Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa luật thi hành án hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404 KB, 53 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
Bộ MỒN Tư PHÁP
BO H oa

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2007- 2011
Đề tài:

THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN
HÌNH Sự VIỆT NAM

Cần Thơ, ngày........tháng

.năm

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN CHÍ HIẾU

ĐINH NHƯ NGỌC
MSSV: 5075128
Lóp: Luật Hành chính - K33


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Cần Thơ, ngày........tháng

.năm


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VÈ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ
HÌNH
3
1.1. Khái quát chung về hình phạt tử hình........................................................3
1.1.1. Khái quát về hình phạt tử hình............................................................3
1.1.2. Đặc điểm của hình phạt tử hình..........................................................4
1.1.3. Nguyên tắc nhân đạo được áp dụng trong hình phạt tử hình..............5
1.1.4. Lịch sử hình thành hình phạt tử hình..................................................7
1.2. Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình..........................................8
1.2.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình.................................................8
1.2.2. Lược sử về thi hành hình phạt tử hình qua các giai đoạn pháp luật Việt
Nam................................................................................................................9
1.2.2.1. Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn trước 1945...............9
1.2.2.2. Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn từ 1945 đến khi Bộ luật
Tố tụng hình sự 1988 ra đời.......................................................................10
1.2.2.3. Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự 2003........................7.7........................1......................................1.7.... 11
CHƯƠNG 2. THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH sự VIẸT NAM
17

2.1 Quyết định thi hành án tử hình.....*,.............................................................17
2.2....................................................................................................................... H
ội đồng thi hành án tử hình.................................................................................20
2.2.1. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình...........................20
2.2.2. Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình..........................................21
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình................22
2.3. Hình thức thi hành án tử hình....................................................................23
2.4. Trình tự thi hành án tử hình.......................................................................24
2.4.1. Các thủ tục trước khi thi hành án tử hình...........................................24
2.4.2. Thi hành án tử hình.............................................................................25
2.4.3. Các thủ tục sau khi đã thi hành án.....................................................27
2.4.3.1.......................................................................................................... Gi
ải quyết việc bảo quản, chôn cất tử thi........................................................27
2.4.3.2.......................................................................................................... Gi
ải quyết việc nhận hài cốt của người bị thi hành án....................................28
2.5. Hoãn thi hành án tử hình...........................................................................29
2.5.1. Các trường hợp phải hoãn thi hành án tử hình...................................29
2.5.2. Hệ quả của việc hoãn thi hành án tử hình...........................................30
2.6. Những điểm tiến bộ của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt tử
hình.......7....................................’................................’......................................3


3.1. Tồn tại của Luật thi hành án hình sự về vấn đề thi hành hình phạt tử hình
...............................'................................’..............................................'.........33
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tử hình............35
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật..........................................................35
3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự về phần thi hành hình
phạt tử hình.............................................................................................. 35
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện Luật thi hành án hình sự về vấn đề thi hành
án tử hình......... . .........................................................................................37

3.2.2. Giải pháp về công tác thi hành án tử hình..........................................39
3.2.2.1. về cán bộ làm công tác thi hành án tử hình.................................39
3.2.2.2. về phưomg tiện, trang thiết bị, noi thực hiện thi hành hình phạt tử
hình........... ................................................................................................ 40
3.2.2.3. Vấn đề gặp gỡ thân nhân............................................................41
3.2.2.4. về vấn đề cho nhận tử thi và hài cốt của người chấp hành án.....42
3.2.2.5. Vấn đề hiến xác hoặc bộ phận cơ thể của người chấp hành án ... 43
KẾT LUẬN

47


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội và nhiều năm đổi mới, đất nước ta
đã đạt nhiều thành tựu đáng kể và đang tiến dần lên Chủ nghĩa Xã hội. Tuy đã
đạt một số thành tựu nhất định nhưng tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn chưa
ổn định, các thế lực thù địch vẫn đang tìm cách chống phá Nhà nước ta, tình hình
tội phạm có giảm so với trước đây nhưng vẫn còn ở quy mô cao, con người đang
dần hiện đại hóa, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới nguy hiểm hơn với công
nghệ phạm tội cao hơn. Trước tình hình đó đòi hỏi Việt Nam phải tăng cường
công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, an ninh quốc
phòng. Hệ thống các hình phạt là công cụ hữu hiệu ngăn ngừa và phòng chống
tội phạm. Trong đó hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất có tác dụng
răn đe, ngăn ngừa tội phạm.
Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống các hình phạt
nên vấn đề thi hành bản án tử hình là vấn đề rất quan trọng. Nó không chỉ liên
quan đến tính mạng con người mà còn liên quan đến mục đích ngăn ngừa tội

phạm của Nhà nước, bản án tử hình được đưa ra nhưng không được thi hành thì
mục đích răn đe, ngăn ngừa tội phạm không đạt được. Vì tính chất quan trọng
của vấn đề này nên Nhà nước đã quy định chặt chẽ về các vấn đề thi hành hình
phạt tử hình. Nhưng cho đến hiện tại do sự thay đổi của tình hình thế giới cũng
như tình hình trong nước mà các quy định của Nhà nước trước đây về thi hành
hình phạt tử hình không còn phù hợp nữa. Đe công tác thi hành hình phạt tử hình
có hiệu quả hơn, mục đích ngăn ngừa tội phạm được nâng cao hơn Nhà nước đã
ban hành Luật thi hành án hình sự quy định những vấn đề vướng mắc cần thay
đổi về thi hành hình phạt tử hình cũng như thi hành án hình sự. Luật thi hành án
hình sự khi ban hành có đáp ứng được những nhu cầu về thi hành hình phạt tử
hình hiện nay hay không, khi áp dụng quy định mới để thi hành thì kết quả đạt
được như thế nào, mục đích ngăn ngừa tội phạm có đạt được hay không. Mục
đích người viết chọn đề tài này là người viết muốn nghiên cứu và tìm ra những
vấn đề còn vướng mắc từ đó đề xuất những giải pháp để công tác thi hành hình
phạt tử hình ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu và phạm vỉ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vướng mắc của các quy định cũ, từ đó hướng tới
sự cần thiết phải ra đời của Luật thi hành án hình sự. Không chỉ thế luận văn còn
GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

1

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

nghiên cứu các quy định của Luật thi hành án hình sự về thi hành hình phạt tử
hình, tìm hiểu những điểm tiến bộ cũng như hạn chế trong công tác thi hành án,
từ đó đưa ra những ý kiến và đề xuất giúp công tác thi hành hình phạt tử hình

được hoàn thiện hơn, mục đích ngăn ngừa tội phạm ngày càng được nâng cao
hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng kiến thức cùng với phương
pháp luận và phương pháp nghiên cứu là nền tản, để giải quyết những vấn đề đặt
ra, nội dung nghiên cứu của luận văn dựa trên các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích luật viết
Phương pháp thống kê
Phương pháp đối chiếu
Phương pháp so sánh
4. Cơ cấu của đề tài
Luận văn gồm các phần như sau: Lời mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình
Chương 2. Thi hành hình phạt tử hình theo quy định của Luật thi hành án
hình sự Việt Nam
Chương 3. Tồn tại của Luật thi hành án hình sự và giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác thi hành hình phạt tử hình
Người viết có sử dụng trong luận văn những từ như “người bị kết án”, “người
phải chấp hành án”, “tử tù”, “tử tội”, “phạm nhân”, “họ” để chỉ đối tượng chung
là người bị Tòa án tuyên án tử hình và bị đưa ra thi hành án tử hình.
Người viết xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Luật và các thầy cô
trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy cho người viết những kiến thức bổ ích.
Đặc biệt người viết xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn của người viết là
thầy Nguyễn Chí Hiếu đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành đề tài này.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

2


SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
VÈ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
1.1.

Khái quát chung về hình phạt tử hình

1.1.1. Khái quát về hình phạt tử hình
Quyền sống là quyền tự nhiên của con người. Tử hình là tước bỏ đi quyền
sống của người bị kết án. Do đó, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ
thống hình phạt của Việt Nam cũng như trong hệ thống hình phạt của nhiều quốc
gia hên thế giới. Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, Nhà
nước đã loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của cả
xã hội.
Vì là hình phạt nghiêm khắc nhất là tước đi quyền sống của con người nên
hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm họng và
chỉ áp dụng trong trường hợp đặc biệt. Theo khoảng 1 điều 35 Bộ luật Hình sự
1999 quy định như sau: “Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”. Nhưng tử hình không phải là sự trả thù của Nhà
nước mặc dù nó thể hiện tới mức tối đa khả năng trừng trị tội phạm. Tử hình
không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án. Tuy nhiên, tử hình vẫn
có mục đích phòng ngừa riêng, loại bỏ khả năng phạm tội mới của người bị kết
án. Đối với những người ý thức pháp luật còn kém trong xã hội, tử hình có tác
dụng răn đe mạnh mẽ ngăn ngừa họ đi vào con đường phạm tội. Tử hình chỉ áp
dụng trong trường hợp phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho an

ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội... có ảnh hưởng xấu đến xã hội, bị dư luận
xã hội kịch kiệt lên án.
Việc bộ luật hình sự nước ta còn quy định hình phạt tử hình là xuất phát từ
tình hình kinh tế xã hội của nước ta yêu cầu cần phải có hình phạt tử hình nhằm
trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc
gia, xâm phạm đến tính mạng, nhân phẩm của con người, xâm phạm sở hữu, xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm về tham nhũng, ma túy, xâm phạm nghĩa
vụ trách nhiệm của công dân, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội
phạm chiến tranh. Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, việc nhà nước
vẫn giữ hình phạt tử hình là cần thiết. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ văn
minh của con người ngày càng cao, các thế lực thù địch không còn chống phá
cách mạng Xã hội chủ nghĩa nữa thì hình phạt tử hình cũng không còn cần thiết
GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

3

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

nữa. Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh điều đó. Bộ luật hình sự năm
1985 có tới 44 tội có hình phạt tử hình thì Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ
sung năm 2009 quy định chỉ còn 22 tội có hình phạt tử hình.
Từ đó có thể thấy, hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ
thống các hình phạt, và hình phạt tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đổi
với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà cần phải loại bỏ họ ra khỏi xã hội vĩnh
viễn.
1.1.2. Đặc Mần của hình phạt tử hình
♦♦♦ Tử hình là hình phat có nôi dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, nó tước bỏ

quyền Sons của người pham tôi

Hình phạt tử hình có tác dụng trừng trị và phòng ngừa tội phạm, không có tác
dụng giáo dục hay cải tạo đối với người bị thi hành hình phạt tử hình. Vì là hình
phạt nghiêm khắc nhất, tước đi mạng sống của con người nên có một số ý kiến
cho rằng hình phạt tử hình trái với nguyên tắc nhân đạo. Tuy nhiên, ở đây hình
phạt tử hình không hề trái với nguyên tắc nhân đạo, hình phạt tử hình chỉ áp dụng
đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và chỉ được áp dụng khi không thể áp
dụng hình phạt khác vì tính chất nghiêm trọng của tội phạm, nhà nước buộc phải
áp dụng hình phạt tử hình vì công bằng xã hội và để bảo vệ trật tự xã hội. Do đó,
tuy hình phạt tử hình không nhân đạo với người phạm tội nhưng nó không hề trái
với nguyên tắc nhân đạo mà nhà nước đặt ra.
♦♦♦ Hình yhat tử hình là hình vhat chỉ đươc quy đinh trong Bô luât hình sư
Hình phạt tử hình và các hình phạt khác chỉ được quy định trong Bộ luật hình
sự. Ở đây thể hiện tính pháp định của hình phạt này. Điều 26 Bộ luật hình sự
1999 quy định: “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án
quyết định”. Trong Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta hình phạt tử hình được
quy định tại điều 35 và trong phần các tội phạm của Bộ luật này thì hình phạt tử
hình được quy định ở các tội như sau: Tội phản bội Tổ quốc (khoản 1 Điều 78),
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (khoản 1 Điều 79), Tội gián
điệp (khoản 1 Điều 80), Tội bạo loạn (khoản 1 Điều 82), Tội hoạt động phỉ
(khoản 1 Điều 83), Tội khủng bố (khoản 1 Điều 84), Tội phá hoại cơ sở vật chất
- kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoản 1 Điều 85), Tội
giết người (khoản 1 Điều 93), Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 3 Điều 112), Tội cướp
tài sản (khoản 4 Điều 133), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (khoản 4 Điều 157), Tội sản xuất trái

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

4


SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

phép chất ma túy (khoản 4 Điều 193), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (khoản 4 Điều 194), Tội khủng bố (khoản 1
điều 230a), Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
(khoản 2 Điều 231), Tội tham ô tài sản (khoản 4 Điều 278), Tội nhận hối lộ
(khoản 4 Điều 279), Tội chống mệnh lệnh (khoản 4 Điều 316), Tội đầu hàng địch
(khoản 3 Điều 322), Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 341),
Tội chống loài người (Điều 342), Tội phạm chiến tranh (Điều 343).
♦♦♦ Tử hình là hình phat chỉ do Tòa án nhân danh nhà nước áp dung
Hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng chỉ có tòa án mới có thẩm
quyền quyết định. Điều này được quy định tại điều 26 Bộ luật hình sự 1999:
“Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Toà án quyết định”. Từ
đó có thể thấy Tòa án có thẩm quyền đặc biệt khi quyết định hình phạt tử hình,
không một cơ quan nào có thẩm quyền này. Khi quyết định của Tòa án được đưa
ra không một cơ quan nào có thẩm quyền bác bỏ hay miễn hình phạt tử hình do
Tòa án tuyên, trừ việc hình phạt tử hình được Chủ tịch nước ân giảm theo quy
định của pháp luật. Việc miễn hay không miễn hình phạt tử hình tùy thuộc sự
xem xét của Tòa án và việc xem xét đó phải tuân theo quy định của pháp luật.
♦♦♦ Hình phat tử hình chỉ có thể áp dung đổi với mười pham tôi đăc bỉêt
nghiêm trong
Hình phạt tử hình chỉ có thể áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, đối
với các tội khác mức độ nhẹ hơn không được áp dụng hình phạt này. Và người
phạm tội phải có lỗi ữong việc thực hiện hành vi phạm tội mới phải chịu hình
phạt này. Hình phạt tử hình được hiểu như hệ quả pháp lý của việc thực hiện
hành vi phạm tội. Tức là khi một người thực hiện một tội phạm cụ thể được quy

định trong Bộ luật hình sự và việc thực hiện đó phải là do lỗi của người đó Tòa
án mới xem xét và ra quyết định tử hình.
Tóm lại, Hình phạt tử hình là một hình phạt đặc biệt, là một hình phạt nghiêm
khắc nhất trong hệ thống hình phạt, nó phải được quy định ttong Bộ luật hình sự,
phải do Tòa án quyết định, và điều quan trọng nhất để có thể kết án tử hình là cần
phải có lỗi của người bị kết án, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khi
đó nhà nước không thể áp dụng hình phạt nào khác thay cho hình phạt này.
1.1.3. Nguyên tắc nhân đạo được áp dụng trong hình phạt tử hình
Hiện nay, ttên thế giới đang có xu hướng giảm dần hình phạt tử hình và tiến
tới xóa bỏ hình phạt tử hình vì một số nước trên thế giới cho rằng hình phạt tử

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

5

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

hình là không nhân đạo, xâm phạm quyền con người. Theo Hiến chương về các
quyền cơ bản của Liên minh Châu Âu năm 2000 tuyên bố: “Nhân phẩm của con
người là bất khả xâm phạm. Nó phải được tôn trọng và bảo vệ” (Điều 1); “Tất cả
mọi người có quyền được sống, không ai có thể bị kết án tử hình hoặc thi hành án
tử hình” (Điều 2)1. Việt Nam cũng không ngoại lệ, luôn lấy nguyên tắc nhân đạo
đặt lên hàng đầu, nhưng do Việt Nam đang quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đất
nước chưa hoàn toàn ổn định, các lực lượng chống phá nhà nước vẫn còn hoạt
động, tội phạm đặc biệt nghiêm ữọng còn nhiều. Để bảo vệ pháp chế Xã hội chủ
nghĩa Nhà nước ta cần phải có những biện pháp răn đe, trừng trị tội phạm xâm
phạm nghiêm trọng trật tự xã hội cũng như phương hại đến an ninh quốc gia. Do

đó, hiện nay Việt Nam vẫn giữ hình phạt tử hình, nhưng vẫn áp dụng nguyên tắc
nhân đạo mà thế giới đang hướng tới. Đối tượng mà Nhà nước ta hướng tới là
người chưa thành niên và phụ nữ.
Hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng,
nhưng không phải người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nào cũng đều bị phạt tử
hình mà chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với những người gây tội ác rất lớn, gây
phương hại đến an ninh quốc gia, những tội phạm thoái hóa biến chất, tham
nhũng tiền của rất lớn. Tuy nhiên, hình phạt tử hình không áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng
tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử, trong trường họp này thì hình phạt tử hình
được chuyển thành tù chung thân. Đây là quy định xuất phát từ nguyên tắc nhân
đạo Xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự
của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên, đối với phụ nữ có thai và phụ nữ
đang nuôi con nhỏ.
về đối tượng chịu hình phạt Bộ luật hình sự 1999 có quy định tiến bộ hơn so
với Bộ luật hình sự 1985. Tại điều 27 Bộ luật hình sự 1985 quy định:
“Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đổi với người phạm tội trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ
nữ có thai khi phạm tội hoặc khỉ bị xét xử. Tử hình được hoãn thỉ hành đổi với
phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển
thành tù chung thân.

'CN Vũ Thị Thúy, Hình phạt tử hình trong luật hình sự thế giới qua các thời kỳ lịch sử,
Tạp chí Khoa học pháp lý - Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh số 06, 2006

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

6


SVTH: Đỉnh Như Ngọc


2

Trường
Nxb.
38

Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,
CôngThi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam an nhân dân, 2006, tr

Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi
hành ngay sau khi xét xử’.
Ở đây đối tượng không phải chịu hình phạt tử hình là người chưa thành niên
và phụ nữ có thai khi phạm tội và xét xử. Còn phụ nữ có thai và nuôi con nhỏ vẫn
bị thi hành án khi hết thời hạn hoãn thi hành án.
Bộ luật hình sự 1999 đã phát huy nguyên tắc nhân đạo đối với người chưa
thành niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con nhỏ. Điều 35 Bộ luật Hình sự
1999 quy định:
“Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối
với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội
hoặc khi bị xét xử.
Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới
36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển thành tù chung
thân.
Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình

chuyển thành tù chung thân”.
Từ đó ta thấy đối tượng phải chịu hình phạt tử hình quy định trong Bộ luật
hình sự 1999 hẹp hơn Bộ luật hình sự 1985, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của
nhà nước ta đối với phụ nữ và người chưa thành niên.
1.1.4. Lkh sử hình thành hình phạt tử hình
Hình phạt tử hình ở Việt Nam xuất hiện từ giai đoạn có nhà nước, để bảo vệ
địa vị thống trị của mình nhà nước phải đặt ra pháp luật và các hình phạt để trừng
trị những người phạm tội, trong đó có hình phạt tử hình. Tuy nhiên, các quan hệ
pháp luật trong thời kỳ này cũng như hình phạt tử hình chưa được phản ánh cụ
thể mà chỉ phản ánh mơ hồ qua các truyền thuyết hay thư tịch cổ. Đây là giai
đoạn sơ khai của việc hình thành hình phạt tử hình. Và hình phạt tử hình được
chính quyền đô hộ Trung Hoa áp dụng nhằm trừng trị sự nỗi dậy giành chính
quyền của nhân dân ta lúc bấy giờ. Theo thư tịch cỗ, những lãnh tụ nghĩa quân
đều bị chính quyền đô hộ khép tội phản loạn phản nghịch. Hình phạt phổ biến
của tội này là tử hình hoặc lưu. 2 Hình phạt tử hình được nhà nước phong kiến sử
dụng rất phổ biến. Từ khi nhân dân ta giành lại đất nước từ tay chính quyền đô

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

1

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


3

Trường
Nxb.
79


Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam,
CôngThi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam an nhân dân, 2006, tr

hộ phương Bắc, nhà nước phong kiến Đại Việt ra đời đến khi kết thúc trong 10
thế kỷ, hình phạt tử hình được sử dụng như công cụ quyền lực của nhà nước
trừng trị những kể chống lại họ. Năm 968, Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế
ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ữong củi hạ lệnh rằng: “Kẻ
nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Mọi người đều phục không
giám phạm, vua đặt triều nghi.3 Đen thời kỳ Pháp thuộc hình phạt tử hình vẫn là
công cụ bảo vệ cho địa vị thống trị của thực dân Pháp, hình phạt tử hình được
quy định chủ yếu ở các tội về chính trị như tội phiến loạn, tội chống lại chính phủ
Pháp, nhằm đặt cơ sở pháp lý để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc
địa, bảo vệc chế độ thuộc địa.
Đen Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung
2009, hình phạt tử hình được đặt ra nhằm trừng trị người phạm tội đặc biệt
nghiêm trọng cần phải loại bỏ họ ra khỏi xã hội vĩnh viễn. Ở đây hình phạt tử
hình được áp dụng cho một số tội nhu: giết người, xâm phạm an ninh quốc
phòng, an ninh tổ quốc...
Hình phạt tử hình đã có ở Việt Nam từ thời nhà nước mới bắt đầu xuất hiện
và đã tồn tại cho đến ngày nay. Hình phạt tử hình lúc đầu là công cụ để nhà nước
phong kiến và thực dân bảo vệ địa vị thống trị của mình. Nhưng cho đến ngày
nay hình phạt tử hình không còn có nội dung như vậy nữa, hình phạt tử hình là
biện pháp nhà nước ngăn ngừa tội phạm, là công cụ bảo vệ trật tự xã hội.
1.2.

Khái quát chung về thi hành hình phạt tử hình

1.2.1. Khái niệm thỉ hành hình phạt tử hình
Việc thi hành án hình sự nói chung và thi hành hình phạt tử hình nói riêng là
công tác cực kỳ quan trọng, nó đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích

của Nhà nước của xã hội, quyền và lợi ích họp pháp của công dân, và đặc biệt nó
góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Nếu bản
án hay quyết định của Tòa án không được thi hành hoặc dù đã thi hành nhưng
kém hiệu quả thì không những mục đích của hình phạt không đạt được mà có thể
triệt tiêu kết quả của giai đoạn điều tra, truy tố xét xử, thậm chí còn đưa lại
những ảnh hưởng xấu như tâm lý coi thường pháp luật trong nhân dân. Từ đó
công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm của nhà nước không đạt được, vì số tái
phạm tăng do không được giáo dục cải tạo hoàn chỉnh, và số người phạm tội mới
sẽ gia tăng do mục đích phòng ngừa tội phạm không đạt được. Qua đó có thể

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

8

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


4

Lý Thị Nhiên, Lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình trong tố tụng hình sự
Việt
Nam,Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam Luận văn tốt nghiệp Cử
nhân
Luật,
Trường Đại học cần Thơ,
2009, ư 11
thấy được tầm quan trọng của việc thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử
hình.
Theo khoản 4 Luật thi hành án hình sự 2010, thi hành hình phạt tử hình được
định nghĩa như sau: “Thi hành án tử hình là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ

quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật này”.
1.2.2. Lược sử về thỉ hành hình phạt tử hình qua các giai đoạn pháp luật
Việt Nam
1.2.2.1. Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn trước 19454
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam thời phong kiến về thi
hành hình phạt tử hình, có thể nhận xét như sau:
♦♦♦ Ưu điểm:
- Tư tưởng nhân đạo được thể hiện rõ nét trong các quy định của pháp luật
thời phong kiến. Thời nhà Lý vào thế kỷ XI vua thường thực hiện đại xá vào
những dịp Hoàng Hậu sinh con trai. Đối với phụ nữ phạm tội, luật cũng quy định
hình phạt nhẹ hơn so với nam giới. Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ (dưới
100 ngày) thì được hoãn hành hình.
- Pháp luật phong kiến quy định không được thi hành án tử hình vào dịp lễ tết.
- Nhằm hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong việc thi hành án tử hình,
nâng cao vai trò của những người thi hành án tử hình. Điều 662 của Quốc triều
hình luật quy định: “Tọỉ nhân chưa hết hy vọng để gỡ tội mà giết tội nhân thì
những người liên quan vào việc giết đều phải khép vào tội giết người”.
❖ Han chế:
- Mặc dù các Triều đại Lê, Nguyễn đã có quan tâm theo dõi việc thi hành một
số loại án nhất định như đồ, lưu, tử nhưng thủ tục thi hành án cũng chưa được
quy định rõ ràng nên việc thi hành án trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các
quan lại xét xử. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho việc thi
hành án trên thực tế nhiều khi tùy tiện thiếu khách quan.
- Các hình phạt của Nhà nước phong kiến do các quan lại xét xử phần lớn
được thi hành ngay. Nhiều trường hợp sau khi tuyên án chỉ bằng miệng là bản án
được thi hành ngay tức thì. Việc thi hành cùng một loại hình phạt có nhiều hình
thức khác nhau, không thống nhất. Chẳng hạn việc thi hành hình phạt tử hình có

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu


9

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

nhiều hình thức khác nhau như hỏa thiêu, bỏ vạc dầu, chém đầu, lăng trì, voi
dày... Hình thức thi hành án không chỉ khác nhau ở mỗi giai đoạn mà ngay trong
cùng một triều đại cũng có sự khác nhau. Pháp luật quy định nhiều hình phạt dã
man, tàn khốc nên khi thi hành gây ra cho phạm nhân sự đau đớn về thể chất và
tinh thần.
1.2.2.2. Thi hành hình phạt tử hình trong giai đoạn từ 1945 đến khi Bộ luật Tố
tụng hình sự 1988 ra đời
Thời kỳ này đất nước ta vừa giành lại chính quyền nhưng chưa ổn định còn
phải chống thù trong giặc ngoài nên hệ thống pháp luật còn sơ sài chưa được ban
hành nhiều. Trong đó có thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử hình. Thời
kỳ đầu hầu như không có văn bản nào cụ thể điều chỉnh vấn đề này, chỉ có một
số văn bản quy định nhưng cũng chung chung không cụ thể. Đen giai đoạn sau
khi miền Bắc giành được độc lập xây dựng Chủ nghĩa xã hội, và đến khi đất
nước hoàn toàn thống nhất, để xây dựng đất nước và quản lý xã hội tốt hơn nhà
nước đã ban hành nhiều nhiều văn bản quy phạm pháp luật, ữong đó có một số
văn bản điều chỉnh vấn đề thi hành hình phạt tử hình. Các văn bản đó là:
- Thông tư số 561/TA ngày 5/12/1970 của Tòa án quân sự trung ương hướng
dẫn về việc thi hành án tử hình.
- Chỉ thị số 138- KC1 ngày 13/2/1974 của Bộ công an về việc thi hành án tử
hình
- Chỉ thị số 07/TATC ngày 12/3/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
việc thực hiện nhiệm vụ Tòa án nhân dân trong việc thi hành án tử hình
- Chỉ thị số 31/TC ngày 17/5/1974 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về

kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án tử hình
- Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981, trong đó quy định nhiệm vụ
quyền hạn của Tòa án trong việc thi hành án tử hình.
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 4/7/1981, trong đó quy định
nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc thi hành án tử hình
- Pháp lệnh số 115/LCT ngày 2/12/1978 của ủy ban thường vụ quốc hội về
việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình gồm hai điều quy định về thời
hạn xin ân giảm án tử hình và thẩm quyền xét duyệt tử hình.
- Thông tư Liên Bộ số 03/TTLB ngày 6/12/1982 của Tòa án nhân dân tối caoViện Kiểm sát nhân dân tối cao- Bộ Nội vụ- Bộ Tư Pháp về việc thực hiện các
quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 3/7/1981 đối với bản án tử
hình.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

10

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

1.2.2.3. Thỉ hành hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
2003
a. Thủ tuc xem xét bản án trước khi đưa ra thi hành
Tử hình là hình phạt đăc biệt nhằm tước bỏ quyền sống của người phạm tội.
Chính vì vậy, các thủ tục trước khi quyết định thi hành và khi đưa bản án tử hình
ra thi hành phải tuân thủ theo các quy trình hết sức nghiêm ngặt, chặc chẽ. Trong
đó có việc xem xét bản án trước khi thi hành. Theo điều 258 Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 (BLTTHS) quy định Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi
hành như sau:

“1. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi
ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị
kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
2. Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Toà án nhăn dân tối cao và
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Toà án nhân dân
tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì
Toà án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm
đơn xin ân giảm án tử hình.
Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử
hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.”
Tuy nhiên có một số điểm hạn chế là:
- Thứ nhất, trong BLTTHS 2003 không quy định cụ thể về thời hạn xét đom
xin ân giảm của Chủ tịch nước là bao lâu, chính vì vậy mà không xác định được
thời điểm nào Chủ tịch nước ra quyết định bác đơn xin ân giảm hoặc ra quyết
định ân giảm.
- Thứ hai, tại khoản 2 điều 258, trong trường hợp bản án tử hình bị kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

11


SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

đồng tái thẩm Toà án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị
và giữ nguyên bản án tử hình, thì Toà án nhân dân tối cao phải thông báo ngay
cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình. Ở đây, BLTTHS
cũng không quy định cụ thể về thời hạn mà Tòa án nhân dân tối cao phải thông
báo cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm là khoảng thời gian nào.
Trên thực tế cũng không quy định thời hạn cụ thể dẫn đến bản án tử hình được
thi hành chậm trễ, gây tâm lý hoang mang cho người bị kết án và người thân của
họ. Mặt khác, số người chờ thi hành án tử hình trong các trại giam sẽ tăng lên do
sự chậm trễ thi hành, gây ra khó khăn trong công tác quản lí, giam giữ đối với
loại đối tượng này.
b. Thi hành hình phat tử hình
Theo khoản 1.2 mục II Nghị quyết số 02/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007,
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy
định trong phần thứ năm “thi hành bản án và quyết định của tòa án” của Bộ luật
tố tụng hình sự, thì bản án tử hình phải được đưa ra thi hành khi thuộc một trong
các trường hợp sau:
“a) Người bị kết án tử hình không làm đom xỉn ân giảm hình phạt tử hình và
Tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án
Tòa án nhân dân toi cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhăn dân tối cao.
b) Người bị kết án tử hình có làm đơn xỉn ân giảm hình phạt tử hình và Tòa
án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm

hình phạt tử hình (do Tòa án nhân dân tối cao gửi đến).
c) Người bị kết án tử hình không làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và
Tòa án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định gám đốc thẩm hoặc quyết định tái
thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng
nghị và giữ nguyên bản án tử hình.
d) Người bị kết án tử hình có làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình và Tòa
án xử sơ thẩm đã nhận được quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhăn dân tối cao không chấp nhận kháng nghị
và giữ nguyên bản án tử hình và bản sao quyết định của Chủ tịch nước bác đơn
xin ân giảm hình phạt tử hình (do Tòa án nhân dân tối cao gửi đển)”.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

12

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

Tóm lại, người bị kết án không kháng cáo hoặc không làm đơn xin ân giảm
gỏi lên Chủ tịch nước, và bản án tử hình không có quyết định kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, hoặc không có quyết định ân giảm của chủ
tịch nước, thì bản án tử hình đó phải được đưa ra thi hành.
♦♦♦ Quyết đinh thỉ hành án
Theo khoản 1 điều 58 BLTTHS 2003: “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra
quyết định thi hành án”. Ngoài ra, Nghị quyết số 02/2007 có hướng dẫn thi hành
điều này tại khoản 2.1 mục II như sau: “a) Trường hợp một người bị kết án tử
hình mà lại bị xét xử về một tội phạm mới tại một Tòa án khác (tội phạm mới có
thể được thực hiện trước hoặc sau khi bị kết án tử hình), nhưng bị xử phạt với

mức hình phạt không phải là tử hình (dù tổng hợp hình phạt chung cho các bản
án là tử hình) thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm về tội phạm mà họ bị kết án tử
hình ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình.
b) Trường hợp một người bị kết án tử hình nhiều lần theo nhiều bản án của
các Tòa án đã xử sơ thẩm khác nhau thì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án
sau cùng ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử
hình. ”
Nói tóm lại, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Tòa án xét xử
sơ thẩm vụ án đó mà người có thẩm quyền ra quyết định là Chánh án.
♦♦♦ Hôi đồng thỉ hành án
- Thẩm quyền thành lập và thành phần Hội đồng thi hành án
Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án cũng là người có thẩm quyền
thành lập Hội đồng thi hành án. Như đã nói ở trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ
thẩm vụ án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án cũng như quyết định thành
lập Hội đồng thi hành án. “Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thỉ
hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tòa án,
Viện kiểm sát và Công an” (khoản 1 điều 259 BLTTHS).
Thành phần Hội đồng thi hành án gồm đại diện Chánh án (hoặc phó chánh án,
thẩm phán) đại diện cho tòa án đã xét xử vụ án hình sự đó làm Chủ tịch Hội
đồng; Viện trưởng (hoặc Phó Viện trưởng, kiểm sát viên) đại diện cho Viện kiểm
sát cùng cấp và trưởng hoặc phó Công an cùng cấp làm thành viên Hội đồng, một
cán bộ tòa án làm thư ký Hội đồng. Ngoài ra, Hội đồng thi hành án phải mời một
bác sĩ pháp y và một đại diện ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bố trí
pháp trường tham gia việc thi hành án tử hình.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

13

SVTH: Đỉnh Như Ngọc



Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

- Nhiệm vụ của Hội đồng thỉ hành án
Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án và tổ chức
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có
liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian, địa điểm, hình thức
mai táng, những cơ quan, tổ chức, người cần huy động, những nội dung cần giữ
bí mật, thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành
viên Hội đồng.
Trước khi thực hiện việc thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm
tra căn cước của người sẽ bị tử hình. Việc này là rất quan trọng, vì giả sử lầm lẫn
với người khác thì sẽ rất nguy hiểm, có thể gây oan sai và mục đích phòng ngừa
tội phạm không đạt được. Ngoài ra, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra
xem người chấp hành án có thuộc trường hợp quy định tại điều 35 Bộ luật hình
sự hay không. Neu thuộc một trong các trường họp đó thì phải ra quyết định
hoãn thi hành án.
Tóm lại, nhiệm vụ của Hội đồng thi hành án là đảm bảo việc thi hành án được
thi hành đúng người đúng tội, không thể để bất cứ sai xót gì xảy ra vì một khi tử
hình sai thì không thể sửa chữa, vì nó liên quan đến tính mạng một con người.
♦♦♦ Trình tư thủ tuc thi hành án
Khi ra quyết định thi hành án Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định
thi hành án phải xem xét coi người bị tuyên án tử hình có thuộc các trường hợp
nêu tại điều 35 Bộ luật hình sự hay không, nếu thuộc các trường họp nêu tại điều
35 thì không ra quyết định thi hành án và phải báo cáo Chánh án Toà án nhân dân
tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết
án.
Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước người
chấp hành án. Dưới sự giám sát của Hội đồng thi hành án, kỹ thuật viên đối chiếu

danh chỉ bản với dấu vân tay của người được đưa ra thi hành án nhằm xác định
chính xác người phải thi hành án.
Trước khi thi hành án đối với phụ nữ thì Hội đồng thi hành án phải kiểm tra
căn cước và kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử
hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự. Nếu thuộc các trường họp
thì phải hoãn thi hành án. Điều này quy định tại khoản 1 điều 259 BLTTHS:
“Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành
án, Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện
không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

14

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình
sự thì Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và
báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình
thành tù chung thân cho người bị kết án.
Trước khỉ thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành
án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều
kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự”.
Ngoài ra, trước khi thi hành án phải giao cho người bị kết án đọc quyết định
thi hành án, quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
nếu người bị kết án đã có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao

quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm. Người phải chấp hành án
được hỏi xem họ có muốn nói gì nữa không và được viết thư gởi đồ đạc lại cho
gia đình.
Việc thi hành hình phạt tử hình phải được lập biên bản ghi rõ việc đã giao các
quyết định cho người bị kết án xem, những lời nói của họ và những thư từ, đồ vật
mà họ gửi lại cho người thân thích.
♦♦♦ Hình thức thi hành án
Theo khoản 3 điều 259 BLTTHS 2003 thì hình thức tử hình được thực hiện
bằng hình thức xử bắn. Trước đây nước ta đã áp dụng nhiều hình thức thi hành án
tử hình như: chém đầu, xử bắn, cho vào vạc dầu, thắt cổ, lăng trì,...Do các hình
phạt đó dã man tàn bạo không thích hợp với nguyên tắc nhân đạo nên nhà nước
ta đã chọn hình thức xử bắn, nhằm mục đích răn đe phòng ngừa tội phạm và phù
hợp với nguyên tắc nhân đạo mà nhà nước ta đặt ra. Tuy nhiên, đến nay hình phạt
tử hình bộc lộ những hạn chế của nó. Thứ nhất về tâm lý của người trực tiếp làm
nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, thứ hai gây tâm lý hoang mang lo sợ và gây
đau đớn cho người bị kết án, thứ ba về vấn đề pháp trường khó khăn khi chọn nơi
thích họp để thi hành án. Chính vì như vậy cần phải có những hình thức thi hành
khác thay thế cho hình thức xử bắn, để công tác thi hành án đạt hiệu quả hơn.
♦♦♦ Hoãn thi hành án
Vì là một hình phạt đặc biệt nghiêm khắc nên nhà nước ta đã quy định những
trường hợp hoãn thi hành án trước khi thi hành nhằm tránh những sai sót và đảm
bảo công bằng đối với người phải chấp hành án.
Trước khi thi hành án Hội đồng thi hành án phải kiểm tra xem người bị thi
hành án có thuộc các trường họp nêu tại điều 35 Bộ luật Hình sự hay không, nếu

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

15

SVTH: Đỉnh Như Ngọc



Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35
của Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án.
Trong lúc thi hành án xuất hiện trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi
hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án
để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tình tiết đặc biệt là gì? Theo
khoản 2.2 mục II Nghị quyết số 02/2007 thì tình tiết đặc biệt là: “Tình tiết đặc
biệt là những thông tin, tình tiết do người bị kết án tử hình hoặc người khác khai
báo hoặc do Hội đồng thi hành án biết được từ những nguồn tin khác, mà xét
thấy những thông tin, tình tiết này là có căn cứ và có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung vụ án, để khởi tố vụ án mới, người phạm tội mới (ví dụ: người bị kết án tử
hình khai ra những tình tiết mới của vụ án, khai ra người phạm tội mới...) và nếu
thi hành hình phạt tử hình đối với người bị kết án thì có thể gây khó khăn lớn cho
việc giải quyết vụ án, việc mở rộng điều tra vụ án”.
Tóm lại, Hội đồng thi hành án phải hoãn việc thi hành án tử hình khi thuộc
trong các trường họp như sau:
- Khi người bị kết án thuộc các trường họp nêu tại điều 35 Bộ luật hình sự
1999.
- Có những tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án hoặc về một vụ án mới,
mà việc điều tra vụ án đó cần có sự có mặt của người bị kết án.
Như đã phân tích ta thấy hình phạt tử hình là một hình phạt cực kỳ nghiêm
khắc. Vì vậy, thủ tục thi hành án bao giờ cũng được quy định rất chặc chẽ nhằm:
Kiểm tra lại lần cuối tính đúng đắn của hình phạt đã tuyên bằng một cơ quan xét
xử cao nhất có thẩm quyền, đảm bảo thi hành đúng người bị kết án và đảm bảo
an toàn cho việc thi hành án, thể hiện tính nhân đạo trong thi hành án (đối với
người bị kết án cũng như với người có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án).
Tuy nhiên, BLTTHS 2003 quy định về hình phạt tử hình còn có nhiều hạn chế.

Cần phải có một quy phạm pháp luật mới quy định cụ thể hơn, để công tác thi
hành hình phạt tử hình được thực hiện tốt hơn.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

16

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


5

Phong vũ, HNSV News - Diễn đàn thời sự, Tình hình tội phạm còn diễn biển phức tạp,

Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 2
THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH sự VIỆT NAM
2.1 Quyết định thỉ hành án tử hình
Trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay, việc nhà nước vẫn giữ hình
phạt tử hình là cần thiết. Hiện tại, đất nước ta chưa hoàn toàn ổn định, các thế lực
thù địch vẫn luôn tìm cách chống phá Chính quyền Nhà nước ta, tình hình tội
phạm diễn ra phức tạp, đặc biệt là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vẫn xảy và
ngày càng phức tạp hơn. Các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm con người và các tội phạm xâm phạm sở hữu tuy số vụ không tăng
nhưng tính chất rất phức tạp, mức độ nguy hiểm đối vói xã hội ngày càng
nghiêm trọng. Trong đó, xuất hiện xu hướng phạm tội có tổ chức, xuyên quốc
gia, sử dụng vũ khí nóng, công nghệ cao5... Theo Báo cáo của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao với Quốc hội sáng ngày 5 tháng 11 năm 2010 thì tuy số vụ án

khởi tố điều tra có giảm hơn so với năm 2009, nhưng tình hình vi phạm pháp luật
và tội phạm vẫn có những diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng
nghiêm trọng, đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng; tội phạm có tổ chức, tội
phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm do người nước ngoài thực hiện xảy ra ngày
càng nhiều; các tranh chấp kinh tế, dân sự, kinh doanh, thương mại... tăng về số
vụ và phức tạp về tính chất6. Trước tình hình kinh tế xã hội như vậy cần phải có
những biện pháp ngăn ngừa tội phạm hiệu quả, trong đó hình phạt tử hình được
Nhà nước ta lựa chọn áp dụng để ngăn ngừa, răn đe tội phạm. Nhưng mục đích
ngăn ngừa tội phạm có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào việc bản
án tử hình có được thi hành và thi hành có hiệu quả không. Khi bản án tử hình đã
đưa ra mà không được thi hành hoặc thi hành không có hiệu quả thì mục đích
ngăn ngừa tội phạm không thể đạt được, mục đích phòng ngừa không thể đạt
được mà còn đem lại những tiêu cực cho xã hội đó là gây tâm lý coi thường luật
pháp trong nhân dân.
Thi hành hình phạt tử hình là một công việc rất quan trọng nhưng có rất ít quy
định của Nhà nước về vấn đề này. Hiện tại, thi hành hình phạt tử hình được quy

/>6
Phùng Hương, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Các báo cáo của Chính phủ, Viện KSNDTC,
TANDTC đã phán ánh đúng thực tế của ngành tư pháp,
120722

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

17

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam


định và áp dụng theo quy định của BLTTHS 2003. Tuy nhiên, sau nhiều năm thi
hành và tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam có nhiều thay đổi theo xu thế
chung của thế giới, những quy định của BLTTHS đã bộc lộ nhiều hạn chế thiếu
xót không còn phù hợp với tình hình hiện nay nữa. Trước tình hình đó qua nhiều
năm nghiên cứu về thi hành án hình sự cũng như thi hành án tử hình, Quốc hội đã
ban hành Luật thi hành án hình sự vào ngày 17 tháng 6 năm 2010 để thay thế các
quy định về thi hành án hình sự được quy định trong BLTTHS không còn phù
hợp nữa, và Luật này có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 7 năm 2011. Kể từ
ngày Luật thi hành án hình sự có hiệu lực thi hành thì việc thi hành án hình sự
nói chung và thi hành án tử hình nói riêng sẽ thực hiện theo quy định của Luật
này. Luật này ra đời trên cơ sở kế thừa những quy định trước đây và sửa đổi bổ
sung những quy định không còn phù hợp, có nhiều vấn đề mới được quy định mà
các quy định trước đây không có. Do đó, có nhiều vấn đề cần nghiên cứu kỹ
trước khi được đưa ra thi hành, để công tác thi hành án hình sự nói chung và thi
hành hình phạt tử hình nói riêng được tổ chức tốt hơn, mục đích phòng ngừa tội
phạm đạt hiệu quả hơn.
Luật thi hành án hình sự quy định: “nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành bản án, quyết
định về hình phạt tù, tử hình, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản
chế, trục xuất, tước một sổ quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định, án treo, biện pháp tư pháp; quyền, nghĩa vụ
của người chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp; trách nhiệm của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp”. (Điều
1 Luật thi hành án hình sự). Đó là phạm vi điều chỉnh của Luật này, ở đây luật
quy định nhiều khía cạnh liên quan đến việc thi hành nhiều hình phạt khác nhau.
Đề tài nghiên cứu của người viết chỉ có liên quan đến thi hành hình phạt tử hình,
do đó người viết chỉ đề cập đến việc thi hành hình phạt tử hình được quy định
trong luật này.
Việc thi hành hình phạt tử hình là một thủ tục chặt chẽ liên quan đến nhiều

vấn đề như quyết định thi hành hình phạt tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình,
thủ tục thi hành, hoãn thi hành án. Trong đó, Thủ tục đầu tiên của việc thi hành
hình phạt tử hình là việc ra quyết định thi hành hình phạt tử hình khi bản án tử
hình đã có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của Luật này thì bản án quyết định
của tòa án được thi hành khi thuộc một trong những trường hợp được quy định
tại điều 2:

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

18

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

“1. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thỉ hành:
a) Bản án hoặc phần bản án của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Bản án của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án.
2. Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự.
3. Quyết định của Toà án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành án phạt
tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết
định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.
4. Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo
dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng”.
Tuy nhiên, bản án tử hình là một bản án rất quan trọng liên quan trực tiếp đến
tính mạng con người, nên trước khi được thi hành bản án tử hình phải được xem

xét kỹ và phải có quyết định thi hành thì bản án đó mới được đưa ra thi hành.
Việc xem xét bản án trước khi đưa ra thi hành không có quy định trong Luật này,
do đó vấn đề này phải áp dụng quy định của BLTTHS (cụ thể tại điều 258). Khi
bản án đủ điều kiện đưa ra thi hành thì bản án được đưa ra thi hành và phải có
quyết định thi hành.
Quyết định thi hành án tử hình do Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm ra quyết
định. Chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền ra quyết định thi hành án, mà không phải
bất kỳ cơ quan nào khác. Khác với BLTTHS, Luật thi hành án hình sự quy định
cụ thể hơn về nội dung như ngày tháng năm ra quyết định, họ tên, chức vụ người
ra quyết định... Và điểm khác biệt lớn nhất của Luật thi hành án hình sự là quy
định việc Tòa án đã ra quyết định phải gởi quyết định thi hành án cho các cơ
quan hữu quan như Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Trại
tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra
quyết định thi hành án có trụ sở, trong thời hạn 3 ngày kể từ khi ra quyết định.
Tóm lại, quyết định thi hành án tử hình được quy định tại điều 54 Luật thi
hành án hình sự và có nội dung như sau:
Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình.
Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên, chức vụ của
người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ tên, ngày, tháng, năm
sinh, nơi cư trú của người bị kết án.

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

19

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam


2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa
án đã ra quyết định thi hành án phải gửi quyết định cho cơ quan sau đây:
a) Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cẩp;
b) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
c) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở”.
2.2. Hội đồng thỉ hành án tử hình
Hội đồng thi hành án tử hình đóng vai ữò rất quan trọng trong quá trình thi
hành án tử hình. Nhưng BLTTHS không quy định cụ thể vấn đề này. Luật thi
hành án hình sự đã cụ thể vấn đề này trong hai điều luật là điều 55 và điều 56.
2.2.1. Qụyầ định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
Ngay sau khi có quyết định thi hành án tử hình trong vòng 7 ngày Chánh án
Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải ra quyết định thành lập Hội đồng
thi hành án tử hình. Quyết định thành lập hội đồng thi hành án tử hình được quy
định tại điều 55 Luật thi hành án hình sự:
“ỉ. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Toà án đã ra quyết
định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cẩp, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cẩp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan
thi hành án hình sự cẩp quân khu cử đại diện tham gia Hội đồng thi hành án tử
hình.
2. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án
Toà án đã ra quyết định thỉ hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi
hành án tử hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi
hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình. Quyết định thành lập Hội
đồng thi hành án tử hình phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ tên,
chức vụ của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của
người tham gia Hội đồng”.
Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình có thẩm quyền ra quyết
định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
Trong quá trình nghiên cứu ban hành Luật thi hành án hình sự đã có nhiều ý kiến
khác nhau về thẩm quyền và vai trò của Tòa án trong Hội đồng thi hành án.

Trong Dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật thi hành án hình
sự ngày 19 tháng 4 năm 2010 tại điểm 15, Đại biểu Quốc hội có những ý kiến
như sau, “Có ý kiến Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định về thành phần
Hội đồng thi hành án tử hình, theo đó, Chánh án đã xét xử sơ thẩm đồng thời ra

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

20

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


Thi hành hình phạt tử hình theo quy định cửa Luật thi hành án hình sự Việt Nam

quyết định thi hành án và làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình sẽ khó bảo
đảm sự khách quan, trong khi hệ thống tổ chức thi hành án đã có cơ quan thi
hành án thuộc ngành Công an; ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận
thấy, theo quy định của Bộ luật hình sự, BLTTHS, việc áp dụng và thi hành hình
phạt luôn gắn liền với thẩm quyền của Tòa án như ra quyết định thi hành án;
hoãn, tạm tình chỉ, miễn, giảm... Do đó, quy định Chánh án đã xét xử sơ thẩm ra
quyết định thi hành án và cử đại diện làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình
là phù hợp và bảo đảm sự kế thừa pháp luật hiện hành. Vì vậy, UBTVQH đề nghị
cho giữ quy định về Hội đồng thi hành án tử hình như dự thảo Luật”. Và quy
định này đã được giữ lại trong Luật thi hành án hình sự đã ban hành và sắp có
hiệu lực.
2.2.2. Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình
Thành phần Hội đồng thi hành án tử hình gồm Chánh án hoặc Phó Chánh án
Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình,
đại diện Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã ra quyết định thành lập Hội đồng
thi hành án, và đại diện cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ

quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Trong quá trình hoàn thành Luật thi hành án hình sự có nhiều ý kiến khác
nhau về thành phần của Hội đồng thi hành án.
Thứ nhất, về việc Chánh án hoặc Phó Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng thi
hành án một số ý kiến không tán thành Chánh án hay Phó Chánh án làm Chủ tịch
Hội đồng. Theo điểm 9 Báo cáo số 338/BC-UBTVQH12 của ủy ban thường vụ
Quốc hội khóa 12 ngày 15 tháng 6 năm 2010, có ý kiến xoay quanh vấn đề này
như sau: “Có ý kiến đề nghị không quy định Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa
án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình mà
nên quy định thẩm phán là Chủ tịch Hội đồng. UBTVQH nhận thấy, việc tổ chức
thi hành án tử hình đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan có thẩm quyền
trong thi hành án hình sự và phải tuân thủ các thủ tục chặt chẽ. Trong qua trình tổ
chức thi hành án, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình có vai trò rất quan trọng
không chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền như xem xét, quyết
định việc hoãn thi hành án tử hình; báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền giải
quyết theo quy định của pháp luật đối với trường hợp hoãn thi hành án tử hình mà
còn có trách nhiệm giải quyết những vấn đề đột xuất nảy sinh trong quá trình thi
hành án, chỉ đạo việc phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có hên quan trong việc thực
hiện nhiệm vụ thi hành án. Vì vậy, việc quy định Chánh án hoặc Phó Chánh án

GVHD: Nguyễn Chí Iỉiếu

21

SVTH: Đỉnh Như Ngọc


×