Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống (có phụ lục hình ảnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.04 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
5.Tội phạm hình sự 6 tháng đầu năm: Giảm nhưng chưa cơ bản - Tin tức........................................11
Nhiều nam nữ thanh niên vô tư chạy xe máy "kẹp 3, kẹp 4" và không đội mũ bảo hiểm giữa thủ
đô, là những tình huống giao thông được độc giả Hoàng Xuân Khánh chia sẻ...............................17
Tin tức trong ngày......................................................................................................................................19

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG ĐANG BÙNG NỔ?..............................................19
HƠN 80% THÍ SINH NÓI CÓ GIAN LẬN THI CỬ........................................20

1


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng diễn
biến theo chiều hướng phức tạp và có sự gia tăng nhanh chóng, hậu quả
của những hành vi đó đã để lại cho xã hội vô cùng to lớn gây bức xúc
trong đời sống nhân dân.Vì vậy nói về “Tình hình vi phạm pháp luật của
thanh, thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống” em
xin đưa ra một số thực trạng và biện pháp khắc phục cho vấn đề này để
mọi người cùng biết và có nhận thức đúng đắn nhằm hạn chế những hành
vi vi phạm pháp luật.

NỘI DUNG
I) Lý luận chung về vấn đề vi phạm pháp luật của thanh,
thiếu niên
1) Vi phạm pháp luật:
-Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
-Dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm pháp luật:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người


+ Là hành vi trái pháp luật
+ Có lỗi của chủ thể
+ Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm pháp lý
2) Thế nào là thanh, thiếu niên:
Thanh, thiếu niên: là giai đoạn chuyển tiếp về thể chất và tinh thần trong
sự phát triển của con người diễn ra từ 10 đến 24 tuổi.

II) Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật của thanh, thiếu
niên Việt Nam hiện nay:
Tình trạng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm pháp luật đang có
nhiều diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ

2


nghiêm trọng.Trong đó có cả vi phạm hành chính, dân sự, hình sự và vi
phạm kỉ luật….
Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát
triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến
vận mệnh và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của
dân tộc.Mặc dù vậy tình trạng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên
vẫn tiếp tục xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực như trộm cắp, ma túy, mại
dâm, an toàn giao thông, xâm hại tới danh dự, tính mạng của người khác,
hôn nhân và gia đình…
Theo thống kê chưa đầy đủ, có trên 60% người phạm tội trong độ tuổi từ
15-30. Cá biệt có một số vụ án nghiêm trọng mà người phạm tội dưới 15
tuổi.
Từ thực tế cho thấy trong những năm gần đây các vụ phạm tội do các đối
tượng trong lứa tuổi thanh thiếu niên có tính chất đặc biệt nghiêm trọng

Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có
nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu
quả của công tác này còn chưa cao, hơn nữa kết quả khó có thể định
lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật, biết luật mà vẫn cố tình vi
phạm… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng
nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn
đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như:
giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản
có giá trị lớn…). Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình
sự do học sinh, sinh viên gây ra. Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát
phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng
cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng,
trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên .Đáng chú ý, tội phạm trộm cắp
xảy ra nhiều, chiếm 51% tổng số vụ phạm pháp hình sự, phát sinh nhiều
vụ sử dụng công nghệ cao trộm cắp tiền trong tài khoản cơ quan, cá
nhân, trạm ATM. Tội phạm sử dụng vũ khí quân dụng tăng 68, 6% (500
vụ) với hành vi gây án ngày càng nghiêm trọng, manh động và liều

3


lĩnh .Trong 6 tháng đầu năm 2012 số vụ phạm pháp hình sự đã giảm 2,
57%, tuy nhiên tình hình tội phạm hình sự vẫn còn diễn biến phức tạp.
Đặc biệt trong công tác phòng, chống tội phạm về kinh tế, tham nhũng,
đã phát hiện hơn 6, 1% về số vụ và 1, 5% về số đối tượng, so với cùng
kỳ năm 2011.
Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có
khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự (tăng 2%
số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử
dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo

kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia
đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng
hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.
Bên cạnh đó vi phạm an toàn giao thông xảy ra khá phổ biến .Tỷ lệ
không chấp hành an toàn giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm
đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn
giao thông.Đó là những hành vi như không đội mũ bảo hiểm khi không
tham gia giao thông, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng,
dùng các chất kích thích, các chất có cồn như rượu , bia, chống người thi
hành công vụ …khi điều khiển phương tiện giao thông.Ngoài gia các
hành vi như đi sai phần đường, đi xuống lòng đường và đi băng qua
đường khi không có tín hiệu đèn giao thông...
Theo thống kê của Phòng CSGT – CA TP.Hà Nội, chỉ sau một tuần
cao điểm xử lý lỗi không đội MBH, lực lượng chức năng đã xử phạt
4.595 trường hợp vi phạm, tạm giữ 1.189 xe môtô và tạm giữ 614 bộ
giấy tờ, trong đó, vi phạm chủ yếu tập trung ở các quận nội thành với
đối tượng thanh - thiếu niên chiếm tới 75, 2% trong tổng số người vi
phạm. Cụ thể, độ tuổi người vi phạm dưới 18 tuổi là 204 trường hợp và
tạm giữ 138 xe; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đã xử lý 3.252 trường hợp, trong
đó phạt tại chỗ 2.116 trường hợp, tạm giữ giấy tờ 431 trường hợp, tạm
giữ xe 705 trường hợp...Có thể nói tình hình vi phạm an toàn giao thông
của thanh, thiếu niên hiện nay là đáng báo động.

4


Bên cạnh đó trên thực tế nạn tảo hôn trong độ tuổi thanh, thiếu niên
vẫn xảy ra ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước và đang có xu hướng
tăng lên.
Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (UBDS - GĐ và TE) cho thấy

15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi 14 - 16 đã có vợ
chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5, 72%, Cao
Bằng: 5, 1%, Lào Cai 2, 7%, Sơn La 2, 6%, Quảng Trị 2, 4% và Bạc
Liêu 2, 1%. Những địa phương trên có đến 22% tỷ lệ kết hôn không đăng
ký vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình, phần lớn các cặp vợ chồng kết
hôn trước tuổi luật định. Theo kết quả điều tra có 30, 7% đối tượng kết
hôn ở độ tuổi dưới 19, có 0, 2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0, 3%
đối tượng kết hôn k hi 14 tuổi, 1, 0% kết hôn khi 15 tuổi, 3, 3% kết hôn
khi 16 tuổi, 5, 8% kết hôn khi 17 tuổi và 15, 6% kết hôn khi 18 tuổi.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu
số, có tỷ lệ tảo hôn khá cao so với cả nước.
Thiếu tôn trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, gian lận trong thi cử, bôi nhọ
và đánh mất những thuần phong mỹ tục của dân tộc, hủy hoại văn hóa
dân tộc cũng là những hành vi vi phạm kỉ luật mà thanh, thiếu niên hiện
nay mắc phải kể cả do vô tình hay cố ý.Đặc biệt là hành vi gian lận trong
thi cử như trong khi làm bài kiểm tra trong trường, khi tham gia thi tốt
nghiệp hay trong tuyển sinh đại học và cao đẳng…
Vậy nguyên nhân thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật là do đâu? Sau
đây là một số nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật.

III) Nguyên nhân:
1.Nguyên nhân chủ quan:
Từ chính bản thân: thanh, thiếu niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm
đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Ở độ tuổi
này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện
tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện
cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị
các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi
phạm pháp luật.


5


2.Nguyên nhân khách quan:
2.1 Từ phía gia đình:
Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia
đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển
nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục
trẻ em - đặc biệt là vai trò của cha mẹ - là hết sức quan trọng. Quản lý và
giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ
sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường
giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó
khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng,
lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là
nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu
sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do:
Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng, như: thỏa
mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này
là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế
của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc
bỏ qua lỗi lầm, nghĩa vụ của con cái, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi
hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu
hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại
dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý
và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn
buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật
không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Có trường

hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện hút và có hành
vi vi phạm pháp luật mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ đến khi nhận được
thông báo của cơ quan công an hoặc hàng xóm, bạn bè mách bảo thì mọi
việc đã muộn.
Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ
đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì ghẻ hoặc bố
dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột,

6


sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này
thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm,
thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất
phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực,
phạm tội.
2.2 Từ phía nhà trường:
Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký
cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính
hình thức. Trong khi đó, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa
được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ
các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm
kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại
vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa
học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
2.3 Từ phía xã hội:
Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những
thiếu sót trong việc quản lý văn hóa - xã hội của các cơ quan nhà nước,
các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp,
nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm của thanh thiếu niên để

đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh
phù hợp.
Hệ thống pháp luật về trẻ em và thanh, thiếu niên thiếu đồng bộ, việc thi
hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp
luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng
đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác
phòng, chống vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên, coi đó là trách
nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường.
Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên trong công
tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên còn
mờ nhạt. Thông thường những người vi phạm pháp luật thuộc đối tượng
ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao cho tổ chức
đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít
trẻ em vi phạm pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo

7


dục, nếu có thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự
mờ nhạt của các tổ chức đoàn cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình
dẫn đến nhiều thanh niên sau khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục
đi vào con đường tái phạm.

IV) Biện pháp phòng chống:
Để góp phần phòng ngừa có hiệu quả, giúp thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên tránh được nguy cơ vi phạm pháp luật, phạm tội và mắc vào tệ
nạn… trước mắt, cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
+ Thứ nhất:Mỗi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên phải tự trang bị
cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết; thực hiện tốt những quy
định của pháp luật, của nhà trường. Đồng thời, tham gia nhiều sinh hoạt

lành mạnh, vui chơi giải trí nhằm rèn luyện cho mình có một lối sống
trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi tác động xấu từ bạn bè và các quan
hệ xã hội khác.
+ Thứ hai: Tăng cường vai trò của gia đình với ý nghĩa là rào cản của
hiện tượng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
- Công tác giáo dục được thể hiện cụ thể như việc lựa chọn phương pháp
giáo dục đúng, tăng cường trách nhiệm trong quản lý và giáo dục con
cái, kiểm tra các hoạt động hằng ngày của các em để kịp thời uốn nắn,
sửa chữa các lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, không để các em bị
lợi dụng, lôi kéo vào con đường tiêu cực là việc làm hết sức cần thiết.
- Các bậc cha mẹ cần được nâng cao tri thức về phòng, chống vi phạm,
tội phạm, tệ nạn xã hội để hiểu được vi phạm tội phạm và tệ nạn xã hội
là gì; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc gây ra các hành
vi này; cách nhận biết người phạm tội, vi phạm pháp luật, mắc nghiện
ma túy; tội phạm và tệ nạn xã hội gây ra tác hại gì cho bản thân, gia
đình, xã hội; có thể cai nghiện ma túy được không; cai nghiện bằng cách
nào để họ có định hướng và có biện pháp quản lý, giáo dục con cái.
- Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm cho các em lớn khôn và trưởng
thành, không vi phạm pháp luật, không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội;
đảm bảo được đời sống kinh tế gia đình để trẻ em có được những điều
kiện sống tối thiểu như ăn ở, mặc, sinh hoạt, học hành.

8


+Thứ ba: tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giữa nhà
trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo dục các
em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên. Cụ thể là,
các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh, sinh viên
trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các quy định

bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở các cấp
học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh,
sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.
+ Thứ tư: Các ngành, đoàn thể và nhà trường cần nêu cao vai trò, chức
năng, nhiệm vụ của mình trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp
luật, vận động hội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên không vi phạm
pháp luật, có chính sách hỗ trợ vốn và giải quyết việc làm cho thanh,
thiếu niên nghèo
Muốn công tác này thực sự có hiệu quả chúng ta nên:
- Nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị
trí, vai trò của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
thanh niên đối yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần
được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có mục đích,
phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung
vào đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần bám sát
các nội dung và nhiệm vụ của Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu
niên giai đoạn 2011 – 2015 (ban hành kèm theo Quyết định số 2160/QĐTTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ).
- Cần đề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học giáo dục công
dân, Nhà nước và pháp luật trong các cấp học, bậc học.

9


- Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm
triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.

- Đào tạo nghề, hướng nghiệp và tạo công ăn việc làm cho lao động
trẻ, nhất là lao động ở vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn, lao động tự
do, đào tạo và bố trí công việc cho người thất nghiệp, lao động phổ
thông để họ có công việc ổn định, có mức lương phù hợp để ổn định
cuộc sống.
+ Cuối cùng tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình,
giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác trong việc quản lý, giáo
dục các em và phòng chống vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên.
Cụ thể là, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm quản lý giáo dục học sinh,
sinh viên trong các trường học, đưa nội dung giáo dục, pháp luật và các
quy định bảo vệ an ninh, trật tự vào chương trình giáo dục chính khóa ở
các cấp học; phối hợp tốt với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học
sinh, sinh viên, bảo vệ an ninh, trật tự trong khu vực nhà trường.
Từ đó nhằm góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho
thanh, thiếu niên, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp đã được đề ra.
III) KẾT LUẬN
Trên đây là thực trạng vi phạm pháp luật của thanh, thiếu niên,
nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng đó mà em đã nghiên cứu
được.Để có thể khắc phục được thực trạng trên thì Đảng, Nhà nước và
mỗi con người chúng ta trong xã hội cần phải hiểu rõ được đâu là nguyên
nhân gây ra tình hình trên để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp để
khắc phục.Có như vậy đất nước mới có thể có được một thế hệ trẻ mang
đủ cả đức và tài góp phần làm cho đất nước phát triển và giàu mạnh hơn.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luận, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2010.

2. />?ItemID=24
3. Nguồn: />s=11cf0c33628bb8532e5d0911c46d3e58#ixzz2EXONDbnD
Điện Tử www.KILOBOOKS.com
4.Nguồn bài viết: />s=6b81dd0a985977f81660896b827f642a#ixzz2EdGGrGMZ
5.Tội phạm hình sự 6 tháng đầu năm: Giảm nhưng chưa cơ bản - Tin tức
203.190.166.53/userfiles/TAILIEU%20CLB%208_2012.DOC

11


PHỤ LỤC
1)TỘI PHẠM
Bài viết:75% tội phạm hình sự là… người trẻ
(ANTĐ) Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011,
Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu
niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng
như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.

Từ những vụ thảm sát kinh hoàng

Vụ thảm sát tại tiệm vàng Bắc Giang đã qua hơn 2 tháng nay vẫn khiến cho dư luận chưa hết bàng hoàng, căm
phẫn. Hung thủ của vụ án khủng khiếp này là một đối tượng chưa đủ 18 tuổi - Lê Văn Luyện. Thời gian gần đây,
là hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ, cùng những hành vi gây án ngông cuồng, manh động đang
dấy lên sự lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ.

Tại huyện Đức Cơ (Gia Lai), mới đây anh Hồ Đình Tân 22 tuổi đã bị một học sinh lớp 10 dùng dao đâm nhiều
nhát gây tử vong ngay tại chỗ. Vụ án này xuất phát từ chuyện rất nhỏ: chiều 3-9, anh Tân tới một quán karaoke
hát, uống bia và gặp nhóm của Long tại quán. Anh Tân đã mời Long và các bạn của Long uống bia nhưng Long
từ chối khiến hai bên lời qua tiếng lại, giằng co trong quán. Vụ việc tưởng như được giải quyết xong, hai bên đã
“hạ nhiệt” khi có người vào can ngăn. Rời quán karaoke, anh Tân cùng ba người bạn đi ngang qua trường THPT

Lê Hoàn thì gặp lại Long, tại đây anh Tân hỏi Long: “Sao chú còn nhỏ mà hỗn với anh?”, Long không trả lời, rút

12


dao trong cặp đuổi đâm anh Tân túi bụi cho tới khi anh gục ngã.

Người dân sống trên đường 17, P.Tân Quy, Q.7 (TP.HCM) đến nay vẫn còn sợ hãi khi nhắc về câu chuyện xảy ra
từ giữa tháng 7, một cô gái mang theo cây xăm gõ cửa nhà ông Phạm Văn Năm (68 tuổi), vừa thấy ông mở cửa
cô gái này đâm ông gục ngã ngay tại chỗ. Con gái ông Năm thấy vậy la lên kêu cứu rồi chạy ra ngoài hòng trốn
thoát, tuy nhiên cô cũng bị hung thủ đâm nhiều nhát cho tới khi người dân nghe tiếng ập vào khống chế, bắt giữ.
Người bị bắt là Hồ Thị Bích Phương (25 tuổi, ở Q.4). Phương khai chỉ vì có mâu thuẫn trong chuyện tình cảm,
quan hệ giữa Phương và con gái ông Năm, Phương đã tức giận, mang theo hung khí tới “xử” cha con ông Năm
cho hả giận. Hay vụ Võ Ngọc Tú Anh bị sát hại ngay tại một khách sạn trên đường Hồng Hà (TP.HCM) ngày 255-2011, mà thủ phạm không ai khác chính là người yêu cũ của cô, chàng thanh niên 19 tuổi Châu Tấn Việt vì
mẫu thuẫn tiền bạc.

Một vụ án khác gây chấn động tỉnh Hà Giang vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Mão vừa rồi mà thủ phạm
là hai anh em họ Nguyễn Văn Đế (25 tuổi) và Nguyễn Văn Nội (19 tuổi) - đều trú tại xã Phương Độ, tỉnh Hà
Giang. Chỉ trong một đêm, hai kẻ côn đồ này đã sát hại cả một gia đình 3 người là anh Đặng Thành Đông (43
tuổi), chị Dư Thị Yên (39 tuổi) và con gái Đặng Thị Huyền (15 tuổi) hòng cướp tài sản. Tháng 5-2011, tại quận
Đống Đa, Hà Nội xảy ra vụ trọng án khiến một cô gái bị bắn chết giữa đường khi đang ngồi trong xe taxi mà
nguyên nhân chỉ vì số nợ 10 triệu đồng.

Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại là các vụ giết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có
đối tượng còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hành vi giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đều xuất
phát từ những mâu thuẫn nhỏ. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, 6 tháng đầu năm,
trong khi mức độ phạm tội chưa có dấu hiệu giảm thì số lượng thanh niên vi phạm pháp luật đã gần xấp xỉ so với
năm ngoái. Nạn tự tử, hút, lắc, và “bay”, bỏ học, bỏ nhà đi hoang, tập hợp thành băng nhóm, gây án lấy tiền
thỏa mãn những cuộc vui, cơn nghiện ngày càng phổ biến. Những đối tượng này phần lớn đều ở độ tuổi… học
sinh. chỉ vì những xích mích nhỏ, lòng tham, tính hiếu thắng mà sẵn sàng đánh nhau, uy hiếp, cướp giật.


13


Nguyên nhân vì đâu

Là người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng cảnh sát hình sự đấu tranh với các loại tội phạm hình sự tại địa bàn trọng
điểm, Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hà Nội cho rằng một trong
những nguyên nhân khiến cho số vụ án giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng là đạo đức xã hội đang xuống
cấp. Trong khi đó, lớp trẻ hiện đang bị “đầu độc” bởi quá nhiều thứ văn hóa nghe nhìn, giải trí có nội dung kích
động bạo lực. Chỉ cần bật các kênh truyền hình được cấp phép hoạt động cũng thấy hàng ngày đang có quá nhiều
phim bạo lực. Rồi Internet, game online có nội dung bạo lực tràn ngập. Đây chính là nguyên nhân xã hội đang
từng giờ từng ngày tác động tới tâm sinh lý của một bộ phận thanh thiếu niên. Bởi ở độ tuổi đang trong giai đoạn
hình thành nhân cách, khi tiếp cận với quá nhiều thứ giải trí bạo lực sẽ khiến con người bị lệch lạc về nhân cách,
hành động theo bản năng và rất dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động.
Bên cạnh đó, ma túy tổng hợp gây ảo giác cũng là một nguyên nhân khiến gia tăng các vụ trọng án.

Xét ở một góc độ khác thì vai trò giáo dục của nhà trường và xã hội đối với giới trẻ hiện nay có phần mờ nhạt nếu

14


như không muốn nói là buông lỏng. Có vẻ như nhà trường tập trung vào nhồi nhét kiến thức chạy theo thành tích
nhiều hơn là dạy các em về nhân cách, về văn hóa ứng xử, về trách nhiệm công dân đối với xã hội. Phương pháp
giáo dục truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn” của nền giáo dục xưa giờ đang bị coi là lỗi thời, lạc hậu. Điều
đó dẫn đến một hệ quả là cho ra lò những sản phẩm giáo dục méo mó về nhân cách. Một bộ phận giới trẻ sống
nhạt, thờ ơ vô trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa ứng xử xuống cấp thảm hại. Ranh giới
giữa thầy - trò, cha mẹ - con cái, trên - dưới đã không còn mực thước. Khiến cho giới trẻ không có những “tấm
gương” để học tập và dễ dàng bị tác động bởi những thứ văn hóa ngoại lai.
Song điều quan trọng nhất là sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình. Nếu các bậc phụ huynh quan tâm đến con

sẽ biết con học hành ra sao, quan hệ bạn bè thế nào. Hiện nay, nhiều cha mẹ rất giỏi kinh doanh và cứ nghĩ cho
con tiền tiêu thoải mái là quá đủ. Nhiều bố mẹ khi cơ quan công an gọi hỏi thì mới ngã ngửa ra rằng mình toàn
cho tiền để con đi chơi chứ không phải là đi học.

Theo TS tâm lý Nguyễn Thu An, việc nhận ra những điểm khác thường của con trẻ là rất quan trọng. Nếu thấy
con mình hay đóng cửa phòng một cách bí mật, gọi điện thoại, một số hành động lạ nhiều hơn bình thường thì
cần quan tâm, theo dõi. Nhất là với lứa tuổi 14, 15, 16 các bậc phụ huynh cần phải biết con mình chơi với ai,
chơi như thế nào để có những định hướng cần thiết. Khi một đứa trẻ không được giáo dục, không còn biết sợ vì bị
bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức chai lì thì các em sẽ hành động theo quán tính. Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực,
với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi
gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc
đang chơi game. Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mà nhóm nghiên cứu tiếp xúc cho
biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh
trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo. Chúng ta thường lên án và kiểm soát chặt chẽ văn
hóa phẩm đồi trụy vì nó tác động xấu đến giới trẻ, nhưng những trò chơi, đồ chơi mang tính chất bạo lực không
được kiểm tra đúng mức.

Luật sư Phạm Hồng Hải (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội) cũng cho biết, giải pháp tối ưu phải tạo “công ăn việc
làm” cho trẻ. Khi con người ta được học hành hoặc có việc làm thì rõ ràng thời gian để có thể làm những việc
không có ích, những việc bất lợi cho xã hội sẽ không có, hoặc hiếm hơn. Tuy nhiên để hiện thực hóa điều này
không phải dễ. Vậy vấn đề ở đây chính là cách giáo dục và quản lý con em của từng gia đình. Đã đến lúc chúng ta
cần xem xét lại hiệu quả gắn kết của “tam giác”: gia đình - nhà trường - xã hội. Gia đình, đặc biệt là cha mẹ,
những người quyết định trực tiếp đến sự trưởng thành và nên người của các em. cần quan tâm đúng mức đến
nguyện vọng của con trong từng giai đoạn trưởng thành, cho các em con đường học tập rộng mở để các em không
bị ảnh hưởng, lôi kéo bởi bạn bè và Internet.

15


Khung hình phạt đối với trẻ vị thành niên cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều tội phạm phạm tội có tính chất

man rợ, giết nhiều người cùng lúc nhưng vì chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu mức án cao nhất là tử hình hoặc
chung thân. Đây cũng là kẽ hở khiến tội phạm lợi dụng. Vì vậy, bên cạnh việc “phòng ngừa” là tạo dựng những
môi trường sống tốt cho giới trẻ thì cũng cần những hình phạt đủ để răn đe đối tượng phạm tội. Đối tượng phạm
tội trẻ hóa đang ngày càng gia tăng, đã đến lúc các nhà làm luật cần tính tới sửa đổi bổ sung điều luật liên quan
đến tội phạm vị thành niên để phù hợp với tình hình thực tế.

/>
Vi phạm giao thông
Hình ảnh thanh niên lạng lách đánh võng trên đường.

16


Cần ngăn chặn việc lạng lách, đánh võng và bốc đầu trên đường phố của cá "quái
xế"

Nhiều nam nữ thanh niên vô tư chạy xe máy "kẹp 3, kẹp 4" và không đội mũ bảo
hiểm giữa thủ đô, là những tình huống giao thông được độc giả Hoàng
Xuân Khánh chia sẻ.
>Muôn kiểu giao thông Hà Nội/Nhiều thanh niên chạy môtô không mũ bảo hiểm ở
Hà Nội

17


18


Kẹp 4 không mũ bảo hiểm.


Tình trạng bạo lực học đường

Tin tức trong ngày

Bạo lực học đường chỉ là những vụ việc cá biệt

Bạo lực học đường đang bùng nổ?
Thứ Ba, 07/12/2010, 09:11 AM (GMT+7)

(Tin tuc) - Bạo lực học đường đang bùng nổ nhưng các nhà quản lý cho rằng “đó chỉ là những vụ việc cá
biệt của một bộ phận nhỏ học sinh chưa ngoan chứ không phải là hành động thường xuyên của số đông học
sinh”.
Tại buổi giao lưu “Chống bạo hành trẻ em và bạo lực học đường”

19


diễn ra hôm qua tại TPHCM, ông Trần Khắc Huy - Trưởng Phòng Công tác học sinh - sinh viên, Sở GD&ĐT
TPHCM cho rằng nếu nhà trường có biện pháp thích hợp phối hợp tốt với cha mẹ học sinh, giáo viên, nắm bắt
được những tâm sinh lý của học sinh... thì chắc chắn ngăn chặn được bạo lực học đường.
Ông Huy cho biết, Sở GD&ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra nhằm tìm
hiểu rõ nguyên nhân để xử lý. Nhiều phụ huynh cho rằng, tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng trong khi
nhiều trường học lại thiếu phòng tư vấn học đường để can thiệp kịp thời mâu thuẫn giữa các học sinh. Sở GD&ĐT
đã yêu cầu, tất cả trường học trên địa bàn thành phố phải xây dựng phòng tư vấn học đường.

Bạo lực học đường chỉ là những vụ việc cá biệt
Theo ông Huy, áp lực và căng thẳng về học tập của học sinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo
lực học đường.
Bà Nguyễn Thị Tâm - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý Hồn Việt cũng cho rằng, đội ngũ tư vấn tâm lý chuyên
nghiệp còn rất mỏng, trong khi đó, các trường cần phải có những chuyên viên tâm lý để giải tỏa những bức xúc

cho học sinh.
Ông Trần Khắc Huy cho biết thời gian gần đây những vụ đánh nhau mang tính chất côn đồ diễn ra thường xuyên
và dày đặc khiến những người làm công tác giáo dục lo lắng. “Qua một số bài dự thi “Học sinh TPHCM nói
không với bạo lực học đường” cho thấy nguyên nhân bạo lực là do học sinh lười học, mê game và gia đình buông
lỏng giáo dục” - ông Huy nhận xét.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, trẻ bị bạo hành là
vấn đề đáng báo động. Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn tâm lý Hồn Việt, khi cái ác, cái
xấu, bạo lực diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến lối sống, nhân cách của cả một thế hệ. Cho nên, muốn giáo
dục các em, trước hết phải bắt đầu từ người lớn, gia đình..
Bên cạnh đó là hành vi coi cóp trong thi cử

Hơn 80% thí sinh nói có gian lận thi cử

20


23.07.2012 10:07

Phần lớn thí sinh thừa nhận đã có rất nhiều hình thức gian lận thi cử trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT 2012, từ hỏi bài nhau, mang tài liệu vào phòng thi cho đến tổ
chức giải bài tập thể...

Cuộc thăm dò trên 500 thí sinh từ 36 tỉnh thành về tính nghiêm túc ở kỳ thi tốt nghiệp
THPT năm nay, kết quả: 84, 6% thí sinh trong số đó thừa nhận có xuất hiện hiện
tượng tiêu cực tại nơi các bạn dự thi.
Cuộc thăm dò xuất phát từ trăn trở của một số nhà xã hội học khi theo dõi tình hình
giáo dục nước nhà. Một vị trong nhóm này băn khoăn: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm
2012 có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp rất cao với gần 98% học sinh”.
Việc thăm dò được thực hiện theo hình thức phát phiếu ngẫu nhiên sau buổi thi đầu
tiên tại nhiều điểm thi trong đợt thi tuyển sinh ĐH thứ hai và đợt thi CĐ vừa qua trên

địa bàn TP.HCM.
Do thực hiện theo hình thức ngẫu nhiên tại TP.HCM nên kết quả thăm dò thu nhận
được chủ yếu là của các thí sinh phía Nam. Cụ thể, thí sinh được hỏi đến từ các vùng,
miền như Đông Nam bộ (233 thí sinh), Tây Nam bộ (105 thí sinh), miền Trung (99
thí sinh), Tây nguyên (61 thí sinh).

Thí sinh chuẩn bị “phao” trước khi vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2012.
Từ “hỏi bài” đến... “nhìn bài”

21


Khi được hỏi về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, có đến 84, 6% (423/500) số thí
sinh được hỏi cho biết có diễn ra hiện tượng tiêu cực dưới nhiều hình thức khác nhau
tại nơi các bạn dự thi.
Trong đó, phổ biến nhất là các hiện tượng như nhìn bài của nhau, trao đổi bài cùng
nhau trong khi thi. Thậm chí thí sinh cũng cho biết có cả việc giám thị làm ngơ khi thí
sinh hỏi bài, xem tài liệu và kể cả việc... tổ chức giải bài thi tập thể nơi các bạn dự
thi.
Những hiện tượng tiêu cực cụ thể được thí sinh cho rằng có diễn ra tại nơi mình dự
thi với những mức độ gần như phổ biến như sau: có đến 84, 2% cho biết có hiện
tượng “hỏi bài nhau trong khi thi”. Còn hiện tượng “nhìn bài của nhau trong khi thi”
cũng có đến 83, 5% cho biết có diễn ra.

“Giải bài tập thể”
Ngoài ra, một số hiện tượng tiêu cực khác tuy có tỉ lệ thấp hơn nhưng cũng được thí
sinh nhìn nhận có diễn ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay tại nơi các bạn dự thi
như “giám thị làm ngơ khi thí sinh hỏi bài nhau” với 36, 4%. Hay như hiện tượng

22



“trao đổi tài liệu trong khi thi” cũng có 23, 4%, “mang tài liệu vào phòng thi” có 20,
6% cho biết có diễn ra.
Đáng chú ý, những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng hơn như “giám thị làm ngơ cho
thí sinh xem tài liệu”, “giám thị gợi ý giải bài cho thí sinh”, “mang điện thoại di
động vào phòng thi” và “mang tài liệu vào phòng thi để xem”... cũng lần lượt có 13,
5%, 10, 4%, 13, 7% và 11, 8% thí sinh khi được hỏi cho biết có diễn ra nơi mình dự
thi.
Thậm chí 11, 3% số thí sinh được hỏi còn cho biết hiện tượng tổ chức “giải bài tập
thể” diễn ra tại nơi mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Về mức độ, các hành vi tiêu cực theo từng địa phương, thí sinh từ 36 tỉnh, thành
thuộc khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, miền Trung, Tây Nguyên... đều nhìn
nhận nơi mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay có xảy ra tiêu cực.
Tuy nhiên, hành vi và mức độ tiêu cực ở mỗi nơi khác nhau. Chẳng hạn với hành vi
“giám thị làm ngơ cho thí sinh hỏi bài nhau”, có nơi 51, 1% thí sinh được hỏi nhìn
nhận có diễn ra nhưng cũng có nơi chỉ có 15, 6% thí sinh nhìn nhận.
Hay như hành vi “giải bài tập thể” có nơi 14, 8% thí sinh được hỏi nhìn nhận có xảy
ra và ở nơi khác là 13, 0%... Tỉ lệ này được thống kê căn cứ trên tỉnh thành mà thí
sinh cho biết mình dự thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Sau khi thực hiện xong cuộc thăm dò, nhà xã hội học này kết luận: “Tôi không nghĩ
kết quả cuộc thăm dò này mang tính chất đại diện cho toàn thể thí sinh đã dự thi tốt
nghiệp THPT ở các tỉnh thành trên cả nước. Nhưng tôi cho rằng kết quả này là một cơ
sở ban đầu để lý giải vì sao tỉ lệ tốt nghiệp THPT của chúng ta lại cao ngất ngưởng
như đã thấy”.

23


/>

24



×