Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giói đối vói bên thứ ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.97 KB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẰN THƠ
KHÒA LUẬT
Bộ MÔN KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
............................ca.........................................

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA: 2007 - 2011 *
Đề tài:
CHẾ ĐỊNH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN sự CỦA CHỦ XE
Cơ GIỚI ĐỐI VỚI BẾN THỨ BÁ

Giảng viên hướng dẫn:
Đoàn Nguyễn Minh Thuận

Cần Thơ, Ngày 18 tháng 11 năm 2010

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phú Hiệp
MSSV: 5075186
Lớp: LK0764A2


Nhận xét của giảng viên


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÈ BẢO HIỂM................................................................4

1.1............................................................................................................................. K
hái quát chung về bảo hiểm..........................................................................................4



1.1.1. Khái niệm bảo hiểm....................................................................................................4
1.1.2. Bản chất bảo hiểm......................................................................................................5
1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đòi sống kỉnh tế - xã hội.....................................6
1.1.4. Lịch sử phát triển của bảo hiểm...............................................................................8
1.2.

Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giói đổi vói bên

thứ ba.........................................................................................................................................12

1.2.1. Giải

thích

thuật

ngữ

liên

quan

12

1.2.2. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm................................................................................17
1.2.3. Đổi tượng bảo hiểm của bảo hiểm hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe




giói

đổi

với

bên

thứ

ba

..................................................................................................................................................
18

1.2.4. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giói đối
vói bên thứ ba............................................................................................................................19
CHƯƠNG 2. CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN
Sự CỦA CHỦ XE Cơ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA......................................................23

2.1.

Hình thức của họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

đổi với bên thứ ba......................................................................................................................23


2.3.5. Trường họp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường bảo hiểm. ...37
2.4.


Thực hiện họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giói đối

vói bên thứ ba............................................................................................................................40

2.4.1. Thông báo tai nạn giao thông..................................................................................40
2.4.2. Công tác giám định thiệt hại....................................................................................42
2.4.3. Hồ sơ bồi thường.......................................................................................................43
2.4.4. Nguyên tắc bồi thường.............................................................................................46
2.5.

Chấm dứt họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối

với bên thứ ba............................................................................................................................52

2.5.1. Họp đồng bảo hiểm chấm dứt theo ý thức của các bên trong họp đồng....52
2.5.1.1. Họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đổi với
bên thứ ba chấm dứt khỉ một bên đơn phương chấm dứt thực hiện họp đồng..................53

2.5.1.2. Chấm dứt họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giói đổi với bên thứ ba do các bên thỏa thuận chấm dứt trước thời hạn............................55

2.5.2. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt theo quy định của pháp luật...............................56
2.5.2.1. chấm dứt họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đổi với bên thứ ba khỉ điều kiện hủy họp đồng do pháp luật quy định xuất hiện. .57

2.5.2.2. Chấm dứt họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giói đổi với bên thứ ba do hết thời hạn bảo hiểm..................................................................58



Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba
LỜI NÓI ĐÀU

Đất nước ta ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
và nhu cầu của con người cũng được mở rộng. Một trong những nhu cầu không thể thiếu
trong xã hội, đó là nhu cầu đi lại, vận chuyển. Đe đáp ứng lại những nhu cầu này nên
hàng loạt các phương tiện giao thông được ra đời và trong đó phương tiện giao thông
đường bộ được phổ biền nhiều nhất trên đất nước ta. Đây là những phương tiện được sử
dụng với động cơ có phân khối lớn, vận tốc cao và cũng do đây là những phương tiện có
phân khối lớn và vận tốc cao, nên con người không thể kiểm soát một cách tuyệt đối
được. Vì vậy, mà khả năng gây sát thương và thiệt hại về người và tài sản rất lớn. Đe bảo
vệ lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại, nhà nước đã quy định Bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Nhằm mục đích giảm bớt phần nào
trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba bị thiệt hại trong tai nạn giao thông.
Văn bản đầu tiên được ban hành quy định về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ban hành ngày 17
tháng 12 năm 1997 quy định về chể độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới. Do tình hình tai nạn giao thông ngày càng tăng, thiệt hại xảy ra ngày càng lớn và
quan hệ xã hội cũng có nhiều thay đổi nên nhà nước đã ban hành ra các vãn bản khác thay
thế cho nghị định này. Tuy nhiên, đứng trên lập trường của sinh viên nghiên cứu luật thấy
rằng, quy định của pháp luật về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể trong hcrp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba. Dan đến việc tham gia bảo hiểm của chủ xe cơ giới không đúng nghĩa, hầu hểt
việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
là nhằm đối phó với cảnh sát giao thông, nên mục đích của nhà làm luật không được quan
tâm.
Đe đảm bảo cho quyền lợi của người thứ ba cũng như của chủ xe cơ giới và hạn chế

đi những điểm bất cập của pháp luật, nên người viết đã chọn đề tài “Chế định bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba” nghiên cứu.
Trong đề tài này người viết nghiên cứu chủ yếu về quy định của pháp luật về quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng, nội dung trong hợp đồng bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, trình tự giải quyết việc bồi
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

6

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và những quy định khác của pháp luật về bảo hiểm
bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba nhằm hỗ trợ cho việc
nghiên cứu các quy định trên. Người viết không nghiên cứu quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể đối với cơ quan nhà nước, thời hạn bồi thường và vấn đề tranh chấp.
Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu thông tin cho chủ xe cơ giới biết
được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm này, đồng thời cũng muốn hang bị cho họ những
hiểu biết về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.
Và từ việc nghiên cứu này người viết muốn đưa ra quan điểm của mình về những vấn đề
còn tồn tại của pháp luật nhằm hoàn thiện nó cho phù họp hơn với thực tế.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, người viết đã sử dụng phương pháp phân tích
luật viết, đối chiếu, so sánh các vãn bản pháp luật, giữa vãn bản pháp luật với thực tiễn,
và từ đây người viết bình luận vấn đề để đưa ra quan điểm của mình.
Bố cục của luận văn gồm: Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba
chương.

Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm. Phần này, người viết đề cập đến vấn đề khái
niệm bảo hiểm, bản chất của bảo hiểm và từ đó người viết trình bày sự cần thiết khách
quan của bảo hiểm và tại chương này cũng thể hiển lịch sử hình thành và phát triển của
bảo hiểm. Từ những vấn đề chung về bảo hiểm chính là nền tảng cho sự phát triển các
loại bảo hiểm khác nhau và trong đó bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bện thứ ba cũng được hình thành dựa trên các cơ sở này. Trong chương một này,
người viết cũng trình bày khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bện thứ ba, phần này sẽ giúp cho người viết và người đọc tiếp cận với chương
hai.
Chương 2. Chế định họp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba. Trong phần này, người viết đi sâu vào phân tích những quy định của
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bện thứ
ba. Phân tích từ hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp
đồng, nội dung của hợp đồng, trình tự thủ tục việc thực hiện hợp đồng khi có tai nạn giao
thông và cuối cùng là các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với bện thứ ba. Từ việc phân tích này sẽ giúp cho người viết đưa ra

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

7

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

được những điểm tồn tại của pháp luật về bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với bên thứ ba gây ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể

trong hợp đồng và bên thứ ba. Và cũng chính là cơ sở giúp cho người viết đưa ra quan
điểm của mình nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật tại chương ba.
Chương 3. Hoàn thiện quy định pháp luật bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giói đối vói bên thứ ba. Trong chương này có thể nói đây là kết quả nghiên cứu đề
tài này của người viết. Người viết đã dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, việc phân tích
pháp luật của chương 2 và đối chiếu những vấn đề tồn tại của pháp luật với điều kiện thực
tế, mà người viết đã đưa ra quan điểm của mình nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp
luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bện thứ ba.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

8

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

1.3.

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM.

Khái quát chung về bảo hiểm.

1.3.1. Khái niệm bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm đã có từ lâu và cho đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa về bảo
hiểm duới nhiều góc độ khác nhau.
Duới góc độ tài chính: “Bảo hiểm là quá trình lập quỹ dự phòng bằng tiền nhằm phân

phối lại những chi phí, mất mát không mong đợi”.
Dưới góc độ pháp lý: “Bảo hiểm là sự cam kết bồi thuờng hoặc chi trả về mặt kinh tể,
trong đó nguời tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo
hiểm cho đối tuợng đuợc bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã quy định. Nguợc lại,
nguời bảo hiểm có trách nhiệm bồi thuờng hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho đối tuợng bảo
hiểm gặp rủi ro, sự cố bảo hiểm”.
Trên phưong diện thống kê toán: “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện nguời bảo hiểm cam
kết bồi thuờng (theo qui luật thống kê) cho nguời tham gia bảo hiểm trong trường hợp
xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một
khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba”.
Trên phưomg diện kinh tế - xã hội, các chuyên gia Pháp định nghĩa: “Bảo hiểm là một
hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp
của mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một
tổ chức chi trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt
hại theo các phương pháp thống kê”
Có thể nói tất cả các định nghĩa bảo hiểm nói trên đều chưa thật hoàn chỉnh, đầy đủ và
toàn diện; Theo định nghĩa thứ nhất, chưa nêu được nguồn hình thành quỹ bảo hiểm và ai
sẽ được phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi. Hoặc định nghĩa thứ hai
bảo hiểm không phải là sự cam kết được. Còn định nghĩa thứ ba chỉ thuần túy nói đến bồi
thường cũng chưa chính xác, vì bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ là sự chi trả, là
trợ cấp. Và tại định nghĩa thứ tư, mặt dù đã đề cặp đến cả khía cạnh kinh tế - xã hội của
bảo hiểm, song lại chưa nói rõ phạm vi bảo hiểm và còn nhằm lẫn giữa đối tượng tham
gia bảo hiểm, đối tượng được hưởng trợ cấp và đối tượng được bảo hiểm.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

9

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp



Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Neu xét một cách toàn diện: “Bảo hiểm là một hoạt động được tổ chức hợp lý bởi
tập hợp những người có cùng chung rủi ro có thể xảy ra hoặc các sự kiện bảo hiểm, các
khoản đóng góp về tài chính của họ cho phép bồi thường hoặc chi trả theo qui luật thống
kê những thiệt hại mà một số người trong tập hợp hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi
tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra”(1)
Qua nghiên cứu về bảo hiểm, thì người viết hiểu rằng bảo hiểm là một loại dịch vụ,
theo đó những người có cùng chung rủi ro có thể xảy ra trong tương lai đóng một khoản
phí (gọi là phí bảo hiểm) cho doanh nghiệp bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm, để tin chắc
rằng một khi các rủi ro này xảy ra đối với họ, thì họ sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm chi
trả hoặc bồi thường theo nguyên tắc số đông bù số ít. Có nghĩa là qua hình thức bảo hiểm,
người tham gia bảo hiểm mua trước quyền được sử dụng dịch vụ bảo hiểm nếu các điều
kiện về bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và bên mua bảo hiểm sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm chi trả hoặc bồi thường một khoản tiền (gọi là tiền bảo hiểm) mà không
cần phải trả thêm một khoản tiền nào khác. Ngược lại, nếu các điều kiện về bảo hiểm
không xảy ra trong thời hạn bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm không được chi trả gì cả.

1.3.2. Bản chất bảo hiểm.
Do đứng dười nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ tài chính, dưới góc độ pháp lý,
trên phương diện thống kê toán, trên phương diện kinh tế xã hội. Dẩn đến có nhiều khái
niệm chưa hoàn chỉnh. Nên xem một cách toàn diện mà theo định nghĩa về bảo hiểm của
PGS - TS. Nguyễn Viết Vương. Theo đó mà có thể chỉ ra bản chất của bảo hiểm. Bản
chất của bảo hiểm chính là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong nước giữa những
người tham gia bảo hiểm, nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi rủi ro, sự kiện
bảo hiểm xảy ra liên quan đến người tham gia bảo hiểm. Phân phối trong bảo hiểm vừa
mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Tính bồi hoàn được thể hiện ở chỗ,

người nào có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thì mới được phân phối khi sự kiện
bảo hiểm xảy ra. Còn tính không bồi hoàn tức là người đó dù có tham gia đóng góp nhưng
tổn thất không xảy ra thì không được phân phôi lại từ quỹ bảo hiềm(2).

(1) PGS - TS. Nguyễn Viết Vương (2006), Giáo trình Kinh té bảo hiểm, Trường Đại học Công
Đoàn,
NXB
Lao
Động,

Nội.
(trang
11
-12) - TS. Nguyễn Viết Vương (2006), Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, Trường Đại học Công
(2) PGS
Đoàn,NXB Lao Động, Hà Nội. (trang 13)
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Phú Hiệp
10


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Theo người viết thì cũng đồng ý về bản chất của bảo hiểm như trên, có nghĩa là bản
chất của bảo hiểm là việc phân chia lại tổn thất của một hoặc một số người khi có rủi ro
bảo hiểm xảy ra cho tất cả những người cùng tham gia một loại bảo hiểm cùng chịu. Hay
nói cách khác, khi sự hiện bảo hiểm xảy ra có gây tổn thất cho một hoặc một số người
cùng tham gia một loại bảo hiểm, thì lập tức những tổn thất của những người này sẽ được

dàng mỏng ra cho những người cùng tham gia bảo hiểm này cùng chịu. Việc cùng chịu
tổn thất này thông qua một quỹ bảo hiểm chung mà khi họ tham gia bảo hiểm đã nộp cho
doanh nghiệp bảo hiểm.

1.3.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đòi sổng kỉnh tế - xã hội.
Có thể thấy rằng mọi rủi ro, mọi tổn thất đều có thể đến với bất kì ai trong cuộc sống.
Mặc dù con người vẫn luôn tìm cách phòng tránh, nhưng rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra
do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân thứ nhất, rủi ro do thiên nhiên. Đây là một loại rủi ro do thiên nhiên tác
động trực tiếp vào đời sống con người. Các tác đông thiên nhiên này có thể là bão gió làm
cho con tàu bị đắm; hoặc là động đất, núi lửa làm cho các tòa nhà hoặc công trình bị sặp
đổ; hoặc là dịch bệnh làm cho con người và gia súc bị chết. Từ đó làm ảnh hưởng xấu đen
sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người.
Thứ hai, rủi ro do sự phát hiển và biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ. Mặt
dù khoa học kỹ thuật - công nghệ phục vụ có ích cho con người, nhưng mặt trái của nó
vẫn luôn luôn tồn tại. Nguy cơ mất việc của người lao động cao, tai nạn lao động, tai nạn
trong cuộc sống vẫn có thể xảy ra
Thứ ba, rủi ro do môi trường kinh tế - chính trị - xã hội gây ra. Những rủi ro này có
thể gây ra những thiệt hại ở phạm vi rất rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi thành viên
trong xã hội. Kinh tế bị khủng hoàn sẽ làm tăng lao động mất việc làm dẫn đến có nhiều
người bị thất nghiệp; chiến tranh, bạo động sẽ làm cho nhiều nhà bị đổ nát, người dân bị
chết choc.
Bất kể do nguyên nhân gì, khi gặp rủi ro, con người phải đối mặt với những khó khăn
trong cuộc sống. Những khó khăn đó làm mất hoặc giảm thu nhập, mất việc làm, tài sản
bị phá hủy, sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Tất cả những vấn đề này đều thúc đẩy ta

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

11


SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

đến những suy nghĩ, tìm cách để ta có thể khắc phục, phòng tránh, kiểm soát được những
hậu quả của chúng.
Biện pháp thứ nhất là tránh né rủi ro, đây là biện pháp được sử dụng thường xuyên
trong cuộc sống. Mọi người, mọi đon vị sản xuất kinh doanh đều lựa chọn cho mình
những biện pháp thích hợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra, tức là loại trừ cơ hội dẫn đến
tổn thất. Chẳng hạn, để tránh tai nạn giao thông thì hạn chế đi lại, để tránh tai nạn lao
động thì lựa chọn những ngành nghề không nguy hiểm nhằm tránh né với những rủi ro có
thể tránh né được. Nhưng trong cuộc sống sự vật luôn chuyển động. Thì có những rủi ro
bất ngờ không né tránh được.
Ví dụ: A sợ bị tai nạn giao thông sẻ gây phương hại đến mình, nên A đã hạn chế đi
lại trên đường. Nhưng A lại bị một chiếc xe lạc tai lái đụng A ngay trong nhà. Trường
hợp này cho thấy rằng, ta luôn tìm trách tránh né một rủi ro nào đó, nhung mà rủi ro này
có thể đến một cách bất ngờ.
Biện pháp thứ hai là ngăn ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn,
để phòng ngừa hỏa hoạn phải thực tốt công tác phòng cháy chữa cháy; để hạn chế tai nạn
lao động, người lao động phải được đào tạo, được trang bị các phương tiện bảo hộ lao
động phù hợp. Mặt dù ta ngăn ngừa tốt, ta hạn chể được tối đa rủi ro có thể xảy ra. Nhưng
một khi rủi ro xảy ra thì tai hại rất lớn. Lúc này ta đặc ra vấn đề ai là người gánh chịu rủi
ro, khi đó là người lao động hay người sử dụng lao động, thì họ vẫn phải tự bỏ tiền của
mình ra cứu chữa, phục hồi sức khỏe. Khi đó những chi phí này là một khoản đáng kể'
Thứ ba là tự bảo hiểm, nghĩa là tự bỏ ra nguồn tài chính nhất định để bù đắp cho
thiệt hại xảy ra với mình trong cuộc sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn tài chính này có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Đi vay, chủ động tạo

nên những quỹ dự phòng, dự trữ. Lúc này, do ta lập nên những quỹ này, mà làm cho vốn
của ta không lưu động được, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp do số vốn sử dụng trong
kinh doanh không cao.
Biện pháp thứ tư là ta tham gia bảo hiểm, thông qua khái niệm về bảo hiểm ta biết
được bản chất của bảo hiểm, nên khi ta tham gia bảo hiểm thì có nhiều mặt thuận lợi. Thứ
nhất, quỹ bảo hiểm được thành lập một cách chủ động, nghĩa là người mua bảo hiểm phải
đóng một khoản tiền (ta gọi là phí bảo hiểm) cho người quản lý bảo hiểm. Mà phí bảo

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

12

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

hiểm ta phải đóng rất là ít so với rủi ro mà ta phải chịu nếu thực tế rủi ro có thể xảy ra. Vì
lúc này tổn thất của một người hay một số người sẽ được phân tán, dàn mỏng theo quy
luật “số đông bù số ít”. Thứ hai, nếu ta tham gia bảo hiểm thì việc thực hiện các biện pháp
để phòng và hạn chế tổn thất sẽ được nhà bảo hiểm phối hợp thực hiện. Thứ ba, do phí
bảo hiểm không cao, nên việc tham gia bảo hiểm không mất nhiều tiền. Do đó ta có thể
chủ động huy động vốn trong việc kinh doanh và có thể mở rộng quy mô kinh doanh. Từ
những thuận lợi trên, hiện tại chỉ có việc tham gia bảo hiểm ta mới khắc phục và hạn chế
được những rủi ro mà có thể xảy ra trong cuộc sống.
Bảo hiểm ngoài việc đem lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, thì bảo hiểm còn
mang lại những mặt thuận lợi khác. Thứ nhất, do đặc trưng của bảo hiểm cần phải có quỹ
dự trữ, dự phòng, quỹ bồi thường hoặc chi trả. Khi đó các quỹ này nếu chưa được sử dụng

đến thì đây chính là nguồn đầu tư đáng kể, nó sẽ góp phần phát triển và tăng trưởng kinh
tế. Thứ hai, hầu hết các hoạt động bảo hiểm đều thực hiện theo nguyên tắc số đông, vì vậy
mà các tổ chức bảo hiểm này nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn, khi đó họ sẽ trở thành một
nhà đầu tư lớn. Thứ ba, bảo hiểm còn góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà
nước, nhất là bảo hiểm thương mại góp phần tăng tích lũy cho ngân sách; Khi các tổ chức
bảo hiểm hoạt động sẽ thu hút một lực lượng lao động đáng kể. Nên tình trạng thất nghiệp
trong xã hội sẽ được giảm bớt; Thứ tư, về phương diện tâm lý, bảo hiểm còn là chỗ dựa
tinh thần cho những người tham gia bảo hiểm, giúp họ an tâm trong cuộc sống và trong
hoạt động kinh doanh; Cuối cùng là thông qua hoạt động tái bảo hiểm, khi đó nó sẽ thúc
đẩy phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế
hiện nay.
Như vậy, bảo hiểm đã góp phần đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã
hội, giữ vị trí quan họng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Nên việc bảo hiểm ra
đời, tồn tại và phát triển là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động kinh doanh,
sự đòi hỏi này điều xuất phát từ những mong muốn tự chủ, an toàn về tài chính cũng như
nhu cầu của con người.

1.3.4. Lịch sử phát triển của bảo hiểm.
Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải mang lại to lớn, đáng kể. Bên cạnh
việc thu lợi nhuận này, thì mức độ và số lượng rủi ro phải ứng phó do tai nạn trên biển
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

13

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba


mang lại cũng rất lớn. Nên các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn
tìm kiểm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình.
Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm
nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyển
hàng. Đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên khai của
bảo hiểm. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo
hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong quá
trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi.
Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy có thể
hiểu lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm. Song, số vụ tổn thất xảy ra
ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm và
thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời.
Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng
hải đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ bồi
thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại
xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất
mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó
cùng với việc phát hiện ra Ãn Độ dương và tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và
bảo hiểm hàng hải nói riêng đã phát triển rất nhanh.
về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là vãn bản pháp luật đầu
tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458,
những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 và ở Amsterdam năm 1558.
Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng
hoá(3). Đen năm 1681 Pháp lệnh hoạt động hàng hải do nhà vua nước pháp Louis 14 ban
hành (trong đó chương 6 có quy định về bảo hiểm). Năm 1756, Thượng nghị viện nước
Anh đã bổ nhiệm Man-phi-en-tơ làm quan tòa đầu tiên. Vị quan tòa này đã sử dụng
nguyên tắc cơ bản của luật buôn bán và những quan niệm của đạo luật thông thường để

(3) [truy cập ngày 24/7/2010]

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

14

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

giải quyết tranh chấp về bảo hiểm. Đen 1788, khi ông về hưu đã tạo ra những tiền lệ xét
xử rất có giá trị(4).
Ở thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa
thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội. Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ
hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn và Vua Louis xrv
ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.
Đen thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hàng hải
quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu
Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bển hai bờ sông Thame của thành phố Luân Đôn. Các
tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo
hiểm để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau.
Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great
Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên
chở, người bảo hiểm thường đến đó để trao đổi các thông tin về các con tàu viễn dương,
về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về sự an toàn và tình hình tai nạn của các chuyến tàu.
Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng
hợp các tình hình tàu bè và các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng
của ông. Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đển

giao dịch bảo hiểm, hội họp. Sau khi Edward Lloyd’s qua đời người ta thấy rằng cần phải
có một nơi tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải tập trung đến giao
dịch bảo hiểm và năm 1770, “Society of LloydY’ với tư cách là một tổ chức tự nguyện đã
thành lập và thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho các thành viên của họ. Sau đó
tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia và ở đó đến năm 1828 thì
rời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall. Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ
chức tư nhân đến năm 1871 thì họp nhất lại theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng
Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn
nhất thế giới.

(4) GS. TS. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (2000), Một số điều cần biết về pháp lý
trong
kinh
dýoanh
bảo
hiểm,
NXB
Thống
Kê, Hà Nội. (trang 33 - 38)
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận
SVTH: Nguyễn Phú Hiệp
15


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằng vụ cháy
thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn

100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau đó
những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn bằng
cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như : " Fữe oríĩce" (năm
1667), "Friendly Society" (năm 1684), "Hand and Hand" (năm 1696), "Lom Bard House"
(năm 1704) ... Lúc đó Công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh
vực hàng hải. Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa và tái bảo
hiểm.
Nước Pháp do ảnh hưởng của vụ hỏa hoạn ở Luân Đôn, nên năm 1786 công ty bảo
hiểm hỏa hoạn đầu tiên mới được thành lập đó là “Company L'assurance Centree
L'incendie” và “Company Royade” (năm 1788). Sự kiện đáng được lưu truyền thời gian
này và trong lịch sử bảo hiểm là công trình toán học của Pascal về "Hình học của rủi ro "
(Lageometric Du Hasard) năm 1654 đã đưa đến toán học xác suất. Đó là cơ sở thống kê
xác suất phục vụ cho hoạt động bảo hiểm và ngày nay vẫn được coi là kỹ thuật cơ bản của
ngành bảo hiểm.
Tại Việt Nam không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng
đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy
sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam
bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ
sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty FrancoAsietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt
Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau,
hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động
của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Ở Miền Bắc của Việt Nam, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là
Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành
các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn
dương(S) và chưa có một vãn bản luật chuyên ngành điều chỉnh. Mãi đến ngày 18 tháng 12
(5) 239-lch-s-phat-trin.html [truy cập ngày 24/7/2010]
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

16


SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

năm 1993, chính phủ nước Cộng Hòa xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới ban hành nghị
định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm. Đây là vãn bản pháp lý chuyên ngành đẩu tiên đặt
nền móng cho pháp luật về bảo hiểm trong điều kiện kinh tế thị trường. Ke từ năm 1993,
thời điểm Việt Nam bắt đầu mở cửa thị trường bảo hiểm cho đến hết năm 2006, ngành
bảo hiểm Việt Nam đã có một bước tiến rất dài. Từ chỗ chỉ có duy nhất Bảo Việt, đến
nay, trên thị trường Việt Nam đã có hon 30 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động ở tất
cả các lĩnh vực bao gồm bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm và môi
giới bảo hiểm. Đây là một sự phát triển vượt bậc. Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn
thu chủ yếu của ngành là từ phí bảo hiểm. Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của
ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm. Đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP
cũng có tăng trưởng đáng kể. Từ 0,37% năm 1993 tăng lên 2,13% vào cuối năm 2006.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005
đạt trên 12.300 tỉ đồng(6).

1.4.

Khái quát về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giói đổi vói bên thứ

ba.

1.4.1. Giải thích thuật ngữ liên quan.
Trước khi nghiên cứu về chế định bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe giới đối

với bên thứ ba, thì ta cần phải xem xét, tìm hiểu một số thuật ngữ có liên quan đến bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe giới đối với bên thứ ba. Vì những thuật ngữ này sẽ
theo xuyêng suốt trong bài nghiên cứu này và nếu không giải thích có thể làm cho người
đọc hiểu không chính xác về nghĩa đích thực của nó.
“Trách nhiệm dân sự” trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đới
với bên thứ ba. Khi nói đến trách nhiệm dân sự tức là ta đang đề cập đến vấn đề bồi
thường. Đây chính là căn cứ để xác lập nghĩa vụ bồi thường của bên gây thiệt hại và bên
bị thiệt hại, mà sự việc thiệt hại này nằm ngoài ý chí của các bên. Căn cứ để xác lập trách
nhiệm dân sự của các chủ thể trong quan hệ trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự
được xác lập theo hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm được xác lập từ việc không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng. Mà việc không thực
(6) ) [truy cập
ngày 30/01/2010]
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

17

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã được giao kết trong hợp đồng này đã gây
thiệt hại cho người cùng giao kết hợp đồng với mình, khi đó có thiệt hại xảy ra thì phải
bồi thường cho người bị thiệt hại trong quan hệ hợp đồng.
Còn trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có nghĩa là người chịu trách nhiệm bồi
thường này không phải phát sinh theo bất kỳ một hợp đồng nào cả, mà nó phát sinh theo

qui định của pháp luật. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân
sự do pháp luật qui định, nó thể hiện ý chí của nhà nước nhằm bảo vệ người bị thiệt hại và
đảm bảo cho xã hội ổn định, nên vấn đề cưỡng chế thi hành thì chỉ có các cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước mới được thực hiện quyền này. Đe cấu thành trách nhiệm dân
sự ngoài họp đồng thì về nguyên tắc cần hội tụ đủ bốn yếu tố: Có hành vi trái pháp luật,
có thiệt hại thực tế xảy ra, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại, cuối cùng là chủ thể gây thiệt hại phải có lỗi. Nhưng trong một số trường hợp
đặc biệt thì yếu tố lỗi được bỏ qua.
Như vậy, với quy định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi
thường của bên bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
người thứ ba là loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Vì trên thực tế người được
hưởng tiền bảo hiểm chính là người thứ ba bị thiệt hại trong tai nạn giao thông từ bên bảo
hiểm chứ không phải là người tham gia bảo hiểm (chủ xe cơ giới) chi trả. Và có thể n hìn
nhận rằng hợp đồng bảo hiểm chỉ được giao kết giữa chủ xe cơ giới và bên bảo hiểm, vì
thế giữa người thứ ba và bên bảo hiểm không có quan hệ hợp đồng với nhau. Còn việc
bên bảo hiểm chi trả một khoản tiền bảo hiểm cho chủ xe cơ giới, sau khi chủ xe cơ giới
đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho bên thứ ba hoặc bên bảo hiểm sẽ bồi thường
trực tiếp cho bên thứ ba thì đây chính là việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo hiểm đối với
chủ xe cơ giới, khi chủ xe cơ giới tham gia bảo hiểm. Hay nói cách khác đáng lý ra việc
chi trả bồi thường là nghĩa vụ của chủ xe cơ giới thay gì bên bảo hiểm phải chi trả, cũng
vì nhằm hạn chế một phần nào đó của rủi ro, mà chủ xe cơ giới đã tham gia bảo hiểm để
an tâm rằng khi có rủi ro xảy ra sẽ có thêm một bên khác đứng ra chịu thay cho mình một
phần tổn thất. Tóm lại, trách nhiệm dân sự trong bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Các yếu tố làm phát sinh ừách
nhiệm dân sự ngoài hợp đồng trong việc bồi thường bảo hiểm.

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

18


SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Thứ nhất là phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Đây là yếu tố quan họng hàng đầu khi
xem xét đến việc nghĩa vụ bồi thuờng có phát sinh hay không. Thiệt hại này có thể là thiệt
hại về vật chất, thiệt hại về nguời. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại về vật chất có thể là thiệt
hại về tài sản, thu nhập bị giảm sút hoặc bị mất thu nhập, hoặc những chi phí phát sinh
cứu chữa, chăm sóc cho nguời bị tai nạn giao thông. Thiệt hại này phải là thiệt hại thực tế,
thực sự xảy ra và có thể tính toán đuợc. Còn thiệt hại về nguời có thể là chết hoặc bị mất
hoặc bị tổn thuơng vĩnh viễn bộ phận nào đó trên cơ thể nguời.
Thứ hai là phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, về nguyên tắc, thì bất cứ hành
vi nào gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của nguời khác điều bị côi là hành vi
trái pháp luật. Trong phạm vi này, hành vi gây thiệt trái pháp luật đuợc hiểu là hành vi
gây tai nạn giao thông do không chấp hành hoặc chấp hành không đúng theo quy định của
luật giao thông đuờng bộ của chủ xe cơ giới hoặc lái xe.
Thứ ba là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại. Mối
quan hệ này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải đúng là kết quả tất yếu của hành vi trái
pháp luật, và ngược lại, hành vi trái pháp luật thật sự là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại
đã xảy ra. Tuy nhiên không loại trừ trường hợp hành vi trái pháp luật không phải là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với việc xảy ra
thiệt hại thì cũng được côi là có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại.
Ví dụ: Người bị thương trong tai nạn giao thông cần có người chăm sóc, nên đã tốn
một khoản tiền cho việc thuê người chăm sóc. Trường hợp này chủ xe cơ giới không hề
làm thiệt hại khoản tiền này của nạn nhân, nhưng việc gây tai nạn giao thông này đã quyết
định đến việc người bị tai nạn tổn phần tài sản này. Cho nên việc gây tai nạn giao thông
này cũng được xem là nguyên nhân của việc thê người chăm sóc.

Cuối cùng là có yếu tố lỗi, trong trường hợp này lỗi có thể là một trạng thái tâm lý,
mức độ sai phạm của người điều khiển phương tiện giao thông. Người gây thiệt hại phải
nhận thức được hoặc có thể nhận thức được hành vi gây tai nạn của mình là trái pháp luật.
Lỗi được chia là lỗi cố ý và vô ý, nhưng để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo
hiểm của bên bảo hiểm, thì lỗi được xác định ở đây phải là lỗi vô ý của lái xe trong việc
điều khiển phương tiện giao thông. Lỗi chỉ được đề cập khi có thiệt hại về tài sản, có
nghĩa là khi có thiệt hại về tài sản xảy ra đối vời bên thứ ba thì doanh nghiệp bảo hiểm có

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

19

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

xem xét đến lỗi của lái xe trong vụ tai nạn này là cố ý hay vô ý. Ngược lại nếu thiệt về
người, thì thiệt hại này cũng được bồi thường ngay cả khi chủ xe cơ giới không có lỗi (trừ
khi lỗi cố ý của người bị thiệt hại). Có nghĩa là, khi có thiệt hại về người xảy ra, thì doanh
nghiệp bảo hiểm phải bồi thường bảo hiểm cho chủ xe cơ giới hoặc người thứ ba, khi
người thứ ba có yêu cầu bồi thường trong cả hai trường hợp có lỗi hoặc không có lỗi của
lái xe (trừ trường hợp lỗi cố ý).
“Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh
doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
“Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây
ra. Vậy, người bị thiệt hại ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tính mạng và tài sản bị

thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, trừ Lái xe, phụ xe hên chính chiếc xe đó;
người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; chủ sở hữu xe thì không phải là bên
thứ ba. Theo pháp luật về bảo hiểm thì những người này không phải là bên thứ ba, mặt dù
khi tai nạn giao thông xảy ra có thể những người này có khả năng bị thiệt hại, nhưng
quyền lợi của họ đã được bảo vệ bởi một hình thức bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với hành khách trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách, bảo hiểm tai
nạn con người. Và mối quan hệ phát sinh bồi thường giữa chủ xe cơ giới với họ là mối
quan hệ bồi thường trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Còn nếu chính chủ xe bị thiệt hại
trực tiếp do xe cơ giới của mình gây ra thì không có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
ở đây.
Nhưng trường hợp đối với chủ sở hữu xe đã giao cho cá nhân, tổ chức khác chiếm
hữu, sử dụng xe của mình và nếu chính xe này gây tai nạn cho chủ sở hữu xe cơ giới, thì
lúc này chủ sở hữu xe cơ giới chính lại là bên thứ ba. Vì lúc này trách nhiệm bồi thường
thiệt hại không phải là chủ sở hữu xe cơ giới, mà trách nhiệm đã được quy cho người mà
chủ hữu giao xe cho chiếm hữu, sử dụng và điều khiển xe cơ giới. Hai chủ thể trong quan
hệ bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông là khác biệt nhau.
“Xe cơ giới” bao gồm các loại xe ôtô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông
nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc
phòng (kể cả rơ moóc, và sơ mi rơ - moóc được kéo bởi xe ôtô hoặc máy kéo), xe mô tô 2

GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

20

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba


bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơi giới tương tự (kể cả xe cơ giới dành
cho người tàn tật) có tham gia giao thông. Đây là những loại xe có sử dụng đông cơ máy
với phân khối lớn, khả năng gây ra tai nạn giao thông rất lớn và gây ra thiệt hại đáng kể,
trong đó việc chết người là đều rất dễ dàng xảy ra và đã được xếp vào là xe cơ giới nguồn nguy hiểm cao độ. Cho nên, một khi cho xe cơ giới tham gia giao thông thì chủ xe
cơ giới cần phải tuân thủ theo quy định về bảo hiểm này.
“Chủ xe cơ giới” là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao
cho chiếm hữu, sử dụng họp pháp, điều khiển xe cơ giới. Việc xác định chủ của xe cơ giới
ta có thể phân ra làm hai trường hợp.
Thứ nhất, chủ xe cơ giới chính là chủ sở hữu xe cơ giới. Nghĩa là người hoặc tổ
chức có tên trong giấy chứng nhận đãng ký xe. Thứ hai, chủ xe cơ giới có thể là người
hoặc tổ chức được chủ sở hữu của xe cơ giới giao cho chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và
điều khiển xe cơ giới. Việc giao cho chiếm hữu, sử dụng hợp pháp này thường có thể
thông qua hai hình thức. Một là hợp đồng cho thê, hai là hợp đồng cho mượn xe cơ giới.
Có trường hợp mà ta thường gặp trong cuộc sống, đó là mua bán xe cơ giới không thông
qua thủ tục mà pháp luật quy định về hình thức của hợp đồng và dẫn đến việc chuyển
quyền sở hữu xe cơ giới không được thực hiện. Nên bên mua không thể trở thành chủ sở
hữu xe cơ giới được và lúc này có thể nhìn nhận rằng bên mua chỉ là chủ xe cơ giới, vì
trong trường hợp này người mua được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp
pháp và điều khiển phương tiện. Việc chủ sở hữu xe cơ giới giao xe cơ giới cho người
khác chiếm hữu, sử dụng hợp pháp và điều khiển là việc chủ sở hữu xe giao cho họ nắm
giữ, quản lý xe, khai thác lợi ích từ xe và lúc này chính bản thân người được giao xe sẽ
trực tiếp điều khiển xe cơ giới này hoặc tự thuê một lái xe khác để giúp mình điều khiển
phương tiện. Việc giao xe cơ giới trong trường hợp này của chủ sở hữu xe cơ giới phải
hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ ý chí của bản thân.
Việc xác định chủ xe cơ giới rất có ý nghĩa, từ đây có thể biết trách nhiệm bồi
thường phát sinh trong tai nạn giao thông đối với bên thứ ba có phải là thuộc trách nhiệm
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm hay không. Hay nói cách khác nó giúp cho ta xác
định đối tượng bảo hiểm. Vì nếu xe cơ giới được người lái xe sử dụng trái pháp luật thì
người lái xe này không phải là chủ xe cơ giới. Vì thể, nếu người này gây tai nạn giao


GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

21

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

thông có phát sinh trách nhiệm bồi thường thì không làm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm.
“Phí bảo hiểm” là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủa chủ xe cơ giới.

1.4.2. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm.
Khi đề cập đến nguyên tắc, có thể hình dung nguyên tắc giống như là kim chỉ nam
hướng dẫn cho ta khi làm một vấn đề gì đó, thì cần phải tuân theo mới hợp lý và chính
xác. Cho nên, việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba cũng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định của Chính Phủ số 103/2008/NĐ-CP ngày 16
tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Nghị định số
103/2008/NĐ-CP) khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba thì cần phải tuân theo một số nguyên tắc:
Do đây là bảo hiểm bắt buộc, nên trước khi cho xe cơ giới tham gia giao thông, thì
chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba và theo đúng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới do Bô Tài Chính quy định.

Nhằm phòng tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm của chủ xe cơ giới và cũng nhằm
bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ xe cơ giới, cho nên chủ xe cơ giới chỉ được tham gia một
hợp đồng bảo hiểm ứách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba đối với một
xe cơ giới. Vì theo quy định pháp luật bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì
cho dù chủ xe cơ giới có tham gia bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba thì cũng chỉ có một hợp đồng ó hiệu lực và mức trách
nhiệm bảo hiểm cũng chỉ theo một hợp đồng có hiệu lực. Cho nên về nguyên tắc chủ xe
cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân
sự trở lên cho cùng một xe cơ giới. Nhưng nếu chủ xe cơ giới muốn đảm bảo thiệt hại về
tài chính của mình được giảm, người ngồi trên xe được bảo hiểm rủi ro và tăng mức trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với người thứ ba, nhằm tạo một tâm lý thoải mái, yên tâm hơn khi tham gia giao
thông. Thì chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận với bên bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm
tự nguyện.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

22

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

về phía doanh nghiệp bảo hiểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh
cũng nhu tạo điều kiện thuật lợi cho chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba một cách nhanh chống. Thì về nguyên tắc
chủ xe cơ giới có thể tham gia bằng nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, có thể liên hệ trực
tiếp doanh nghiệp bảo hiểm có kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

giới đối với bên thứ ba; Thứ hai, có thể tham gia bảo hiểm thông qua đại lý bảo hiểm, môi
gới bảo hiểm; Thứ ba, có thể thông qua hình thứ chọn nguời bán, nói cách khác là hình
thức đấu thầu; Thứ năm, là tham gia bảo hiểm theo hình thức khác phù hợp với quy định
của pháp luật. Hình thức khác này có thể là chủ xe cơ giới ủy quyền cho một nguời nào
đó có đủ điều kiện về năng lực thay mình tham gia họp đồng bảo hiểm, hoặc có thể tham
gia bảo hiểm trực tuyến qua Internet (qua có thể qua hộp thu điện tử hoặc tham gia bằng
cách vào trang wed chủ của doanh nghiệp bảo hiểm mà đã chọn) hoặc qua tin nhắn điện
thoại di động, nếu những doanh nghiệp bảo hiểm này có triển khai hoạt động kinh doanh
bảo hiểm thông qua hình thức này.

1.4.3. Đổi tượng bảo hiểm của bảo hiểm hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giói đối vói bên thứ ba.
Trong bất kỳ một loại bảo hiểm nào thì cũng có riêng đối tượng bảo hiểm của nó,
cho nên bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba cũng không
ngoại lệ.
Trong cuộc sống, tai nạn giao thông là một sự kiện bất ngờ, có thể đến với bất kỳ
một người nào mà không cần thiết người này có tham gia giao thông hay không. Từ đây,
thiệt hại có thể phát sinh đối với chủ xe cơ giới hoặc thiệt hại luôn cả đối với một bên thứ
ba nào đó. Khi thiệt hại đối với bên thứ ba, thì lúc này phát sinh quan hệ giữa chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba đó là quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Mà bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là một loại bảo hiểm bảo hiểm
bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Cho nên, từ đây
có thể nói rằng đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba là phần trách nhiệm dân sự ngoài họp đồng của chủ xe cơ giới phát
sinh trong vụ tai nạn giao thông đối với bên thứ ba. Trách nhiệm này được xác định bởi
trách nhiệm điều khiển xe của người lái xe và đôi khi là trách nhiệm của chủ xe trước
nguồn nguy hiểm cao độ.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

23


SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Theo người viết đã đề cập tai nạn giao thông là một sự kiện nằm ngoài ý muốn giữa
các bên (trừ trường hợp cố ý mong muốn tai nạn xảy ra nhằm mục đích khác). Và khi đã
có thiệt hại xảy ra cho bên thứ ba và người thứ ba có yêu cầu bồi thường, thì mới phát
sinh trách nhiệm bồi thường. Cho nên, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba thì đối tượng bảo hiểm không thể xác định trước
được, mà chỉ khi nào có tai nạn giao thông xảy ra, gây thiệt hại cho bên thứ ba thì đối
tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
mới được xác định cụ thể.
Tóm lại, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một
loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba trong tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Đây là đối tượng bảo hiểm
mà không thể xác định trước được khi hai bên giao kết hợp đồng, mà ta chỉ có thể biết
rằng đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm mà chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại
cho người thứ ba trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Thiệt hại này chỉ có thể
phát sinh trong tương lai và doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường trong phạm vi, giới
hạn bảo hiểm và thuộc trách nhiệm bồi thường của mình. Vậy điều kiện để trách nhiệm
bồi thường của chủ xe cơ đối với bên thứ ba là đối tượng được bảo hiểm cần phải thỏa ba
điều kiện chủ yếu. Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường này phải là trách nhiệm bồi thường
của chủ xe cơ đối với người thứ ba bị thiệt hại trực tiếp trong vụ tai nạn giao thông. Thứ
hai, thiệt hại của người thứ ba phải do chính xe cơ giới đã mua bảo hiểm gây ra. Thứ ba,
việc gây tai nạn của chủ xe cơ giới không nằm trong những trường hợp loại trừ trách
nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Khi đó về nguyên tắc cơ bản, trách nhiểm

bồi thường của chủ xe cơ giới là đối tượng bảo hiểm.

1.4.4. Sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giói đối với bên
thứ ba.
Có thể nói rằng, tai nạn giao thông đường bộ là một sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý
muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên các
tuyến đường bộ, do vi phạm quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự
cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. Đây là
loại tai nạn giao thông phổ biến và làm thiệt hại về người, về tài sản nhiều nhất nước ta.
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

24

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp

Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Sau đây ta có thể tham khảo một số báo cáo của một số tỉnh thành và nước ta về tai
nạn giao thông ở nước ta trong 6 tháng đầu năm 2010:
Tại Sóc Trăng, Sơ kết công tác đảm bảo an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2010,
ngày 22 tháng 7 năm 2010 hội nghị đã nghe báo cáo tình hình trật tự an toàn giao thông 6
tháng qua. Theo số liệu, toàn tỉnh đã xảy ra 85 vụ tai nạn làm chết 83 người và làm bị
thương 68 người trong đó đường bộ xảy ra 83 vụ làm chết 81 người, đường thủy 2 vụ làm
chết 2 người. So với cùng kỳ năm 2009 số vụ tai nạn tăng 09, tăng 18 người chết và giảm
15 người bị thương. Các địa bàn xảy ra tai nạn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái là Vĩnh
Châu, Mỹ Tú, Long Phú, Cù Lao Dung chiếm hơn 1/3 tổng số vụ tai nạn trên toàn tỉnh(7).
Tại Cà Mau, tăng cường công tác an toàn giao thông những tháng cuối năm 2010,

ngày 20 tháng 7 năm 2010, Ban An toàn giao thông tỉnh vừa tiến hành cuộc họp báo cáo
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2010. Qua 6 tháng toàn tỉnh
có 31 vụ tai nạn giao thông, làm chết 19 người, 38 người bị thương. Trong đó, tai nạn
giao thông đường bộ xảy ra 22 vụ, làm chết 9 người và bị thương 37 người. Tai nạn
đường thủy xảy ra 9 vụ, làm 10 người chết, 1 người bị thương. Theo đánh giá của ban an
toàn giao thông, thời điểm này tai nạn giao thông có chiều hướng tăng, phương tiện gây
tai nạn chủ yếu là mô-tô(8).
Tại An Giang, 6 tháng đầu năm 2010. Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Ban An toàn
giao thông tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 6
tháng đầu năm 2010. Trong 6 tháng qua, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 63 vụ tai nạn
giao thông (trong đó có 4 vụ tai nạn giao thông đường thủy), làm 66 người chết, 38 người
bị thương, so cùng kỳ năm trước, tăng 2 vụ, 8 người bị thương, giảm 1 người chết(9).
Vào ngày 20/7/2010, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ tịch ủy Ban An
Toàn Giao Thông Quốc gia Hồ Nghĩa Dũng và Thượng tướng Lê Thế Tiệm - Thứ trưởng
(7)
ienatgt/default.asp?
param=categorv&catid=17&subcatid=&ArticleID=4028 [truy cập ngày
24/7/2010]
(8) />param=categorv&catid=17&subcatid=&ArticleID=4021 [truy cập ngày
24/7/2010]
(9) />param=categorv&catid=17&subcatid=&ArticleID=4018 [truy cập ngày
24/7/2010]
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

25

SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


Luận Văn Tốt Nghiệp


Chế định bảo hiểm TNDS của chủ xe Ctf giói đối vói bên thứ ba

Bộ Công an, Phó Chủ tịch ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc gia cùng các thành viên
của ủy ban đã có cuộc họp để đánh giá công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6
tháng đầu năm 2010 và bàn các giải pháp cho những tháng cuối năm. Tại đây đã cho biết
trong 6 tháng đầu năm 2010, trên phạm vi toàn quốc đã xảy ra 6.941 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 5.662 người, bị thương 5.215 người; so với cùng kỳ năm 2009 tăng 710
vụ (+11,4%), giảm 165 người chết (-2,8%), tăng 1.240 người bị thương (+31,2%); thiệt
hại tài sản ước tính khoảng 59,5 tỷ đồng. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ xảy ra
6.570 vụ, làm chết 5.470 người, bị thương 5.037 người. So với cùng kỳ năm 2009, tăng
703 vụ (+12%), giảm 127 người chết (-2,26%); tăng 1.209 người bị thương (+31,6%)(10).
Theo báo cáo trên cho thấy rằng tình hình tai nạn giao thông của nước ta ngày càng
tăng, vấn đề thiệt hại về người và tài sản cũng ngày càng lớn rất lớn. Trong đó, chủ xe cơ
giới không những chịu thiệt hại của riêng mình mà còn phải chịu luôn cả trách nhiệm bồi
thường cho người bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông. Theo pháp luật dân sự quy định,
chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Nhưng trên thực tể nhiều
nạn nhân, nhiều gia đình nạn nhân không được bồi thường thiệt hại do chủ xe cơ giới
không đủ khả năng tài chính, hoặc người gây tai nạn chết trong tai nạn.
Nên để đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do xe cơ giới gây ra đều được bồi
thường một cách thỏa đáng. Nên nhà nước đã quy định bắt buộc chủ xe cơ giới phải tham
gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba khi cho xe tham
gia giao thông. Loại bảo hiểm này có vai trò rất lớn, nghĩa là khi gặp rủi ro tức là khi có
sự kiện bảo hiểm nó sẽ làm phân tán rủi ro, cùng chia sẽ gánh nặng bồi thường với chủ xe
cơ giới, đồng thời cũng xoa dịu đi căng thẳng giữa chủ xe với người thứ ba.
Hiện nay mặt dù cấp chính quyền, các đoàn thể có nhiều biện pháp phòng ngừa
nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Nhưng tai nạn giao thông không phải chỉ do một nguyên
nhân gây ra mà nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do hiện nay các tuyển lộ ở
nước ta còn quá nhỏ, mà trên cùng một tuyến lộ có nhiều loại xe cơ giới tham gia. Nên
vấn đề các xe va chạm nhau, có khi xe mô tô bị lực hút của xe ô tô tải gây thiệt hại là điều

(10)

-vn/Desktop.aspx/An-toan-gỉao-thong/An toan giao thong/Bo

truong Chu tích Uy ban an toan
giao thong Quoc gia Ho Nghía Dung chỉ dao-6 thang cuoỉ nam tap trung thuc hỉen Van hoa giao
thong/
[truy
GVHD: Đoàn Nguyễn Minh Thuận

cập
26

ngày
SVTH: Nguyễn Phú Hiệp


×