Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.05 KB, 90 trang )

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Luận văn tôt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
Bộ MÔN
THƯƠNG
MẠI
NHẬN
XÉTLUẬT
CỦA GIẢNG
VIÊN
— A*CŨ1®Ổ> —




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2007 - 2011

Đề tài:

XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TRONG GIAO DỊCH DÂN sự

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Tăng Thanh Phương
Bộ môn: Luật Tư Pháp

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Ngọc Giàu
MSSV: 5075181
Lớp: Luật Thương Mại 2 - K33

CầnThơ, tháng năm
Cần2010
Thơ,

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-2-1-

ngày.... tháng.... năm....

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

-3-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp


Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐÀU...............................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu.............................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu........................................................................................1
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu.......................................................................1
4. Tình hình nghiên cứu........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2
6. Ket quả nghiên cứu...........................................................................................2
7. Bố cục đề tài..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẮN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG VÈ xử LÝ TÀI SẢN
BẢO ĐẢM TRONG GIAO DỊCH DÂN sự......................................................... 4
1.1 Giới thiệu về biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ.. 4
1.1.1 Khái niệm chung về bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ .... 5
1.1.2 Đặc điểm của biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa
vụ............................................................................................................................5
1.1.3 Phân loại biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa vụ....6
1.1.3.1 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng đặc quyền trong giao dịch
dân sự......................................................................................................................8
1.1.3.2 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng cầm cố, thế chấp khi thực
hiện nghĩa vụ..........................................................................................................9
1.1.3.3 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng ký cược, ký quỹ..............11
1.1.3.4 Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sởhữu tài sản........11
1.2 Xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự...............13
1.2.1...................................................................................................................... N
guyên tắc chung khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ........................... 13
1.2.2...................................................................................................................... C
ác trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ..................................... 16

1.2.3 Phương thức xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ............................ 18
1.2.3.1 Xử lý tài sản bảo đảm theo qui định pháp luật....................................... 18
1.2.3.2 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận................................................... 19
1.2.4 Thòi hạn xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...................................20
1.3 Lược sử về xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự.............................20
1.3.1 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật cổ Việt Nam......................................... 21
1.3.2 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật cận đại Việt Nam................................. 21
1.3.3 Xử lý tài sản bảo đảm trong Luật hiện đại Việt Nam............................... 22
1.4 Vai trò của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự........24

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-4-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

CHƯƠNG 2: CHẾ Độ PHÁP LÝ VÈ xử LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG
GIAO DỊCH DÂN sự................................................................................................ 25
2.1 Xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp thông
thường..................................................................................................................25
2.1.1 Xử lý tài sản bảo đảm theo qui định của pháp luật...................................26
2.1.1.1................................................................................................................... Bi
ện pháp bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.....................................26
2.1.1.2
Khái niệm chung về bán đấu giá tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa

vụ..........................................................................................................................26
2.1.1.1.1................................................................................................................ C
ác trường hợp bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...........................28
2.1.1.1.2................................................................................................................ Đi
ều kiện được bán đấu giá tài sản..........................................................................29
2.1.1.1.3 Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ......31
2.1.1.1.4.1 Trình tự và thủ tục bắt đầu thủ tục bán đấu giá đến khi ký kết hợp
đồng bán đấu giá tài sản.......................................................................................33
2.1.1.1.4.2 Trình tự và thủ tục sau khi ký kết hợp đồng bán đấu giá đến kết thúc
cuộc bán đấu giá tài sản........................................................................................36
2.1.1.1.4.3 Trình tự và thủ tục sau khi cuộc bán đấu giá thành đến khi kí kết hợp
đồng mua bán tài sản bán đấu giá........................................................................40
2.1.1.3................................................................................................................... Bi
ện pháp xử lý tài sản bảo đảm khác..................................................................... 37
2.1.1.4................................................................................................................... T
hứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.................................40
2.1.2 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận......................................................41
2.1.2.1 Các phưomg thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận...................... 42
2.1.2.2 Thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận.....................43
2.2
Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo
đảm
bị phá sản..............................................................................................................44
2.2.1 Những vấn đề chung về xử lý tài sản bảo đảm khi các bên tham gia giao
dịch bảo đảm bị phá sản........................................................................................45
2.2.2 Các trường hợp tài sản bảo đảm được mang xử lý khi các bên tham gia
giao dịch bảo đảm bị phá sản...............................................................................46
2.2.3 Thứ tự ưu tiên khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên tham
gia giao dịch bảo đảm bị phá sản..........................................................................47
CHƯƠNG 3: THựC TIỄN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT VÈ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG GIAO DỊCH DÂN sự..49
3.1......................................................................................................................... T
hực tiễn áp dụng pháp luật đối với thời hạn xử lý tài sản bảo đảm......................49
3.2
Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các phưomg thức xử lý tài sản bảo
đảm.......................................................................................................................50

3.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bằng biện pháp bán đấu
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-5-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự
Luận văn tốt nghiệp
giá tài sản..............................................................................................................51
3.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm do các bê thỏa
thuận.....................................................................................................................55
3.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp
đặc thù...................................................................................................................57
3.3.1 Thực tiễn ápdụng pháp luật đối với xử lý tài sản bảo đảm trong ký cược
của pháp luật hiện hành.......................................................................................57
3.3.2 Thực tiễn áp dụng đối với xử lý tài sản cầm cố tại các cửa hiệu cầm
đồ..........................................................................................................................59
KẾT LUẬN.................................................................................................................66
Tài Liệu Tham Khảo

Phụ Lục


GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-6-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Luận văn tôt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
♦♦♦ Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Bộ luật dân sự Việt Nam 1995
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005
Luật Phá sản 2004
Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29 tháng 4 năm 1991
Quy chế về kinh doanh cầm cố ban hành kèm theo Quyết định 185/QĐ/NH5
ngày 6 tháng 9 năm 1994
Quy chế bán đấu giá ban hành kèm theo Nghị định 86/1996/NĐ-CP ngày 19
tháng 12 năm 1996 về bán đấu giá tài sản
Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 về Giao dịch bảo
đảm
Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 về Bán đấu giá tài
sản
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2006 về Giao dịch bảo
đảm

Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 về Bán đấu giá tài
sản
Nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 về Đăng ký giao dịch
bảo đảm
Thông tư số 07-TMDL/QLTT ngày 18 tháng 5 năm 1992 của Bộ thương mại
và Du lịch về các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Thông tư 13/1999/TT-BTM ngày 19 tháng 5 năm 1999 về Hướng dẫn chi tiết
về kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Thông tư 03/2005/BTP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về Hướng dẫn một số quy
định của Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính
phủ về Bán đấu giá tài sản
Quyết định 156/1989/QĐ-NH ngày 18 tháng 11 năm 1989 của Tổng giám
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về thế chấp tài sản
♦♦♦ Danh mục sách, báo, tạp chí
1. Đoàn Thị Phương Diệp, Giáo trình Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Đại
học càn Thơ, Khoa Luật, năm 2009

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-7-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

2. Luật sư Hồ Thị Nệ, Soạn thảo, ký kết hợp đòng kinh tế, thương mại, dân sự,
ỉao động vò 133 mẫu hợp đồng mới nhất, Nxb, Nhà xuất bản Thống kê - Hà

Nội, năm 2007, Tr. 351-360
3. PGS.TS Hoàng Thế Liên, Bình luận Bộ luật dân sự năm 2005 tập 2, Nxb.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008
4. Ts. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong Luật dân sự việt Nam, Nxb. Nhà Xuất Bản Trẻ, năm 2001
5. Ts. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, năm 2009
6. Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nang, Trung Tâm Từ
Điển Học, Hà Nội - Đà Nang, năm 1998, Tr. 471-611
7. Viện Ngôn Ngữ Học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nang, Trung Tâm Từ Điển
Học, Hà Nội - Đà Nang, năm 2005, Tr.956
❖ Danh mục các trang thông tin điện tử
1. Dân Trí, Hiệu cầm đồ có quyền bán tài sản cầm cố?
[truy cập ngày 1/11/2010]
2. Nhóm PVCĐ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, “Bỉ ẩn ” từ một vụ đẩu
giá
tài sản, . vn/?mod=detnews&catid=702&id=58361,
[truy cập ngày 20-10-2010]
3. Tràn Phong, Bán đấu giá tài sản: khó chồng khó!,
[truy cập ngày 1-102010]

4. Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Thu mua giấy tờ tại hiệu cầm đồ để
làm giả, ƯGL/Phap-luaƯ2009/01/3BA0A6B5/, [truy cập
ngày 1/11/2010]
5. Hưng Hà, An ninh thủ đô, Kinh doanh dịch vụ cầm đồ: cấp phép dễ, quản lý
khó,
http://www.
anninhthudo

vn/Tianyon/Index


aspx?
ArticleID=73526&Channelĩ
D=5, [Truy cập ngày 09-05-2010]

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-8-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Trong đời sống xã hội như hiện nay, đặc biệt là nền kinh tế nước ta đang trên
đà phát ừiển, tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa thì cần phải xây dựng đời
sống xã hội ngày càng bền vững, văn minh sao cho phù hợp với tình hình chung của
đất nước. Trong cuộc sống, để con người tồn tại và phát triển ai cũng phải tham gia
vào nhiều mối quan hệ xã hội và các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho đời sống
của bản thân. Pháp luật là công cụ để quản lý xã hội tốt nhất với những qui định
mang tính bắt buộc thực hiện. Một quan hệ nghĩa vụ được xác lập thì có những chủ
thể bên có quyền và bên nghĩa vụ, đối với các chủ thể đó càn phải có sự điều chỉnh
của pháp luật cụ thể như sau: một khi nghĩa vụ đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa
vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền
sẽ được pháp luật bảo vệ thực hiện quyền đó. Và ngược lại, đối với bên có nghĩa vụ
không những phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền mà đối với họ

pháp luật còn bảo vệ lợi ích hợp pháp. Do đó, những qui định của pháp luật có ảnh
hưởng trực tiếp đến các bên tham gia giao dịch, bên cạnh đó còn hướng các bên
tham gia thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình không xâm phạm đến quyền và
lợi ích của người khác khi thực hiện nghĩa vụ. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm
không chỉ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà còn bảo vệ bên có nghĩa vụ khi tài
sản của mình được mang đi xử lý. Với những lý do như trên thì việc nghiên cứu đề
tài “xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự” không chỉ dừng lại cho việc phục
vụ cho sự hiểu biết thêm của bản thân mà suy cho cùng thì ở một mức độ nhất định
nào đó cũng làm rõ thêm những qui định của pháp luật hiện hành xoay quanh đến
đề tài.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa
vụ không thực hiện đúng, không thực hiện đủ nghĩa vụ của mình đã được nghiên
cứu ở các công trình nghiên cứu trước đây, tuy nhiên những tác giả nghiên cứu đề
tài đó không nghiên cứu vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là chính mà nghiên cứu đề tài
như là phần phụ "rì khi nghiên cứu một đề khác thì bắt buộc phải nghiên cứu xử lý
tài sản bảo đảm như thế nào. Do đó, vấn đề nghiên cứu đối với đề tài “Xử lý tài sản
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” thì vẫn còn khá khiêm tốn.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
Đề tài xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự có mục đích, đối tượng
nghiên cứu là xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện nghĩa vụ; do đó, đối
tượng của việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Nghĩa vụ được bảo đảm

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-9-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu



Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

thực hiện bằng quyền xử lý tài sản bảo đảm và được thanh toán trên tài sản bảo
đảm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nói pháp luật dân sự là một lĩnh vực khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh
vực trong đời xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung tìm
hiểu và phân tích những vấn đề dựa trên những cơ sở pháp lý trong lĩnh vực dân sự
là chủ yếu. Đề tài xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự chủ yếu là pháp luật
dân sự những có một phần pháp luật thương mại như: Bộ luật dân sự 2005 và so
sánh Bộ luật dân sự 1995 (hết hiệu lực thi hành); luật phá sản 2003; bên cạnh đó
người viết còn dựa trên những qui định của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 03 năm 2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng
03 năm 2010 về bán đấu giá tài sản,.. .Chủ yếu là các qui định liên quan đến việc xử
lý tài sản bảo đảm.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài được hoàn thành, người viết đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích luật viết nhằm tìm hiểu các qui định của pháp luật
dân sự.
- Phương pháp nghiên cứu như so sánh, tổng họp, đối chiếu, phân tích, tham
khảo từ nguồn sách báo có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp, sử dụng các trang website để tìm kiếm tài liệu và
thực tiễn pháp luật.
6. Kết quả nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài với những mục đích nghiên cứu đã đưa ra, thì kết quả
nghiên cứu đề tài phải giải quyết được những vấn đề xử lý tài sản bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ mà pháp luật hiện hành còn vướng mắc, với những nguyên nhân nào

dẫn đến những vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm và giải quyết được những
vướng mắc đó trên thực tế là kết quả mà đề tài mong muốn hướng đến.
7. Bố cục đề tài
Đề tài xử lý tài sản bảo đảm gồm có ba phần: phần lời nói đầu, phần nội dung
và kết luận. Phần nội dung gồm ba chương cụ thể như sau:
- Chương 1: Lý luận chung về xử lý tài sản bảo đảm. Chương này người viết
trình bày chủ yếu phàn chung nhất của đề tài, những khái niệm, những nguyên tắc
chung nhất,...
- Chương 2: Chế độ pháp lý về xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong chương này, người viết nghiên cứu qui định của pháp luật hiện hành đối với
vấn đề xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Có hai trường là xử lý tài sản bảo

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-10-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

đảm thông thường và xử lý tài sản theo thủ tục phá sản.
- Chưomg 3: Thực tiễn và phương hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Những vấn đề áp dụng pháp luật hiện hành và những
vướn mắc trong thực thi pháp luật xoay quanh về xử lý tài sản bảo đảm được người
viết trình trình bày ở phần này.

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


-11-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Luận văn tôt nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ xử LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TRONG GIAO DỊCH DÂN sự
Trong một xã hội hiện đại như hiện nay, Nhà nước quản lý xã hội với công cụ
chính là pháp luật. Song, vấn đề không phải chỉ đom giản là làm ra luật thì có thể áp
dụng hên thực tế. Do đó, để pháp luật được thực thi một cách hiệu quả và theo ý chí
của người làm luật thì trên hết phần lý luận cho nền tảng pháp luật đó là hết sức
quan trọng góp phần vào thực tiễn áp dụng pháp luật. Chính vì lẽ đó, người viết xây
dựng chưcmg lý luận chung cho đề tài xử lý tài sản bảo đảm cũng với mục đích trên
nhưng chủ yếu chưomg này người viết tập trưng đi sâu xác định những vấn đề chung
nhất về xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể người viết nói đến những vấn đề cơ bản nhất
về giao dịch bảo đảm bằng tài sản như: khái niệm, những nguyên tắc chung, những
phương thức, các trường hợp xử lý tài sản,.. .Đó là những vấn đề mà người viết sẽ
trình bày trong chương này.
1.1 Giói thiệu chung về biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện
nghĩa vụ
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự giữa các
chủ thể và vấn đề bảo đảm thi hành các nghĩa vụ đó trở thành một vấn đề mang tính
rộng rãi và phổ biến trong đời sống hằng ngày, về mặt lý thuyết, quyền lợi của chủ
nợ không có bảo đảm được pháp luật bảo vệ tốt: một khi nợ đến hạn, họ có quyền

yêu càu người mắc nợ trả nợ; nếu người mắc nợ không trả nợ một cách tự nguyện
thì pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi của người có quyền bằng toàn bộ tài sản của người
mắc nợ để thực hiện nghĩa vụ. Nhưng trên thực tế, chủ nợ không có bảo đảm luôn
đứng trước nguy cơ không thể thu hồi được nợ do từ thời điểm mắc nợ đến thời
điểm hả nợ khối tài sản của người mắc nợ có thể thay đổi về nội dung theo chiều
hướng bị giảm xuống. Đen khi nợ đến hạn bên có quyền yêu càu thực hiện nghĩa vụ
nhưng bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì chủ nợ có quyền yêu
cầu Tòa án kê biên bán đấu giá tài sản để thực hiện nghĩa vụ nhưng tài sản mang đi
kê biên bán đấu giá đó có đủ để thực hiện nghĩa vụ hay không khi mà người mắc nợ
cố tình không trả nợ và giả sử chủ nợ chuyển quyền sở hữu tài sản cho người khác
trước thời điểm nợ đến hạn; khi đó chủ nợ không còn quyền hạn gì đối với tài sản
đó thì liệu người chủ nợ có quyền kê biên tài sản đó không khi mà nghĩa vụ chưa
được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ. Mặt khác, nếu tài sản của người mắc nợ
không bị giảm xuống nhưng vẫn không đủ để thực hiện nghĩa vụ khi có nhiều chủ
nợ không bảo đảm.
Như vậy, chủ nợ không có bảo đảm thực sự không được chắc chắn rằng mình

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-12-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

nghĩa vụ sẽ thực hiện bằng tài sản và trong trường hợp người có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ thì người chủ nợ đã tin rằng còn tài sản để kê biên khi mà người

mắc nợ không trả nợ. Theo phân tích trên thì chủ nợ không được đảm bảo bằng tài
sản của người mắc nợ, mặc dù chính sự hiện diện của tài sản này là cở sở lòng tin
mà chủ nợ dành cho người mắc nợ khi giao kết hợp đồng.
Xuất phát từ thực tiễn cũng như khắc phục tình trạng trên pháp luật cho phép
các bên thỏa thuận biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thích hợp. Thông qua sự
thoả thuận này bên có quyền có thể chủ động hom khi nghĩa vụ đã đến hạn mà bên
có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ thì người có
quyền có thể tác động trực tiếp đến tài sản của người có nghĩa vụ. Do đó, những
biện pháp bảo đảm này được gọi là bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa
vụ.
1.1.1
Khái niệm về biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện
nghĩa vụ
Với biện pháp đối nhân bên nhận bảo đảm có cùng lúc hai chủ nợ để thực hiện
nghĩa vụ của mình, khác với biện pháp đối nhân, biện pháp bảo đảm bằng tài sản
hay còn gọi là bảo đảm đối vật không mang lại cho bên nhận bảo đảm thêm một
chủ nợ thực hiện nghĩa vụ mà tạo ra cho họ có quyền đặc biệt đối với một hay nhiều
tài sản cụ thể của người có nghĩa vụ, đó là quyền được ưu tiên thanh toán trên giá
bán của tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản này được mang ra xử lý để thu hồi
nợ, quyền thứ hai là quyền đeo đuổi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm,
quyền này giúp bên nhận bảo đảm luôn có được tài sản để bán mà thu hồi nợ đến
hạn dù tài sản này có thể di chuyển qua nhiều chủ sở hữu khác nhau.
Như vậy, bảo đảm đối vật là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà theo đó
bên bảo đảm dùng một hoặc nhiều tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm
cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền, trong trường hợp người có nghĩa
vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm sẽ được
đem ra để xử lý theo yêu cầu bên nhận bảo đảm để thanh toán cho nghĩa vụ được
bảo đảm.
1.1.2
Đặc điểm của biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện

nghĩa vụ
Từ khái niệm về các biện pháp đối vật trên ta rút ra được một số đặc điểm
chung nhất về biện pháp đối vật, bên cạnh các đặc điểm chung nhất của các biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự:
- Biện pháp bảo đảm đối vật được thiết lập sẽ tạo ra quyền ưu tiên của bên
nhận bảo đảm trước các chủ nợ không có bảo đảm khác giá trị tài sản bảo đảm khi
tài sản này được xem đi xử lý. Như vậy, quyền ưu tiên chỉ có giá trị trước các giao
dịch không có bảo đảm mà tài sản này được mang ra xử lý.
- Biện pháp bảo đảm này được thiết lập cũng tạo ra quyền đeo đuổi của bên
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-13-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm do quyền sở hữu không còn trong tay người
bảo đảm. Như vậy, dù tài sản có chuyển qua tay của nhiều người thì người có quyền
đới với tài sản bảo đảm vẫn có quyền đeo đuổi đối với tài sản đó.
- Biện pháp bảo đảm này sẽ tạo ra quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản
thay thế, quyền này cho phép một khi tài sản bảo đảm đã bị thay thế bởi một tài sản
khác thì tài sản này có đủ tính chất và quy chế pháp lý của tài sản bảo đảm trước đó.
Theo đó, tài sản thay thế sẽ giống như tài sản được thay thế rằng sẽ bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ và cũng sẽ bị xử lý nếu người có nghĩa vụ không thực nghĩa
vụ. Ví dụ như: khi giao kết họp đồng vay có bảo đảm bằng tài sản nếu một khi nợ
đến hạn mà bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm thực hiện thì tài sản bảo

đảm thay thế sau sẽ bị xử lý nếu bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ.
- Họp đồng bảo đảm được ký kết giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ của
quan hệ nghĩa vụ chính hoặc giữa bên có quyền và một bên thứ ba. Chẳng hạn như
họp đồng cầm cố tài sản thì bên có quyền là bên nhận cầm cố và bên có nghĩa vụ là
bên cầm cố, khi đó các bên ký kết họp đồng cầm cố tài sản.
- Vật đem ra bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là một tài sản thuộc quyền
sở hữu của bên bảo đảm. Tài sản có thể là động sản hoặc bất động sản tùy thuộc vào
các biện pháp bảo đảm đối vật khác nhau. Theo qui định của pháp luật hiện hành
Điều 319 Bộ luật dân sự 2005 có qui định như sau: “ Vật bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch; vật được dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tưomg
lai”.
- Tài sản đem bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể dùng làm vật bảo đảm cho
một hoặc nhiều nghĩa vụ khác nhau. Vật đem bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ
có thể bảo đảm cho một hoặc nhiều nghĩa vụ khác nhau theo qui định Điều 325 Bộ
luật dân sự 2005.
- Người có quyền được dùng giá trị tài sản bảo đảm để đáp ứng quyền yêu cầu
của mình trong trường họp đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình, nhưng quyền yều cầu chỉ trong phạm vi
giá trị tài sản đem bảo đảm. Ví dụ, Đối với họp đồng vay tại ngân hàng là
300.000.OOOđ có thế chấp quyền sử dụng đất có giá trị là 200.000.000d một khi nợ
mà không được trả thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lý quyền sử dụng đất
này, sau đỏ sẽ thanh toán trong phạm vi 200.000.000d này thôi.
1.1.3
Phân loại biện pháp bảo đảm bằng tài sản cho việc thực hiện nghĩa
vụ
Việc phân loại biện pháp bảo đảm tài sản thực hiện nghĩa vụ cũng căn cứ vào
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện hành nhưng được gọi là biện pháp
bảo đảm tài sản thực hiện nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm đó phải được bảo đảm
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


-14-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


1

Điều 369 Bộ luật dân sự 2005

Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

bằng một hoặc nhiều tài sản của người bảo đảm. Như vậy, người viết dựa theo căn
cứ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đó có bảo đảm bằng tài sản hay không
để phân biệt với các nhóm bảo đảm khác. Tuy nhiên, trong luật hiện hành có qui
định về bảo lãnh có tài sản, theo đó biện pháp bảo lãnh có tài sản này có được gọi là
bảo đảm tài sản thực hiện nghĩa vụ hay không? Do từng thời kỳ khác nhau nên chế
định bảo lãnh có tài sản được gọi theo tên gọi khác nhau; theo Bộ luật dân sự 1995
khi thực hiện việc bảo lãnh mà nghĩa vụ bảo lãnh có tài sản được gọi là bảo lãnh tài
sản. Tuy nhiên theo pháp luật đất đai thì bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất được gọi
là thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba, vì thế người bảo lãnh dùng tài sản
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh gọi là tài sản của người thứ ba trong quan hệ
bảo lãnh. Và theo Bộ luật dân sự 2005 nếu bên bảo lãnh dùng tài sản của mình để
bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh được gọi là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, theo Bộ luật dân sự 2005 này hình thức bảo lãnh có tài sản như là
một hình thức bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của người bảo lãnh, nếu một khi nợ
đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thì người bảo lãnh phải
trả nợ thay cho người được bảo lãnh, người bảo lãnh phải đưa tài sản của mình cho

người nhận bảo lãnh để xử lý thu hồi nợ1, khi đó các bên thỏa thuận về tài sản, thời
gian địa điểm và phương thức xử lý; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo
lãnh có quyền khởi kiện ra Tòa án. Để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình,
bên bão lãnh có thể giao hoặc không giao tài sản của minh để bảo đảm cho nghĩa vụ
bảo lãnh; nếu bên bảo lãnh giao tài sản bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì việc giao
tài sản này về bản chất giống như một họp đồng cầm cố tài sản, hoặc giả nếu bên
bảo lãnh không giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh thì hợp đồng thế chấp tài sản sẽ
được ký kết. Và do đó, nếu xử lý tài sản bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh có tài
sản thì việc xử lý tài sản đó sẽ giống như việc xử lý tài sản cầm cố hoặc thế chấp.
Tuy nhiên nếu bảo lãnh không có tài sản thì người nhận bảo lãnh không giống như
người nhận bảo lãnh có tài sản họ không có một quyền đặc biệt nào trên khối tài sản
cụ thể của người bảo lãnh mà họ chỉ có thể khởi kiện tại Tòa án để thực hiện hiện
quyền của mình và khi đó xử lý tài sản trong trường họp đó sẽ theo pháp luật về thi
hành án dân sự. Như vậy, người viết chia các biện pháp bảo đảm có tài sản không
bao gồm bảo lãnh không tài sản vì thực chất biện pháp này mang bản chất không
phải là biện pháp bảo đảm bằng tài sản như đã phân tích ở trên. Cũng như bảo lãnh
có tài sản thì thực ra bản chất giống các biện pháp cầm cố hoặc thế chấp tài sản mà
thôi và do đó người viết cũng không phân tích gì thêm về biện pháp bảo lãnh có tài
sản vì về bản chất biện pháp này có bản chất giống như họp đồng cầm cố nếu bên
bảo lãnh giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-15-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


2


Điều 21 Nghị định 163/2006/NĐ-CPngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm

Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

mình; nếu bên bảo lãnh không giao tài sản bảo lãnh mà dùng một hoặc nhiều tài sản
bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì đó là một hợp đồng thế chấp tài sản.
Các biện pháp bảo đảm đối vật gồm: cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ.
Ngoài ra pháp luật hiện hành không qui định chính thức là các biện pháp bảo đảm
nghĩa vụ nhưng về bản chất giống như biện pháp bảo đảm chẳng hạn như đặc
quyền, quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng
hải hiện hành và biện pháp bảo đảm bằng quyền hữu tài sản.
1.1.3.1
Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng đặc quyền
a/ Đặc quyền và quyền cầm giữ tài sản trong Bộ luật dân sự 2005
Theo qui định của Bộ luật dân sự 2005 Điều 338 và Điều 355 thì tiền bán tài
sản cầm cố, thế chấp được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố,
thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có
liên quan để xử lý tài sản cầm cố hoặc thế chấp. Vậy, theo qui định của pháp luật,
đặc quyền được qui định trong Bộ luật dân sự hiện hành được hiểu là các chủ nợ có
được quyền đặc biệt trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được ưu tiên
thanh toán trước các chủ nợ có bảo đảm mà cụ thể ở đây là người nhận cầm cố,
nhận thế chấp và các chủ nợ có bảo đảm khác. Chủ nợ chi phí bảo quản tài sản cầm
cố, thế chấp và chủ nợ chi phí bán tài sản tài sản cầm cố, thế chấp là các chủ nợ có
đặc quyền trong Bộ luật dân sự 2005. Và cũng theo qui định của pháp luật Điều 416
Bộ luật dân sự 2005 về cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ, theo qui định bên
cầm giữ không có quyền xử lý tài sản cầm giữ được thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ
tài sản và được dùng hoa lợi này để bù trừ nghĩa vụ. Và quyền cầm giữ chỉ chấm
dứt khi theo thỏa thuận hoặc bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ cầm giữ hoặc bên có tài

sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ của mình. Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm
cho việc thực hiện nghĩa vụ là tài sản cầm giữ, người cầm giữ được ưu tiên hom so
với quyền của bên nhận thế chấp trong trường hợp tài sản cầm giữ này có tham gia
giao dịch có thế chấp tài sản2.
Các chủ nợ nêu trên họ có được quyền ưu tiên do pháp luật qui định chứ
không phải do thỏa thuận của các bên. Do đó, quyền này được xác lập khi chủ nợ
tiến hành bảo quản hay bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc khi họ thực hiện quyền
cầm giữ tài sản. Quyền ưu tiên của chủ nợ trong trường hợp này chỉ phát sinh trên
số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm. Theo đó ta có thể hiểu rằng các chủ nợ
này chỉ phát sinh quyền ưu tiên sau khi bán tài sản bảo đảm và không có quyền theo
đuổi đối với tài sản cầm cố, thế chấp.
b/ Đặc quyền trong Bộ luật hàng hải 2005
Đặc quyền theo qui định của Bộ luật hàng hải 2005 hay còn gọi là quyền cầm

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phưcmg

-16-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải. Người có quyền khiếu nại
hàng hải được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu,
người khai thác tàu mà tàu biển đã có phát sinh khiếu nại hàng hải. Khiếu nại hàng
hải là việc một bên có quyền yêu cầu một bên có nghĩa vụ mà nghĩa vụ này làm
phát sinh nghĩa vụ hàng hải liên quan đến hoạt động hàng hải. Các khiếu nại hàng

hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được qui định tại Điều 37 Bộ luật hàng
hải 2005 cụ thể như sau:
- Khiếu nại hàng hải về lưomg, chi phí hồi hưomg, chi phí đóng góp bảo hiểm
xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền
viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
- Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thưomg tích và tổn hại khác
về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng hải.
- Khiếu nại hàng hải về chi phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu,
phí cầu cảng và về các loại phí, lệ phí cảng biển khác.
- Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển
- Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan
trực tiếp hoạt động hàng hải.
Như vậy quyền cầm giữ hàng hải chỉ phát sinh khi liên quan đến hoạt động
hàng hải và thuộc một trong các khiếu nại hàng hải do luật định. Để thực hiện
quyền cầm giữ hàng hải thì bên có quyền cầm giữ hàng hải phải yêu cầu Tòa án
thực hiện quyền cầm giữ này và tài sản bảo đảm trong trường hợp này sẽ là tài sản
cầm giữ do bên có quyền cầm giữ.
1.1.3.2
Hình thức bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bằng cầm cố, thế
chấp
tài sản
Theo qui định Bộ luật dân sự 1995 (hết hiệu lực thi hành) biện pháp cầm cố và
thế chấp được phân biệt theo tiêu chí tài sản bảo đảm là bất động sản hay động sản
và tài sản đỏ do người cỏ nghĩa vụ giữ hay là người có quyền giữ. Nếu tài sản để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bất động sản thì được gọi là thế chấp và nếu tài sản
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là động sản gọi là cầm cố tài sản. Ở biện pháp
cầm cố tài sản do bên nhận cầm cố giữ, trừ trường hợp tài sản mà pháp luật qui định
phải đăng kí quyền sở hữu thì các bên có thỏa thuận bên cầm cố hoặc người thứ ba
giữ tài sản. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Theo qui định như vậy thì không
phân biệt rõ giữa hai biện pháp cầm cố và thế chấp. Để khắc phục nhược điểm nêu

trên Bộ luật dân sự 2005 phân biệt rõ giữa hai biện pháp này là giao hay không giao
tài sản. Nếu chuyển giao tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là biện pháp cầm cố và
nếu không chuyển giao tài sản bảo đảm là thế chấp. Như vậy, nếu cần phân biệt
giữa hai biện pháp này phải xác định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-17-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

chuyển giao hay không chuyển giao tài sản. Chuyển giao ở đây được hiểu là tài sản
bảo đảm phải thực sự do bên nhận cầm cố cầm giữ thực tế chứ không chỉ chiếm
hữu giấy tờ.
a/ Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản theo qui định tại Điều 326 Bộ luật dân sự 2005 là một trong
những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thông dụng, phổ biến theo đó
bên cỏ nghĩa vụ (gọi là bên cầm cố) giao tài sản cho bên có quyền (gọi là bên nhận
cầm cố) để đảm bảo rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền. Theo qui định
Bộ luật dân sự 2005 Điều 282 thì đối tượng của nghĩa vụ dân sự được qui định như
sau: “1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện
hoặc không được thực hiện; 2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định
cụ thể; 3. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện
được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của
nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Tuy nhiên,

nguyên tắc tài sản phải thuộc sở hữu của bên cầm cố không thể áp dụng trong
trường hợp người cầm cố là các pháp nhân thuộc cơ quan nhà nước. Tài sản mà các
pháp nhân này quản lí thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Để các pháp nhân này
hoạt động một cách bình thường thì Nhà nước đã ủy quyền tư cách chủ sở hữu đối
với tài sản mà pháp nhân này quản lí. Như vậy, đối tượng của cầm cố tài sản phải là
một tài sản mà tài sản đó chuyển dịch được. Có thể bất động sản hoặc là động sản
hay tài sản này được hình thành trong tương lai. Ngoài ra đối tượng của cầm cố tài
sản có thể là một quyền tài sản nhưng phải định giá được bằng tiền, không bị tranh
chấp và được phép giao dịch theo qui định của pháp luật.
b/ Thế chấp tài sản
Như đã phân tích ở trên sự khác biệt cơ bản giữa hai biện pháp cầm cố và thế
chấp là bên bảo đảm có chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm hay không. Theo
Khoản 1 Điều 342 Bộ luật dân sự 2005 thì thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là
bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó
cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của
mình hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Đối với tài sản hình thảnh trong tương
lai thì tài sản đỏ thuộc sở hữu của bên thế chấp sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập
hoặc giao dịch dân sự được giao kết. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm cả
tài sản đã hĩnh thành tại thòi điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau khi giao
kết mới thuộc sở hữu của bên thế chấp. Tài sản do bên thế chấp giữ, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận chuyển giao tài sản đó cho người thứ ba.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-18-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp


Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

Trong trường hợp bên thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật phụ
thì vật phụ của bất động sản, động sản đó thuộc vào tài sản thế chấp, các bên không
thể thỏa thuận khác. Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản hoặc động sản có vật
phụ, nếu bên thế chấp không muốn vật phụ thuộc tài sản thế chấp thì phải thỏa
thuận rõ với bên nhận thế chấp về việc xác định vật phụ của bất động sản hay động
sản không thuộc vào tài sản thế chấp, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đó đưomg
nhiên thuộc tài sản thế chấp.
1.1.3.3
Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng ký cược, ký quỹ
a/ Ký cược
Theo qui định Bộ luật dân sự 2005 tại Điều 359 Khoản 1 ký cược là việc bên
thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá
quí hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để
bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Do đó tài sản thuê không thể là một bất động sản
hay là quyền tài sản. Có thể là một số tiền hoặc kim khí đá quí hoặc có thể là vật có
giá trị nhung phải định giá được bằng tiền. Tài sản ký cược trong trường hợp này
dùng để bảo đảm cho việc trả lại tài sản thuê trong một thời hạn nhất định mà hai
bên đã thỏa thuận. Do đó, bên ký cược và bên nhận ký cược nhất thiết phải thỏa
thuận thời hạn mà bên ký cược sẽ trả lại tài sản. Vậy thời hạn ký cược là thời hạn
cho thuê tài sản.
b/ Ký quỹ
Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo
Bộ luật dân sự 2005 Điều 360 Khoản 1 qui định ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi
một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ có giá được xác định
bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, tài sản dùng để ký quỹ cũng tương tự như ký cược là tài sản kim khí quý,
đá quý phải được định giá bằng tiền nhưng đặc biệt đối với ký quỹ tài sản dùng để

thực hiện nghĩa vụ không do bên có quyền giữ mà do một bên thứ ba là ngân hàng,
ở đó tài sản được phong tỏa để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ. Trong trường
hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của
mình thì tài sản ký quỹ sẽ được ngân hàng mang ra xử lý thực hiện nghĩa vụ dân sự
sau khi đã trừ những chi phí dịch vụ ngân hàng chứ không phải tài sản ký quỹ
đương nhiên thuộc quyền sở hữu của bên có quyền.
1.1.3.4
Hình thức bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu
tài
sản
Bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu tài sản là một biện
pháp bảo đảm bằng quyền sở hữu tài sản mà theo đó bên có quyền trong quan hệ
nghĩa vụ sẽ nắm giữa quyền sở hữu của tài sản là đối tượng của biện pháp bảo đảm
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-19-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với mình. Nhóm
biện pháp này không được qui định chính thức là một biện pháp bảo đảm trong luật
hiện hành nhưng cỏ tính chất, đặc điểm của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự. Có hai hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sở hữu tài sản



mua

trả

chậm,

trả

dần



bán

với

điều

kiện

được

chuộc

lại.

a/ Mua trả chậm, trả dàn
Cả hai hình thức mua trả chậm, trả dần cơ bản là giống nhau và được qui định
tại Điều 461 Bộ luật dân sự 2005. Chỉ có điểm khác biệt là phương thức thanh toán.
Đối với mua trả chậm thì thanh toán là một lần, nhưng không phải thanh toán ngay

mà bên mua sẽ trả toàn bộ tiền cho bên bán một thời gian nhất định sau khi giao kết
hợp đồng mua bán và nhận tài sản. Còn đối với phương thức trả dàn thì người mua
trả tiền dàn dàn và nhiều lần khác nhau nhưng bên bán vẫn chuyển giao tài sản bán
cho bên mua cho dù bên mua chưa hoàn thành xong nghĩa vụ của mình là trả tiền
đầy đủ mà người mua vẫn có được quyền chiếm hữu, quyền sử dụng của mình
nhưng quyền định đoạt tài sản đã mua thì bị hạn chế.
Như vậy, người mua chưa có được quyền sở hữu đối với tài sản đã mua cho
đến khi nào hoàn thành xong nghĩa vụ là trả tiền đầy đủ thì bên bán sẽ chuyển
quyền sở hữu tài sản bán cho bên mua. Trong khoảng thời gian mà tài sản bán đã
chuyển giao cho bên mua mà bên mua chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình thì mọi
rủi ro đối với tài sản bán sẽ do bên mua chịu. Trong trường hợp bên mua không trả
đủ tiền cho bên bán khi nghĩa vụ thanh toán đến hạn thì người bán có quyền kiện để
đòi tài sản với tư cách là chủ sở hữu của tài sản bán. Tất nhiên, số tiền mà bên bán
nhận từ người mua sẽ thanh toán lại cho bên mua.
b/ Bán với điều kiện được chuộc lại tài sản trong một thời hạn
Luật thực định xây dựng chế định bán với điều kiện được chuộc lại tại Điều
462 Bộ luật dân sự 2005 qui định “1. Bên bán có thể thoả thuận với bên mua về
quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại
Thòi hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận nhưng không quá một năm
đối với động sản và năm năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm giao tài sản.
Trong thời hạn này bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước
cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm
và địa điểm chuộc lại, nếu không có thoả thuận khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, phải chịu rủi ro đối với tài sản”.
Như vậy, đối với qui định bán với điều kiện được chuộc lại thì thời hạn chuộc
lại chưa hết là điều kiện chuộc lại duy nhất. Khi đó, bên bán sẽ chuộc lại tài sản bán
hay nói cách khác là bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo toàn tài sản bảo
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


-20-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

đảm (tài sản bán) không thuộc sở hữu của bên mua nhằm thực hiện nghĩa vụ. Do đó,
biệc pháp này được xem như sự biến dạng của hợp đồng vay tài sản có bảo đảm
bằng một tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Nếu bên bán không chuộc lại tài sản bán thì
bên mua sẽ đương nhiên là chủ sở hữu đối với vật mua. Neu người bán chuộc lại tài
sản thì phải theo giá thị trường nếu không có thỏa thuận khác tại thời điểm chuộc
lại. Họp đồng này thực chất bên bán không muốn bán tài sản của mình và bên mua
cũng không muốn sử dụng lâu dài đối với tài sản mà chỉ muốn kiếm lợi nhuận từ
việc mua tài sản đó. Ngoài ra, luật thực định còn qui định thời hạn chuộc lại nếu hai
bên không có thỏa thuận là một năm đối với động sản và năm năm đối với bất động
sản. Qui định thời hạn chuộc lại nhằm bảo vệ bên mua giúp họ nhanh chóng có
được tài sản khi hết thời hạn chuộc lại nếu không có thỏa thuận thời hạn chuộc lại.
Trong thời hạn đã thỏa thuận bên bán có thể chuộc lại tài sản bán bất cứ lúc nào
nhưng phải báo trước cho bên mua trong khoảng thời gian hợp lý nhằm tránh gây
xáo trộn cho bên mua khi đang sử dụng tài sản một cách ổn định thường xuyên.
1.2 Xử lý tài sản bảo đảm để thưc hiên nghĩa vu trong giao dỉch dân sư
Một khi nghĩa vụ đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì vấn đề xử lý tài sản bảo đảm sẽ được đặt ra.
Tuy nhiên, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện không những với mục
đích là thu hồi nợ, mà còn phải bảo vệ quyền lọi ích hợp pháp của các bên. Do đó,
khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo những nguyên tắc nhất định
mà pháp luật đã qui định. Ngoài ra còn phải tuân theo những qui định chung về

phương thức xử lý, thời hạn xử lý và các trường họp được xử lý tài sản bảo đảm để
thực hiện nghĩa vụ.
1.2.1

Nguyên tắc chung khi xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ

Trên thực tế, khi nợ đến hạn mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đứng nghĩa vụ thì các chủ nợ muốn xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng
để thu hồi nợ và khi đỏ người mắc nợ cũng muốn làm sao cho tài sản của mình
không bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo được lợi ích các
bên khi thiết lập một quan hệ nghĩa vụ dân sự. Nhằm tránh những sự việc như thế
xảy ra thì khi xử lý tài sản bảo đảm không những phải được thực hiện theo những
nguyên tắc chung của ngành luật dân sự mà còn phải tuân theo những nguyên tắc
đặc thù khác khi xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể được qui
định tại Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm như sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực
hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các
bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-21-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


3

4


5

Điều 58 Nghị
định
163/2006/NĐCPngày
29
tháng
12
năm 2006 về
Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân
Luận văn tôt nghiệp
giao dịch bảo
đảm
Khoản 3 Điều 58sự
Nghị
đinh
163/2006/NĐ- 3
CP ngày 29 tháng 12
năm 2006luật
về . Theo nguyên tắc này, thì việc xử lý khối tài sản bảo đảm trước hết phải thực giao dịch bảo đảm
Viện Ngôn Ngữhiện theo sự thỏa thuận của các bên nếu sự thỏa thuận này họp pháp. Khi đó, các Học, Từ Điển Tiếng
Việt, Nxb. Đà
Nằng, Tmng Tâm Từ
Điển Học, Hàbên có thể thỏa thuận về phưomg thức xử lý tài sản, thời điểm xử lý tài sản, thỏa Nội-Đà Nlng, 1998,
tr.471

thuận về thanh toán cho nghĩa vụ và phương thức thực hiện nghĩa vụ. Nói tóm lại,
các bên có thể thỏa thuận tất cả những gì có liên quan đến việc xử lý tài sản bảo
đảm để thực hiện việc thu hồi nợ. Nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý tài
sản để thực hiện nghĩa vụ thì theo yêu cầu của các bên, tài sản này sẽ được xử lý

theo qui định của pháp luật. Xử lý theo qui định của pháp luật là việc xử lý sẽ được
tiến hành không do ý chí của các bên, mà được thực hiện theo những trình tự, thủ
tục, về thòi hạn xử lý, phương thức xử lý chủ yếu là bán đấu giá,...do pháp luật qui
định. Vấn đề xử lý khối tài sản bảo đảm theo qui định của pháp luật người viết sẽ
trình bày ở chương 2 mục 2.1.1.
Cũng theo qui định Khoản 2 Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm thì “ Trong trường hợp tài sản được dùng
để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo
thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả
thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của

pháp luật”. Nguyên tắc này được qui định tách rời với nguyên tắc thứ nhất tuy nhiên
xét về mặt nội dung thì nguyên tắc này giống với nguyên tắc thứ nhất. Cả hai
nguyên tắc đều tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu có thỏa thuận thì việc xử lý
tài sản sẽ được tiến hành theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì sẽ bán đấu giá
theo qui định của pháp luật. Thật ra bán đấu giá là một trong những phương thức xử
lý theo qui định của pháp luật.
- Nguyên tắc thứ hai, Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách
khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy
định của pháp luật về giao dịch bảo đảm 4. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm phải
được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi
ích hợp pháp các bên. Theo Từ điển Tiếng Việt thì khách quan trong việc xử lý tài
sản bảo đảm khi bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm thì phải
đảm bảo thực hiện một cách trung thực, không bị tác động bởi các yếu tố bên
ngoài5; thực hiện việc xử lý tài sản một cách công khai là phải cho mọi người biết
về việc xử lý tài sản bảo đảm của mình, cụ thể là thông báo cho bên bảo đảm và bên
cùng nhận bảo đảm thông báo về thời gian cũng như địa điểm xử lý tài sản bảo

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


-22-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tôt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân

sự
đảm6. Và cũng theo nguyên tắc này bên nhận bảo đảm phải thực hiện việc xử lý tài
sản bảo đảm phải minh bạch rõ ràng, rành mạch7. Như vậy, việc xử lý tài sản bảo
đảm phải được thực hiện trong điều kiện không bị tác động của các yếu tố bên
ngoài, mọi người đều biết, đặc biệt là người bảo đảm phải biết về việc tài sản của họ
được xử lý như thế nào xử lý phải rõ ràng, rành mạch. Đó là những điều kiện mà
người tiến hành xử lý tài sản phải bảo đảm thực hiện có như vậy thì việc xử lý tài
sản bảo đảm mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích họp pháp của các bên, phù
hợp với những qui định của pháp luật.
- Nguyên tắc thứ ba, người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người
xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền,
trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác. Theo
nguyên tắc này bên nhận bảo đảm là người xử lý tài sản bảo đảm hoặc là người thứ
ba với tư cách là người được ủy quyền từ bên nhận bảo đảm, thiết nghĩ việc xử lý
tài sản có được thật sự khách quan như nguyên tắc trên đã qui định không và có
đảm bảo được rằng như pháp luật đã qui định là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên. Giả sử bên nhận bảo đảm muốn thu hồi nợ một cách nhanh chóng thì
phải bán được tài sản bảo đảm một cách không bảo đảm quyền lợi của bên bảo đảm.
Neu người thứ ba đứng ra xử lý khối tài sản đó thì nguyên tắc khách quan sẽ được
đảm bảo hom nhưng bên thứ ba đứng ra xử lý khối tài sản bảo đảm này lại là bên

nhận ủy quyền từ bên nhận bảo đảm, mối quan hệ ủy quyền này là bên nhận ủy
quyền phải thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm thay cho bên ủy quyền 8, việc qui
định người thứ ba trong trường họp này cũng không bảo đảm được tính khách quan
khi xử lý tài sản bảo đảm. Vì thế để đảm bảo lợi ích các bên, bên bảo đảm nhất thiết
nên thỏa thuận việc xử lý tài sản bảo đảm sao cho bảo vệ quyền lợi ích của các bên.
- Nguyên tắc thứ tư, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là
hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo
đảm chỉ vói mục đích là thu hồi nợ nhằm thực hiện nghĩa vụ chứ không phải xử lý
tài sản bảo đảm nhằm mục đích lợi nhuận từ việc xử lý tài sản đó. Nguyên tắc này
bảo vệ quyền lợi của người bảo đảm nhưng thực tế hoạt động của các cửa hiệu cầm
đồ mục đích mà họ hướng đến là lợi nhuận vì họ cho vay tiền khi đó có tài sản để
đảm bảo cho việc trả nợ và họ còn nhận được một khoản tiền lãi tính theo phần trăm
trên tổng số tiền vay. Mặt khác, nếu người bảo đảm không trả được nợ cộng với
khoản tiền lãi thì bên nhận bảo đảm sẽ thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm đó để
6

Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nằng, Trung Tâm Từ Điển Học, Hà Nội-Đà
Nằng,
1998,
tr. 2Ò1

7

Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nang, Trung Tâm Từ Điển Học, Hà Nội-Đà
Nằng, 1998,

-23-

tr.óil


SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


9

Bộ luật dân sự 2005 Điều 375

Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

thực hiện nghĩa vụ nhưng điều đáng nói ở đây là bên nhận bảo đảm sẽ kinh doanh
trên tài sản đó để thu hồi nợ, cụ thể là họ sẽ bán tài sản bảo đảm đó ra ngoài thị
trường theo giá thị trường và số tiền dư sẽ thuộc bên nhận bảo đảm mà đáng lẻ ra họ
phải trả lại cho bên bảo đảm. Như vậy, trong trường hợp này bên nhận bảo đảm sử
dụng việc xử lý tài sản không phải để thu hồi nợ mà muốn kiếm lợi nhuận từ việc
xử lý tài sản đó.
1.2.2

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Có nhiều trường hợp nợ đã đến hạn nhưng chủ thể nhận bảo đảm vẫn không
xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ, có thể là do nghĩa vụ đã được thực hiện
thì người nhận bảo đảm phải trả lại tài sản bảo đảm hoặc nghĩa vụ đã được người
khác thực hiện thay cho người có nghĩa vụ hoặc là nghĩa vụ đã được thay thế bằng
nghĩa vụ khác v.v... thì khi đó cũng không làm phát sinh quyền xử lý tài sản bảo
đảm. Để có thể phát sinh quyền xử lý tài sản bảo đảm thì phải thuộc một bong các
trường họp sau đây:
- Luật qui định rằng khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền có thể tiến hành

việc xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, có thể nói bên nhận bảo đảm muốn xử lý tài
sản bảo đảm thu hồi nợ thì phải thỏa mãn những điều kiện nhất định để có thể tiến
hành việc xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ phải thực
sự đã đến hạn mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ của mình.
Thông qua đó người viết đưa ra hai tình huống mà khi đó bên nhận bảo đảm
có thể xử lý tài sản bảo đảm mà mình đang có quyền. Thứ nhất, nghĩa vụ đã đến hạn
mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ. Thứ hai, nghĩa vụ đã đến hạn mà bên
có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Theo câu chữ của luật thì có
hai trường hợp nêu trên thì bên nhận bảo đảm có thể xử lý tài sản bảo đảm để thu
hồi nợ. Tuy nhiên, luật cũng nói rằng nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ
đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên
có quyền miễn thực hiện nghĩa vụ9. Như vậy, chỉ khi bên có nghĩa vụ không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình mà bên có quyền không miễn
phần nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo đảm có quyền tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để
thu hồi nợ. Với đặc điểm của các biện pháp bảo đảm bằng tài sản rằng nghĩa vụ sẽ
được bảo đảm thực hiện bằng tài sản của người có nghĩa vụ và hom thế nữa bong
trường hợp này họ có quyền ưu tiên trên tài sản cụ thể của người có nghĩa vụ, do đó
nợ sẽ được đảm bảo thực hiện bằng tài sản và nếu nghĩa vụ chưa hoàn thành hoặc

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phưcmg

-24-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


10

Bộ luật dân sự 2005 Điều 324 Khoản 2


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

phần còn lại nghĩa vụ không được bên có quyền miễn thực hiện, thì bên nhận bảo
đảm trong trường hợp này có quyền xử lý khối tài sản bảo đảm để thu hồi số nợ còn
thiếu đỏ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi
phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, bong
trường họp này chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng bên có nghĩa vụ vi
phạm nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận hoặc vi phạm nghĩa vụ theo qui định của
pháp luật do đó phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn.
- Pháp luật qui định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ khác đến hạn. Theo đó, pháp luật qui định tài sản phải được mang ra
xử lý để thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn và cũng giống trường họp trên nghĩa
vụ được bảo đảm chưa nhưng có nghĩa vụ khác đến hạn nên tài sản bảo đảm được
mang ra xử lý để thực hiện nghĩa vụ đó. Theo nguyên tắc người nhận tài sản bảo
đảm có một quyền đặc biệt trên tài sản đó là quyền ưu tiên và quyền đeo đuổi nên
dù tài sản có được mang ra để xử lý nhằm thực hiện nghĩa vụ khác thì người nhận
bảo đảm cũng sẽ được ưu tiên thanh toán từ tài sản bảo đảm. Do đó, theo qui định
của pháp luật hiện hành trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ
đến hạn thì các nghĩa vụ khác cũng phải đến hạn nếu tài sản đó dùng để bảo đảm
cho nhiều nghĩa vụ dân sự10. Qui định này của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm dù nợ chưa đến hạn thì nghĩa vụ của người
nhận bảo đảm vẫn được đảm bảo được thực hiện. Do đó, qui định này sẽ ngăn ngừa
người bảo đảm nói rằng nghĩa vụ chưa đến hạn thực hiện và bản thân người bảo
đảm cũng chưa có dấu hiệu là không thực hiện nghĩa vụ và càng không có dấu hiệu
rằng mình không thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ. Nếu không có qui định này
sẽ không bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên nhận bảo đảm.

- Tài sản bảo đảm còn mang ra xử lý khi các bên tham gia giao dịch bị phá
sản. Thiết nghĩ, một bong các bên tham gia giao dịch bảo đảm có tài sản mà bị phá
sản thì việc xử lý tài sản bảo đảm chưa được đặt ra, khi mà còn có các thủ tục khác
để phục hồi kinh doanh cho doanh nghiệp bị phá sản. Khi đó, một khi có quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản thì tài sản bảo đảm mới có thể mang ra xử lý để thực
hiện nghĩa vụ cho doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục phá sản.
- Tài sản bảo đảm bị xử lý khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui
định khác. Theo sự thỏa thuận của các bên tài sản bảo đảm cũng có thể bị xử lý;
chẳng hạn như cầm cố chứng khoán tại các ngân hàng thì theo Quy chế của mỗi

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-25-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


Luận văn tốt nghiệp

Đe tài: Xử lý tài sản bảo đảm trong giao dịch dân sự

ngân hàng nếu giá chứng khoán đó giảm đến một giá trị nhất định nào đó thì Ngân
hàng sẽ có quyền mang chứng khoán đi bán ra thị trường để thu hồi nợ. Như vậy,
ngoài việc xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ đến hạn hoặc các bên tham
gia giao dịch bị phá sản,... Xử lý tài sản bảo đảm cũng có thể do các bên thỏa
thuận.
Nhìn chung pháp luật hiện hành kế thừa và khắc phục những thiếu xót của Bộ
luật dân sự 1995. Chẳng hạn theo Nghị định 165/1999/NĐ-CP (hết hiệu lực thi
hành) của Chính Phủ về giao dịch bảo đảm qui định các trường hợp xử lý tài sản
cũng giống như đã phân tích ở trên nhưng không chi tiết và cụ thể. Đom cử là, khi

bên bảo đảm bị phá sản có thể tài sản bảo đảm bị xử lý nhưng không qui định cụ thể
là pháp luật điều chỉnh vàn đề này là như thế nào. Việc xử lý tài sản phải được thực
hiện theo qui định của pháp luật về phá sản hay theo Nghị định 165/1999/NĐ-CP về
giao dịch bảo đảm. vấn đề này pháp luật hiện hành qui định khã rõ và sẽ được
người viết nói rõ hơn ở chương 2 mục 2.2
1.2.3
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các bên có thể thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định về phương thức xử lý tài
sản bảo đảm, mặc dù pháp luật qui định hay do thỏa thuận thì phương thức xử lý tài
sản đều là những cách thức, hình thức để xử lý tài sản bảo đảm nhằm để đảm bảo
việc hả nợ của người có nghĩa vụ. Có nhiều phương thức xử lý tài sản bảo đảm
nhưng người viết phân ra hai nhóm, căn cứ vào tính chất của từng phương thức và
căn cứ vào sự tự nguyện của các bên khi thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm. Dựa
trên những căn cứ trên, việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo qui định của
pháp luật hoặc theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận.
Thời điểm thỏa thuận biện pháp xử lý có thể là thời điểm các bên giao kết giao
dịch bảo đảm, lúc họp đồng đang được thực hiện hoặc là ngay tại thời điểm xử lý tài
sản bảo đảm, tuy nhiên dù thỏa thuận ở thời điểm nào đi nữa thì thỏa thuận này của
các bên không làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ khác. Nội dung
của việc thỏa thuận này phải phù họp với qui định của pháp luật, với đạo đức xã
hội, không làm ảnh hưởng đến các chủ thể khác,.. .Nghĩa là các bên có thể tự do ý
chí nhưng phải phù hợp với pháp luật, với đạo đức xã hội miễn sao thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình không làm phương hại đến chủ thể khác.
1.2.3.1
Xử lý tài sản bảo đảm theo qui định pháp luật
Có nhiều phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo qui định của pháp luật
nhưng từng biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thì pháp luật có qui định biện pháp xử lý
tài sản bảo đảm khác nhau. Đối với biện pháp bảo đảm bằng tài sản thì pháp luật
qui định về xử lý tài sản bảo đảm là điều hết sức quan trọng song nguyên tắc tự do
thỏa thuận của các bên cũng được tôn trọng. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm được


GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

-26-

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Giàu


×