng tài
thương mại hay tòa án có thẩm quyền.

2.2.

Nội dung của thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không rõ ràng

Về nội dung, hầu hết luật các nước đều chỉ đơn thuần quy định điều khoản trọng tài phải thể hiện
thỏa thuận đưa tranh chấp ra trọng tài[[8]]. Ngoài ra, luật pháp các nước không quy định chi tiết nội



dung cụ thể của thỏa thuận trọng tài. Điều đó để các bên tự quyết định, miễn là phải thỏa mãn yêu
cầu là một “thỏa thuận” theo luật pháp về hợp đồng của nước có liên quan và phù hợp với yêu cầu
của pháp luật nước đó.
Ngay cả trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là LTTTMVN cũng không hề có quy định một TTTT phải đáp
ứng những nội dung chủ yếu nào. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành cũng như
các quy định về trường hợp TTTT vô hiệu, không thực hiện được hoặc không rõ ràng, thì có thể thấy
rằng, nội dung của TTTT phải đáp ứng được các nội dung sau đây:

Thứ nhất, TTTT phải nằm trong phạm vi hoạt động thương mại
Tức là, chỉ có các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại mới được thỏa thuận về các điều
khoản TTTT (Điều 2 LTTTMVN). Nếu tranh chấp mà phát sinh trong lĩnh vực lao động, hôn nhân và gia
đình,… thì không thể sử dụng TTTT. Hơn nữa, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung tranh
chấp sử dụng trọng tại trong điều khoản TTTT. Chẳng hạn, mọi tranh chấp liên quan đến phương
thức thanh toán trong hợp động thì mới sử dụng phương thức trọng tài, từ đó sẽ là cơ sở xác định
thẩm quyền của trọng tài cũng như thẩm quyền của Tòa án.

Thứ hai, TTTT phải có nội dung về hình thức trọng tài
Theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 LTTTMVN quy định về hình thức trọng tài là trọng tài thường
trực (trung tâm trọng tài) và trọng tài ad- hoc (trọng tài vụ việc). Nếu nội dung TTTT không chỉ rõ hình
thức trọng tài sẽ áp dụng sẽ có thể dẫn tới nội dung TTTT không rõ ràng, thậm chí không thể thực
hiện được. Nếu lựa chọn hình thức trọng tài thường trực phải chỉ rõ tên trung tâm trọng tài một cách
chính xác. Nếu chọn hình thức trọng tài vụ việc thì phải chỉ rõ số lượng trọng tài viên. Tranh chấp sẽ
được giải quyết bởi một hay ba Trọng tài viên. Thông thường, Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài
viên sẽ tốn kém chi phí hơn Hội đồng Trọng tài gồm một Trọng tài viên. Xem xét thỏa thuận yêu cầu
về (trình độ chuyên môn, thâm niên nghề nghiệp, tính độc lập,...), khả năng sử dụng ngôn ngữ
(thường là ngoại ngữ) và quốc tịch Trọng tài viên để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được trung
lập, khách quan và hiệu quả[[9]].
Trong trường hợp các bên đã có TTTT nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể
xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức
trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc

lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của
nguyên đơn (khoản 5 Điều 43 LTTTMVN).

Thứ ba, TTTT phải chỉ ra thủ tục tố tụng trọng tài được áp dụng
Trên nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên- Party Autonomy, luật trọng tài của các nước đều
quy định các bên được tự do thỏa thuận cách thức tiến hành tố tụng trọng tài, bao gồm cả các vấn
đề liên quan đến thời gian, chứng cứ, thủ tục,… Nếu các bên không có thỏa thuận, hội đồng trọng tài
sẽ có thẩm quyền quyết định thủ tục tố tụng, phù hợp với quy định của pháp luật trọng tài có liên


quan[[10]]. LTTTMVN cũng không hề quy định rõ ràng về việc lựa chọn thủ tục tố tụng, bắt buộc các
bên phải lựa chọn. Đối với trọng tài thường trực, giải quyết tại trung tâm trọng tài, thông thường các
bên nên lựa chọn thủ tục tố tụng của trung tâm đó. Còn đối với trọng tài vụ việc, các bên phải thỏa
thuận về thủ tục tố tụng.

Thứ tư, TTTT phải chỉ rõ địa điểm trọng tài
Địa điểm trọng tài là một khái niệm pháp lý, không nhất thiết gắn với địa điểm giải quyết tranh chấp.
Các bên hoàn toàn tự do thỏa thuận địa điểm trọng tài. Nếu các bên không có thỏa thuận, hội đồng
trọng tài sẽ xác định địa điểm trọng tài. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, hội đồng trọng tài có thể
quyết định tổ chức xét xử ở những địa điểm khác tạo thuận lợi cho hội đồng, các bên[[11]].
Điều 11 của LTTTMVN quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
“1. Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp; trường hợp không có thoả thuận thì
Hội đồng trọng tài quyết định. Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc
ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa
điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc
lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng
hoá, tài sản hoặc tài liệu khác”.
Một ví dụ về việc các bên có thỏa thuận về địa điểm giải quyết tranh chấpđó là, năm 2005, Vinaconex
có ký hợp đồng cung cấp 130 lao động cho Công ty BMI của Đức sang làm việc tại Libya trong các dự

án do công ty này nhận thầu thi công. Trong hợp đồng này có thỏa thuận về việc nếu có tranh chấp
phát sinh thì sẽ được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Sau một thời gian
thực hiện hợp đồng hai bên có tranh chấp về việc trả lương cho người lao động. Vinaconex đã khởi
kiện đến VIAC. Kết quả là Vinaconex đã thắng kiện và sau khi được tòa án tại Đức công nhận, cho thi
hành phán quyết của trọng tài thương mại, phía BMI đã buộc phải chuyển trả 187.000 đô la Mỹ số
tiền lương còn nợ của người lao động.
Tóm lại, địa điểm giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận hoặc hội đồng trọng tài quyết
định nhưng trong trường hợp nào thì cũng cần cân nhắc kĩ các yếu tố ảnh hưởng đến sự thuận tiện
của các bên và để tránh trường hợp phán quyết trọng tài thương mại có thể bị hủy hoặc không được
công nhận do không tuân thủ các điều kiện nhất định của nước nơi giải quyết tranh chấp[[12]].

Thứ năm, TTTT cần chỉ rõ ngôn ngữ sử trong tố tụng trọng tài
Thông thường luật trọng tài của các nước đều cho các bên tự do thỏa thuận ngôn ngữ sử dụng trong
tố tụng trọng tài, bao gồm cả ngôn ngữ nói trong các phần tranh luận và ngôn ngữ viết sử dụng trong
các văn bản, tài liệu. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, hội đồng trọng tài sẽ quyết
định sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất[[13]].


Điều 10 LTTTMVN quy định, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong
tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người
phiên dịch ra tiếng Việt. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa
thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội
đồng trọng tài quyết định.

Thứ sáu, TTTT nên quy định luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Luật áp dụng sẽ xác định giá trị pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. cần
lưu ý rằng luật điều chỉnh nội dung hợp đồng có thể khác với luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng
tài. Thông thường luật điều chỉnh quá trình tố tụng trọng tài là luật nơi tiến hành trọng tài. Trong

thương mại, luật áp dụng hoàn toàn do các bên tự do lựa chọn. Điều 14 LTTTMVN quy định:
“1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam
để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa
chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng
pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan
đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh
chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Việt Nam”.
Quy định trên hoàn toàn phù hợp với thực tế tranh chấp. Ngoài việc thỏa thuận luật áp dụng giải
quyết tranh chấp trong TTTT, các bên có thể tách ra thành một điều khoản trong hợp đồng kinh tế.

2.3.

Thời điểm lập thỏa thuận trọng tài

Thời điểm lập TTTT theo thông lệ quốc tế có thể lập bất kỳ lúc nào theo nguyên tắc Party Autonomyý chí các bên. Khoản 1 Điều 5 LTTTMVN quy định: “TTTT tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra
tranh chấp”. Tuy nhiên, trên thực tế, các bên nên lập TTTT trước khi có tranh chấp xảy ra, bởi lẽ sau
khi tranh chấp, các bên khó có thể ngồi lại để thương lượng với nhau về lập TTTT.

2.4.

Tính độc lập của thoả thuận trọng tài

Vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay là hợp đồng chính vô hiệu thì sự vô hiệu của hợp đồng có
kéo theo sự vô hiệu của điều khoản trọng tài hay không?
Trên thực tế thoả thuận về trọng tài thông thường được thể hiện đơn giản dưới hình thức một điều
khoản trọng tài và đưa vào hợp đồng thương mại (như hợp đồng mua bán hàng hoá, mua bán bản



quyền, vận chuyển,...). Thực tế, điều khoản trọng tài có thể được hiểu là “một hợp đồng trong một
hợp đồng”.
Chúng ta không nên lẫn lộn điều khoản trọng tài với hợp đồng chính mà nó dẫn chiếu tới. Bởi đây là
hai loại thoả thuận có đối tượng pháp lý hoàn toàn khác nhau: Điều khoản trọng tài xác định thủ tục
tố tụng sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên còn Hợp đồng chính
quy định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Thông thường điều khoản trọng tài có một mức độ độc
lập nhất định đối với hợp đồng chính. Điều khoản này không bị tác động bởi những lý do vô hiệu của
hợp đồng chính. Nói một cách khác, việc vô hiệu của hợp đồng chính không thể ảnh hưởng tới tiến
trình tố tụng bằng trọng tài.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hợp đồng chính không có ảnh hưởng gì tới điều khoản trọng
tài. Có những lý do vô hiệu có tác động tới cả hai thoả thuận trên như vi phạm nguyên tắc tự nguyện
khi ký kết hoặc sự không có năng lực trong ký kết hợp đồng của các bên.Về mặt pháp lý, Điều 343
Luật dân sự của Rumani có quy định: “Hiệu lực của điều khoản trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp
đồng chứa đựng nó”.
Quy định này giúp cho các tranh chấp vẫn được giải quyết bằng con đường trọng tài kể cả khi hợp
đồng bị chính hội đồng trọng tài tuyên là vô hiệu, ví dụ do có nội dung vi phạm pháp luật. Thỏa
thuận trọng tài trong trường hợp đó sẽ được coi là tách riêng khỏi hợp đồng có nội dung vi phạm
pháp luật đó[[14]]. Nói như vậy không có nghĩa là thỏa thuận trọng tài không bao giờ bị vô hiệu.
Điều 19 LTTTMVN quy định: “Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi,
gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực
của thoả thuận trọng tài”. Quy định này hoàn toàn thống nhất với các quy định của pháp luật quốc
tế.

2.5.
tài

Thẩm quyền xem xét hiệu lực và luật áp dụng để xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng

Một nguyên tắc căn bản trong luật trọng tài các nước trên thế giới là hội đồng trọng tài có thể tự

quyết định thẩm quyền của mình (competence - competence). Điều này có nghĩa là nếu một bên có
khiếu nại về việc vụ tranh chấp hoặc một khía cạnh nào đó trong vụ tranh chấp không thuộc thẩm
quyền của hội đồng trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, việc này trước hết sẽ do hội đồng
trọng tài quyết định.
Một số nước như Pháp, Thụy Sĩ, Ấn độ quy định rằng quyết định của hội đồng trọng tài trong việc
này là chung thẩm và các bên không được quyền kháng cáo lên tòa án[[15]]. Tuy nhiên luật một số
nước khác như Đức, kể cả Luật Mẫu lại quy định các bên được quyền kháng cáo vấn đề này lên tòa
án và tòa án mới là cơ quan cuối cùng quyết định thẩm quyền của hội đồng trọng tài[[16]].
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thẩm quyền xem xét hiệu lực của TTTT thuộc về hai cơ quan
chính: trọng tài và tòa án. Nếu các bên gửi đơn ra trọng tài thì trọng tài có thẩm quyền xem xét hiệu
lực của TTTT này (Điều 43 LTTTMVN). Tuy nhiên, nếu một bên gửi đơn ra tòa kèm theo TTTT thì Tòa
án sẽ xem xét hiệu lực của TTTT (Điều 6 LTTTMVN). Tuy nhiên, luật nào sẽ là luật áp dụng để xem xét
hiệu lực của TTTT? Vấn đề này không được quy định cụ thể trong LTTTMVN, nhưng theo thông lệ xét


xử, luật áp dụng sẽ tuân theo nguyên tắc lex fori (nguyên tắc luật tòa án thụ lý) hoặc lex arbitri
(nguyên tắc luật nơi tọa lạc của trọng tài). Như vậy, khi một vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng
tài tại Việt Nam, pháp luật áp dụng để xem xét hiệu lực của TTTT sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam, cụ
thể là Điều 18 LTTTMVN.

2.6.

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không thực hiện được

LTTTM mới cũng đã khắc phục được sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003
về các trường hợp vô hiệu thoả thuận trọng tài. Điều 18 LTTTM giới hạn sáu trường hợp theo đó
thoả thuận trọng tài vô hiệu với những quy định cụ thể và rõ ràng hơn so với những quy định tại Điều
10 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. LTTTM còn quy định trường hợp thỏa thuận trọng
tài không rõ ràng thì bên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tài
thích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (khoản 5 Điều 43 LTTTM).

Quy định này sẽ hạn chế tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không xác định được cơ
quan nào giải quyết tranh chấp[[17]]. Theo Điều 18 LTTTMVN quy định:
Thứ nhất, tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, tức là tranh
chấp không thuộc hoạt động thương mại và các quy định thuộc Điều 2 LTTTMVN.
Thứ hai, người xác lập TTTT không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Chủ yếu người xác
lập không có thẩm quyền theo pháp luật thương mại, không được ủy quyền hợp pháp theo luật
doanh nghiệp.
Thứ ba, người xác lập TTTT không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Mục 1 Chương III
của Bộ luật dân sự năm 2005. Về độ tuổi, phải đủ 18 tuổi trở lên (Điều 18 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Về nhận thức, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi của mình (khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Thứ tư, hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của LTTTM, tức là
không phù hợp với phân tích tại mục 2.1. bài viết này.
Thứ năm, một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài
và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu;
Thứ sáu, TTTT vi phạm điều cấm của pháp luật
TTTT không thực hiện được lại không được quy định rõ ràng trong LTTTMVN. Tuy nhiên, chúng ta có
thể nhận định rằng, TTTT không thực hiện được khi một bên tham gia TTTT là cá nhân chết hoặc mất
năng lực hành vi, mà không có người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó và các
bên không có thoả thuận khác. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải
chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể và không có tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ
chức đó và các bên khồn có thoả thuận khác.
TTTT không thể thực hiện được: thỏa thuận không trái pháp luật nhưng lại không có các điều kiện
thực hiện, không có tính khả thi hoặc không tồn tại đối tượng theo yêu cầu. Có thể lấy ví dụ như các
bên thỏa thuận địa điểm giải quyết tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là thỏa thuận không trái
pháp luật song không có tính khả thi vì quần đảo này đang xảy ra tranh chấp chính trị; hoặc thỏa


thuận về thời gian giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vào ngày 30/02/2013, do không tồn tại ngày
này nên không thể thực hiện[[18]].


3.
3.1.

Vai trò của thỏa thuận trọng tài, nhận xét và hướng khuyến nghị
Vai trò của thỏa thuận trọng tài

Một điều quan trọng để các luật trọng tài thực sự có hiệu lực là tòa án phải từ chối thụ lý khi các bên
đã có TTTT. Bằng cách này, tòa án buộc các bên phải thực hiện cam kết giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài. Vì thế, luật trọng tài luôn có một quy định rõ ràng rằng nếu các bên đã có TTTT mà một bên
lại khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải, nếu bên kia yêu cầu, từ chối thụ lý vụ tranh chấp trừ trường
hợp tòa án tuyên rằng TTTT vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Điều này được quy định rõ ràng
trong Luật Mẫu, luật trọng tài của các nước Anh, Đức, Pháp,…[[19]].
Điều 6 LTTTMVN quy định Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có TTTT: “Trong trường hợp các
bên tranh chấp đã có TTTT mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường
hợp TTTT vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”.
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản
trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn TTTT thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh
chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu
dùng chấp thuận (Điều 17 LTTTMVN).

3.2.

Nhận xét các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và khuyến nghị

Như đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng, các quy định của pháp luật hiện hành không quy định rõ
ràng và khuyến nghị về nội dung của TTTT. Khi không quy định rõ ràng về những yếu tố bắt buộc về
các nội dung trong TTTT rất khó cho các bên xác định TTTT có hiệu lực hay không tại thời điểm xác
lập.

Như vậy, dưới đây tôi sẽ đề ra một mẫu điều khoản TTTT để các bên có thể đưa vào hợp đồng kinh
tế:
Mọi tranh chấp trong việc …….… (khía cạnh áp dụng trọng tài)…….phát sinh từ hoặc liên quan tới hợp
đồng này, sẽ được đưa ra/sẽ chỉ định………….(tên trung tâm trọng tài/tên trọng tài viên cụ thể)……
theo quy tắc tố tụng của…………..(tên trung tâm trọng tài/quy tắc tố tụng áp dụng đối với hình thức
trọng tài vụ việc)……Địa điểm giải quyết tranh chấp là……………….Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp
là…………….Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là…………;
Ví dụ: “Mọi tranh chấp trong việc giao hàng và thanh toán tiền hàngphát sinh từ hoặc liên quan tới
hợp đồng này, sẽ được đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam (VIAC) theo quy tắc tố tụng của VIAC. Địa điểm giải quyết tranh chấp là số
nhà 35 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Ngôn ngữ giải quyết tranh chấp là Tiếng Anh. Luật
áp dụng giải quyết tranh chấp là tập quán quốc tế Incoterm 2010”.


Thực tiễn áp dụng các hình thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở các nước trong khu vực và trên thế
giới cho thấy việc khuyến khích sử dụng Trọng tài trong giải quyết các loại tranh chấp đang là một xu
thế tất yếu[[20]]. Tóm lại, một TTTT, trong bất kỳ bối cảnh nào, cũng sẽ có hiệu lực nếu phù hợp với
các quy định trong luật được các bên thoả thuận[[21]]. Như vậy, với khuyến nghị như trên, cơ quan
lập pháp cần có những quy định cụ thể về nội dung thỏa thuận trọng tài cũng như cách khuyến cáo
các bên cân nhắc ký lưỡng khi thỏa thuận xác lập TTTT.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Luật Trọng tài Thương mại Việt Nam năm 2010;

2.

Pháp lệnh về trọng tài thương mại năm 2003;


3.

Bộ luật Dân sự năm 2005;

4.

Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế 1985;

5.

Luật Trọng tài của Anh 1996;

6.

Luật Trọng tài của Đức;

7.

Luật Trọng tài của Pháp;

8.

Chu Tùng Anh;

Hãy đề xuất những nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LTTTM (có phân tích cụ
thể);
9.

Chu Tùng Anh


Làm rõ vấn đề địa điểm, ngôn ngữ, phiên họp giải quyết tranh chấp và chứng cứ trong trọng tài quốc
tế;
10.

/>
11.
/>12.
/>13.
/>

14.

/>
[1] />[2] />[3] Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế 1985
[4] />[5] Điều 7(2) của Luật Mẫu; Điều 5 Luật Trọng tài của Anh 1996; Điều 1443 Luật Trọng tài của Pháp;
Điều 178 Luật Trọng tài của Thụy Sĩ; Điều 1031 Luật Trọng tài của Đức.
[6] Điều 89 Luật Trọng tài của Anh 1996.
[7] Điều 1031(5) Luật Trọng tài của Đức.
[8] Điều 7 của Luật Mẫu; Điều 6 Luật Trọng tài của Anh 1996; Điều 1442 Luật Trọng tài của Pháp;
Điều 1029 Luật Trọng tài của Đức.
[9] />[10] Điều 19 Luật Mẫu; Điều 1042 Luật Trọng tài của Đức; Điều 34 Luật Trọng tài của Anh.
[11] Điều 20 Luật Mẫu; Điều 1043 Luật Trọng tài của Đức; Điều 3 Luật Trọng tài của Anh.
[12] Chu Tùng Anh, “Làm rõ vấn đề địa điểm, ngôn ngữ, phiên họp giải quyết tranh chấp và chứng cứ
trong trọng tài quốc tế”.
[13] Điều 22 Luật Mẫu; Điều 1045 Luật Trọng tài của Đức.
[14] Điều 7 của Luật Trọng tài của Anh 1996; Điều 178(3) Luật Trọng tài của Thụy Sĩ.
[15] Điều 1466 Luật Trọng tài Pháp; Điều 186(1) Luật trọng tài Thụy Sĩ; Điều 16 Luật Trọng tài Ấn độ
1996.
[16] Điều 1040 Luật Trọng tài Đức; Điều 16 Luật Mẫu.

[17] />

[18] Chu Tùng Anh,“Hãy đề xuất những nội dung cần quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành LTTTM
(có phân tích cụ thể)”.
[19] Điều 8 Luật Mẫu; Điều 9 Luật Trọng tài của Anh 1996; Điều 1032 Luật Trọng tài của Đức; Điều
1458 Luật Trọng tài của Pháp.
[20] />[21] />


×