Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn xây dựng một số video clip hỗ trợ giảng dạy phần thực hành môn công nghệ lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Mã số:....................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MỘT SỐ VIDEO CLIP HỖ TRỢ
GIẢNG DẠY PHẦN THỰC HÀNH
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10

Người thực hiện: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:

Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ 
Phương pháp giáo dục:

Lĩnh vực khác:.............................................. 

Có đính kèm:
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 – 2015

 Hiện vật khác



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
------------------I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
2. Ngày tháng năm sinh: 11 - 09 - 1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: số nhà 484/8 - Thọ Tân - Xuân Thọ - Xuân Lộc - Đồng Nai
5. Điện thoại: 0908060249
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên - Thư ký hội đồng giáo dục.
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Công nghệ
- Số năm có kinh nghiệm: 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Khảo sát nhu cầu xây dựng phòng tư vấn tâm lý của học sinh trong
trường THPT.
+ Thiết kế và thử nghiệm một số bài giảng sử dụng phương pháp dạy
học dự án vào môn Công nghệ 10.
+ Một số biện pháp tăng cường công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh trường THPT Xuân Thọ.


MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................................2
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................................2
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI..............................................……..............4

1. Soạn thảo quy trình hướng dẫn cách xây dựng video clip và đưa vào bài
giảng thực hành………………………………………………………..................4
2. Xây dựng một số video clip hỗ trợ giảng dạy phần thực hành trong sách
giáo khoa Công nghệ 10........................................................................................5
2.1 Các video clip thực hành được xây dựng……………………...…...5
2.2 Lý do lựa chọn các bài thực hành để xây dựng video…………......6
2.3 Phân tích các video clip đã xây dựng…………………………........7
2.4 Ưu và nhược điểm của video…………………………………….....9
3 Thử nghiệm tiết dạy thực hành có sử dụng video minh họa …..….........9
3.1 Thời gian thử nghiệm …….........………………..............................9
3.2 Kết quả thử nghiệm.........................................................................10
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI …………………………….………………......14
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG…..………………….....14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.………...……………………………….…………..16
PHỤ LỤC:……………...…………………………………………….…...……17

-1-


XÂY DỰNG MỘT SỐ VIDEO CLIP HỖ TRỢ GIẢNG DẠY
PHẦN THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 30/07/2001, Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 29/2001/CTGD&ĐT về việc tăng cường giáo dục, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin,
truyền thông trong ngành giáo dục “…toàn ngành phải đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương
pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, ngành học”. Đây cũng là một trong những
mục tiêu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng
dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm phát huy
mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và tạo hứng thú học tập của học
sinh.

Hiện nay, hệ thống đa phương tiện phát triển rất nhanh, đặc biệt là video
được ứng dụng nhiều vào trong dạy học. Video cùng với một số thiết bị phụ trợ
có thể thể hiện được những chương trình học tập hết sức linh hoạt, phong phú,
sống động giúp cho người học có thể bắt chước từng thao tác thực hành cụ thể.
Các tiết thực hành đang là mối lo lắng của nhà trường, nhất là các tiết
thực hành của môn Công Nghệ lớp 10. Bởi bài thực hành chỉ thực hiện tốt khi
có đối tượng lao động thích hợp. Đối tượng lao động ở đây chủ yếu là cây trồng,
vật nuôi, thuỷ sản. Bài thực hành tiến hành ngay tại hiện trường như vườn
trường, ruộng, trại chăn nuôi, trại nuôi trồng thuỷ sản hay khu công nghiệp chế
biến thức ăn, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm,…Rất ít nội dung thực
hành có thể thực hiện ngay tại lớp học. Hơn nữa các bài thực hành đòi hỏi phải
chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ thực hành mà khả năng của nhà trường
rất khó có thể tự túc hết được. Điều đó đã gây ra khó khăn không nhỏ cho việc
tiến hành dạy những bài thực hành.
Vì vậy, việc xây dựng video và ứng dụng vào dạy thực hành của môn
Công Nghệ lớp 10 ở trường THPT Xuân Thọ là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu
cầu của thực tế về sự cần thiết của video phục vụ cho các tiết thực hành của môn
học, cũng như xuất phát từ nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu, xây dựng video
thực hành giúp tăng cường thêm phương tiện dạy học giúp nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, chất lượng dạy và học môn Công Nghệ lớp 10 nói riêng. Do
đó, người nghiên cứu đã tiến hành đề tài: “Xây dựng một số video clip hỗ trợ
giảng dạy phần thực hành môn Công Nghệ lớp 10”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tại nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc năm 1992 đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ
trong những năm tới là triển khai cải cách giáo dục một cách tích cực và vững
chắc theo bước đi phù hợp với yêu cầu khả năng của nền kinh tế và phải ra sức
-2-


phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, coi trọng giáo dục hướng nghiệp cho

học sinh THPT”. Vì thế các môn kỹ thuật tổng hợp (bao gồm kỹ thuật công
nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp và kỹ thuật phục vụ) và hướng nghiệp đóng vai trò
hết sức quan trọng trong chương trình phổ thông nhằm trang bị cho học sinh
những tri thức và kỹ năng về kỹ thuật phổ thông chung nhất. (Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh, 2007)
Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ, việc dạy học muốn theo kịp
cuộc sống nhất thiết việc đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng vận
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại để phát huy mạnh
mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh. Trên
con đường đi tìm các phương tiện dạy học đáp ứng yêu cầu của thời đại, giúp
nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, cũng như chất lượng giảng dạy môn Kỹ
thuật nông nghiệp (Công Nghệ lớp 10) nói riêng đã cho ra đời nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị:
- Sách Dạy kỹ thuật nông nghiệp ở trường Trung học phổ thông của tác
giả Châu Kim Lang do NXBGD xuất bản năm 1997 đã đưa ra những yêu cầu
cơ bản nhất để dạy tốt môn kỹ thật nông nghiệp ở trường THPT. Tác giả phân
tích những khó khăn trong dạy môn kỹ thuật nông nghiệp ở trường THPT, trong
đó thiếu phương tiện dạy học (PTDH) là một yếu tố cần quan tâm.
- Tạp chí giáo dục số 119 (8/2005) trang 29 có giới thiệu bài viết của
Th.S Văn Thị Thanh Nhung, trường ĐHSP Huế: Sử dụng băng hình video rèn
luyện kỹ năng dạy học kỹ thuật chăn nuôi cho sinh viên khoa sinh – Kỹ thuật
nông nghiệp. Qua nghiên cứu tác giả đã cho thấy vai trò quan trọng của video
trong rèn luyện kỹ năng dạy học kỹ thuật cho sinh viên.
- Vấn đề sử dụng băng hình giáo khoa trong dạy học của tác giả Vũ
Trọng Rỹ được đăng trên tạp chí giáo dục số 23 (6/1997) đã phân tích những ưu,
nhược điểm của băng hình video trong dạy học. Đồng thời, tác giả đề xuất nên
ứng dụng băng video vào dạy học một cách tích cực và hiệu quả.
Như vậy, các tác giả đã nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan đến PTDH.
Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều cơ sở lý thuyết và dẫn chứng về hiệu quả của
video trong nhiều lĩnh vực giáo dục. Các nghiên cứu đã góp phần tích cực cho

việc nâng cao chất lượng giáo dục từ việc hỗ trợ của PTDH đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, phần thực hành môn Công Nghệ lớp 10 đang là khó khăn của
nhiều trường THPT trong đó có trường THPT Xuân Thọ. Bởi vì hầu hết các nội
dung thực hành đòi hỏi quan sát, nhận biết thực tế, rất ít nội dung có thể tiến
hành ngay trong lớp học hay phòng thực hành của trường, nhưng khả năng của
nhà trường thì rất khó tự túc hết được các dụng cụ, hoá chất và phương tiện đầy
đủ để tiến hành các bài thực hành. Đồng thời, một số giáo viên giảng dạy môn
Công Nghệ ở trường chỉ sử dụng ảnh tĩnh trong sách giáo khoa mà không tìm
kiếm được các ảnh động như thí nghiệm ảo, các đoạn video clip... để đưa vào
bài giảng tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú cho học sinh trong tiết học thực hành.
-3-


Để khắc phục những hạn chế trên bản thân đã nghiên cứu tìm tòi và viết đề
tài “Xây dựng một số video clip hỗ trợ giảng dạy phần thực hành môn Công
Nghệ lớp 10” nhằm góp phần nhỏ bé của mình giúp giáo viên tháo gỡ khó khăn
khi giảng dạy phần thực hành, cũng như giúp học sinh được tiếp cận với thực tế
nông nghiệp sinh động qua video dạy học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Soạn thảo quy trình hướng dẫn cách xây dựng video clip và đưa vào bài
giảng thực hành.
Quy trình hướng dẫn cách xây dựng video clip: gồm 5 bước
Bước 1: Phân tích
- Lựa chọn bài thực hành:
+ Đọc sách giáo khoa để nắm được nội dung, quy trình thực hành.
+ Lựa chọn các bài thực hành khả thi để tiến hành thực hiện.
+ Chuẩn bị nội dung đề cương (Phải cân nhắc thật tỉ mỉ các chi tiết phải
đưa vào băng, các mục tiêu, đối tượng sử dụng và giá thành sản xuất).
- Tìm kiếm tư liệu: Tìm kiếm các tài liệu, mô hình, vật thật và các đoạn
băng video có liên quan đến nội dung của băng video định thực hiện. Các tư liệu

càng đầy đủ càng có lợi cho công việc làm băng và giảm bớt chi phí sản xuất..
Bước 2: Viết kịch bản
- Kịch bản cần có lời giới thiệu mở đầu, có các câu chuyển giữa các nội
dung và phải có tổng kết lại nội dung đã truyền thông vào cuối đoạn video.
- Trước khi kết thúc video thực hành cần đưa ra những yêu cầu thực hành
hay các câu hỏi trắc nghiệm. Học sinh có thể thực hiện bằng cách biểu diễn các
thao tác hay làm bài trả lời viết cho các câu hỏi.
Bước 3: Thu hình, quay phim (nếu xây dựng video từ những đoạn video có
sẵn thì giáo viên có thể bỏ qua bước này).
Bước 4: Chỉnh sửa video
Quá trình chỉnh sửa bao gồm:
- Cắt bớt các khung hình không cần thiết
- Thêm tiêu đề, các dòng chú thích hay các bước của quy tình thực hành
- Tiến hành lồng tiếng cho video clip (Nếu đoạn video tìm kiếm chưa lồng
tiếng hay muốn lồng tiếng mới).
- Thêm nhạc nền. Nhạc nền có tác dụng tạo cảm giác thích thú cho người
xem, tuy nhiên đối với video sử dụng trong dạy học thì nhạc nền nên sử dụng
hạn chế (Sử dụng nhạc nền êm dịu, âm lượng nhỏ) để tránh gây tiếng ồn ảnh
hưởng đến hiệu quả truyền thông của video.
-4-


Bước 5: Đưa video vào bài giảng
Video có thể kết hợp vào bài giảng bằng nhiều cách như sau:
- Chiếu video độc lập: Khi đến nội dung cần minh hoạ bằng video, giáo viên
chỉ việc mở video bằng các phần mềm xem phim thông thường (Windows
media player, Windows media classic, K player 2,…)
- Đưa video vào bài giảng điện tử:
+ Khi giảng dạy bằng giáo trình điện tử (Soạn thảo bằng powerpoint,
violet,…) thì giáo viên có thể đưa video vào ngay trong bài giảng của mình tại

vị trí muốn trình chiếu video. Video sẽ được trình chiếu ngay trên phần mềm mà
giáo viên đang trình chiếu nội dung bài giảng.
+ Hoặc ngay tại vị trí trên bài giảng điện tử muốn trình chiếu video, giáo
viên cũng có thể tạo một đường liên kết đến vị trí video cần mở để mở video.
2. Xây dựng một số video clip hỗ trợ giảng dạy phần thực hành trong sách
giáo khoa Công nghệ 10.
2.1 Các video clip thực hành được xây dựng (có đĩa CD kèm theo)
Bảng 1: Các đoạn video đã xây dựng
STT

1

Nội dung
Chương
Chương 1 :
Trồng trọt,
lâm nghiệp
đại cương

Bài
Bài 16: Nhận biết một số
loại sâu, bệnh hại lúa

Tên video clip

Độ dài của
video

Một số sâu, bệnh
hại lúa


7 phút

Một số giống gà
2

3

4
5

Bài 24: Quan sát, nhận
dạng ngoại hình một số
giống vật nuôi

Một số giống heo

Chương 2:
Một số giống bò
Chăn nuôi,
thuỷ sản
Bài 36: Quan sát triệu Bệnh Newcastle
đại cương
chứng, bệnh tích của gà
ở gà
bị mắc bệnh Newcastle
và cá trắm cỏ bị xuất Gà có ăn sỏi thật
không?
huyết do virus
Bài 45: Chế biến xi rô từ

Chế biến xi rô nho
Chương 3:
quả
Bảo quản,
Bài 47: Làm sữa chua
chế biến
Làm sữa chua
hoặc sữa đậu nành (đậu
nông, lâm,
bằng phương pháp
tương) bằng phương
thuỷ sản
đơn giản
pháp đơn giản
-5-

7 phút 30
giây
6 phút 30
giây
6 phút 30
giây
5 phút

2 phút
4 phút
7 phút


2.2 Lý do lựa chọn các bài thực hành trên để xây dựng video

a. Đối với các bài thực hành 16, 24 và 36
Những bài thực hành này không thể hoặc khó có thể tiến hành ngay trong
lớp học hay phòng thí nghiệm của nhà trường.
- Bài số 16: Thực hành nhận biết một số sâu, bệnh hại lúa chỉ thực hiện
tốt khi đưa HS đi điều tra thực tế sâu bệnh tại ruộng lúa. Tuy nhiên với thời
lượng 45 phút của tiết thực hành thì không thể đủ để đưa học sinh đi thực tế. Vả
lại, không phải bất cứ địa phuơng nào cũng có ruộng lúa và sâu bệnh hại lúa thì
chỉ xuất hiện và gây hại trong một chu kỳ vòng đời tuơng đối ngắn. Giáo viên
cũng có thể tiến hành thu thập mẫu sâu, bệnh, hoặc cũng có thể giao cho học
sinh thu thập mẫu, ngâm mẫu trong dung dịch bảo quản và đem lên lớp cho học
sinh nhận dạng sâu, bệnh. Nhưng với cách này thì giáo viên và học sinh phải tốn
rất nhiều thời gian và công sức, đôi lúc không thu thập được mẫu như ý muốn.
Công tác bảo quản mẫu sâu bệnh cũng đòi hỏi phải có phòng bảo quản, hoá chất
bảo quản, dụng cụ chứa,…
- Bài số 24: Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật
nuôi. Bài thực hành này muốn thực hiện tốt chỉ khi đưa lớp đi tham quan các trại
chăn nuôi để HS được quan sát và tìm hiểu thực tế về các giống vật nuôi. Mặc
dù, HS có thể tìm hiểu các giống nuôi qua tranh, ảnh giáo viên giới thiệu hay
học sinh thu thập được nhưng các tranh ảnh này ở dạng tĩnh và không thể lột tả
hết được những điểm đặc trưng cũng như đặc điểm nhận dạng của vật nuôi.
- Bài số 36: Thực hành quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị mắc
bệnh Newcastle và cá trắm cỏ bị xuất huyết do vi rút. Bệnh Newcastle ở gà và
xuất huyết ở cá trắm cỏ là 2 bệnh truyền nhiễm (Con người cũng là đối tượng
lây nhiễm vi rút Newcastle) nên tuyệt đối không thể mổ gà bệnh hay cá bệnh
trên lớp cho HS quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà được. Các mẫu vật ngâm
về 2 bệnh này thì cũng rất khó tìm và rất khó bảo quản. Hơn nữa, các mẫu vật,
các tranh ảnh không thể mô tả đầy đủ và cụ thể về triệu chứng , bệnh tích của
vật nuôi bị nhiễm bệnh.
b. Đối với các bài thực hành 45 và 47
Đây là các quy trình thực hành tương đối dễ thực hiện nhưng nếu thực

hiện trong tiết học sẽ gây tốn thời gian nên người nghiên cứu xây dựng video
hướng dẫn cụ thể quy trình thực hành giúp tiết kiệm được thời gian của tiết học.
Qua các thao tác thực hành mẫu trong video, học sinh sẽ tập trung làm việc
nhóm để phân tích về đặc điểm của nguyên liệu, tác động của các điều kiện môi
trường đến nguyên liệu, phân tích mục đích của từng thao tác và của cả quá trình
chế biến. Qua việc phân tích này sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về mục đích, ý
nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Rèn luyện cho học
sinh ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp.

-6-


Đây cũng là mục tiêu mà các em học sinh cần đạt được khi học chương 3: bảo
quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
2.3 Phân tích các video clip thực hành đã xây dựng
a. Video clip 1: Một số sâu, bệnh hại lúa
- Mục đích xây dựng video: Hàng năm, tổn thất do sâu, bệnh hại gây ra
lên tới 20% đến 25%, có khi tới 30% tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp
(FAO, 1981). Vì thế, công tác phòng trừ sâu, bệnh luôn được quan tâm thực
hiện. Để diệt trừ cần nhận dạng đúng sâu, bệnh hại. Video “Một số sâu, bệnh hại
lúa” sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về một số sâu, bệnh hại lúa thường gặp
giúp học sinh dễ dàng nhận biết được sâu, bệnh. Video là tư liệu hỗ trợ cho bài
16 “Thực hành: Nhận biết một số sâu, bệnh hại lúa” trang 50 SGK Công nghệ
10, NXBGD, 2006.
- Nội dung video: Người nghiên cứu mô tả chi tiết những dấu hiệu để
nhận biết một số sâu, bệnh hại lúa, triệu chứng của cây lúa khi bị nhiễm sâu
bệnh. Bao gồm các sâu, bệnh hại sau:
+ Sâu hại lúa: Sâu đục thân bướm hai chấm, sâu cuốn lá loại nhỏ, rầy
nâu hại lúa.
+ Bệnh hại lúa: Bệnh bạc lá lúa, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh lùn

xoắn lá, bệnh sưng rễ, bệnh lem lép hạt.
- Video được sử dụng cùng lúc với phần giảng chính của giáo viên, hoặc
cũng có thể sử dụng để củng cố bài vào cuối giờ.
b. Video clip 2, 3 và 4: Quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật
nuôi
- Mục đích xây dựng video: Các giống vật nuôi hiện nay rất đa dạng và
được các nhà chăn nuôi lai tạo theo các hướng sản xuất khác nhau (Trứng, thịt,
sữa, làm cảnh). Những video về giống vật nuôi được xây dựng nhằm giúp học
sinh nhận dạng, phân biệt, nhớ tên và những đặc điểm nổi bật, hướng sản xuất
của một số giống vật nuôi (heo, bò, gà) phổ biến hiện nay. Video là tư liệu hỗ
trợ cho bài 24 “Thực hành quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật
nuôi”, trang 70 SGK Công nghệ 10.
- Nội dung video: mô tả ngoại hình và những điểm nhận dạng của 32
giống vật nuôi, trong đó có 20 giống gà, 6 giống heo và 6 giống bò:
+ Một số giống gà nuôi phổ biến:
Ở Việt Nam: Gà Tàu vàng, Gà tre, Gà ác, Gà Lương phượng, Gà Đông
tảo, Gà chọi, Gà Hồ, Gà Tây.
Trên thế giới: Gà Brahma, Gà Cochin, Gà Langshan, Gà Rohode đỏ, Gà
Newhampshire, Gà Plymouth, Gà Wyandott, Gà Cornish, Gà Suxes, Gà
Orpington, Gà Dorking, Gà Leghorn.
-7-


+ Một số giống heo: Heo Yorshire, Heo Landrace, Heo Durooc, Heo
Hamshire, Heo Móng Cái, Heo rừng.
+ Một số giống bò: Bò vàng Việt Nam, Bò Redsindhi, Bò lai Sind, Bò
Bredman, Bò Jersey, Bò Hà Lan.
Video được sử dụng cùng lúc với phần giảng chính của giáo viên, hoặc
cũng có thể sử dụng để củng cố bài vào cuối giờ.
c. Video clip 5: Bệnh Newcastle ở gà

- Mục đích xây dựng video: Video được xây dựng nhằm giúp học sinh dễ
dàng quan sát triệu chứng và những bệnh tích của gà bị mắc bệnh Newcastle
(hay còn gọi là bệnh dịch tả gà), một bệnh truyền nhiễm do virus lây lan rất
nhanh và mạnh ở loài gà. Video là tư liệu hỗ trợ bài “Thực hành quan sát triệu
chứng, bệnh tích của gà bị mắc bệnh Newcastle và cá trắm cỏ bị xuất huyết do
vi rút” trang 106 của SGK Công nghệ 10.
- Nội dung video: Người nghiên cứu mô tả chi tiết các triệu chứng và bệnh
tích của gà bị mắc bệnh Newcastle do virus.
- Video được sử dụng cùng lúc với phần giảng chính của giáo viên, hoặc
cũng có thể sử dụng để củng cố bài vào cuối giờ.
d. Video clip 6: Gà có thích ăn sỏi thật không?
- Mục đích xây dựng video: Mặc dù gà được ăn no đến mấy thì gà vẫn tìm
ăn sỏi đá. Vậy có phải gà thích ăn sỏi thật không và dạ dày của gà có khả năng
tiêu hoá đá hay không? Một trong những bệnh tích của gà khi mắc bệnh
Newcastle là dạ bị xuất huyết. Người nghiên cứu xây dựng video clip “Gà có
thích ăn sỏi thật không?” để giúp HS hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của dạ dày ở
gà, từ đó, học sinh hiểu được ảnh huởng của bệnh Newcastle như thế nào đến
chức năng tiêu hoá của gà.
- Video được sử để minh hoạ cho chức năng của dạ dày gà, được trình chiếu
khi mô tả bệnh tích của bệnh Newcastle trên dạ dày của gà.
e. Video clip 7, 8: Chế biến xi rô nho, làm sữa chua bằng phương pháp
đơn giản
- Mục đích xây dựng video: Video với thời lượng tương đối ngắn nên giúp
tiết kiệm được thời gian của tiết thực hành trên lớp. Sau khi xem xong quy trình
thực hành trên video, các em học sinh sẽ có thời gian để phân tích rõ hơn về
mục đích, ý nghĩa của từng thao tác thực hành và của cả quá trình chế biến.
Video là tư liệu hỗ trợ thêm cho bài 45 “Thực hành: Chế biến xirô từ
quả” và bài 47 “ Thực hành: Làm sữa chua bằng phương pháp đơn giản”.
Video được sử dụng vào lúc đầu giờ. Sau đó cho học sinh làm việc nhóm.
- Nội dung video clip 7:

-8-


Thu hình chi tiết quy trình thực hành chế biến xirô từ quả nho. Quy trình
chế biến gồm 3 bước:
Bước 1: Lựa chọn nho, rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Xếp nho vào lọ, cứ một lớp quả một lớp đường
Bước 3: Để sau 20 đến 30 ngày, nước quả nho được chiết ra tạo thành
xiro.
- Nội dung video clip 8:
Thu hình chi tiết quy trình thực hành làm sữa chua bằng phương pháp đơn
giản. Quy trình gồm 5 bước:
Bước 1: Mở hộp sữa đặc đổ vào chậu.
Bước 2: Hoà thêm vào 2 lon nước sôi, 2 lon nước nguội, khuấy đều.
Bước 3: Hoà thêm vào một hộp sữa chua mồi.
Bước 4: Rót dung dịch sữa đã pha vào các dụng cụ chứa.
Bước 5: Ủ ấm hoặc phơi nắng.
2.4 Ưu và nhược điểm của video
- Ưu điểm:
Nội dung video sát với nội dung sách giáo khoa và đã truyền tải được đầy
đủ yêu cầu của bài học. Độ dài của video phù hợp khi sử dụng giảng dạy trên
lớp. Chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét. Các hiệu ứng chuyển cảnh sinh động
và lôi cuốn.
- Nhược điểm:
Trong quá trình thực hiện người nghiên cứu chưa tìm kiếm đầy đủ các
video để mô tả hết các hiện tượng, sự việc xảy ra. Ở một số khung hình còn sử
dụng hình ảnh tĩnh để thay thế nên chất lượng hình ảnh chưa được tốt.
3 Thử nghiệm tiết dạy thực hành có sử dụng video minh họa
3.1 Thời gian thử nghiệm.
Bảng 2: Bố trí thời gian thử nghiệm

Thời gian

Lớp

Tiết
PPCT

Tiết 2
Ngày 12/01/2015
Tiết 4
Ngày 12/01/2015

10B4

22

Tên bài dạy thực hành
Bài 24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình
một số giống vật nuôi

10B3

-9-


3.2 Kết quả thử nghiệm
Người nghiên cứu đã trực tiếp giảng dạy 2 tiết (Lớp 10B4 và lớp10B3:
Bài 24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật nuôi) bằng giáo án
điện tử có sự hỗ trợ của video.
Để thăm dò hứng thú học tập của học sinh và hiệu quả của tiết học thực

hành có sự hỗ trợ của video, người nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu thăm dò
ý kiến học sinh 2 lớp 10B4 (Sĩ số: 34), 10B3 (Sĩ số: 30) và kết quả thu được:
Tổng số phiếu phát ra: 64; Tổng số phiếu thu vào: 64; Số phiếu hợp lệ: 64
Câu 1: Trong học kì I vừa qua, các em đã có học tiết học nào với video
(phim ảnh) minh họa không?
Bảng 3: Mức độ học sinh được học với video minh hoạ
Lựa chọn

Số lựa chọn (SLC)

Tỷ lệ (%)



0

0

Không

64

100

Nhận xét: Như vậy, tất cả học sinh được khảo sát đều cho rằng trong học
kỳ I vừa qua, các em chưa từng được học tiết học nào có hỗ trợ của video minh
họa. Qua đó có thể khẳng định là đối với môn Công nghệ 10, các em cũng chưa
từng được học với video minh họa. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu xem các em đã
được tiếp cận với những phương tiện dạy học nào thông qua câu hỏi số 2.
Câu 2: Trong các tiết học môn Công nghệ 10, các em đã được học với các

phương tiện dạy học nào?
Bảng 4: Mức độ học sinh được tiếp cận với các phương tiện dạy học
Mức độ tiếp cận
Phương tiện
dạy học

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
C
C
%
%

Rất ít
SL
C

Tỷ lệ
%

Chưa bao
giờ
SL Tỷ lệ
C
%


Máy chiếu đa phương tiện kết
hợp trình chiếu Powerpoint

0

0

45

70

19

30

0

0

Máy chiếu đa phương tiện
trình chiếu Powerpoint có
video minh họa

0

0

0


0

0

0

64

100

Bảng đen và phấn

64

100

0

0

0

0

0

0

Sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu


16

25

35

55

13

20

0

0

Mô hình, vật thật

0

0

0

0

0

0


64

100

Các PTDH khác (nếu có)

0

0

0

0

0

0

64

100

- 10 -


Nhận xét: Qua kết quả bảng 4 cho thấy các phương tiện dạy học dạng tĩnh
như bảng đen, phấn trắng, sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu thường xuyên được giáo
viên sử dụng để giảng dạy môn Công nghệ 10.

Qua kết quả biểu đồ 4.1 cho thấy hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin

vào giảng dạy môn Công nghệ 10 của nhà trường còn hạn chế. Hầu hết, máy
tính được sử dụng như một công cụ trình chiếu nội dung đơn thuần (trình chiếu
Powerpoint). Như vậy, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân:
- Nhà trường chưa thường xuyên bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ khai
thác, sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên bộ môn Công nghệ.
- Thiếu nhiều công cụ, thiết bị hỗ trợ, thiếu các phần mềm multimedia
cho dạy và học.
- Một bộ phận giáo viên còn hạn chế về khả năng sử dụng máy tính, thiếu
những kiến thức và kỹ năng về công nghệ dạy học trong thiết kế bài giảng điện
tử, phần mềm multimedia.
Như vậy, việc tăng cường hỗ trợ thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và các phần mềm
multimedia cho công tác giảng dạy ở nhà trường hiện nay là rất cần thiết.
- 11 -


Câu 3: Qua tiết học thực hành Công nghệ 10 có sử dụng video minh họa
(Bài 24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật nuôi) các em cảm
thấy như thế nào?
Bảng 5: Mức độ hứng thú của học sinh khi được học tiết học có sử dụng video
Lựa chọn

Số lựa chọn

Tỷ lệ (%)

Rất thích

53

83


Thích

11

17

Bình thường

0

0

Không thích

0

0

Đa số học sinh được khảo sát (83%) cho rằng rất hứng thú khi được học
tiết học thực hành công nghệ có video minh họa. Do đó, khi học sinh cảm thấy
hứng thú với tiết học thì mới tham gia tích cực vào bài giảng của giáo viên và
tiếp thu bài rất nhanh, đạt hiệu quả cao. Vì vậy, chúng ta cùng tìm hiểu lý do vì
sao học sinh hứng thú với tiết học có sử dụng video? Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 6: Lý do học sinh thích học tiết học công nghệ có hỗ trợ video
Lý do học sinh thích học với video minh họa

SLC Tỷ lệ
(%)


Video có hình ảnh, âm thanh rất sinh động

64

100

Video chứa nhiều thông tin bổ ích trong một thời gian ngắn

43

67

Với video có thể nhìn thấy, nghe thấy được những điều khó bắt
gặp trong thực tế

13

20

Video có thể đem được cả thế giới nông nghiệp vào trong lớp học

30

47

Video truyền tải được nhiều kiến thức khoa học và bổ ích

64

100


Ý kiến khác (Nếu có):…………………………………………

24

38

- 12 -


Nhận xét: Qua biểu đồ 4.3 cho thấy học sinh hứng thú với tiết học thực
hành công nghệ có sử dụng video là do video chứa nhiều hình ảnh, âm thanh rất
sinh động, video truyền tải được nhiều kiến thức khoa học và bổ ích trong một
thời gian ngắn. Học sinh còn bị cuốn hút vào tiết học thực hành với video, vì
video có thể đem được cả thế giới nông nghiệp vào trong lớp học, video còn thể
giúp các em học sinh nhìn thấy, nghe thấy được những điều khó bắt gặp trong
thực tế. Ngoài ra, các em còn đưa ra rất nhiều lý do thích học với video như:
Video thực hành mới lạ, sinh động và tạo không khí học tập sôi nổi và hơn nữa
lại là các video về lĩnh vực nông nghiệp (do học sinh rất ít khi được tiếp xúc
trong thực tế), học với video thật thích vì không gây buồn chán, tập trung chú ý
bài học, tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ hình dung lại kiến thức đã học.
Câu 4: Trong học kỳ II này, các em có mong muốn được học nhiều hơn nữa
với các video thực hành minh họa không?
Bảng 7: Mức độ mong muốn tiếp tục được học tiết thực hành với sự hỗ trợ
của video.
Số lựa chọn

Thái độ học sinh

Tỷ lệ

(%)

Rất mong muốn

64

100

Chỉ một ít

0

0

Không muốn

0

0

Không quan tâm

0

0

- 13 -


Nhận xét: Như vậy, qua kết quả thăm dò cho thấy 100% các em học sinh

đều mong muốn được tiếp tục học các tiết thực hành Công nghệ có sự hỗ trợ của
video dạy học.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã xây dựng được 8
video clip hỗ trợ thực hành môn Công nghệ 10, là tư liệu phục vụ cho 5 bài thực
hành trong SGK Công nghệ 10, NXBGD, 2006. Thời lượng của video (từ 3 phút
đến 7 phút 30 giây) phù hợp cho việc sử dụng video để minh họa trong tiết học
thực hành môn Công nghệ 10 ở trường THPT.
Các video đã xây dựng đều có tóm tắt nội dung; nhận xét về ưu, nhược
điểm và kèm theo hướng dẫn sử dụng nên giáo viên có thể dễ dàng sử dụng
video để minh họa cho phù hợp với bài giảng.
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết học thực hành có sự hỗ trợ của
video và phát phiếu thăm dò ý kiến đã cho kết quả như sau: 100% học sinh được
thăm dò đều cho rằng trong học kỳ I vừa qua chưa từng được học tiết học nào có
sử dụng video minh họa. Các em học sinh sau khi được học tiết học thực hành
Công nghệ 10 có minh hoạ bằng video, các em đều rất thích thú, phấn khởi học
tập, tham gia tích cực vào tiết học. Các em tiếp thu bài nhanh, hiệu quả và rất
mong muốn được tiếp tục học nhiều hơn nữa các tiết học thực hành có minh họa
của video.
Với sự hỗ trợ của video thực hành có thể giúp giáo viên tháo gỡ được phần
nào những khó khăn trong quá trình giảng dạy tiết thực hành. Video hỗ trợ thực
hành đã đem lại cho học sinh hứng thú học tập, tham gia tích cực vào tiết học,
đem lại hiệu quả cao trong học tập. Video thực hành góp phần cùng nhà trường
khắc phục việc thiếu những thiết bị thí nghiệm đắt tiền, hoá chất thực hành phức
tạp. Vì vậy video rất thuận tiện cho việc giảng dạy trong các tiết học có vấn đề
trừu tượng.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Chuyên đề này là một tài liệu nhỏ viết về việc xây dựng một số đoạn video
clip hỗ trợ phần thực hành môn Công nghệ lớp 10, năm học vừa qua tôi đã thử
nghiệm giảng dạy tại đơn vị và đạt hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú học tập

cho học sinh trong các tiết thực hành. Vì vậy, sang các năm học tiếp theo tôi sẽ
động viên khuyến khích đồng nghiệp của mình cần tăng cường sử dụng video
trong dạy học.
- Khuyến nghị:
+ Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất cho các tiết
học thực hành môn Công nghệ 10. Tăng cường bồi dưỡng về công nghệ thông
tin cho giáo viên.
- 14 -


+ Đối với giáo viên giảng dạy môn Công nghệ:
Cần tích cực tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo
các phần mềm phục vụ giảng dạy và tìm hiểu thêm một số phần mềm hỗ trợ
khác như Windows Media (nghe nhạc, xem phim), Windows Movie Maker (xây
dựng video), Violet…. để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng
và hiệu quả.

- 15 -


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Kim Lang (1987). Dạy kỹ thuật nông nghiệp ở trường phổ thông trung
học. Nhà xuất bản giáo dục.
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2007). Thiết kế đồ dùng dạy học môn Công nghệ 10.
Luận văn tốt nghiệp cử nhân sư phạm kỹ thuật, Đại học Nông Lâm Tp.HCM
3. Nguyễn Văn Khôi và ctv (2006). Công nghệ 10. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 8 tháng 3 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định về mục tiêu và kế

hoạch giáo dục của trường THPT. Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dụcđào tạo. Volume 4. NXB Thống kê. (trang 636).
5. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Các văn
bản pháp luật hiện hành về giáo dục-đào tạo. Volume 4. NXB Thống kê
6. Văn Thị Thanh Nhung (2005). Sử dụng băng hình Video rèn luyện kỹ năng
dạy học kỹ thuật chăn nuôi cho sinh viên khoa sinh-kỹ thuật nông nghiệp trường
Đại học sư phạm Huế . Tạp chí giáo dục số 119. (trang 29).
7. Vũ Trọng Rỹ (1997). Vấn đề sử dụng băng hình giáo khoa trong dạy học. Tạp
chí giáo dục số 23. (trang 15).

- 16 -


PHỤ LỤC
Phiếu thăm dò ý kiến học sinh về tiết dạy thực hành thử nghiệm với video
minh họa.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành môn Công Nghệ
10, các hãy đánh dấu “X” vào lựa chọn phù hợp với mình.
Câu 1: Trong học kì I vừa qua, các em đã có học tiết học nào với video (phim
ảnh) minh họa không?
a. Có



b. Không



Câu 2: Trong các tiết học môn Công nghệ 10, các em đã được học với các

phương tiện dạy học nào?
Mức độ tiếp cận
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Thường
xuyên

Thỉnh
thoảng

Rất ít

Chưa
bao
giờ

Máy chiếu đa phương tiện kết hợp trình
chiếu Powerpoint
Máy chiếu đa phương tiện kết hợp trình
chiếu Powerpoint có video minh họa
Bảng đen và phấn
Sơ đồ, tranh ảnh, bảng biểu
Mô hình, vật thật
Các PTDH khác (nếu có)
Các PTDH khác là:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 3: Qua tiết học thực hành Công nghệ 10 có sử dụng video minh họa (Bài
24: Quan sát, nhận dạng ngoại hình một số giống vật nuôi) các em cảm thấy như
thế nào?

- Các em có cảm thấy hứng thú học tập hay không?
a. Rất thích



c. Bình thường



b. Thích



d. Không thích



- 17 -


e. Ý kiến khác (nếu có):
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
- Lý do các em thích học tiết học thực hành môn công nghệ có hỗ trợ video
Lý do thích học với video minh hoạ

Lựa chọn

Video có hình ảnh, âm thanh rất sinh động
Video chứa nhiều thông tin bổ ích trong một thời gian ngắn

Với video có thể nhìn thấy, nghe thấy được những điều khó bắt gặp
trong thực tế
Video có thể đem được cả thế giới nông nghiệp vào trong lớp học
Video truyền tải được nhiều kiến thức khoa học và bổ ích
Ý kiến khác (nếu có):
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 4: Trong học kỳ II này, các em có mong muốn được học nhiều hơn nữa với các
video thực hành minh họa không?
a. Rất mong muốn



b. Có. Nhưng chỉ một ít



c. Không quan tâm



d. Không muốn



NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

TRẦN THỊ BÍCH NHUNG


- 18 -


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Thọ
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân lộc, ngày 18 tháng 05 năm 2015

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2014-2015
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: XÂY DỰNG MỘT SỐ VIDEO CLIP HỖ TRỢ GIẢNG
DẠY PHẦN THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 10
Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
Chức vụ: Giáo viên – Thư ký hội đồng giáo dục
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ

- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- 19 -


- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong

phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài
liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh
nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường
xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội
dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả
và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến
kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

TRẦN THỊ BÍCH NHUNG

- 20 -

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)


- 21 -



×