Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

nghiên cứu hệ thống điện điện lạnh trên các dòng xe ôtô của mitsubishi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.62 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆNĐIỆN LẠNH TRÊN CÁC DÒNG XE
ÔTÔ CỦA MITSUBISHI

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Nguyễn Quan Thanh

Nguyễn Quốc Nho(MSSV:1117704)
Ngành : Cơ khí giao thông – Khóa : 37

Tháng 5/2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ

----------------Cần Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2015



PHIẾU ĐỀ NGHỊ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CHO SINH VIÊN
NĂM HỌC: 2014 – 2015
1. Họ và tên cán bộ hướng dẫn: Nguyễn Quan Thanh.
2. Tên đề tài: Nghiên cứu hệ thống điện-điện lạnh trên các dòng xe ô tô của
Mitsubishi.
3. Địa điểm thực hiện: Công ty Cổ phần Cơ khí ô tô Cần Thơ.
4. Số lượng sinh viên thực hiện: 01.
5. Thời gian thực hiện: từ ngày 12/01 đến 08/05/2015.
6. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Nho
MSSV: 1117704
7. Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu tìm hiểu hệ thống điện-điện lạnh trên các dòng xe ô
tô của Mitsubishi.
8. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài:
a. Giới thiệu về hãng Mitsubishi.
b. Tổng quát về hệ thống điện-điện lạnh
c. Hệ thống điện-điện lạnh trên các dòng xe ô tô của Mitsubishi.
d. Những hư hỏng và cách khắc phục.

DUYỆT BỘ MÔN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Quan Thanh

Nguyễn Quốc Nho



Lời cảm ơn

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này em đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các bạn và các anh chị trong công ty em thực
tập.
Đến nay, đề tài cũng đã hoàn thành được các yêu cầu đặt ra, em xin chân
thành cám ơn: quý thầy cô bộ môn Kỹ thuật cơ khí, Khoa Công Nghệ, trường
Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy Nguyễn Quan Thanh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này và các anh chị trong công ty Cổ Phần Cơ Khí
Ô Tô Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tại công ty.
Do thời gian thực hiện và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề
tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô cùng các bạn để nội dung đề tài của em được hoàn thiện
hơn.

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

i


Nhận xét của cơ sở thực tập

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ

luận văn nào cùng cấp khác.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…
Người thực hiện

Nguyễn Quốc Nho

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

ii


Nhận xét của cơ sở thực tập

NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm

Cán bộ hướng dẫn

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

iii


Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm

Giáo viên hướng dẫn

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

iv


Nhận xét của giáo viên phản biện


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………

Cần Thơ, ngày…tháng…năm


Giáo viên phản biện

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

v


Tóm tắt đề tài

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề:

Hòa trong bối cảnh phát triển chung của ngành công nghiệp thế giới.
Ngành công nghiệp ô tô ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế vượt trội của
mình so với các ngành công nghiệp khác. Không còn đơn thuần là những
chiếc xe chỉ được coi như một phương tiện phục vụ đi lại, vận chuyển. Những
phiên bản xe mới lần lượt ra đời, kết hợp giữa những bước đột phá về công
nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm mỹ tạo nên những chiếc xe đáp ứng
được kỳ vọng của người tiêu dùng.
Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an
toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị
tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong
số đó là hệ thống điện-điện lạnh. Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà
hệ thống này ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Đem lại sự thoải mái,
tiện nghi và dễ chịu cho người sử dụng.
Hiện nay, việc sử dụng ô tô ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến. Hệ
thống điện cũng như hệ thống điều hòa không khí được trang bị trên xe cũng
ngày càng hiện đại, các xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động chiếm một
số lượng ngày càng nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu sửa chữa của

hệ thống điện-điện lạnh cũng ngày càng lớn. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với
người thợ, người kỹ sư ô tô đó là phải trang bị những kiến thức chuyên môn
về hệ thống này cũng như rèn luyện nâng cao trình độ để đáp ứng được với sự
phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu hệ thống điện-điện lạnh trên các dòng xe Mitsubishi.
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt của hệ thống điện.

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

vi


Tóm tắt đề tài
- Tìm hiêu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không
khí, đặc biệt là hệ thống điều hòa không khí tự động.
- Chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống
điện-điện lạnh.

3. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp quan sát.

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

vii



Mục lục

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ HÃNG XE MITSUBISHI .............................. 1
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 1
1.2 CÁC DÒNG XE MITSUBISHI TẠI VIỆT NAM ................................... 7
1.2.1 Dòng xe Mitsubishi Attrage ............................................................... 7
1.2.2 Dòng xe Mitsubishi Grandis .............................................................. 8
1.2.3 Dòng xe Mitsubishi Jolie ................................................................... 9
1.2.4 Dòng xe Mitsubishi Mirage ............................................................. 10
1.2.5 Dòng xe Mitsubishi Outlander Sport ............................................... 11
1.2.6 Dòng xe Mitsubishi Pajero ............................................................... 12
1.2.7 Dòng xe Mitsubishi Pajero Sport ..................................................... 13
1.2.8 Dòng xe Mitsubishi Triton ............................................................... 14
1.2.9 Dòng xe Mitsubishi Zinger .............................................................. 16
CHƯƠNG 2. TỔNG QUÁT VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ..................................... 18
2.1 Giới thiệu chung về hệ thống điện ......................................................... 18
2.2.1 Ắc quy .............................................................................................. 20
2.2.2 Máy phát điện................................................................................... 21
2.2.2.1 Cấu tạo máy phát điện xoay chiều ............................................. 22
2.2.2.2 Nguyên lý sinh điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha ........ 23
2.2.2.3 Bộ chỉnh lưu .............................................................................. 23
2.3 Hệ thống thông tin và hiển thị ................................................................ 24
2.4 Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu ................................................................ 25
2.4.1 Hệ thống chiếu sáng ......................................................................... 25
2.4.2 Hệ thống tín hiệu .............................................................................. 26

2.4.2.1 Hệ thống còi và chuông nhạc .................................................... 26
2.4.2.2 Hệ thống báo rẽ và báo nguy ..................................................... 26
2.4.2.3 Hệ thống đèn phanh, đèn kích thước ......................................... 27
2.4.2.4 Hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu ................................. 27
2.5 Hệ thống an toàn..................................................................................... 28

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

viii


Mục lục
2.5.1 Hệ thống phanh chống bó cứng ABS .............................................. 28
2.5.1.1 Giới thiệu hệ thống ABS ........................................................... 28
2.5.1.2 Chu trình điều khiển của hệ thống ABS .................................... 29
2.5.2 Hệ thống túi khí an toàn ................................................................... 30
2.5.2.1 Nhiệm vụ của túi khí an toàn ..................................................... 30
2.5.2.2 Nguyên lý hoạt động của túi khí an toàn ................................... 30
2.5.3 Hệ thống báo động ô tô .................................................................... 31
2.5.3.1 Cảm biến báo động cánh cửa ..................................................... 33
2.5.3.2 Cảm biến va chạm ..................................................................... 34
2.6 Hệ thống âm thanh ................................................................................. 34
2.7 Các hệ thống phụ khác trên xe ............................................................... 35
2.7.1 Hệ thống điều hòa không khí ........................................................... 35
2.7.2 Hệ thống sấy kính phía sau .............................................................. 36
2.7.3 Hệ thống rửa kính và gạt mưa .......................................................... 36
2.7.4 Hệ thống điều khiển ghế người lái và ghế hành khách .................... 37
2.8 Chẩn đoán và khắc phục những hư hỏng thường gặp của hệ thống cung
cấp điện ......................................................................................................... 37
2.8.1 Đèn báo nạp hoạt động không bình thường ..................................... 38

2.8.1.1 Đèn báo nạp không sáng khi khóa điện bật ON ........................ 38
2.8.1.2 Đèn báo nạp không tắt sau khi động cơ khởi động ................... 38
2.8.1.3 Đèn nạp thỉnh thoảng sáng khi động cơ hoạt động ................... 38
2.8.2 Ắc quy yếu, hết điện ........................................................................ 39
2.8.3 Ắc quy bị nạp quá mức .................................................................... 39
2.8.4 Tiếng ồn khác thường ...................................................................... 39
CHƯƠNG 3. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ/ĐIỆN LẠNH Ô TÔ .. 40
3.1 Giới thiệu về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô .............................. 40
3.2 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô ........................... 40
3.2.1 Chức năng điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe .......
..................................................................................................... 42
3.2.1.1 Chức năng sưởi ấm .................................................................... 42
3.2.1.2 Chức năng làm mát .................................................................... 42
3.2.2 Chức năng hút ẩm và lọc gió ........................................................... 43
3.2.2.1 Chức năng hút ẩm ...................................................................... 43

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

ix


Mục lục
3.2.2.2 Chức năng lọc gió ...................................................................... 43
3.2.3 Chức năng loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn ................................... 44
3.3 Phân loại hệ thống điều hòa không khí trên ô tô .................................... 44
3.3.1 Phân loại theo vị rí lắp đặt ............................................................... 44
3.3.1.1 Kiểu giàn lạnh đặt phía trước .................................................... 44
3.3.1.2 Kiểu giàn lạnh đặt phía trước và sau xe (kiểu kép) ................... 45
3.3.1.3 Kiểu kép treo trần ...................................................................... 45
3.3.2 Phân loại theo phương pháp điều khiển ........................................... 46

3.3.2.1 Phương pháp điều khiển bằng tay ............................................. 46
3.3.1.2 Phương pháp điều khiển tự động ............................................... 47
3.4 Cấu tạo chung của hệ thống điều hòa không khí.................................... 47
3.5 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô .................................. 48
3.6 Các bộ phận chính của hệ thống điện lạnh ô tô ...................................... 49
3.6.1 Máy nén............................................................................................ 49
3.6.1.1 Máy nén loại piston tay quay..................................................... 50
3.6.1.2 Máy nén piston kiểu cam nghiêng ............................................ 51
3.6.1.3 Máy nén piston mâm dao động ................................................ 53
3.6.1.4 Máy nén quay loại cánh gạt ...................................................... 54
3.6.2 Bộ ly hợp điện từ.............................................................................. 56
3.6.3 Thiết bị ngưng tụ (giàn nóng) .......................................................... 57
3.6.4 Bình lọc và hút ẩm ........................................................................... 58
3.6.5 Thiết bị giãn nở ................................................................................ 60
3.6.5.1 Ống định cỡ OT ......................................................................... 61
3.6.5.2 Van giãn nở trang bị bầu cảm biến nhiệt độ .............................. 62
3.6.6 Thiết bị bay hơi (giàn lạnh).............................................................. 62
3.6.6.1 Công dụng và vị trí lắp đặt ........................................................ 62
3.6.7 Đường ống dẫn môi chất .................................................................. 64
3.6.8 Kính xem gas ................................................................................... 65
3.6.9 Bộ ổn nhiệt ....................................................................................... 66
3.6.9.1 Bộ ổn nhiệt dùng chất bán dẫn .................................................. 66
3.6.9.2 Bộ ổn nhiệt dùng hơi áp lực ...................................................... 67
3.6.10 Bộ điều áp ...................................................................................... 68
3.6.11 Thiết bị an toàn hệ thống ............................................................... 69

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

x



Mục lục
3.6.11.1 Công tắc áp suất kép ................................................................ 69
3.6.11.2 Van xả áp suất cao ................................................................... 70
3.6.11.3 Van một chiều .......................................................................... 70
3.6.12 Van nạp gas .................................................................................... 71
3.6.13 Bộ tiêu âm ...................................................................................... 71
3.6.14 Máy quạt ........................................................................................ 72
3.6.15 Bộ sưởi ấm ..................................................................................... 73
3.6.16 Môi chất lạnh ................................................................................. 73
3.6.17 Dầu bôi trơn ................................................................................... 74
3.7 Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô ...................................... 74
3.7.1 Khái quát về hệ thống điều hòa không khí tự động ......................... 74
3.7.1.1 Cấu trúc hệ thống điều hòa không khí tự động ......................... 75
3.7.1.2 Chức năng của hệ thống điều hòa không khí tự động ............... 75
3.7.1.3 Vị trí các chi tiết trong hệ thống ................................................ 76
3.7.1.4 Nguyên lý hoạt động chung của hệ thống điều hòa không khí tự
động .................................................................................................. 76
3.7.2 Các cảm biến trong hệ thống điều hòa không khí tự động .............. 77
3.7.2.1 Cảm biến nhiệt độ trong xe........................................................ 77
3.7.2.2 Cảm biến nhiệt độ môi trường ................................................... 77
3.7.2.3 Cảm biến bức xạ mặt trời .......................................................... 77
3.7.2.4 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh ...................................................... 77
3.7.2.5 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ................................. 78
3.7.2.6 Cảm biến tốc độ máy nén .......................................................... 78
3.7.3


Các cụm thiết bị đặc trưng trong hệ thống điều hòa tự động trên ô
..................................................................................................... 78


3.7.3.2 Mô-tơ dẫn gió vào ..................................................................... 79
3.7.3.2 Mô-tơ chia gió ........................................................................... 80
3.7.4 Các điều khiển chính trong hệ thống điều hòa không khí tự động ......
..................................................................................................... 81
3.7.4.1 Điều khiển nhiệt độ không khí cửa ra........................................ 81
3.7.4.2 Điều khiển trộn gió .................................................................... 82
3.7.4.3 Điều khiển chia gió .................................................................... 82
3.7.4.4 Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh ............................................... 83
3.7.4.5 Điều khiển hâm nóng ................................................................. 84

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xi


Mục lục
3.7.4.6 Điều khiển gió trong thời gian quá độ ....................................... 84
3.7.4.7 Điều khiển dẫn gió vào .............................................................. 85
3.7.4.8 Điều khiển tốc độ không tải....................................................... 86
3.7.4.9 Điều chỉnh tốc độ quạt giàn nóng .............................................. 87
3.7.4.10 Điều khiển tan băng ................................................................. 88
3.7.4.11 Điều khiển đóng ngắt máy nén ................................................ 91
CHƯƠNG 4. KIỂM TRA, SỬA CHỮA NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG
GẶP TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ Ô TÔ ....................... 94
4.1 An toàn kỹ thuật ..................................................................................... 94
4.2 Dụng cụ, thiết bị kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hòa không khí ô tô
.... ........................................................................................................ 95
4.2.1 Bộ đồng hồ đo kiểm tra áp suất hệ thống điều hòa không khí ......... 95
4.2.2 Bơm rút chân không ......................................................................... 97

4.2.3 Thiết bị phát hiện xì ga .................................................................... 98
4.3 Phương pháp kiểm tra, sửa chữa thông thường.................................... 101
4.3.1 Quan sát.......................................................................................... 101
4.3.2 Kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp ............................ 102
4.4 Kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa thông qua việc đo áp suất ga............... 104
4.4.1 Tầm quan trọng của việc kiểm tra áp suất ..................................... 104
4.4.2 Phương pháp lắp ghép áp kế vào hệ thống .................................... 104
4.4.3 Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất ga .................... 105
4.5 Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán ............................................... 108
4.5.1 Mô tả .............................................................................................. 108
4.5.1.1 Kiểm tra tín hiệu chỉ báo ......................................................... 109
4.5.1.2 Kiểm tra cảm biến.................................................................... 109
4.5.1.3 Kiểm tra bộ chấp hành ............................................................. 109
4.5.2 Cách đọc mã chẩn đoán ................................................................. 109
4.5.3 Một số mã tự chẩn đoán ................................................................. 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xii


Mục lục hình

MỤC LỤC HÌNH

Hình1.1 Logo Mitsubishi………………………………………………………1
Hình 1.2 Mitsubishi Model A…………………………………………………..2
Hình 1.3 Mitsubishi B46……………………………………………………….2

Hình 1.4 Mitsubishi Mizushima………………………………………………..3
Hình 1.5 Mitsubishi R1………………………………………………………...4
Hình 1.6 Mitsubishi 500………………………………………………………..4
Hình 1.7 Mitsubishi Colt Galant……………………………………...………..5
Hình 1.8 Mitsubishi Delica Space Gear……………………………………….6
Hình 1.9 Mitsubishi Attrage……………………………………………………7
Hình 1.10 Mitsubishi Grandis………………………………………………….8
Hình 1.11 Mitsubishi Jolie……………………………………………………..9
Hình 1.12 Mitsubishi Mirage…………………………………………………10
Hình 1.13 Mitsubishi Outlander Sport………………………………………..11
Hình 1.14 Mitsubishi Pajero……………………………………………….…12
Hình 1.15 Mitsubishi Pajero Sport……………………………………………13
Hình 1.16 Mitsubishi Triton…………………………………………………..15
Hình 1.17 Mitsubishi Zinger………………………………………………….16
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống cung cấp điện tổng quát…………………………….20
Hình 2.2 Cấu tạo bình ắc quy………………………………………………....21
Hình 2.3 Cấu tạo máy phát điện……………………………………………....22
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý dòng điện xoay chiều 3 pha……………………….23
Hình 2.5 Đồng hồ xe Mitsubishi Mirage……………………………………...24
Hình 2.6 Công tắc báo rẽ trên xe Mitsubishi Mirage………………………….26
Hình 2.7 Vị trí công tắc báo nguy trên xe Mitsubishi Outlander Sport………..27
Hình 2.8 Vị trí cảm biến tốc độ trên xe………………………………………..30
Hình 2.9 Vị trí đặt túi khí trên xe Mitsubishi Mirage………………………….31

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xiii


Mục lục hình

Hình 2.10 Khóa/mở cửa bằng chìa khóa thông minh………………………….32
Hình 2.11 Hệ thống báo động cánh cửa……………………………………….33
Hình 2.12 Các nút chỉnh âm thanh trên xe Mitsubishi Pajero Sport…………...35
Hình 2.13 Nút sấy kính trên xe Mitsubishi Attrage………………………...…36
Hình 2.14 Công tắc rửa kính và gạt mưa trên xe Mitsubishi Mirage………….37
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô…………………………...…41
Hình 3.2 Nguyên lý hoạt động của két sưởi…………………………………...42
Hình 3.3 Nguyên lý hoạt động của giàn lạnh………………………………….42
Hình 3.4 Bộ lọc không khí…………………………………………………….44
Hình 3.5 Kiểu giàn lạnh đặt phía trước………………………………………..45
Hình 3.6 Kiểu giàn lạnh kép…………………………………………………..45
Hình 3.7 Kiểu kép treo trần………………………………………………...…46
Hình 3.8 Bảng điều khiển điều hòa cơ trên xe Mitsubishi Mirage…………….46
Hình 3.9 Bảng điều khiển điều hòa tự động trên xe Mitsubishi Pajero Sport….47
Hình 3.10 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điều hòa không khí trên ô tô………………..48
Hình 3.11 Máy nén loại piston tay quay………………………………………50
Hình 3.12 Kết cấu của loại máy nén kiểu cam nghiêng………………………51
Hình 3.13 Nguyên lý hoạt động của máy nén piston cam nghiêng……………52
Hình 3.14 Cấu tạo của máy nén piston mâm dao động………………………53
Hình 3.15 Cấu tạo của máy nén loại cánh gạt…………………………………54
Hình 3.16 Nguyên lý hoạt động của máy nén cánh gạt………………………55
Hình 3.17 Chi tiết tháo rời bộ ly hợp điện từ trang bị bên trong máy nén……56
Hình 3.18 Cấu tạo của bộ ly hợp………………………………………………57
Hình 3.19 Cấu tạo của thiết bị ngưng tụ………………………………………58
Hình 3.20 Cấu tạo của bình lọc và hút ẩm……………………………………59
Hình 3.21 Van tiết lưu………………………………………………………...60
Hình 3.22 Thiết bị giãn nở kiểu ống định cỡ OT………………………………61
Hình 3.23 Quá trình trao đổi nhiệt ở giàn lạnh………………………………...63
Hình 3.24 Cấu tạo thiết bị bay hơi…………………………………………….63


SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xiv


Mục lục hình
Hình 3.25 Các loại ống mềm thường dùng……………………………………65
Hình 3.26 Cấu tạo bên ngoài kính xem gas……………………………………66
Hình 3.27 Vị trí đặt Thermistor……………………………………………….67
Hình 3.28 Vị trí đặt bộ điều áp………………………………………………...68
HÌnh 3.29 Hoạt động của van EPR……………………………………………69
Hình 3.30 Cấu tạo và vị trí đặt công tắc áp suất kép…………………………70
Hình 3.31 Van nạp gas………………………………………………………..71
Hình 3.32 Bộ tiêu âm…………………………………………………………72
Hình 3.33 Quạt lồng sóc………………………………………………………72
Hình 3.34 Cấu trúc hệ thống điều hòa tự động trên xe ô tô……………………75
Hình 3.35 Bảng điều khiển điều hòa tự động trên xe Mitsubishi Mirage……..75
Hình 3.36 Vị trí các chi tiết trong hệ thống điều hòa tự động…………………76
Hình 3.37 Cảm biến tốc độ máy nén…………………………………………..78
Hình 3.38 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mô-tơ trộn gió……………….79
Hình 3.39 Mô-tơ dẫn gió vào…………………………………………………80
Hình 3.40 Mô-tơ chia gió……………………………………………………..81
Hình 3.41 Công thức tính nhiệt độ không khí cửa ra…………………………..81
Hình 3.42 Mạch điều khiển tốc độ quạt………………………………………83
Hình 3.43 Điều khiển tốc độ quạt trong thời gian quá độ……………………...85
Hình 3.44 Điều khiển tốc độ không tải bằng van ISC…………………………87
Hình 3.45 Vị trí và cấu tạo của van EPR………………………………………88
Hình 3.46 Nguyên lý hoạt động của van EPR…………………………………89
Hình 3.47 Khi công tắc nhiệt đóng……………………………………………90
Hình 3.48 Khi công tắc nhiệt mở……………………………………………...91

Hình 3.49 Điều khiển máy nén khi tăng tốc…………………………………...92
Hình 3.50 Tín hiệu cảm biến tốc độ máy nén………………………………….93
Hình 4.1 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất…………………………………………96
Hình 4.2 Bơm hút chân không………………………………………………...97
Hình 4.3 Thiết bị điện tử loại cầm tay chuyên dùng để dò rò rỉ ga lạnh………..99

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xv


Mục lục hình
Hình 4.4 Thiết bị nạp ga tự động…………………………………………….101
Hình 4.5 Áp suất ga ở mức tiêu chuẩn………………………………………106

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

xvi


Mục lục bảng

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 4.1 Bảng kiểm tra, sửa chữa một số hư hỏng thường gặp………………103
Bảng 4.2 Một số hư hỏng thường gặp được kiểm tra bằng đồng hồ đo áp
suất…………………………………………………………………………..106
Bảng 4.3 Một số mã tự chẩn đoán……………………………………………110

SVTH: Nguyễn Quốc Nho


xvii


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ HÃNG XE MITSUBISHI

1.1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Mitsubishi Motors là hãng sản xuất ô tô lớn thứ 6 của Nhật Bản, và đứng
thứ 17 trong số các hãng xe có doanh số cao nhất toàn cầu. Mitsubishi thuộc hệ
thống tập đoàn Mitsubishi, một tập đoàn công nghiệp lớn nhất Nhật Bản.
Mitsubishi được thành lập từ thế kỉ 19, là sự kết hợp của hai gia tộc: Tosa
Clan và Iwasaki. Trong đó Tosa có biểu tượng là ba chiếc lá gắn ở đỉnh và
Iwasaki là ba viên kim cương xếp chồng. Biểu tượng mới là ba viên kim cương
hướng về ba phía đại diện cho sự ổn định, tin tưởng và thành công. Chúng được
sơn màu đỏ thể hiện sự tự tin và thu hút khách hàng.

Hình 1.1 Logo Mitsubishi
Trong suốt hai thập kỉ đầu tiên của thế kỉ XX, lịch sử của tập đoàn
Mitsubishi ghi dấu sự không ngừng nổ lực sáng tạo trong thiết kế và chế tạo xe
hơi, khởi đầu là chiếc xe du lịch Model-A. Chính mẫu xe này đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Mitsubishi – được chính thức công
nhận là một thành viên tiềm năng của ngành công nghiệp xe hơi thế giới.


SVTH: Nguyễn Quốc Nho

1


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi

Đến 1918, Mitsubishi thành công trong việc chế tạo chiếc xe tải đầu tiên
– chiếc T1 prototype, chiếc xe đã xuất sắc vượt qua cuộc thử nghiệm độ ổn định
và tin cậy trải dài 1.000 km.

Hình 1.2 Mitsubishi Model A
Năm 1931, nền công nghiệp Nhật Bản chứng kiến một cuộc “ tiểu cách
mạng ” trong ngành cơ khí khi động cơ diesel lần đầu tiên được phát triển và
ứng dụng trong các phương tiện đi lại – đó chính là động cơ 450AD phun nhiên
liệu trực tiếp. Chỉ một năm sau đó, Mitsubishi tiếp tục xuất xưởng chiếc xe buýt
đầu tiên – chiếc B46 – to nhất và có công suất lớn nhất thời bấy giờ. Thập niên
30 được coi là thời đại vàng của Mitsubishi khi hãng lần lượt giới thiệu những
ý tưởng và sản phẩm “ đầu tiên ” không chỉ đối với hãng mà còn đối với ngành
công nghiệp ô tô Nhật Bản.

Hình 1.3 Mitsubishi B46
SVTH: Nguyễn Quốc Nho

2


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi
Năm 1946, dưới ảnh hưởng của quân Đồng minh, hầu hết các tập đoàn
công nghiệp Nhật Bản đều bị giải thể trong đó có cả Mitsubishi Heavy Industries

(MHI) – công ty mẹ của bộ phận sản xuất xe hơi Mitsubishi. Việc MHI bị tách
ra thành ba công ty nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chế tạo xe hơi.
Chính trong năm này, Mizushima ra đời. Đây là một chiếc xe hơi ba bánh nhỏ,
gọn, rất phù hợp cho việc đi lại gần, lại rất tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ vài tháng
sau đó, Silver Pigeon được chế tạo dựa trên nguyên tắc thiết thực và tiết kiệm
nhiên liệu cũng xuất xưởng. Có thể nói, chính chếc xe này đã tạo nên cơn sốt
phương tiện đi lại cá nhân tại Nhật Bản.

Hình 1.4 Mitsubishi Mizushima
Thời gian này với những hậu quả do chiến tranh để lại, nhu cầu về xe
thương mại ở Nhật Bản tăng cao, nhưng nhiên liệu vãn là một bài toán nan giải.
Năm 1947, Mitsubishi trình làng chiếc xe buýt động cơ điện MB46 và chiếc R1
– xe buýt có động cơ đặt sau đầu tiên của Nhật Bản.

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

3


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi

Hình 1.5 Mitsubishi R1
Đầu thập niên đầu 1960, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đời
sống của người dân được cải thiện dần và việc sở hữu một phương tiện cá nhân
cũng trở thành nhu cầu tất yếu. Ước mơ được sở hữu một chiếc xe cho cả gia
đình đã trở thành hiện thực với Mitsubishi 500.

Hình 1.6 Mitsubishi 500
Năm 1962, Mitsubishi giới thiệu Minica, chiếc compact 4 chỗ siêu nhỏ
động cơ xăng 2 kỳ, 359 cc không chỉ giúp người tiêu dung tiết kiệm được một

khoảng thuế kha khá mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động hết sức bền
bỉ. Năm 1969 chiếc Colt Galant với thiết kế khí động học và động cơ Saturn
SOHC giúp Mitsubishi một lần nửa được ngẩng cao đầu với hàng loạt những

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

4


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi
giải thưởng do người tiêu dung bình chọn. Bên cạnh những thành công này,
Mitsubishi cũng không quên nghiên cứu chế tạo xe thương mại, điển hình là xe
buýt Rosa hay xe tải Canter.

Hình 1.7 Mitsubishi Colt Galant
Đến cuối thập niên 1960, hoạt động của bộ phận nghiên cứu và chế tạo xe
hơi đã đạt đến đỉnh cao và đây là lý do khiến cho các nhà lãnh đạo của
Mitsubishi Heavy Industries không thể chần chừ trong việc tách bộ phận này
thành một công ty độc lập. Năm 1970, Mitsubishi Motors Corporation (MMC)
ra đời.
Một trong những trọng tâm của MMC đó là phát triển hơn nửa cơ sở vật
chất tại Nhật Bản, tiến hành các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất
và phân phối cho đến dịch vụ hậu mãi.
Năm 1971, MHI đã bán 15% cổ phần của MMC cho đại gia Chrysler, Mỹ,
nhằm tăng lượng xe xuất khẩu bằng cách liện minh với các công ty ô tô nước
ngoài danh tiếng.
Đến năm 1989, MMC đã phát triển được một mạng lưới nhà máy chế tạo
và lắp ráp xe hơi tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Cũng trong năm này,
Hirokazu Nakamura trở thành chủ tịch của MMC và điều hành công ty theo một
chiến lược hoàn toàn mới. Chiếc xe Pajero trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, kể

cả những con phố chật chội nhất Tokyo. Vào thời điểm này mặc dù doanh số

SVTH: Nguyễn Quốc Nho

5


Chương 1. Giới thiệu về hãng xe Mitsubishi
bán ra của dòng SUV và xe tải không ngừng tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ,
nhưng các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản vẫn hết sức lo ngại và cho rằng điều
kỳ diệu đó vẫn mãi mãi chỉ là một giấc mơ xa vời đối với thị trường trong nước.
Trái với xu hướng này, Nakamura vẫn đầu tư một khoản khá lớn vào việc
phát triển dòng SUV. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chê cười Nakamura
và cho rằng ông đã đánh một canh bạc mạo hiểm. Thế nhưng canh bạc này,
Nakamura đã là người chiến thắng. Hàng loạt những chiếc xe dẫn động 4 bánh
như Pajero, Delica Space Gear… đã làm dấy lên một làn song của dòng xe SUV
tại Nhật Bản vào giữa thập kỷ 90.

Hình 1.8 Mitsubishi Delica Space Gear
Năm 1991, Chrysler bán dần cổ phần của mình trong Mitsubishi, chỉ giữ
lại khoảng 3%. Kể từ đó, Mitsubishi trở thành một nhà sản xuất xe hơi tương
đối độc lập và giao dịch giữa Mitsubishi và Chrysler chỉ còn trên phương diện
giấy tờ. Đến năm 1993 toàn bộ cổ phần Mitsubishi còn lại của Chrysler đã được
bán ra thị trường mở, nhưng Chrysler vẫn cung cấp một số động cơ và hệ thống
treo cho Mitsubishi Hoa Kỳ. Đổi ngược lại, Mitsubishi cũng tham gia quảng bá
sản phẩm của Chrysler.
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á diễn ra năm 1997 gần như đánh quỵ
MMC khi doanh số của tập đoàn liên tục suy giảm ở hầu hết các thị trường. Phải
mất nhiều năm MMC mới khôi phục lại vị thế của mình trên các thị trường.


SVTH: Nguyễn Quốc Nho

6


×