Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Bình ngô đại cáo áng thiên cổ hung văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.87 KB, 109 trang )

Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ĐỀ CƯƠNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu.
4. Phạm vi nghiên cứu
TỐNG PHƯỢNG THANH

5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VĂN HỌC THẾ KỶ XV

1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO
1.1.1 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIV

1.1.2 Tình hình xã hội Việt Nam thế kỷ XV
1.2 Tình hình văn học Việt Nam thế kỷ XV
1.2.1 Một số đặc điểm của văn học Việt Nam thế kỷ XV
Luận văn tốt nghiệp đại học


1.2.2 Những nội dung chính của xu hướng văn học Việt Nam thế kỷ XV
1.2.2.1 Xu hướng yêu nước, ca tụng tinh thần kháng chiến anh dũng và cổ
võ ý chí xây dựng quốc gia

1.2.2.2 Xu hướng thù phụng, ca ngợi sự thịnh trị của chế độ phong kiến và
tài đức của Lê Thánh Tông

1.2.2.3 Xu hướng bất mãn thời thế


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

2.4 Khảo sát và bình chú một số từ ngữ trong “Bình Ngô Đại Cáo”

CHƯƠNG III: “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO” - ÁNG THIÊN CỐ


HÙNG VĂN

3.1 “Bình Ngô Đại Cáo” bản anh hùng ca chiến thắng
3.1.1 “Bình Ngô Đại Cáo” là bản tuyên ngôn nhân nghĩa
3.1.2 “Bình Ngô Đại Cáo” là bản tổng kết chiến tranh
3.1.3 “Bình Ngô Đại Cáo” là sự khẳng định nền độc lập thiêng liêng của Tổ
quốc

3.2 “Bình Ngô Đại Cáo” - Áng thiên cổ hùng văn
3.2.1 “Bình Ngô Đại Cáo” là sự dung đúc tinh hoa của tư tưởng yêu nước Việt


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn


NGUYỄN TRÃI (1380 - 1442)


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của xã hội theo hướng
hiện đại. Nền văn chương chữ Hán - Nôm ngày càng đi vào quên lãng và ít được
quan tâm, nghiên cứu học tập. Những người biết và hiểu chữ Hán - Nôm bây giờ là
rất ít vì văn chương Hán - Nôm không còn được phổ biến như ngày xưa, nhưng
những giá trị của nó để lại không thể nào phủ nhận được, đây là nguồn tài liệu
phong phú cho tất cả nhũng ai muốn quan tâm và yêu thích. Kho tàng văn học chữ
Hán - Nôm của một nền văn minh Trung đại trải qua hàng nghìn năm là một kho
tàng quý giá của dân tộc Viêt Nam. Nó không chỉ là những trang sử vàng bằng thơ
ghi lại dấu ấn của một thời đại, mà còn là những áng văn chương tái hiện lại một
quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Một thời đại mang hào khí mạnh
mẽ, quyết liệt và tinh thần dân tộc luôn sáng chói trong mỗi con người.
Chính quá trình dựng nước và giữ nước ấy, đã để lại cho thế hệ chúng
ta hôm nay và mai sau những gì tinh túy và tài hoa nhất được đúc kết thành những
áng văn chương bất hủ bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây chính là di sản văn hóa
thành văn to lớn đối với dân tộc ta, đó chính là những minh chứng cho một thời kỳ
hào hùng, một nền văn hiến mấy ngàn năm.
Những di sản trên chính là những tư liệu đặc biệt và quý giá. Đối với
chúng ta, những công dân Viêt Nam phải biết tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị
văn hóa tinh thần to lớn ấy, nhằm khơi dậy và tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần
yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc của một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo nhưng
không lãng quên một thời kỳ hào hùng của lịch sử dân tộc. Hơn nữa là một sinh

viên của ngành Ngữ Văn, việc phải nghiên cứu tìm tòi lại càng rất cần thiết và đáng
quan tâm hơn hết. Nhận thấy được tầm quan trọng và bức thiết của việc nghiên cứu


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
của dân tộc được thể hiện trong một áng văn bất hủ mà thế hệ chúng ta ngày nay
cần hiểu rõ, vun đắp cho vững vàng, kiên định bản lĩnh và phát huy khí phách của
một dân tộc anh hùng trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước thời mở cửa. Góp
một phần sức lực của mình vào việc duy trì và phát triển nền văn chương Hán Nôm. Bình Ngô Đại Cáo - Áng thiên cổ hùng văn là một đề tài lớn nên trong quá
trình nghiên cứu sẽ gây cho chúng tôi không ít những khó khăn, nhưng bằng sự cố
gắng hết mình của bản thân, học hỏi từ thầy cô và sự giúp đỡ của bạn bè cùng với
một tinh thần nghiên cứu khoa học và nghiêm túc chúng tôi hy vọng công trình
ngiên cứu này sẽ là môt tư liệu có ích góp phần gìn giữ nền văn chương dân tộc.

2. Lịch sử vấn đề
Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm tiêu biểu của thiên tài văn học Nguyễn
Trãi. Hơn năm trăm năm qua, “khúc ca hùng tráng bất hủ ” này đã đem lại biết bao
sức mạnh và niềm tin cho nhiều thế hệ. Bình Ngô Đại Cáo là tác phẩm văn học
quan trọng không chỉ với lịch sử dân tộc mà còn có ý nghĩa đối với tiến trình văn
học sử Việt Nam. Trong tác phẩm này, tác giả đã kết hợp một cách uyển chuyển
giữa tính chân xác lịch sử với chất sử thi anh hùng ca qua lối văn biền ngẫu mẫu
mực của một ngòi bút tài hoa uyên thâm Hán học. Chính vì thế, nhận thức được giá
trị lớn lao ấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lớn góp phần xây dựng cơ sở lý
luận khoa học cho ngành Hán - Nôm. Đặc biệt đối với Nguyễn Trãi - một tác gia
lớn và Bình Ngô Đại Cáo - một tác phẩm mang tính chất thiên cổ.
* Trong quyển Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp, NXB Khoa học Hà
Nội, 1980 đã đi vào tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp sáng tác của tác gia Nguyễn
Trãi, trong đó có những bài viết đi vào nhận xét, phân tích và chứng minh tính chất
thiên cổ hùng văn trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Trong quyển sách đã có nhận
xét “Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không những là một áng “thiên

cổ hùng văn” trong lịch sử văn học Việt Nam, nó còn là áng văn chính trị bất hủ
của tư tưởng nhân loại, rất tiêu biểu cho sự phát triển của ý thức dân tộc và cuộc
đấu tranh cho độc lập dân tộc và sự bình đẳng giữa các dân tộc trước cách mạng
xã hội chủ nghĩa”[22; tr.88]
* Quyển Văn học Viêt Nam ( từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII) - NXB


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
một bản tuyên ngôn độc lập. Và giá trị của Bình Ngô Đại Cáo không phải chỉ là ở
chổ phản ánh cuộc kháng chiến. Giá trị chủ yếu của Bình Ngô Đại Cáo là ở chổ
phát biểu được chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta”[29; tr.234]
* Trong quyển Nguyên Trãi về tác gia và tác phẩm - NXB Giáo Dục
với bài viết Bình Ngô Đại Cáo, bản tuyên ngôn của nước Việt Nam độc lập của
Trần Văn Giàu đã đi vào phân tích từng khía cạnh nội dung của bài cáo một cách hệ
thống qua đó cho người đọc thấy được tính chất “thiên cổ hùng văn” của bài cáo
“Là hùng văn bởi vì chỉ cần trong mấy trang ngắn gọn bài cáo trình bày đầy đủ và
có hệ thống cả lịch sử gay go và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trong suốt
mười năm khởi nghĩa Lam Sơn....là hùng văn bởi vì, trong cái tổng thể chiến tranh
cứu nước, Bình Ngô Đại Cáo chứa đựng cô đúc, truyền đạt những tư tưởng quân
sự, chính trị và triết lí vĩ đại của dân tộc ta... ”[13; tr.345]

*

Mai Quốc Liên với bài viết Bình Ngô Đại Cáo, hùng văn muôn thuở

được in trong quyển Thơ văn Nguyễn Trãi tác phẩm và dư luận đã vận dụng
những giá trị nội dung của tác phẩm để tôn vinh Bình Ngô Đại Cáo là “áng hùng
văn muôn thuở”. Bài viết đã nói lên nội dung của Bình Ngô Đại Cáo là tổng kết
ngắn gọn, súc tích lịch sử chiến đấu chống quân Minh xâm lược của dân tộc, là sự
tiếp nối những kiệt tác văn chương và những tầm tư tưởng lớn trong quá khứ như

“Thiên đô chiếu” của Lý Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” (Dụ chư tỳ tướng hịch văn)
của Trần Quốc Tuấn. Bài viết đã nhận xét “... Những đặc sắc của tư tưởng yêu nước
Nguyễn Trãi thể hiện trong Bình Ngô Đại Cáo đã làm cho nó trở thành đỉnh cao củ
tư tưởng Nguyễn Trãi. Và nếu như nói văn hay nhờ có tư tưởng lớn, thì Bình Ngô
Đại Cáo là một áng văn như vậy. Sức mạnh của hùng văn trước hết phải là sức
mạnh của tư tưởng của trí tuệ lớn”[14; tr.306]. Cũng tác giả Mai Quốc Liên trong
Phê bình và tranh luận văn học, NXB Văn học, 1998 với bài viết Bình Ngô Đại
Cáo, từ chữ nghĩa đến tầm tư tưởng lớn đã đưa ra cách hiểu mới về một số từ
quan trọng trong Bình - Ngô - Phạt - Cáo - manh lệ, ngoài ra bài viết còn làm sáng
tỏ hoàn cảnh ra đời của Bình Ngô Đại Cáo.

*

Cùng trong quyển Thơ văn Nguyễn Trãi tác phẩm và dư luận, NXB

Văn học với bài viết “Đại Cáo Bình Ngô” bản tuyên ngôn của một dân tộc anh
hùng văn hiến của Vũ Khiêu đã đi vào phân tích và chứng minh bài Cáo là một
“thiên cổ hùng văn” , bên cạnh đó còn làm rõ tính chất là một tuyên ngôn độc lập


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
thứ hai của nước ta. Tác giả đã nhận xét: “Đaị Cáo Bình Ngô từ bao đời được coi là
một áng thiên cổ hùng văn nói lên khí phách anh hùng và tâm hồn cao đẹp của cả
dân tộc Việt Nam...Đại Cáo Bình Ngô được thể hiện qua ngòi bút thiên tài của
Nguyễn Trãi, trở thành sản phẩm tinh thần đẹp nhất của thời đại ông. Có thể nói
Đại Cáo Bình Ngô là tác phẩm tập thể của toàn thể nhân dân ta dưới sự chỉ đạo
tuyệt vời của lãnh tụ Lê Lợi. Nói như thế không có nghĩa là làm giảm giá trị của
Nguyễn Trãi trong Đại Cáo Bình Ngô mà chính là đặt ông vào vị trí cao nhất trong
lịch sử văn học Việt Nam ”[14; Tr.287]


3. Mục đích, yêu cầu
Chọn đề tài “Bình Ngô Đại Cáo - Áng thiên cổ hùng văn” làm đối tượng
nghiên cứu khoa học , chúng tôi xác định được những điều cần đạt được.

- Trọng tâm của luận văn chính là phải tìm hiểu, phân tích, chứng minh
được tại sao Bình Ngô Đại Cáo lại được gọi là “áng thiên cổ hùng văn”.

- Bên cạnh đó để đảm bảo cho việc cho việc phân tích chứng minh đề tài
chúng tôi tìm hiểu thêm về bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XV, về tác giả và tác
phẩm để hiểu rõ về thời đại mà tác giả sống đây chính là cái nhìn tổng quan giúp
nắm vững những kiến thức cơ bản về thời đại tác giả sống và thời gian tác phẩm ra
đời để từ đó làm rõ nội dung tư tưởng mà tác giả gởi gắm trong tác phẩm. Đây
chính là cơ sở để chúng tôi phân tích chứng minh đúng mục đích của đề tài.

- Khảo sát phần dịch nghĩa và bình chú những từ ngữ quan trọng để làm bật
rõ lên tư tưởng của tác phẩm mà tác giả muốn gởi gắm cuối cùng là tổng kết lại
vấn đề đã nói.

- Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định mục đích của việc nghiên cứu đề tài
chính là cơ hội để chúng tôi làm quen với công việc, cách thức nghiên cứu một đề
tài khoa học làm cơ sở cho công việc sau này khi ra trường.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Bình Ngô Đại Cáo - Áng thiên cổ hùng văn chúng tôi tập
trung đi sâu vào phân tích tác phẩm Bình ngô Đại Cáo nhằm làm rõ những vấn đề


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Để có được sự thành công cho đề tài, chúng tôi sử dụng những phương
pháp sau để nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học, logic cho đề tài:


-

Phương pháp chứng minh, phân tích đề tài.

-

Phương pháp khảo sát đối chiếu, so sánh để làm cơ sở phân tích nội

dung làm sáng tỏ yêu cầu đề tài đã đặt ra.
Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp,


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I

Nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng kiên cố từ thế kỷ thứ XIV trở
về trước, nhưng đến thế kỷ XV mới đạt đến giai doạn cực thịnh của nó. Tính chất
nhà nước phong kiến đời Hậu-Lê so với đời Lý-Trần có khác; nhà nước đó dựa trên
cơ sở sản xuất và quan hệ sản xuất đã ít nhiều đổi mới tuy rằng vẩn nằm trong
khuôn khổ chế độ phong kiến. Nền kinh tế thời Lý-Trần nói chung vẫn là nền kinh
tế đại điền trang, nhưng sang đời Lê nền kinh tế tư hữu đã phát triển mạnh. Giai cấp
thống trị đã có điều kiện để thực hiện chính sách quân chủ tập trung cao độ; ngoài
vấn đề về kinh tế và chính trị con chú trọng về văn hóa để làm phương tiện phục vụ
triều đình.


1.1. Bối cảnh lịch sử-xã hội Việt Nam

1.1.1 Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIV
Trong giáo trình Văn học Việt Nam trung đại 1 của Nguyễn Kim
Châu đã nhận định “chế độ phong kiến Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIV
bước vào tình trang suy sụp nghiêm trọng”[3; tr.16] hay trong quyển Lịch sử văn
học Việt Nam tập 2, NXB Giáo Dục, 1978 của Bùi Văn Nguyên cũng đã nhận
định: “cuối đời Trần kinh tế điền trang bắt đầu tan rã, quý tộc đi vào con đường
trụy lạc. Quan hệ lãnh chúa, nô tỳ và quý tộc trở nên gay gắt”[9; tr.2]. Từ những
nhận định trên chúng ta có thể thấy xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIV đã
có những mâu thuẫn trầm trọng dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Trần. Các vị
vua chúa đời Trần ngày càng phản bội lại lợi ích của nhân dân, tự mãn, ăn chơi sa
đọa. Chính sách thuế khóa thắt ngặt. Bọn quý tộc lợi dụng chế độ đại điền trang để


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
vào tình cảnh cùng khốn, bất mãn và dẫn đến sự bùng nổ của rất nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân và nông nô. Một số sĩ phu đại biểu cho giai cấp địa chủ yêu cầu cải
cách và củng cố xã hội nhưng bị bọn lãnh chúa quý tộc lạc hậu cự tuyệt. Hồ Quý Ly
thừa dịp đoạt lấy chính quyền, đã cố gắng bằng hàng loạt những cải cách nhưng
không giải quyết được mâu thuẫn nói trên, cuối cùng bị thất bại trước sự xâm lăng
của phong kiến nhà Minh. Vai trò lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm đã chuyển
sang tay giai cấp địa chủ với sự cộng tác đắc lực của các sĩ phu.
Tóm lại với sự rối ren, khó khăn từ nhiều phía đã tạo nên một hoàn cảnh xã
hội đầy phức tạp và mâu thuẫn chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của
triều đại nhà Trần.

1.1.2. Tình hình xã hội Việt Nam thế kỷ XV
Chế độ phong kiến Việt Nam đến cuối thế kỷ XIV lâm vào một thế khủng
hoảng với sự phá vỡ của chế độ đại điền trang và chế độ nô tỳ. Các cuộc khởi nghĩa

của dân nghèo và nô tỳ bùng nổ không ngớt. Năm 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà
Trần lập nên nhà Hồ. Sau khi lật đổ nhà Trần, Hồ Quý Ly tiến hành hàng loạt các
cuộc cải cách như: Thiên đô về Thanh Hóa, tăng cường quân sự võ bị, đề ra chính
sách hạn điền hạn nô, phát hành tiền giấy, mở khoa thi chọn người tài với quan
điểm trọng chữ Nôm hơn chữ Hán... Nhưng trong lúc Hồ Quý Ly đương lúng túng
thì tháng 11 năm 1406, quân Minh lấy chiêu bài “Phù Trần diệt Hồ ” tràn sang xâm
lược nước ta, với sự nội ứng của bọn cựu quý tộc Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt. Hồ
Quý Ly tiến hành chống giữ nhưng thế yếu, lại không được nhân dân tin theo nên
đành chịu thất bại. Tháng 4 năm 1407, trận phản công cuối cùng của Hồ Quý Ly
cũng đại bại, cha con Hồ Quý Ly và toàn bộ triều thần bị bắt về Trung Quốc. Nhà
Minh sau khi cướp được nước ta cũng trong năm này chúng đổi tên nước ta là An
Nam thành Giao Chỉ, đặt một bộ máy thống trị toàn quan lại xâm lược với một hệ
thống pháp luật hà khắc và dã man. Trước mối thù không đội trời chung như vậy,
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bùng nổ khắp nơi từ Lạng
Sơn, Thái Nguyên , Đông Triều cho đến Thanh Hóa, Nghệ An. điển hình là hai
cuộc khởi nghĩa của các vị tông thất nhà Trần là Giản Định đế và Trùng Quang đế,
nhưng do sứ mệnh lịch sử của nhà Trần đã chấm dứt nên cả hai cuộc khởi nghĩa lớn
này điều thất bại. Điều kiện kháng chiến lúc bấy giờ có khác thời Lý-Trần: nhân dân


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
đánh du kích vừa xây dựng chính quyền. Quá trình kháng chiến đòi hỏi một tinh
thần trường kỳ gian khổ. Người anh hùng Lê Lợi, xuất thân từ tầng lớp địa chủ bình
dân biết dựa và thời cơ, dựa vào nhân dân, đã tập hợp được quần chúng và nhân tài
từ Bắc cho đến Thanh Nghệ... từ những sĩ phu yêu nước thuộc dòng dõi quý tộc
như Trần Nguyên Hãn, nhà nho như Nguyễn Trãi, đến những người nghèo như
Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, đến cả những người dân tộc miền núi như Lê Lai, Lê
Lan. Lê Lợi đã biết dùng chiến thuật tài tình, đi từ du kích đến trận địa chiến, biết
đánh từ nông thôn đến thành thị, đoàn kết và lôi kéo mọi tầng lớp tham gia cuộc
khởi nghĩa. Nhà nước đời Lê sẽ hình thành dần dần từ tập đoàn những người lãnh

đạo cuộc kháng chiến. Bộ máy nhà nước ấy độc lập với chính quyền xâm lược mà
lớn mạnh lên được thì chính là nhờ vào sự hậu thuẫn của toàn thể dân tộc. Nghĩa
quân có nguồn gốc từ nhân dân, chiến đấu vì dân tộc nên đi đến đâu cũng được
nhân dân ủng hộ. Quân Minh bị đánh bại một cách nhục nhã ra khỏi bờ cõi nước ta.
Công cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi quyết định sự trưởng thành của dân
tộc, nó chứng minh một cách hùng hồn sự thất bại hoàn toàn của chính quyền đồng
hóa phản động nhà Minh, đồng thời cũng chứng minh một cách hùng hồn sức sống
của dân tộc ta, một dân tộc có kỷ cương, có nền văn hiến lâu đời vững chắc, có
truyền thống đấu tranh và tinh thần tự cường cao cả. Cuộc kháng chiến do Lê Lợi
lãnh đạo đã giải phóng ách thống trị tàn bạo của giặc Minh đã mở đường tiến lên
cho lịch sử dân tộc. Chế độ chính trị phản động của giặc ngoại xâm bị thủ tiêu. Nhà
Lê đã hình thành từ cuộc đấu tranh của dân tộc để thực hiện nhiệm vụ mà lịch sử
nước ta hồi đầu thế kỷ XV đã đề ra. Triều đại đó sẽ trở nên thịnh vượng, trên đà
thắng lợi, phục hồi và phát triển sức sản xuất, và trong phạm vi mà điều kiện lịch sử
cho phép, quan tâm giải quyết những vấn đề thuộc đời sống nhân dân.
Hòa bình lập lại Lê Thái Tổ lo xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền trên
một cơ sở xã hội khác cơ sở xã hội đời Trần. Sự nghiệp đó được Lê Thánh Tông kế
tục và hoàn thành.
* Về kinh tế:
Có sự thay đổi đó là sự thủ tiêu chế độ đại điền trang vốn lung lay từ cuối
thời Trần. Sau khi dành độc lập được hơn một năm Thái Tổ định ra phép quân điền.
Chế độ tư điền manh nha từ cuối thời Trần, nay phát triển mạnh bên cạnh chế độ


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
tư nhân canh tác thời này đánh dấu một bước tiến bộ, nó làm nổi bật vai trò và địa
vị xã hội của các tầng lớp bình dân. Quan hệ tốt về ruộng đất là quan hệ địa chủ và
tá điền, chế độ nô tỳ xưa được thay thế bằng chế độ lĩnh canh nạp tô thuế. Do tình
hình kinh tế phát triển yếu tố kinh tế hàng hóa giản đơn cùng với tiền tệ, vốn có từ
xưa thời Lý-Trần nay cũng được phát triển. Luật Hồng Đức quy định tiền công nhật

(30 đồng một ngày) và quyết định việc thống nhất cân, thước, đấu ở chợ và các cửa
hàng. Chế độ phường cục được tổ chức chu đáo: các nghề in, thuộc da, tơ lụa , vàng
ngọc, khai mỏ khá phát đạt và ngay ở triều đình đã có cục bách công.
Sau khi giải phóng đất nước, triều đại mới ra sức khôi phục lại nề kinh tế vừa
bị phá hoại nghiêm trọng. Lê Lợi đã tịch thu ruộng đất của quan lại nhà Minh, bọn
theo quân Minh, ruộng đất của quý tộc nhà Trần và ruộng đất của nhân dân bỏ
hoang vì chiến tranh đem sung làm ruộng đất công. Ruộng đất công do triều đình
phong kiến nắm giữ, từ trước vốn là một trong những thành phần quan trọng nhất
trong nước. Đến nay số ruộng đất đó lại càng tăng thêm. Lê Lợi đã chia ruộng đất
công cho nông dân sử dụng và nộp tô cho nhà nước. Chính sách quân điền của nhà
Lê đối với ruộng đất công của xã thôn dược quy định từ năm 1429, ngay sau khi
kháng chiến thắng lợi, lại được bổ sung trong gần một thế kỷ XV. Một mặt nó xác
định lại quyền sở hữu đất của nhà nước phong kiến đối với ruộng đất công vốn đã
do nhân dân nắm giữ trong thời chiến tranh, và dựa trên cơ sở đó để bóc lột. Một
mặt nó có tác dụng kích thích sản xuất. Với chính sách quân điền bảo đảm cho
người dân có đất để sinh sống. Do đó họ yên tâm sản xuất và nền nông nghiệp dần
dần được phục hồi.
Bên cạnh ruộng đất công, bộ phận tư hữu ruộng đất trong giai cấp địa chủ và
tiểu nông cũng đã phát triển. Từ cuối thế kỷ XIV đã phát triển mạnh, và khi dến thế
kỷ XV thì đã phát triển cực kỳ mạnh. Nhà nước phong kiến đã khuyến khích chế độ
tư hữu ruộng đất. Luật Hồng Đức đã công nhận quyền chiếm hữu của địa chủ. Việc
mua bán, cầm cố ruộng đất được quy định rõ ràng khi chế độ tư hữu phát triển.
Trong quyển Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII),
NXB Giáo dục, 1997 đã có viết về tình hình phát triển nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp thời này như sau: “...phát triển nông nghiệp, nhà Lê đã có
chính sách trọng nông thể hiện ở những biện pháp cụ thể như cấm bỏ ruộng hoang,
mở đồn điền để khai khẩn những vùng đất mới, xây dựng và bảo vệ đê điều và các


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

công trình thủy lợi, đình chỉ việc công dịch trong mùa màng, ra những điều luật bảo
vệ trâu bò, thực hiện chế độ “ngụ binh ư nông” ... thủ công nghiệp và thương
nghiệp cũng phát triển mặc dầu không được khuyến khích phát triển như nông
nghiệp.cũng như mọi triều đại, nhà lê cũng có chính sách ức thương. Nhà nước
cấm nông dân không được thoát ly ruộng đất để đi làm ăn buôn bán ở các thị
trấn... đối với ngoại thương nhà nước phong kiến giữ độc quyền. Thương nhân chỉ
được mua ban ở các nơi quy định. Việc mua bán giữa nhân dân và người ngoại
quốc rất hạn chế và bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, do tình hình xã hội ổn định
đất nước thống nhất, việc giao thông giữa các vùng được mở rộng, thương nghiệp
cũng có điều kiện phát triển...”[29; tr.160]. Nhìn chung thì trong thời kỳ này với
những biện pháp tích cực như vậy, cùng với sự phấn khởi của nhân dân vừa thoát
khỏi ách nô lệ ngoại xâm và được làm ăn trên mảnh đất ổn định - sức sản xuất xã
hội phát triển, nền kinh tế hàng hóa đã được mở mang và phát triển hơn thời kỳ
trước điều đó chứng minh sự phồn thịnh của nền sản xuất xã hội.
Nói tóm lại, trong thế kỷ XV, Nhà Lê đã có vai trò tích cực đối với lịch sử.
Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Nhà nước phong kiến mới biết sử dụng những điều
kiện của một đất nước vừa giành được độc lập, của một dân tộc vừa được giải
phóng và thúc đẩy việc phát triển kinh tế trong nước.
* Về chính trị:
Bên cạnh việc hồi phục lại nền kinh tế thì Nhà Lê cũng bắt tay vào việc
củng cố chính trị. Chính quyền phong kiến thời Lê được tổ chức hoàn bị hơn các
thời Lý - Trần. Lê Thánh Tông đã chia đất nước ra làm 13 thừa tuyên và qua đó
khẳng định sự đồng nhất của cả nước về mặt chính trị cũng như về mặt văn hóa.
Nhà vua hiệu định quan chế nhằm tăng cường hiệu lực cho chính quyền trung ương,
khiến cho nó nắm được một cách chặt chẽ các địa phương trong cả nước. Các thứ
bậc, nghi lễ, chức trách trong bộ máy quan liêu được quy định rõ rệt làm cho chính
quyền trung ương tập chung vào tay vua. Trong quyển Lịch sử văn học Việt Nam
tập 2, NXB Giáo dục, 1978 đã có viết: “Triều đình thời Lê Thánh Tông là một
triều đình quân chủ tập trung cao độ. Hoàng đế nắm toàn quyền bộ máy quan liêu,
một bộ máy được tổ chức có hệ thống từ trung ương tới xã. Thời Lê Thánh Tông,

một quan chế được đặt ra với sự phân chia ngôi thứ rõ rệt, với sự phân công phụ
trách tỉ mỉ với sự quy định trách nhiệm liên đới và hướng kiểm soát chặt chẽ. thế


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
lực đại quý tộc bị hạn chế, chỉ được coi như quan liêu đại thần, chứ không có đặc
quyền về trang ấp, không có quân đội riêng, trong khi đó, sự tham gia của các tần
lớp sĩ phu do khoa cử xuất thân ngày càng được chú trọng” [9;tr.45]. Từ đó ta thấy
chính quyền đời Lê đã trở thành nhà nước quan chủ chuyên chế, đồng thời là một
nhà nước quân chủ quan liêu. Nếu như giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị trong xã
hội thì tầng lớp quan liêu, kẻ đại diện cho nó, là kẻ điều hành bộ máy nhà nước.
Nho sĩ quan liêu là động lực chính của Nhà nước phong kiến đời Lê.
Chính sách cai trị của Nhà Lê thể hiện rõ rệt trong bộ luật Hồng Đức, một bộ
luật có nhiều điểm tiến bộ hơn bộ luật Gia Long sau này. Trong quyển Lịch sử văn
học Việt Nam tập 2, NXB Giáo dục, 1978 đã đề cập đến việc này như sau:

bộ

luật đó, tuy chiếu cố đến thân phận của quần chúng, thân phận bình dân, thân phận
phụ nữ và những tầng lớp đã ủng hộ kháng chiến, nhưng căn bản vẫn đảm bảo
quyền lợi và địa vị cho quý tộc quan liêu. Ba điểm nổi bật trong bộ luật đó là: bảo
đảm chế độ đại gia đình, vì đó là nền móng của chế độ phong kiến quan liêu; bảo
đảm chế độ tư hữu, nhất là tư hữu ruộng đất; bảo đảm trật tự xã hội và quyền lợi
công cộng, vì đó là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội để xây dựng một bộ máy trung ương
tập quyền cao độ ”[9; tr.45,46]
Nhìn chung các vua buổi đầu Nhà Lê đã biết điều hòa mâu thuẫn nội tại
của chế độ, như vừa đảm bảo quyền cho quý tộc, nhưng lại hạn chế địa vị của
chúng, vừa tìm cách ổn đinh thị trường làm cho quan hệ chính trị và kinh tế có điều
kiện tương đối ổn định. Trên cơ sở một nền kinh tế tương đối thịnh vượng của một
chế độ tương đối ổn định, nền văn hóa dân tộc thời này cũng được phát triển ở mọi

phương diện và có tác dụng cho chế độ tộc quyền lúc này.
* Về văn hóa-giáo dục:
Về văn hóa:
Nho giáo là một công cụ đắc lực của chính quyền phong kiến, được đề cao
trong khi phật giáo và đạo giáo trong chiến tranh tuy có phát triển nhưng nay đã bị
hạn chế. Lê Thái Tổ kế tục những cải cách của Hồ Quý Ly, quy định thể lệ sát hạch
tăng nhân, cấm in sách phật hay tự tiện làm chùa, tô tượng, đúc chuông, cấm bọn cô
đồng, bả cốt hoạt động. Nhà Lê nảy sinh từ cuộc kháng chiến chống Minh cho nên


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
của triều đình Nhà Lê. Nền văn nghệ thời Lê có những điểm không giống thời LýTrần, thí dụ nghệ thuật kiến trúc thời này không phát triển vì việc xây chùa bị hạn
chế. Công trình kiến trúc thời Lê có một tầm quan trọng, đặc biệt đó là việc xây
dựng cung điện ở Thăng Long hay ở Lam Kinh (Thanh Hóa). Di tích còn lại ngày
nay là bia Vĩnh Lăng dựng năm 1433. Riêng về âm nhạc lại khá phát triển với chiều
hướng độc đáo, đặc biệt là thể loại nhã nhạc cung đình mà bài tiêu biểu là “Bình
ngô phá trận ” do Lương Đăng phụ trách soạn. Về nghệ thuật sân khấu thời này
dương như ít được phát triển ở cung đình mà chỉ phát triển ở dân gian. Ở thời kỳ
Nhà Lê này dòng văn học dân gian và văn học viết vẫn phát triển rất mạnh. Phong
trào Lam Sơn với tính nhân dân sâu rộng đã được phản ánh vào trong truyện cổ tích
lịch sử về Lê Lợi, Nguyễn Trãi... những truyện “Ông lão đánh cá và vua Lê”, “Hồ
ly phu nhân”, “Mục Thận và Hồ Hoàn Kiếm”... đã làm phong phú thêm kho tàng
truyện dân gian. Những câu tục ngữ và những bài ca dao, dân ca phản ánh sự căm
thù giặc và sự ủng hộ đối với nghĩa quân Lam Sơn với Nhà Lê lúc buổi đầu phục
quốc vẫn còn lưu hành đến ngày nay. Những tác phẩm văn học dân gian ấy đã lại lại
những dấu vết trong những tác phẩm như “Lam Sơn thực lục”, thơ nôm Nguyễn
Trãi, thơ nôm đời Hồng Đức nói chung ảnh hưởng của văn nghệ, văn học dân gian
vào sự phát triển của văn học viết, văn học chữ Hán, đặc biệt là chữ Nôm rất là
quan trọng. Ảnh hưởng ấy góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính dân tộc rất cao
trong dòng văn học viết, mặc dầu ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng có xu hướng

gò bó một số tác giả trong những giáo điều cứng nhắc xa lạ với thực tiễn đời sống
dân tộc
Nhìn chung, tuy chính sách văn hóa của Nhà nước phong kiến trong khi có
mặt tích cực nhất định thì lại có mặt tiêu cực, tuy trong xu hướng tiến tới một nền
quân chủ chuyên chế nhà Lê ngày càng đưa Nho giáo lên một địa vị cao nhằm
thống trị văn hóa, tinh thần của xã hội, nhưng trong khí thế của dân tộc vừa chiến
thắng ngoại xâm và xây dựng lại đất nước, trong khí thế của nền văn hóa dân tộc
vừa phục hưng vừa phát triển, ảnh hưởng của văn hóa văn nghệ dân gian mà những
truyền thống tốt đẹp ngày càng được bồi dưỡng thêm, dòng văn học viết thế kỷ XV
đã đạt được những thành tựu rất lớn.
Về giáo dục:


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Vào thời nhà Lê việc học rất được khuyến khích. Ngay từ khi còn tác chiến
như năm 1427, Lê Lợi vẫn cho mở khoa thi ở Bồ Đề để chọn nhân tài, chuẩn bị cho
việc ây dựng hòa bình. Kháng chiến thành công, nhiều khoa thi đặc biệt như Hoành
từ, Minh kinh được tổ chức. Trước khi chỉnh đốn những khoa thi Tiến sĩ định kỳ.
Số thí sinh thi hội thời Lê lên rất cao. Quyển Lịch sử văn học Việt Nam tập 2,
NXB Giáo Dục, 1978 của Bùi Văn Nguyên có viết về việc nay và chúng tôi đã tổng
hợp như sau:... khoa Đại bảo thứ ba đời Thái Tông mới có 450 thí sinh mà khoa thứ
sau đời Nhân Tông đã tăng kên 720; đến khoa Hồng Đức thứ sáu thời Thánh Tông
lại tăng lên 3 ngàn người. Tỷ lệ trúng tuyển cũng cao hơn cả những đời cuối Lê và
Nguyễn sau này, các Tiến sĩ, trạng nguyên đều còn it tuổi. Ngoài ra nhà Lê còn chú
trọng đến việc phát triển quốc học và tự học. Chính sách giáo dục rộng rãi hơn thời
nhà Trần rất nhiều. Để phát triển bậc đại học ở kinh đô vua cho mở rộng nhà Thái
học, lập bí thư khố và xây dựng giảng đường.. .để khuyến khích người học. Vua cho
đặt ra các nghi thức gọi loa, yết bảng,ban yến , ban áo mũ, khắc bia tiến sĩ. Việc
học thời kỳ này phát triển và đánh dấu một bước thịnh vượng của Nho giáo ở nước
ta.


1.2. Tình hình văn học Việt Nam thế kỷ XV

1.2.1. Một số đặc điểm của văn hoc Việt Nam thế kỷ XV
Văn học thế kỷ XV phong phú hơn văn học các thời kỳ khác về mọi
phương diện, cả về nôi dung cũng như hình thức, chữ Nôm cũng như chữ Hán. Nền
văn học viết nổi bật so với thế kỷ XIV, ở thời kỳ này viết về công cuộc chống ngoại
xâm nổi bật và phong phú hơn nhiều. Trong thế kỷ XV Nho giáo đã chiếm địa vị
độc tôn và lấn át cả phật giáo một cách rõ rệt. Nền văn học nước Đại Việt thế kỷ
XV phản ánh tinh thần của một dân tộc đã trưởng thành. Ngoài những thành tựu về
văn học chữ Hán, thế kỷ này lại đã củng cố cơ sở vững vàng cho văn hoc chữ Nôm,
chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển về sau.
Những đặc điểm chính của văn học thế kỷ XV:
Do tình hình của lịch sử, văn học trong suốt thời kỳ này đều ca tụng


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
những bài thơ và phú. Rất nhiều bài phú với đầu đề khác nhau, nhưng vẫn xoay
quanh một vấn đề thống nhất đó là cuộc kháng chiến chống Minh của dân tộc Đại
Việt bất khuất. Những bài phú nổi tiếng như Xương Giang phú của Lý Tử Tấn, Lam
Sơn giai khí phú, Nghĩa kỳ phú của Nguyễn Mộng Tuân. Có khi nhiều người làm
một đề tài với nhiều ý giống nhau, tuy câu văn có khác như các bài Chí Linh Sơn
phú của Nguyễn Trãi, của Trình Thuấn Du, của Lý Tử Tấn, của Nguyễn Mộng
Tuân. Đó là chưa nói lòng yêu nước còn thể hiện trong một số thơ rải rác của Lê
Tánh Tông và đặc biệt là lòng căm thù giặc cháy rực suốt các bài trong Quân trung
từ mệnh tập của Nguyễn Trãi.
Thời kỳ này giai cấp địa chủ phong kiến đứng ra lãnh đạo kháng chiến do
đó những thơ văn ca tụng trật tự phong kiến là lẽ tất yếu. Tính chất thù phụng thể
hiện rõ rệt nhất trong thơ văn ở nửa sau thế kỉ (tức là thơ văn của hội Tao Đàn).
Trong những bài như “Quỳnh Uyển Cửu Ca” của Lê Thánh Tông, một số bài ở

“Thiên Nam Dư Hạ Tập” và “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” của hội Tao Đàn hay
trong “Bát Giáp Thưởng Đào Văn” của Lê Đức Mao, lòng tự hào dân tộc được thể
hiện rõ nét, nhưng lòng tự hào dân tộc ở đây gắn liền với lòng tự hào của vai trò vua
chúa và có khi bị che khuất sau bóng dáng quá đồ sộ của vua chúa. Đó là một điểm
hạn chế trong văn học nửa sau so với văn học nửa đầu thế kỉ XV.
Trong văn học thời kì này đã có ý thức quốc gia và hình ảnh quần chúng.
Thời này không còn đạo “thần chủ ” giữa nô tì, nông nô và chủ thái ấp, mà đã nổi
bật đạo “quân thần”. Người ta không còn quan niệm tổ quốc chỉ là thái ấp, bổng
lộc, ruộng vườn, vợ con mà đã có ý thức một quốc gia trừu tượng với kỉ cương
phong tục của nó, với cả một nền văn hiến lâu đời của nó. Nguyễn Trãi đã thay Lê
Lợi nói rõ ý này trong những bức thư gửi tướng nhà Minh, trong “Bia Vĩnh Lăng”
đặc biệt trong “Cáo Bình Ngô ”. Cùng với ý thức một quốc gia trừu tượng lần đầu
tiên quần chúng lao động được nhắc đến trong những trang văn học viết. Ở nhiều
thơ văn và càng rõ rệt nhất ở bài “Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi khi bàn về nhân
nghĩa đều có nhắc tới nhân dân. Lê Thánh Tông và một số hội viên Tao Đàn ...
cũng đã miêu tả đôi nét đời sống của nhân dân qua thơ văn của mình. Việc này cũng
dễ hiểu vì chính quần chúng lao động đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ủng hộ
chính quyền nhà Lê và một số trong hàng ngũ bình dân xuất thân từ khoa cử và trở
thành bề tôi đắc lực trung thành cho vua chúa thời này. Do ảnh hưởng của nhân dân


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
qua cuộc kháng chiến thần kì chống Minh mà quan điểm “Nhà nho ” thời này khác
với quan điểm “nhân nghĩa” của Mạnh Tử. Ở Trung Quốc thời Khổng Mạnh ,
nguyên lý đạo đức nhân nghĩa chỉ áp dụng cho người “quân tử” (giai cấp thống trị)
còn kẻ “tiểu nhân” (giai cấp bị trị) không thể có đức đó. Nhưng quan điểm “nhân
nghĩa” của Nguyễn Trãi đã mang yếu tố nhân dân, đã phản ánh đời sống của những
người dân “đen đầu” những đứa con đỏ. Đó là một điểm cách tân và tiến bộ trong ý
thức hệ giai cấp thống trị lúc bấy giờ, do sự hành động của vai trò quần chúng đẩy
tới. Chẳng những hình ảnh của quần chúng mà tiếng nói của quần chúng cũng được

chú trọng trong văn hóa viết. Rải rác ta thấy tục ngữ và ca dao được vận dụng trong
thơ Nôm của Nguyễn Trãi.
“Dễ

hay

một

biển

sâu

cạn

Khôn biết lòng người ngắn dài”
(Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng)
Hay trong bài “Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn” của Lê Thánh Tông.
“Những nơi dữ lành rằng bởi đất
Đất nào hay cãi được người ta”
(Hóa đất còn biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng không còn)
Đặc biệt văn học thời này đã phản ánh ý thức cá nhân và phần nào khuynh
hướng trữ tình. Thơ của các tác giả thời Lý - Trần cũng có khía cạnh trữ tình nhưng
trong hoàn cảnh lúc bấy giờ tâm sự của tác giả chưa được thể hiện rõ ràng. Cuối thế
kỉ XIV Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Lê Cảnh Tuân mỗi người cũng đã
khóc với tâm sự của mình. Đến đầu thế kỉ XV, Nguyễn Húc lại còn đi xa hơn nữa,
Nguyễn Húc làm thơ kể tự sự của mình trong đau thương của “bệnh tật”, “mưa
gió”. Lời thơ của Nguyễn Húc thường đẫm lệ. Nguyễn Trãi con người của nghĩa
khí, người quân sư của Lê Lợi không phải không có những dòng thơ tâm sự thầm

kín. Tuy văn học thế kỉ XV chưa thể hiện được cá tính sâu sắc nhưng cũng đã có
bóng dáng cá nhân .
Văn học thế kỷ XV chủ yếu là do nho sĩ sáng tác nên. Các vua Lê Thái Tông,
Lê Thánh Tông là những ông vua chuộng đạo Nho, học đạo Nho. Nếu như văn học
thời Trần còn phản ánh sự lấn át dần dần của đạo Nho đố với đạo Phật thì văn học


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
thời Lê phản ánh sự thống trị của đạo Nho với tính cách là ý thức hệ chính thống
của Nhà nước. Nho sĩ là một tầng lớp mạnh. Nếu có bị sung vào hàng ngũ quan liêu
hay không, họ đều trực tiếp hoặc gián tiếp giúp Nhà nước phong kiến xây dựng chế
độ kỷ cương. Họ phấn khởi khi tìm thấy ở chế độ mới những điều kiện thuận lợi để
có thể thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình. Hàng ngũ họ ngày càng đông, tác phẩm họ
ngày càng nhiều. Nhìn chung, ảnh hưởng của Nho giáo dến văn học viết của thời Lê
rất rõ rệt. Ảnh hưởng ấy trong thế kỷ XV thì càng mạnh hơn trước kia rất nhiều.
Ảnh hưởng ấy càng mạnh thì càng bất lợi cho giai cấp thống trị, không sát với yêu
cầu của thực tiễn, của đời sống dân tộc, gò bó trí sáng tạo, cảm hứng văn học và
cảm hứng mỹ học. Với sự phát triển của văn học cử tử trong thời Lê Thánh Tông,
ảnh hưởng của những giáo điều ấy càng mạnh mẽ thì văn học viết càng có nhiều
hạn chế. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng ảnh hưởng có phần tiêu cực của Nho giáo
vẫn không làm mất được tinh thần dân tộc trong văn học thế kỷ XV. Các tác giả nửa
đầu thế kỷ XV như Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, Nguyễn Thiên
Tích,.. .vì kế thừa được hào khí và truyền thống của văn học thời Trần, lại được trực
tiếp nuôi dưỡng trong phong trào dân tộc chống xâm lược, cho nên dầu có mượn
những hình thức, những cách phát biểu của Nho giáo mà vẫn cứ vượt ra ngoài, vượt
lên trên những hạn chế của ý thức hệ Nho giáo để viết lên những tác phẩm hào hùng
và chân thành, sát với đời sống dân tộc và xứng đáng với dân tộc mà các tác giả sau
này không làm được. Nhưng không ít người, kể cả Lê Thánh Tông, tuy chịu ảnh
hưởng nặng nề của Nho giáo mà vẫn phần nào hiểu được lý tưởng tu, tề, trị, bình
của Khổng, Mạnh theo cái nghĩa phải có ý thức làm chủ đất nước, và lý giải một

cách thiết thực những vấn đề của đất nước, của đời sống dân tộc.
Trong một nền văn hóa mặt phồn vinh nhất vẫn là văn học, trong đó có nhiều
khía cạnh khác nhau. Nửa trước thế kỉ văn học ca ngợi cuộc kháng chiến và thắng
lợi vĩ đại của dân tộc. Nửa sau thế kỉ văn học ca ngợi cuộc sống thanh bình trong
trật tự phong kiến ở giai đoạn thịnh trị. Nhưng vì bản thân nó chất chứa nhiều mâu
thuẫn nên dần dần trong văn học cũng như xã hội một nội dung phê phán, bất mãn
cũng như chớm nở một luồng tư tưởng mới phản ứng trở lại nho giáo ngày càng
được độc tôn và trở thành gò bó đối với xã hội.


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn

1.2.2.1. Xu hướng yêu nước, ca tụng tinh thần kháng chiến anh
dũng và cổ võ ý chí xây dựng quốc gia.
Có thể nói xu hướng này bao gồm hầu hết các tác giả nửa đầu thế kỉ
trong đó có những người đã từng tham gia kháng chiến như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Mộng Tuân, Lý Tử Tấn, bộ ba đỗ đồng khoa, bộ ba cùng tham gia kháng chiến và
bộ ba cùng sáng tác thơ phú với ý tứ giống nhau có khi với đề tài giống nhau, đặc
biệt là cả ba có tài văn chương tương đương. Cuộc kháng chiến chống Minh thần kì
của dân tộc ta thời kì này thật vĩ đại đã tác động đến toàn bộ cuộc sống của nhân
dân ta , do đó những đề tài kháng chiến như cảnh gian khổ chiến đấu, gương hi sinh
sáng ngời, những chiến thắng vẻ vang.. .và khi hòa bình lập lại thì những đề tài xây
dựng hòa bình nhu kêu gọi hiền tài cổ vũ lòng tin tưởng ở ngày mai.. .tất cả những
việc đó là nguồn cảm hứng cho thi sĩ văn nhân lúc bấy giờ. Cái khí thế đó được biểu
hiện trong nhiều thơ phú. Ngay cả trong những bài thơ phú ,ngay cả trong các bài
thơ của Lê Thái Tổ làm ra khi dẹp yên vụ Đèo Cát Hãn, một tù trưởng ở vùng Lâm
Thao (Vĩnh Phú) trước đã từng đầu hàng giặc Minh sau được giặc Minh tha tôi chết
nhưng rồi lại làm phản:
“Nghĩa khí dẹp tan mù mấy lớp
Chán tâm sanphẳng núi muôn trùng”

Cũng như thơ văn của Nguyễn Trãi văn chương của Nguyễn Mộng
Tuân cũng chứa chan lòng yêu nước căm thù .


Ra

tay

nơi

Khôi

huyện,

Phá

Kỳ,

giết

Quí

Đường hoàng từ Trà Lân đưa quân xuất phát có danh
Tuyên bố tại Bồ Đằng được trận thắng to khoái chí
Chọi

lọi

nhật


nguyệt

giữa

trời

Khua ầm sấm sét khắp chín cõi”
( Phú Cờ Nghĩa)
Nguyễn Mộng Tuân ca ngợi vị lãnh tụ Lam Sơn khởi nghĩa, nhưng chính
la ca tụng “chính đạo”, ca tụng tinh thần “nhân nghĩa” theo quan điểm tiến bộ lúc
bấy giờ
“Vì một giận mà yên dân, quét mây mờ cho đỡ nạn


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Đưa

gió

Đem

sao

Đêm

hòa

mưa

lành


dài

thuận

mây

rét

gột

rửa

vết

nhơ

xưa

điểm



vẻ

đời

mới

đêm


lại

đẹp

mướt,

sáng

êm

Của cải non sông, nhờ thêm rõ rệt
Không dùng gấm vóc bọc núi rừng mà lấy đạo dức làm đẹp
Không đem ơn riêng cho lòng mình mà cần chí công vô tư ”
(Phú Lam Sơn giai khí
Nguyễn Khách Hanh dịch)
Phản ánh khí thế của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến và nói lên tiết
tháo của kẻ sỉ đại phu quyết bảo vệ chính nghĩa.
“Cờ
Khiến
Bầy

nghĩa

đã

kéo,

hào


kiệt

đi

theo

như

mây

cuốn

cam

ý

chí

hẹn



nhau

tâm

mây

trắng


vẫy

lên

Lần vết Linh Sơn
Khác



núi

Mang

Đăng

ủng

hộ

Lưu

Quý

Vùng dậy Bồ Già
Giống như đầm Đại Trạch giúp việc Trung Hưng
Một
Nhật
Tin

quận


dựng

nguyệt
tức

nghiệp
soi

Nghệ

An

đã

gây

nàn

thấu

đến

miền

Tây

truyền

xa


sang

cõi

Bắc

rác

nhơ

chốn

quan

Kết cục thì
Quét

sạch



Mở nguồn sáng láng thành nghiệp đế”
Rõ ràng là Nguyễn Mộng Tuân có ý thức về cái đep, cái lớn, cái mạnh
trong ý tưởng chiến đấu của nghĩa quân, của Lê Lợi và cũng tức là của bản thân
mình.
Trong những bài Chí Linh sơn phú, Nghĩa kỳ phú, những tư tưởng tích
cực đại loại như trên có thể gặp thấy ở từng câu, từng vế. Cũng như Lam Sơn giai
khí phú, các bài phú này ít hoặc nhiều, tỉ mỉ hoặc đại cương, đã vẽ lại những chặng
đường gian khổ mà cuộc kháng chiến của Lê Lợi trải qua và đã nêu cao đại nghĩa



Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
dân tộc. Văn của Nguyễn Mộng Tuân có cái khí thế hùng hồn na ná như của
Nguyễn Trãi . Mở đầu bài “ Nghĩa kỳ phú ” (Phú cờ nghĩa) ông viết:
“Khí thế quân Ngô tai hại chừ tràn lan khắp chốn
Cư xử bậy bạ tanh tởm chừ xông lên tới trời.
Khen Cao Hoàng trượng nghĩa,
Mong rửa nhục trừ hung,
Giơ

sào

đứng

hào

kiệt

ùa

theo

Đã trỏ vẫy nhằm hai kinh khôi phục,
Khiến Vương Thông chịu Hàng.
Tha tù binh hàng mười vạn,
Lặp công to để muôn đời,
Tiếng

nhân


vang

khắp

Nghĩa khí tràn lan,
Đó là lá cờ nghĩa của Thánh Tổ,
Đặt Hán, Đường xuống bậc thứ hai”
Và thật hào hùng những đoạn sau đây trong bài Chí Linh sơn phú (Phú
núi Chí Linh)
“Vua ta khởi nghĩa núi Lam, thế mạnh bừng bừng như lửa
Hào kiệt theo tựa mầy ùn, hiệu lệnh vang như sấm rỡ

Mất giữ lại được, nguy đổi thành an.
Đội quân tình thiết cha con, thân cùng can khổ,
Tướng sĩ sức dư hùng hổ, sắt luyện tâm can

Đến như phá vòng khốn quẫn, tạo cuộc hanh thông,
Chín phần tử, một phần sinh, tuy ở chốn hiểm nghèo mà có
ngất trời khí thế
Bao nhiêu nghịch, bấy nhiêu thuận, khéo tùy cơ lợi dụng
thật là tột bậc anh hùng
Thần giùm mưu chước, người mến uy phong.
Cột chống nhà cao, mong thu cả tài năng mọi mặt.
Đá ra tay luyện, quyết vá lại trời xanh muôn trùng.”


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Phải là một người đã tham gia vào phong trào, đã trải qua những cơn
chiến đáu hiểm ngèo và anh dũng, đã hòa nhịp điệu sống hùng mạnh của nghĩa quân

thì mới có được khí văn như vậy. Nguyễn Mộng Tuân là một người yêu nước yêu
đời. Thái độ tích cực đó cũng thường thể hện trong thơ. Đại diện cho một thế hệ trí
thức nguyễn Mộng Tuân đã phát biểu lên khát khao muốn thực hiện lý tưởng của
mình ở ngay cõi đời này, muốn thiết thực giúp ích cho dân tộc cho tổ quốc .Cũng
một tấm lòng yêu nước như Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn một trong bộ ba đã
cùng “nếm mật nằm gai” trong những ngày kháng chiến, cùng một khí phách hào
hùng như nhau. Trong bài “Xương giang phú ” tác giả trước hết tả cảnh sông Hương
rồi kể chuyện giặc Minh sang lập trại đắp thành ở bờ sông đó để “chiếm giữ đất cát,
tàn hại sinh linh”, việc Lê Lợi “thấy dân cực khổ động mối thương tình, bèn theo
lòng trời bèn họp nghĩa binh” để đánh đuổi giặc , quá trình chiến đấu gian khổ đó
đã được đền đáp bằng chiến thắng oanh liệt
“ Bốn cõi mây mờ quét sạch,
Giữa trời ánh sáng huy hoàng”
Nhìn chung, Lý Tử Tấn đã phản ánh khí thế của nghĩa quân Lam Sơn của
dân tộc Đại Việt hồi đầu thế kỉ XV. Xưa kia Trương Hán Siêu trong bài “Phú sông
Bạch Đằng” mới chỉ so sánh trận chống Nguyên của dân tộc ta có giá trị như trận
Hợp Phì, trận Xích Bích. Nhưng nay, Lý Tử Tấn lại cho rằng trận chống Minh của
ta trên sông Xương Giang còn hơn hẳn các trận Hợp Phì , Xích Bích. Thật vậy ở
thời kì này, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta được biểu hiện một cách sâu sắc.
Phải có những ý chí mạnh dạn như vậy mới có sức lay tỉnh nhũng “Sĩphu gàn”
kiểu Lý Tử Cấu cứ khư khư ôm một mối “Cô chung không tưởng”, chưa nhận thấy
cái khí thế quật cương của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo tài tình của người anh hùng
đất Lam Sơn. Đất nước đi vào con đường hòa bình ổn định và phát triển. Các tác giả
thời kì này cũng ca ngợi công cuộc xây dựng đất nước, nêu được ý chí của người
anh hùng khi đã đấu tranh giành độc lập lại cho dân tộc. đất nước thì giờ đây cần
phải phòng ngừa, giữ vững và phát triển nó hơn nữa.
“Phòng ngừa bờ cõi cần ra sức
Giữ vững cơ đồ phải gắng công”

I.2.2.2. Xu hướng thù phụng, ca ngợi sự thịnh trị của chế độ phong



Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Trong Giáo trình văn học Việt Nam trung đại I của Nguyễn Kim Châu
đã nhận định "văn học Việt Nam nửa sau thế kỉ XV chưng kiến sự bộc phát cả về số
lượng và chất lượng của tác phẩm. Lực lượng sáng tác chủ yếu là nho sĩ quan liêu,
nhất là các triều thần được Lê Thánh Tông tuyển chọn vào hội Tao Đàn. Các nhà
thơ sáng tác được sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà vua về đề tài, cảm hứng”[3; tr.22].
Do ở thời kì này, những nhà thơ lại là quan laị của triều đình tất nhiên ít nhiều họ
đều ca tụng chế độ đương thời nhưng do nhà vua chỉ đạo chỉ đạo chặt chẽ trong
những vấn đề như "đề tài, chủ đề, cảm hứng” nên thường họ ca tụng một cách thụ
động có lúc mù quáng. Trong quyển Lịch sử văn học tập 2, NXB Giáo Dục, 1978
của Bùi Văn Nguyên đã nhận định "... Những nhà thơ xếp vào xu hướng thù phụng,
thường ca tụng chế độ đương thời một cách thụ động, đôi khi mù quáng đó là
những nhà thơ ở đầu thế kỉ như Trình Thanh, Nguyễn Trực hay những nhà thơ nửa
sau thế kỉ như Nguyễn Bảo hay Thân Nhân Trung hay Đỗ Nhuận.trong hội Tao
Đàn”[9;tr 56].
Trong thơ Nguyễn Bảo chủ yếu là cái khí vị của lễ giáo phong kiến, luôn
tỏ một lòng chung với vua "nguyện đem cái chất đã thuần để báo đáp ơn lớn”, bên
cạnh đó còn có những nhà thơ ít chịu sự gò bó theo khuân mẫu của văn hóa cung
đình và đã có những nét tiến bộ trong nội dung sáng tác như Thái Thuận chú ý đến
cái bình dị của đời sống vùng quê, ông muốn có dịp sống với thiên nhiên. Tuy trong
thơ có tính chất thù phụng ca ngợi chế độ nhưng vươn ra khỏi tính chất thù phụng
tầm thường. Tóm lại, nhìn chung các tác giả của xu hướng thù phụng ca ngợi chế độ
có điểm giống nhau là thỏa mãn với hiện thực, nhưng mức độ từng người có khác
nhau do đó chất lượng và nội dung trong thơ cũng khác nhau.

I.2.2.3. Xu hướng bất mãn thời thế
Ngay trong thời cực thịnh của nhà Hậu Lê vẫn có một số sĩ phu tiết tháo,
khao khát đem tài trí phục vụ, giúp đời nhưng bị vùi dập phải trở về con đường ở

ẩn. Ngay như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn... những người có công lao với cuộc kháng
chiến, những tác giả của ngững áng văn bất hủ như "Bình Ngô Đại Cáo”, "Phú
Xương Giang” cung không phải không có những tâm sự ưu uất trong cuộc đời
mình. Những tâm sự trong một con ngời đó phần nào phản ánh được tính mâu thuẫn
nội tại của chế độ phong kiến mà chúng tôi đã nói ở trên. Nguyễn Húc, Nguyễn Phu


Bình Ngô Đại Cáo — Áng thiên cổ hung văn
Tư tưởng địa vị, nghi kỵ lẫn nhau đã nảy sinh trong thời kỳ cực thịnh của Thái Tổ,
Thaí Tông. Các công thần phải bỏ mình dưới lưỡi gươm oan nghiệt, chắc hắn vì lẽ
“vẽ rắn thêm chân ” như Lý Tử Tấn đã nói. Đạo lý phong kiến đã nói: “làm tôi phải
trung thực, nhưng có ai dũng cảm can gián vua, vạch ra sai trái, thì kẻ đó không bị
vua ghét cũng bị kẻ khác xu nịnh, ám hại và may ra không mất đầu thì cũng bị mất
chức ”.
Họ bất mãn trước cuộc sống của triều đại mới khi có việc sát hại bạc đãi
nhân tài, nhất là khi đám quần thần chống lại chủ trương huê dân của những người
yêu nước, thương dân. Trong “Cung Từ” của Lê Thiếu Dĩnh có sự ngụ ý của những
người bề tôi bạc bị bạc đãi:
Tân

hoa

hoàn

Đắc

sủng

nguyên


Vị

hứa

hướng

quân

lạc

tong
ân

hoa

thất

trung

sủng
đạo

khai
lai
tuyệt

Thả tương chi phấn cưỡng an bài”
(Hoa

mới


nở

đã

vào

chỗ

hoa



rụng

Người này được thương yêu vì người kia bị ruồng bỏ
Không muốn để ơn vua giữa chừng bị đứt đoạn
Thế thì hãy đem son phấn gương điểm tô)
Tất nhiên Lê Thiếu Dĩnh không thể hạ mình xuống để gương điểm tô như
vậy. Ông chọn con đường rút lui để giữ tròn thanh giá. Và ông luôn tự hào mình
vẫn mãi giữ được tấm lòng son.
“Oánh triệt linh đài vô nhất lụy
Hiểu lai khởi thụy khởi lạc vu vu”
(Trong suốt tấm lòng không chút lụy
Sáng đến tỉnh dậy vui ngẩn ngơ)
(Hán đề sở cư - Lê Thiếu Dĩnh)
Hay trong bài “Trạch thôn cố viên ”
“Mạn thiếu sinh nhai đô tảo tan,
Nhất đan tâm ngoại cánh vô dư”
(Buồn cười mọi kế sinh nhai đều bị quét sạch

Ngoài một tấm lòng son thì chẳng có gì)


×