Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

kết luận và kiến nghị Thiết kế hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.38 KB, 1 trang )

Thuyết minh đồ án QLCTRSH SVTH: Thu Hà – Tuyết Nhung
Chương 9
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
9.1 KẾT LUẬN
Thiết kế hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn tại nguồn theo hướng phân loại tại nguồn là
một thiết kế hoàn chỉnh từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý cuối cùng. Nhưng do điều
kiện tình hình hiện nay rất khó để thực hiện chương trình này do hệ thống quản lý từ trên xuống
chưa đồng bộ nên hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn hiện nay vẫn là rác hỗn hợp.
Chất thải rắn sau khi thu gom tập trung về khu liên hợp xử lý chất thải rắn có sàn phân loại để
thu hồi các vật liệu có thể tái sử dụng hay tái chế thành các sản phẩm mới, góp phần phát triển
kinh tế và giảm các thành phần ô nhiễm thải vào môi trường.
Các thành phần còn lại, không còn khả năng sử dụng được chôn lấp tại các ô chôn lấp hợp vệ
sinh trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn của quận.
Nước thải sinh ra từ các khâu trong hệ thống quản lý chất thải đều được tập trung và xử lý đạt
tiêu chuẩn xả thải nguồn loại B (TCVN).
Bên cạnh đó, thành phần quan trọng và chiếm đa số trong thành phần rác hiện nay của quận là
rác thực phẩm. Rác thực phẩm sau khi được phân loại sẽ tận dụng làm compost, góp phần vào
sự phát triển môi trường bền vững.
Mục tiêu của đề tài nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố với mục đích cải
thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cải thiện môi trường sống và làm việc của người
dân góp phần vào sự phát triển bền vững trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo
chủ trương của chính phủ hiện nay.
9.2 KIẾN NGHỊ
Mặc dù thiết kế hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải rắn là không phân loại rác tại nguồn nhưng
việc phân loại đem lại nhiều lợi ích to lớn. Đối với nước ta hình thức này vẫn còn mới lạ, có áp
dụng thí điểm một vài nơi nhưng còn rất nhiều khó khăn chưa giải quyết được. Chính vì vậy
người dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nếu không được sự hỗ trợ từ các nhà quản
lý.
Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm tuyên truyền, giáo dục tạo điều kiện cho
mọi người hiểu rõ hơn về cách thực hiện và ý nghĩa của việc làm này.
Nhà nước nên có những chế độ hỗ trợ giúp các thành phần kinh tế khi muốn tham gia vào việc


xây dựng hệ thống.
Nhà nước cần có chính sách mới khuyến khích việc tái sử dụng chất thải nhằm giảm thiểu chất
thải tại nguồn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
GVHD: TS. Trần Thị Mỹ Diệu
9-1

×