Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.51 KB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG

------------------

ơ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU
CỦA CÁC CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Th.s. Hồ Thuý Ngọc
Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Thu Trang

Lớp

: A5 - K 41B- KTNT

HÀ NỘI - 11/2006


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng ............................................................................................4


Lời nói đầu ...................................................................................................5
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU.

I. Bảo hiểm thân tàu ..................................................................................... 9
1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu ...........................................9
2. Khái niệm bảo hiểm thân tàu… ................................................................11
3. Các hình thức bảo hiểm thân tàu… ...........................................................12
4. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu ...............................................................14
II. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu. ...................................................................16
1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm thân tàu ................................................16
1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu..............................16
1.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm thân tàu ...................................................17
1.3. Hình thức pháp lý của hợp đồng bảo hiểm thân tàu ...............................19
1.4. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu ............................................20

1

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

1.4.1 Bên tham gia bảo hiểm. .......................................................................20
1.4.2. Bên bảo hiểm ......................................................................................21
2. Quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu ....................22
2.1 Giao kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu.......................................................22
2.1.1. Yêu cầu bảo hiểm… ...........................................................................23
2.1.2. Chấp nhận bảo hiểm ...........................................................................23

2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu ..................................................24
3. Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu
3.1. Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm thân tàu. ........................32
3..1.1. Các điều ước quốc tế chi phối bảo hiểm thân tàu .............................32
3.1..2. Luật quốc gia. ....................................................................................35
3.1.3. Tập quán hàng hải. .............................................................................37
Chương II
THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU CỦA CÁC CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM

I. Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công
ty hàng hải Việt Nam. ................................................................................38
1. Hình thức tham gia bảo hiểm thân tàu chủ yếu của các công ty hàng hải
Việt Nam ....................................................................................................38

2

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

2. Tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công
ty hàng hải Việt Nam..................................................................................39
II. Đánh giá về thực trạng cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam. ......................54
1. Thuận lợi ................................................................................................54
2. Khó khăn ................................................................................................57
Chƣơng III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN CẢI THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO

KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU CỦA CÁC CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM.

I. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tham gia bảo hiểm thân tàu của
các cơng ty hàng hải Việt Nam. ....................................................................68
II. Một số kiến nghị góp phần cải thiện cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam. ..................72
Kết luận ........................................................................................................79
Tài liệu tham khảo ........................................................................................80

3

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số lượng tàu biển của Việt Nam qua các năm, tr. 40
Bảng 2: Thống kê các loại tàu hoạt động tuyến quốc tế, tr. 41
Bảng 3: Thống kê số tiền bảo hiểm của đội tàu Việt Nam từ năm 2000 đến
hết quý I năm 2005, tr. 43
Bảng 4: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến sự cố hàng hải từ năm 2004
đến nửa đầu năm 2006, tr. 48
Bảng 5: Bồi thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu của một số doanh nghiệp bảo hiểm năm 2005, tr. 49
Bảng 6: Một số thiệt hại về thân tàu đã được bảo hiểm bồi thường đáng
chú ý từ năm 1995 đến hết tháng 06 năm 2006, tr.52

4


PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành giao thông vận tải, vận tải biển đóng một vai tró hết sức
quan trọng, nhất là khi q trình quốc tế hố về thương mại phát triển
mạnh thì ngành vận tải đường biển càng đóng vai trò then chốt trong việc
chuyên chở và vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nước này sang nước
khác, từ châu lục này sang châu lục khác . . .
Không ai có thể phủ nhận lợi ích kinh tế của ngành hàng hải. Hàng
năm ngành này đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ
cho nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung, lợi nhuận mà ngành hàng hải đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập quốc dân của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, ngành hàng hải có
nhiệm vụ là tổ chức thực hiện các hoạt động vận tải, bốc xếp và dịch vụ
liên quan để phục vụ xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa, góp phần vào
việc tăng khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường cho hoạt động
xuất nhập khẩu của đất nước. Chính vì vây, Việt Nam và các quốc gia trên
thế giới đều hết sức chú trọng vào việc phát triển các đội tàu chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển với quy mô lớn và đồng bộ.
Tuy nhiên, do đặc trưng kinh doanh của ngành hàng hải là phạm vi
hoạt động rộng khắp trên các vùng sóng nước và thời gian hành trình trên
biển dài nên phương tiện vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
thiên nhiên, gánh chịu nhiều rủi ro, hiểm hoạ như: Thiên tai, thời tiết xấu,
bão lốc, sóng thần, cướp biển, các tai nạn hàng hải (Mắc cạn, đâm va, cháy
nổ …). Đặc biệt là đối với ngành hàng hải của Việt Nam, do hệ thống cảng

biển chưa phát triển, đội tàu của các cơng ty hàng hải cịn nhỏ hẹp về qui

5

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

mơ và chất lượng, số lượng tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều, thêm
vào đó là trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của đội ngũ thuyền viên chưa cao.
Do đó trong q trình vận tải của tàu ngoài những tổn thất do tai nạn bất
ngờ có thể xảy ra cịn gặp phải rất nhiều tổn thất khơng đáng có.
Với đặc trưng kinh doanh như vậy, việc mua bảo hiểm thân tàu cho
đội tàu của mình đối với các công ty hàng hải là một giải pháp tốt nhằm
đảm bảo tài sản, ổn định tài chính khi xảy ra tổn thất và đảm bảo kinh
doanh có lãi. Trên thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu được tiến hành ở
Việt Nam từ năm 1965 nhưng thị trường bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam
còn nhỏ bé, chưa phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm thân tàu giữa các công ty hàng hải và các doanh nghiệp bảo
hiểm, thúc đẩy thị trường bảo hiểm thân tàu phát triển. Với mong muốn
được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm
thân tàu và nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm thân tàu em xin chọn tề tài: “cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam”
làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Em xin chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đưa ra những khó khăn
trong việc tham gia bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải cũng như

một số hạn chế trong việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu của các
công ty bảo hiểm và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc
nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực

6

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu nói riêng và thúc đẩy thị trường bảo hiểm
thân tàu ở Việt Nam phát triển nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bảo hiểm hàng hải là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều nghiệp vụ
như: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, bảo
hiểm thân tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu… Vì vậy
trong khn khổ hạn hẹp của luận văn này, em chỉ tập trung vào nghiên
cứu nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong
pháp luật về bảo hiểm của Việt Nam, thị trường bảo hiểm thân tàu ở Việt
Nam, các công ty hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm thân tàu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Những vấn đề của
lý luận và thực tiễn đều được xem xét trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp số liệu, nghiên cứu các số
liệu rút ra từ các kết luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Mổ xẻ, bóc tách vấn đề từ đó rút
ra những kết luận mang tính bản chất.

- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
5. Kết cấu luận văn

7

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương I: Lý luận chung về cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
- Chương II: Thực trạng cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện
hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam.
- Chương III: Một số kiến nghị góp phần cải thiện cơ sở pháp lý cho việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải
Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc
rằng luận văn khơng tránh khỏi một số sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ dẫn thêm của thầy cô, bạn bè và các chuyên gia bảo hiểm hàng hải.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến THS. Hồ Thuý Ngọc- Giáo viên
Bộ môn Luật Trường Đại Học Ngoại Thương, người đã dành thời gian và
cơng sức, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, bạn
bè Trường Đại Học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong việc sưu tầm tài liệu và hoàn thành tốt luận văn này.

8


PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU
I. Bảo hiểm thân tàu
1. Sự ra đời của bảo hiểm thân tàu.
Từ những năm 3000 trước công nguyên những lái buôn người
Trung Quốc đã nghĩ ra và áp dụng một số nguyên tắc bảo hiểm trong việc
chun chở hàng hố trên sơng Trường Giang vốn nổi tiếng nguy hiểm với
đá ngầm và ghềnh thác. Để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra họ quyết
định phân tán khả năng xảy ra tổn thất bằng cách tại các đầu thác họ chia
đều các bao hàng của mỗi thuyền cho các thuyền khác. Như vậy khi một
thuyền bị tổn thất cũng có nghĩa là mỗi thuyền chỉ bị tổn thất một bao hàng
thôi.
Từ thế kỷ 13 bảo hiểm hàng hải đã trở thành một yếu tố không thể
thiếu trong đời sống buôn bán ở các cảng thuộc Địa Trung Hải. Bảo hiểm
tàu biển đã xuất hiện ở Anh và Châu Âu từ thế kỷ 16. Phương thức bảo
hiểm thời đó là các chủ tàu hoặc các thương nhân để được bảo hiểm phải
chuẩn bị một bản khai chi tiết về các rủi ro tài chính của chuyến đi, bên
dưới bản khai này “Các nhà buôn trung thực” hoặc các chủ ngân hàng
muốn chia sẻ rủi ro sẽ ghi số tiền mà họ phải chịu trách nhiệm và ký tên.
Do đó bảo hiểm hàng hải là nguồn gốc của thuật ngữ được sử dụng:
“Người bảo hiểm” (Underwriter) và “Bảo hiểm” (Underwriting).
Bảo hiểm thân tàu chỉ thực sự hình thành và phát triển thành một
nghiệp vụ kinh doanh từ cuối thế kỷ 17, bắt nguồn từ quán cà phê của
người thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên Eward Lloyd ở phố Tower

street . Vào thời gian đó cứ mỗi lần đi biển trở về các thuyền trưởng, nhà

9

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

bn lại ngồi qn cà phê bùi ngùi kể cho nhau nghe về đồng nghiệp của
mình đã bị rủi ro, mất mát như thế nào. Với óc thông minh, nhanh nhạy
của một nhà kinh tế, ông Edward Lloyd đã thu thập tin tức và lập bản tin
Lloyd’s về hàng hải và cho thông báo hàng ngày vào những giờ quy định.
Bản tin này dựa vào những tin tức của các nhà buôn, thuyền trưởng, sỹ
quan thuỷ thủ thường đến quán để trao đổi về những rủi ro, hiểm hoạ, tổn
thất xảy ra với các tàu đi biển trước khi dời bến. Dần dần các nhà kinh
doanh, các nhà môi giới bảo hiểm, những người muốn mua bảo hiểm cũng
đến đó để giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên
Lloyd chỉ đóng vai trị chủ qn mà khơng trực tiếp tham gia bất kỳ hợp
đồng bảo hiểm nào. Mỗi người bảo hiểm phải tự chịu trách nhiệm về
những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết của mình. Sau khi Lloyd qua đời vào
năm 1713, các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải thấy cần phải có một địa
điểm như quán cà phê của Lloyd’s để họ tập trung thực hiện giao dịch các
hợp đồng bảo hiểm, vào năm 1770 “Society of Lloyd’s” được thành lập
với tư cách là tổ chức tự nguyện. Tổ chức hoạt động với tư cách tư nhân
cho đến năm 1871 thì hợp theo luật Quốc hội (Act of Parliament) và trở
thành Hội Đồng Lloyd’s (The Corporation of Lloyd’s). Hiện nay tự thân
hội đồng Lloyd’s không kinh doanh mà chỉ tổ chức, điều khiển và đưa ra
những quy tắc cho các thành viên. Sau đó tổ chức này đã phát triển mạnh
mẽ và trở thành thị trường bảo hiểm lớn nhất về tái bảo hiểm và bảo hiểm

hàng hải. Như vậy từ cuối thế kỷ 17, các thể lệ và luật lệ về bảo hiểm tàu
biển đã ra đời. Từ năm 1881, các điều khoản đã trở thành tiêu chuẩn cho
các đơn vị bảo hiểm thân tàu (Hull Policies) và đã được tập hợp thành một
bộ điều khoản để dùng cho các đơn bảo hiểm thân tàu và máy tàu. Sau đó
Hiệp hội những người bảo hiểm London ấn hành gọi là ITC hay điều
khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clauses). Qua nhiều lần
chính lý, bổ sung như ITC 01/10/1983 và điềù khoản bảo hiểm thân tàu
mới nhất là ITC 2001. Dù việc sử dụng các điều khoản này khơng có tính
chất bắt buộc song việc chấp hành nó đã trở thành hiển nhiên vì ITC đã trở

10

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

thành cơ sở cho các điều khoản bảo hiểm thân tàu trên toàn thế giới. Như
vậy, bảo hiểm thân tàu phần nào đảm bảo cho ngành vận tải biển tái sản
xuất mở rộng và kinh doanh tàu biển.
Ở Việt nam, bảo hiểm thân tàu là một trong các nghiệp vụ đầu tiên
khi Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) được thành lập vào năm
1965. Năm 1975 sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
BAOVIET mở rộng hệ thống chi nhánh vào các tỉnh phía nam và phát triển
nhất là cơng ty bảo hiểm thành phố Hồ chí Minh (BAOMINH), trên nền
tảng của cơng ty bảo hiểm VAR- Một công ty bảo hiểm hàng hải hàng đầu
hoạt động trước giải phóng miền Nam: thành lập (tháng11 năm 1994)
BAOMINH tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển, pha sông, tàu
sông và tàu cá. Năm 1990, với sự ra đời của Bộ luật Hàng hải, nhà lập
pháp đã qui định hẳn một chương riêng (chương 16) dành cho hợp đồng

bảo hiểm hàng hải và gần đây nhất là Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.
Nếu năm 1995 chỉ có 4 cơng ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu là
BAO VIET, BAO MINH, BAO LONG, PJICO, PVI thì tính đến hết tháng
8 năm 2006 đã có trên 10 cơng ty bảo hiểm bao gồm cả cơng ty liên doanh
với nước ngồi khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu như: QBE, UIC,
AAA, PTI, Samsung Vina, Công ty bảo hiểm Viễn Đông,
2. Khái niệm bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những rủi ro vật chất xảy ra đối với
tàu, máy móc, và các thiết bị trên tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu
phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu là vỏ tàu, máy móc,
trang thiết bị trên tàu cước phí, chi phí hoạt động và một phần trách nhiệm
trong các vụ tàu đâm va nhau (thông thường là 3/4 trách nhiệm đâm va).

11

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

Ngồi ra, các chi phí và cung ứng liên quan đến con tàu và hành trình được
bảo hiểm tuỳ vào thoả thuận giữa chủ tàu và cơng ty bảo hiểm, các chi phí
này thường là:
 Lương thực, thực phẩm, nước ngọt.
 Lương ứng trước cho thuỷ thủ: Do hành trình của tàu thường rất dài.
Vì vậy chủ tàu thường trả lương cho thuỷ thủ trước hành trình. Khoản tiền
này chủ tàu cũng được bảo hiểm.
 Cước thu nhập: Cước của chủ tàu được coi là thu nhập mà chủ tàu có
được nhờ kinh doanh khai thác hàng hố, khoản cước này có thể chủ tàu

được chủ hàng trả trước, cũng có thể trả sau. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc
chắn chủ tàu sẽ được khoản cước này thì chủ tàu phải mua bảo hiểm trước.
 Các chi phí quản lý, trị giá gia tăng.
3. Các hình thức bảo hiểm thân tàu:
Bảo hiểm thân tàu thường được tiến hành theo các hình thức sau đây:
- Bảo hiểm theo thời hạn thân tàu (Hull Time Insurance)
Bảo hiểm thời hạn thân tàu là bảo hiểm thân tàu trong một thời gian
nhất định. Loại hình bảo hiểm này thường áp dụng cho hầu hết các loại tàu.
Thời hạn bảo hiểm theo hình thức này là 12 tháng hay ít hơn và phải được
ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của
bảo hiểm cũng cần phải được cụ thể. Chẳng hạn, ở Anh thường ghi: “12
months from 1 September 19… to 31 August 19… both days inclusive”

12

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

(B.D.I). Hình thức bảo hiểm này thường được bảo hiểm theo các điều kiện
sau đây:
 Điều kiện bảo hiểm thân tàu “mọi rủi ro” (Institute Time Clauses
(Hull) –“All Risks” );
 Điều kiện miễn bồi thường tổn thất riêng (Institute Time Clauses FPA
absolutely: ITC – FPA abs.);
 Điều kiện miễn bồi thường hư hỏng (Institute Time Clauses F.O.D.
abs.).
Hình thức bảo hiểm theo thời hạn thường được áp dụng cho các loại tàu
khác nhau: Tàu buôn (thường từ 100 GRT trở lên), tàu đánh cá, tàu dưới

100 GRT, tàu đặc biệt: nạo vét đẩy, kéo, xà lan, tàu gỗ, dàn khoan cố định
hay di động hoặc các cấu trúc khác cho khai thác dầu.
- Bảo hiểm chuyến thân tàu (Voyage Insurance)
Là bảo hiểm con tàu từ cảng này đến cảng khác (at and from) hoặc
bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi (round trip). Hình thức này thường dùng
để bảo hiểm cho tàu mới đóng để xuất khẩu hoặc tàu đi sửa chữa, theo các
điều kiện như: Institute Voyage Clauses (I.V.C) “All Risks” (mọi rủi ro) và
I.V.C.- FPA abs. (miễn tổn thất riêng).
- Bảo hiểm chi phí (Hull Disbursement Insurance)
Các chi phí như chi phí hoạt động của tàu (nhiên liệu, nước ngọt,
lương thực, thực phẩm, tiền lương thuỷ thủ, cảng phí…) cũng được bảo
hiểm. Những chi phí này thường được bảo hiểm theo điều kiện TLO (Điều
kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ).
- Bảo hiểm các rủi ro tại cảng

13

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

- Bảo hiểm chiến tranh, đình công
4. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu
Các điều kiện bảo hiểm thân tàu của viện ILU (Viện các nhà bảo
hiểm London) được áp dụng phổ biến cho bảo hiểm theo thời hạn cũng như
bảo hiểm chuyến.
- Các điều kiện bảo hiểm các rủi ro hàng hải
(1) Điều kiện bảo hiểm “mọi rủi ro” theo thời hạn (Institute Time
Clauses (ITC) (Hull) – “All Risks”;

(2) Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng theo thời hạn (thân tàu)
(Institute Time Clauses – F.P.A. absolutely);
(3) Điều kiện bảo hiểm theo thời hạn (thân tàu) miễn tổn thất bộ phận
(Institute Time Clauses – FOD absolutely);
(4) Điều kiện bảo hiểm “mọi rủi ro” theo chuyến (thân tàu) (Institute
Voyage Clauses (IVC) “All Risks”);
(5) Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (Institute Voyage Clauses F.P.A. absolutely);
(6) Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ (Institute Standard T.L.O.
Clause) (thường dùng cho tàu nhỏ theo hình thức thời hạn và chuyến).
Các điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất bộ phận (FOD) và miễn tổn thất
riêng (FPA), hiện ít được sử dụng.

14

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

- Các điều kiện bảo hiểm các rủi ro tại cảng
(1)

Institute Time Clauses Hulls: Port Risks (20/7/87): bảo hiểm

những rủi ro nằm tại cảng, thường dùng cho tàu nằm xó (laid up ship);
(2)

Institute Clauses for Builders’ Risks (1/6/88): bảo hiểm rủi ro

của nhà đóng tàu, thường bảo hiểm các rủi ro như: cháy, sang thần, đắm khi

chuyên chở;
(3)

Repairing Risks Insurance: bảo hiểm rủi ro tàu đang sửa chữa;

(4)

Loss of Time Insurance: bảo hiểm thiệt hại do mất tiền lãi,

cước phí hoặc chi phí khai thác tàu, khi tàu buộc phải ngưng hoạt động do
các rủi ro hàng hải gây ra.
- Các điều kiện bảo hiểm phụ
(1) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh, đình cơng, bạo động và nổi loạn
của dân chúng (Hull War and S.R & C.C Risks Insurance) (1/10/1983);
(2) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình cơng về thời hạn thân tàu –
(Institute War and Strike Clauses: Hull – Time) (1/11/95);
(3) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình cơng về chuyến thân tàu –
(Institute War and Strikes Clauses: Hulls – Voyage) (1/11/95);
(4) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình cơng về thời hạn cước phí –
(Institute War and Strikes Clauses: Freight – Time);
(5) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh và đình cơng về chuyến cước phí
(Institute War and Strikes Clauses: Freight – Voyage)…

15

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41


II. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU

1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Xuất phát từ ý thức trách nhiệm nhằm bảo toàn tài sản để đảm bảo
cho việc kinh doanh và sự phát triển cũng như n tâm về tài chính khi
có bất kỳ rủi ro gì xảy ra, việc mua bảo hiểm đối với những cơng ty vận
tải biển có trọng tải lớn, tuyến hoạt động rộng, những người bán và người
mua phải đi thuê tàu để chuyên chở hàng hoá là một yêu cầu bức thiết, cho
dù bảo hiểm là hoàn toàn từ nguyện. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là căn cứ
pháp lý quan trọng để xác định quan hệ giao dịch giữa các bên.
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu là một văn bản trong đó người bảo hiểm
cam kết cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại của đối tượng
bảo hiểm do một rủi ro được bảo hiểm gây nên còn người được bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm thân tàu (hợp đồng bảo hiểm) có thể được ký kết
theo hai loại: Hợp đồng bảo hiểm chuyến thân tàu và hợp đồng bảo hiểm
thời hạn thân tàu
 Hợp đồng bảo hiểm chuyến thân tàu: Khi một hợp đồng bảo hiểm
thân tàu có bao gồm thuật ngữ “tại và từ” hoặc từ một địa điểm này đến địa
điểm khác thì gọi là hợp đồng bảo hiểm chuyến.

16

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

 Hợp đồng bảo hiểm thời hạn thân tàu: Nếu một hợp đồng bảo hiểm

cho một con tàu trong một thời gian nhất định từ 3 tháng đến 1 năm
và thường là một năm thì gọi là hợp đồng bảo hiểm thời hạn.
Trong đăng ký hợp đồng bảo hiểm thân tàu, đối với hai loại hợp
đồng bảo hiểm thân tàu trên, chủ tàu phải nêu rõ tên tàu, cảng đăng ký,
quốc tịch tàu, năm và nơi đóng tàu, trọng tải của tàu..., đồng thời chủ tàu
phải đảm bảo 3 điều quy định:
+ Tàu dủ khả năng đi biển.
+ Quốc tịch của tàu không thay đổi suốt hành trình.
+ Hành trình con tàu phải hợp pháp.
Bảo hiểm theo thời hạn: thời hạn bảo hiểm tính theo dương lịch và
thời gian dài nhất là 12 tháng, ngắn nhất không dưới 3 tháng. Hiệu lực hợp
đồng bảo hiểm thời hạn thân tàu bắt đầu và kết thúc theo thời gian ghi trên
Giấy chứng nhận bảo hiểm, nhưng với điều kiện người được bảo hiểm đã
nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
Bảo hiểm chuyến: Chuyến đi được bảo hiểm kể từ khi tàu thuyền
tháo gỡ giây chằng ra khỏi cột hoặc nhổ neo để bắt đầu chuyến đi và chấm
dứt hiệu lực sau 24 giờ kể từ khi thả neo hoặc được cột vào bờ ở nơi đến
ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy sửa đổi bổ sung theo Giấy
chứng nhận đó (nếu có).
1.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm thân tàu.

17

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

Một hợp đồng bảo hiểm nói chung và một hợp đồng bảo hiểm thân tàu
nói riêng thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Phần I: Nguyên tắc chung. Trong phần này các bên chủ thể của
hợp đồng sẽ đề cập đến những nguyên tắc chung nhất về thoả thuận giữa
hai bên, về đối tượng bảo hiểm…
- Phần II: Luật điều khoản, điều kiện chi phối hợp đồng. Trong
phần này thường đề cập đến luật chi phối hợp đồng,
- Phần III: Thủ tục bảo hiểm. Phần này của hợp đồng đề cập đến
những nội dung chi tiết về thủ tục của quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng giữa các bên chủ thể như: yêu cầu bảo hiểm, chấp nhận bảo hiểm,
hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
- Phần IV: Phí bảo hiểm. Phần này của hợp đồng thường đề cập
đến một số nội dung chủ yếu như: tỷ lệ phí bảo hiểm, loại tiền đóng phí
bảo hiểm, thời hạn thanh tốn phí bảo hiểm, phương thức thanh tốn phí
bảo hiểm, hồn phí bảo hiểm …
- Phần V: Thông báo giải quyết khiếu nại. Phần này của hợp đồng
thường bao gồm những nội dung như: thông báo sự cố, thu thập hồ sơ,
khắc phục sự cố, giải quyết bồi thường.
- Phần VI: Trách nhiệm bảo lưu quyền khiếu nại người thứ ba.
Phần này đề cập đến trách nhiệm của người được bảo hiểm trong trường
hợp tổn thất có liên quan đến người thứ ba về việc bảo lưu quyền khiếu
nại cho bên bảo hiểm.

18

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

- Phần VII: Chế tài bồi thường.
- Phần VIII: Thời hạn khiếu nại.

- Phần IX: Hiệu lực của hợp đồng.
- Phần X: Xử lý tranh chấp. Phần này đề cập đến hình thức xử lý
nếu xảy ra tranh chấp giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
như lựa chọn trọng tài, tồ án…
1.3. Hình thức pháp lý của hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
Hình thức của hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm
thân tàu nói riêng là phương tiện để ghi nhận nội dung của hợp đồng mà
các chủ thể đã xác định.
Điều 570 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định: “hợp đồng bảo hiểm
phải được lập thành văn bản. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo
hiểm là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm”
Như vậy pháp luật quy định hình thức của hợp đồng bảo hiểm là văn
bản nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết. Khi có
tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng
cứ pháp lý chắc chắn cho các bên dễ dàng thực hiện quyền của mình.
- Đơn bảo hiểm: phải xác định rõ nội dung tương tự như một bản dự
thảo hợp đồng, gồm các yếu tố chủ yếu như: ngày, tháng, năm lập đơn,
tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, những rủi ro được bảo hiểm,
người được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm...

19

PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

- Đơn bảo hiểm có thể ghi tên một hoặc nhiều người được bảo hiểm. Khi
đơn bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và bên tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm thì các cam kết bảo hiểm phát sinh hiệu lực;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm là một loại chứng chỉ pháp lý do bên bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm, xác nhận hợp đồng bảo hiểm đã được
giao kết. Thông thường giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp để sử dụng
cho các trường hợp như hợp đồng bảo hiểm có nhiều người tham gia bảo
hiểm, hợp đồng bảo hiểm được giao kết theo chế độ bảo hiểm bắt buộc.
Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể là chứng chỉ pháp lý xác nhận người sở
hữu giấy chứng nhận bảo hiểm tham gia một hoặc nhiều chế độ bảo hiểm;
Như vậy đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
1.4. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu
1.4.1. Bên tham gia bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm thân tàu là các tổ chức và cá nhân mua bảo
hiểm (các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển, các chủ tàu, các cơng
ty đóng tàu biển...) do có nhu cầu bảo hiểm hoặc có nghĩa vụ tham gia
bảo hiểm theo qui định của pháp luật hoặc của đối tác trong kinh doanh
của mình, là người trực tiếp ký kết hợp đồng bảo hiểm với bên bảo hiểm
nhằm đảm bảo sự an tồn cho các đối tượng là tài sản, tính mạng, sức
khoẻ của mình hay của người khác. Trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu thì
bêm tham gia bảo hiểm là các công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển,
các cơng ty đóng tàu biển, và đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thân tàu

20

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

là tàu biển chuyên dùng để kinh doanh các dịch vụ vận tải biển của các
công ty kinh doanh vận tải biển, các cơng ty đóng tàu thuỷ.

Trong xã hội có nhiều loại hình tổ chức như: doanh nghiệp, cơ quan
Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, ... tất cả các
tổ chức này đều có thể trở thành chủ thể tham gia bảo hiểm mà khơng phụ
thuộc họ có tư cách pháp nhân hay không, là tổ chức trong nước hay tổ
chức nước ngoài.
Đối với cá nhân để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng bảo
hiểm thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và phải
thoả mãn các điều kiện được qui định trong từng chế độ bảo hiểm cụ thể.
Cá nhân là chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể là người Việt Nam
hoặc người nước ngoài.
Đối với hợp đồng mà người tham gia bảo hiểm kí kết nhằm bảo vệ lợi
ích của bản thân thì người tham gia bảo hiểm cũng đồng thời là người
được bảo hiểm, còn đối với hợp đồng được kí kết vì lợi ích của người thứ
ba thì người được bảo hiểm là người thứ ba.
1.4.2. Bên bảo hiểm.
Bên bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu là tổ chức tham gia
hợp đồng bảo hiểm, thu phí bảo hiểm đồng thời chịu trách nhiệm bồi
thường cho người được bảo hiểm (chủ tàu) khi có sự kiện bảo hiểm xảy
ra gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm (tàu biển).
Trong giai đoạn hiện nay, thị trường bảo hiểm thân tàuViệt Nam đã
khá phát triển với sự đa dạng về các chủ thể tham gia hoạt động kinh
doanh bảo hiểm bao gồm cả các công ty bảo hiểm Việt Nam và các công
ty bảo hiểm nước ngồi. Đó là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, xu
thế tồn cầu hố, khu vực hố, nó tạo ra mơi trường khuyến khích và cởi

21

PHAN THỊ THU TRANG



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

mở đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các vấn đề hỗ trợ đào tạo và
chuyển giao công nghệ cũng như việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý của
nước ngồi đang là địi hỏi đối với sự phát triển của bảo hiểm Việt Nam.
Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật tạo nên cơ chế pháp
lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngày 18/12/1993 Chính phủ ban
hành Nghị định 100/CP, văn bản này đánh dấu cho sự ra đời một thị
trường bảo hiểm hoạt động theo cơ chế thị trường, thay cho sự độc quyền
của Bảo Việt là sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều chủ thể và gần đây nhất
là sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 với nhiều điểm mới
tích cực.
Các chủ thể được phép tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói
chung và bảo hiểm thân tàu nói riêng theo Luật kinh doanh bảo hiểm
2000 bao gồm:
- Các doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp Nhà nước, công
ty cổ phần, công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh bảo hiểm, chi
nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngồi, cơng ty bảo hiểm 100% vốn nước
ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) là doanh nghiệp
Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có chức năng chuyên kinh doanh tái bảo
hiểm.
- Tổ chức môi giới bảo hiểm.
- Đại lý bảo hiểm.
Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức mơi giới bảo hiểm muốn
tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được Bộ Tài chính cấp
giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.

22


PHAN THỊ THU TRANG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

2. Quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu
2.1. Giao kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu
Giao kết hợp đồng bảo hiểm là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo
những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập nên hợp đồng bảo
hiểm.
Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhìn chung phải tuân thủ những
nguyên tắc mà pháp luật qui định như sau:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, cùng có lợi
Quy trình giao kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu thường diễn ra theo các
bước sau:

2.1.1. Yêu cầu bảo hiểm:
Người được bảo hiểm tuỳ theo điều kiện con tàu, khả năng tài
chính của mình mà lựa chọn hình thức bảo hiểm thời hạn hoặc chuyến,
điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro hay tổn thất toàn bộ... cho thích hợp để kê
khai trong Giấy yêu cầu bảo hiểm.
Giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho công ty bảo hiểm trước một số
ngày nhất định tuỳ theo quy định của từng công ty bảo hiểm kể từ ngày
yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của
công ty bảo hiểm. Đối với tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu tại cơng ty
bảo hiểm thì kèm theo Giấy u cầu bảo hiểm phải có các tài liệu sao chụp
nhất định theo yêu cầu của công ty bảo hiểm, thông thường các tài liệu này
bao gồm các loại giấy tờ sau:


23

PHAN THỊ THU TRANG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41

- Chứng nhận quốc tịch tàu.
- Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu có kem theo các
biên bản kiểm tra từng phần của Đăng kiểm.
- Biên bản kiểm tra khi giao nhận tàu.
2.1.2. Chấp nhận bảo hiểm
Khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm và tài liệu có liên quan nêu ở
trên, cơng ty bảo hiểm sẽ xem xét và có thể tiến hành kiểm tra tình trạng
thực tế của tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an tồn đi biển, cơng ty bảo hiểm
sẽ chấp nhận và cấp đơn bảo hiểm cho tàu.
Hợp đồng bảo hiểm được giao kết khi bên bảo hiểm trả lời chấp
nhận yêu cầu bảo hiểm của người yêu cầu bảo hiểm và hai bên đã thỏa
thuận xong về nội dung hợp đồng.
2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Đây chính là q trình hai bên thực hiện quyền và nghĩa vụ đã cam
kết. Khi hợp đồng bảo hiểm thân tàu đã được giao kết giữa các bên chủ thể
của hợp đồng thì các bên có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản của hợp
đồng mà các bên đã thoả thuận.
* Về phía người mua bảo hiểm cần thực hiện một số nghĩa vụ cơ bản sau:
Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng
hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong một
hợp đồng bảo hiển thân tàu thì phí bảo hiểm là vấn đề quan trọng hàng đầu


24

PHAN THỊ THU TRANG


×