Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Chính sách tiền tệ và việc vận dụng chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 9 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đọan hiện nay thì phát
triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội luôn là mục tiêu hàng đầu. Trong những
năm gần đây, tình hình lạm phát xảy ra đã khiến nền kinh tế nước ta rơi vào
trong tình trạng mất ổn định. Trước tình hình đó, ngân hàng nhà
nước( NHNN) Việt Nam đã sử dụng rất nhiều biện pháp để giúp bình ổn thị
trường giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. Một trong những
biện pháp tiêu biểu và có ảnh hưởng mà NHNN sử dụng đó là chính sách tiền
tệ.
Bài làm dưới đây em xin trình bày những nét cụ thể, khái quát nhất về chính
sách tiền tệ và việc vận dụng chính sách tiền tệ của nước ta hiện nay.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận
1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực
lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các
biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ pháp định và quản lí dự
trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất... để đáp
ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản
xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định. Chính sách tiền tệ nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, thực hiện sự kiểm tra có hiệu
quả của nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi mô…
2. Mục tiêu và các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
Mục tiêu của chính sách tiền tệ đó là nhằm ổn định giá cả, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm trong xã hội.
Để thực hiện được các mục tiêu này thì chính sách tiền tệ được thực hiện
thông qua ba công cụ chủ yếu: nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và
lãi suất chiết khấu.(ngoài ra còn một số công cụ khác như: tín dụng, quy định mức
lãi suất huy động và cho vay). Cụ thể việc vận dụng ba công cụ này như sau:


1


+ Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ có thể trực tiếp tác động vào lượng
tiền cơ sở bằng việc mua bán các chứng khoán. Từ đó mở rộng hay thu hẹp mức
cung tiền trong nền kinh tế.
+ Thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, NHTƯ tác động vào số tiền trong nền kinh tế.
Khi tăng tỉ lệ dự trữ sẽ góp phần làm giảm khả năng cho vay và đầu tư của ngân
hàng thương mại, từ đó giảm lượng tiền trong lưu thông, góp phần làm giảm cầu
tiền để cân bằng với sự giảm cung xã hội. trong trường hợp giảm tỉ lệ dự trữ bắt
buộc, khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại sẽ tăng lên, dẫn đến
sự gia tăng lượng tiền trong lưu thông, góp phần tăng cung xã hội để cân đối tăng
cầu về tiền.
+ Thông qua lãi suất chiết khấu, ngân hàng trung ương có thể tác động đến Ms.
Lãi suất chiết khấu tăng lên sẽ làm cho ngân hàng thương mại dự trữ nhiều hơn và
do đó số nhân tiền giảm, kết quả là mức cung tiền giảm xuống. Trái lại, khi lãi
suất chiết khấu thấp sẽ làm giảm tỉ lệ dự trữ thực tế của ngân hàng thương mại và
làm mức cung tiền tăng.
3, Các loại chính sách tiền tệ
Có hai loại chính sách tiền tệ là chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách
tiền tệ mở rộng.
+ Chính sách tiền tệ mở rộng là việc ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền
trong nền kinh tế, làm lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu. Để mở rộng
mức cung tiền ngân hàng trung ương thực hiện một trong ba cách sau: mua vào
trên thị trường chứng khoán, hạ thấp tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất
chiết khấu, hoặc đồng thời thực hiện cả hai hoặc ba cách.
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc ngân hàng trung ương tác động làm giảm bớt
mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Ngân
hàng trung ương làm giảm mức cung tiền bằng cách: bán ra trên thị trường chứng
khoán, tăng mức dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, kiểm soát khắt khe đối

với các hoạt động tín dụng….
II. Cơ sở thực tiễn- Việc vận dụng chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay

2


Trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô là tăng
trưởng kinh tế, ổn định đồng tiền, cân bằng cán cân đối ngoại và giải quyết công
ăn việc làm, chính sách tiền tệ quốc gia có vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện CSTT từ đầu những năm 90
của thế kỷ 20 vừa qua. Cho đến nay, CSTT quốc gia đã thực sự góp phần quan
trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của Nhà nước, nhất là trong
việc kìm chế lạm phát, cung cấp tổng phương tiện thanh toán (M2) cho nền kinh tế
phù hợp với tốc độ tăng của GDP, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo
an ninh quốc phòng. Trình độ hoạch định và điều hành CSTT của NHNN Việt
Nam ngày càng tăng lên thông qua việc chú trọng công tác phân tích mọi diễn biến
kinh tế- tiền tệ trong nước và quốc tế để có những dự báo và quyết định kịp thời
tới việc ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, sử dụng ngày càng nhuần nhuyễn hơn
các công cụ của CSTT. CSTT vừa qua thực sự có những đóng góp đáng kể cho
nền kinh tế.Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách tiền tệ không phải lúc nào cũng
hoàn toàn phù hợp và ở mỗi một giai đoạn khác nhau thì CSTT được NHNN sử
dụng cũng khác nhau.
Để thấy rõ được việc vận dụng CSTT vào nền kinh tế của Việt Nam, em
xin trình bày những nét khái quát nhất về việc vận dụng chính sách tiền tệ ở nước
ta trong những năm gần đây.

1, Chính sách tiền tệ năm 2008
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn và thử thách đối với hoạt động
của ngành Ngân hàng. Lạm phát tăng cao và không có dấu hiệu dừng.
Trước tình hình đó, NHNN đã thi hành những CSTT thích hợp nhằm kiềm chế

lạm phát giúp ổn định nền kinh tế.
Trong những tháng đầu năm 2008, NHNN quyết định nâng dự trữ bắt buộc
đối với các ngân hàng thương mại và qui định các ngân hàng thương mại mua trái
phiếu của ngân hàng nhà nước. Trước tình trạng dư thừa tiền tệ, NHNN đã thực
hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua ba công cụ chủ yếu là lãi suất, dự trữ
bắt buộc và thị trường mở: NHNN liên tục tăng lãi suất cơ bản trong 6 tháng đầu
năm, đỉnh điểm là vào tháng 6/2008 lên đến 14% đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc lên 1%.
Từ tháng 6 đến cuối năm 2008,Chính phủ đã có chủ trương giảm tăng
3


trưởng, tập trung chống lạm phát. Sau khi lạm phát được kiềm chế, NHNN đã
từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ quan trọng.
Lãi suất cơ bản đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ
05/11/08) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008
(11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08, 8,5% từ 22/12/08). Các công cụ trên đã tác
động mạnh tới thị trường, làm tăng dần mức cung tiền cho nền kinh tế. Tăng
trưởng tín dụng 2008 đạt xấp xỉ 23%.
 Chính sách tiền tệ này đã mang lại kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng
và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5
xuống các mức thấp hơn trong quý và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ
lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%. Tuy nhiên, CSTT vẫn còn tồn tại một
số hạn chế nhất định: Chính sách thắt chặt tiền tệ đã gây khó khăn trong việc vay
vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, NHNN phải thận trọng hơn trong
việc đồng thời sử dụng nhiều công cụ CSTT đặc biệt là về mức độ cần thiết về liều
lượng cũng như cách thức vận hành.
2, Chính sách tiền tệ cuối năm 2008 đầu năm 2009
Giai đoạn cuối 2008 và đầu năm 2009: Cuối năm 2008, trước ảnh hưởng
không tốt của CSTT thắt chặt, NHNN sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ thông

qua công cụ lãi suất, lãi suất cơ bản giảm xuống từ 14%/năm còn 8,5%/ năm; lãi
suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm, 5%/năm, 10%/năm,
sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 10%/năm
xuống còn 5%/năm và các loại lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được
hạ xuống…
Trong năm 2009, NHNN đứng trước một thử thách lớn về việc vận dụng
chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với những bất cập của nền kinh tế. Lạm phát
cao năm 2008, cùng với sự đảo chiều của vốn đầu tư nước ngoài và thâm hụt
mạnh cán cân thương mại (12,783 tỷ USD) đã có tác động mạnh đến tâm lý các
nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Trước tình hình đó, NHNN đã thực thi CSTT
một cách linh hoạt phối hợp đồng bộ với nhiều giải pháp khác để giữ bình ổn thị
trường, tiêu biểu như:
+Yêu cầu các NHTM giảm lãi suất cho vay và huy động bằng ngoại tệ ( lãi suất
cho vay giảm t ừ 6 – 6.5%/năm xuống không quá 1.5%/năm kể từ ngày
01/06/2009) .
4


-+Lãi suất cho vay ngoại tệ giảm từ mức 6-6,5%/năm xuống 3%/năm từ ngày
01/6/2009 không quá lãi suất huy động giảm xuống mức không quá 1,5%/năm.
-+Bán nguồn ngoại tệ thu được phát hành trái phiếu Chính phủ cho NHNN.
 Kết quả thu được trong giai đoạn này là: Các doanh nghiệp phục hồi sản xuất,
bất động sản và thị trường tín dụng có nhiều khởi sắc. thị trường được bình ổn.

3, Chính sách tiền tệ cuối năm 2009
Trước tình hình suy giảm kinh tế đã được ngăn chặn, giá cả có xu hướng
tăng, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá theo hướng nới lỏng, thận
trọng, hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng
hiệu quả. Các giải pháp điều hành chủ yếu là:
+ Tích cực triển khai các cơ chế hỗ trợ lãi suất theo các quyết định của thủ

tướng Chính phủ .
+ Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến và mục tiêu
kinh tế vĩ mô, thực hiện đồng bộ các giải pháp:
 Điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
 Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở.
 Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tín dụng và lãi suất
phù hợp với chủ trương của chính phủ, của ngành.
 Trong năm 2009, so với việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp
trên đây, có thể khẳng định: hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần quan
trọng trong ngăn chặn suy giảm, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cũng gây sức ép
cho lạm phát và một số cân đối vĩ mô khác. Ví dụ việc hỗ trợ lãi suất cho các
doanh nghiệp đã làm tăng sức ép lên tỉ giá VNĐ. Vì vậy, chính sách tiền tệ có lẽ
cần bớt nới lỏng hơn song cũng không nên thắt chặt quá đột ngột để tránh tình
trạng thiếu hụt thanh khoản gây khó khăn cho ngân hàng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn, thách thức buộc chúng ta phải
nỗ lực nhiều hơn nữa trong năm 2010.
5


4, Chính sách tiền tệ năm 2010
Nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế đạt 4,8%.
Trong năm 2010, nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt một cách
thận trọng, chủ động, bám sát thực tế nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ
mô. Biểu hiện cụ thể của chính sách tiền tệ thông qua các công cụ như sau:
+ Lãi suất: NHNN đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm đến
8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 5%/năm đến 6%/năm áp dụng từ 1/12/2009.
Các ngân hàng đã thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VND không vượt quá
14%/ năm; lãi suất cho vay bình quân 15,27%/năm.
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ giảm từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới

1năm, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 1năm.
+ Linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm ổn
định thị trường tiền tệ.
Mặc dù trong năm 2010, việc vận dụng chính sách tiền tệ thắt chặt đôi
khi gây không ít tác động xấu đến các doanh nghiệp nhưng nhìn chung trong năm
2010, thị trường tiền tệ ,tín dụng ở mức ổn định, phù hợp với sự phát triển kinh tế,
xã hội.
5, Chính sách tiền tệ năm 2011
Chính sách tiền tệ năm tiếp tục được NHNN Việt Nam điều chỉnh theo xu
hướng thắt chặt nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô. Ngân
hàng nhà nước thực hiện 5 công cụ thuộc nhóm chính sách tiền tệ, đó là:
+ Hạn mức tín dụng áp dụng cho hệ thống ngân hàng dưới 20% trong năm 2011.
Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, nhưng cơ cấu tín dụng chuyển
dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông
thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.
+ Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là 3% đối với các khoản gửi dưới một năm và 1% đối với
các khoản gửi trên 1 năm.

6


+ Về nghiệp vụ thị trường mở: NHNN mua các loại tín phiếu do ngân hàng
thương mại phát hành hoặc các loại trái phiếu chính phủ và trái phiếu kho bạc.
(tuy nhiên nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự phát triển)
+ Tái cấp vốn, tái chiết khấu.(là công cụ còn nhiều hạn chế)
+ Điều chỉnh các mức lãi suất: Trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho
vay VND ở mức cao, nhiều TCTD có lãi suất huy động thực tế trên 14%/năm. Từ
tháng 9 đến cuối năm 2011, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất
huy động. Nhiều NHTM đã giảm lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, phổ biến ở mức 15-17%/năm. Lãi suất cho vay

đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thấp nhất là 17%/năm (mức phổ biến là
18-21%/năm).
Việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng
được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định
mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại TCTD
đã góp phần giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam. Đánh giá
về bức tranh ngành ngân hàng năm 2011, TS.Lê Xuân Nghĩa cho biết: Chính sách
tiền tệ đã “mạnh tay” trong việc giảm tăng trưởng tín dụng từ gần 30% trong năm
2010 xuống còn 10% năm 2011, tăng trưởng cung tiền từ 25% xuống còn 15%.
Đây là năm đạt kỷ lục tăng trưởng cung tiền, tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong
vòng 25 năm qua..
Tuy nhiên, mặt trái chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2011 là chỉ số công nghiệp
giảm mạnh từ 12% trong tháng 2 xuống còn 7% trong tháng 12 và đà suy
giảm này vẫn còn tiếp tục; Hàng tồn kho còn lớn, tăng hơn 12% so với năm
ngoái; thanh khoản của các ngân hàng gặp khó khăn rất lớn. Vì vậy, NHNN
cần vận dụng chính sách tiền tệ sao cho phù hợp trong năm 2012 để khác phục
tình trạng này.
6, Năm 2012- chính sách tiền tệ và những định hướng
Theo một bài viết trên báo Dân trí ngày 23-1-2012 thì: “Việc thắt chặt tiền
tệ quá mức trong năm 2011 đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều
khó khăn, chỉ số công nghiệp giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, thị trường chứng
khoán khôi phục trong thời gian ngắn…” .Vì vậy, theo TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó
chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2012 chính sách tiền tệ nên
7


“nới” ra một chút, để thành phần kinh tế dễ thở hơn. Đặc biệt, năm 2012 đối với
điều hành chính sách tiền tệ cần có ba thay đổi, đó là tăng trưởng tín dụng theo
khả năng của từng ngân hàng, bỏ thực hiện Nghị định 141 về tăng vốn pháp định
lên 3000 tỷ đồng và bỏ trần lãi suất huy động để giảm bớt áp lực cho các ngân

hàng nhỏ, giảm bớt áp lực tài trợ thanh khoản của NHNN.
Theo Ngân hàng Nhà nước, để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc
hội đề ra, trên cơ sở kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, NHNN xác
định định hướng, mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ
năm 2012 như sau:
+Một là, điều hành linh hoạt và đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo
kiểm soát lượng tiền cung ứng phù hợp với mục tiêu kiểm soát tổng phương tiện
thanh toán 14-16% và tín dụng tăng trưởng 15-17%.
+Hai là, về giải pháp điều hành tín dụng: NHNN chỉ đạo kiểm soát tăng trưởng tín
dụng và dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành lần đầu trong suốt cả năm
2012 tối đa là 15-17%.
+Ba là, điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt theo tín hiệu thị trường,
phù hợp với quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, diễn biến cán cân thanh
toán quốc tế và các cân đối vĩ mô…
+Ngoài ra còn một số giải pháp như: tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám
sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt
động của các TCTD…
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Sự vận dụng CSTT của NHNN có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
nền kinh tế. Tùy mục tiêu của mỗi quốc gia và từng giai đoạn phát triển của đất
nước mà NHTU cần vận dụng cho phù hợp. Chính sách tiền tệ và việc vận
dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam là rất quan trọng trong việc điều tiết nền
kinh tế. Việc vận dụng tốt chính sách này sẽ giúp nền kinh tế của nước ta phát
triển một cách tốt nhất. Do vậy, nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với việc
chỉ đạo thực hiện chính sách này nhằm phát huy những điểm đã đạt được và
khắc phục, hạn chế những thiếu sót trong việc vận dụng chính sách này trong
thời gian qua.
8



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, giáo trình Kinh tế học đại cương, trường đại học Luật Hà Nội, nxb Công an
nhân dân.
2. ngân hàng Việt Nam
3. Tổng cục thống kê
4. Một số trang báo mạng:
+ eFinance.vn
+ www.baomoi.com
+www.hanhchinh.com.vn/forum/shouthread.php?t…
+ wto.ncle.gov.vn (bài viết của Nguyễn Văn GIàu theo tạp chí cộng sản)
+laodong.com.vn

9



×