Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài tập kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.28 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hàng hóa, có những quy luật kinh tế ràng buộc và chi phối
hoạt động của những người sản xuất hàng hóa như: quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật tiết kiệm thời gian
lao động; quy luật tăng năng suất lao động…Trong đó quy luật giá trị là quy luật
kinh tế quan trọng nhất, giữ vai trò chi phối nền sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá
trị. Vì vậy việc tìm hiểu, nắm bắt nội dung và tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa
hết sức to lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang tiến hành xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thông qua phương pháp phân tích các tình huống thực tiễn trong nền kinh tế
Việt Nam trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, mục đích nghiên
cứu của đề tài là hiểu được nội dung và làm rõ tác động của quy luật giá trị đối với
nền kinh tế nước ta hiện nay.
NỘI DUNG
I-Lý luận chung.
1. Nội dung của quy luật giá trị.
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá
trị của nó, tức là dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao
phí lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần
thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Còn trong trao đổi hay lưu thông hàng
hóa phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Hai hàng hóa được trao đổi với nhau
khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa
phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động cua giá cả hàng hóa.
Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên

1



trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hóa nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ
cao và ngược lại.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả của hàng hóa còn phụ thuộc vào các nhân
tố khác như: cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân
tố này làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay
quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hóa xoay quanh
trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận
động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
2. Tác động của quy luật giá trị.
Trong sản xuất hàng hóa quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:
2.1 Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành,
các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác động này của quy luật giá trị thông qua sự
biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung
cầu. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao
hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành
ấy. Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy
tăng lên. Ngược lại, khi cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm
xuống, hàng hóa bán không chạy và có thể lỗ vốn. Tình hình ấy buộc người
sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành
có giá cả hàng hóa cao.
- Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị thông qua giá cả trên thị trường. Sự
biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng hóa từ
nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông
suốt.
2.2 Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,
thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

2



Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau do đó có mức
hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải
được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng
hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần
thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những
người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến tổ chức quản
lý, thực hiện tiết kiệm…nhằm tăng năng suât lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh
tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội.
Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
2.3 Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa
thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả: những người có
điều kiện sản xuất thuận lợi hơn, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên
có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó giàu
lên nhanh chóng.Họ mua sắm thên tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi
ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Như vậy những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế hàng hóa có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn.
II-Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
1. Sản xuất cá tra, cá basa.
Như chúng ta đã biết thì thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của nước ta hiện nay. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục hải quan, trong năm
2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đạt trên 4,5 tỷ
USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8 % về giá trị so với năm 2007. Với khối
lượng xuất khẩu lớn như vậy đã thúc đẩy sản xuất thủy sản trong nước phát triển
nhanh chóng. Đặc biệt cá tra, cá basa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang
từng bước khẳng định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Tuy nhiên trong
3



thời gian qua việc sản xuất cá tra, cá basa lại có nhiều biến động dưới tác động của
quy luật giá trị.
Trong hơn một thập kỷ qua, khi sản xuất giống nhân tạo cá tra, cá basa thành
công thì nghề nuôi cá tra, cá basa đã phát triển không ngừng. Kể từ khi trở thành một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì các doanh nghiệp chế
biến thủy sản đã đẩy mạnh chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu, nguồn cung luôn
không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp đã đẩy giá cá tra, cá basa nguyên
liệu tăng mạnh khiến cho người dân ồ ạt đầu tư nuôi cá trên diện rộng đặc biệt ở
vùng nước ngọt ĐBSCL. Đến năm 2008, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL đạt 6160 ha,
với sản lượng hơn 1,1 triệu tấn cá. Trong đó các địa phương đạt trên 1000 tấn cá tra
như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre. Nhiều vùng đất lúa, đất
vườn ven sông Tiền, sông Hậu được chuyển đổi sang nuôi cá, phong trào phá vườn
cây, đào ruộng lúa vẫn diễn ra ồ ạt ở nhiều huyện thị.
Tuy nhiên do diện tích nuôi trồng trong những năm gần đây phát triển quá
nóng khiến cho nguồn cung tăng mạnh vượt xa nhu cầu của thị trường, rồi việc gặp
phải những rào cản trong thị trường xuất khẩu, tình trạng tranh mua-tranh bán giữa
các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản đã khiến giá cá tra, cá basa giảm
sút. Chi phí sản xuất không tương xứng với giá cả đã khiến cho người nông dân bị
thua lỗ. Cơ cấu giá thành sản xuất nuôi cá tra, cá basa bao gồm: thức ăn, cá giống,
lương công nhân, tiền bơm nước, lãi ngân hàng, tiền thuốc…Theo kết quả điều tra
của Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ), trong
tổng số lợi nhuận thu được trên 1kg cá tra, doanh nghiệp chiếm 78,5%, người nuôi
19,4%, thương lái 2,1%. Trong khi đó giá thức ăn cho cá, tiền lương công nhân và
nhiều khoản khác lại tăng vượt trội hơn so với mức tăng giá cả trên thị trường. Từ
đầu năm 2009, giá thành sản xuất ra 1kg cá tăng ở mức 14000-15.500 đồng/kg tương
đương với giá bán ở thị trường hiện tại, gây nguy cơ thua lỗ cho hầu hết các hộ nuôi.
Hậu quả là người nuôi bỏ ao, “treo ao” ngày càng nhiều. Đơn cử tại thành phố Cần
Thơ, diện tích nuôi cá tra đến cuối tháng 8/2009 chỉ gần 1250 ha, bằng 89% so với

4


cùng kỳ 2008. Một số địa phương khác như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang…
diện tích cũng giảm đáng kể. Các chuyên gia dự báo, 6 tháng cuối năm 2009 tỷ lệ
người nuôi cá tra bỏ ao ở ĐBSCL là 20-30% so với đầu năm 2009. Vì vậy khi doanh
nghiệp nhận được đơn đặt hàng xuât khẩu, lại dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu,
cung không đáp ứng đủ nhu cầu, các nhà máy chế biến phải “treo máy”, hoạt động
cầm chừng, cho công nhân nghỉ không thời hạn dẫn đến tình trạng tranh giành
nguyên liệu giữa các doanh nghiệp và đẩy giá lên cao.
Cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu hết khủng hoảng thừa đến
khủng hoảng thiếu. Tình trạng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại nhiều năm nay.
Không chỉ tác động đến việc điều tiết sản xuất, quy luật giá trị còn tác động
đến việc lưu thông các sản phẩm cá tra, cá basa. Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho việc phát triển nuôi cá tra,cá basa đặc biệt là diện tích mặt nước nuôi trồng
lớn, ĐBSCL đã trở thành vùng sản xuất cá tra, cá basa lớn nhất cả nước, đáp ứng
nhu cầu cho các vùng khác, đặc biệt là nhu cầu của các thành phố lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh. Không những thế cá tra, cá basa của Việt Nam còn được
xuất khẩu tới nhiều khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản…
Do thời gian qua việc nuôi cá tra, cá basa ở ĐBSCL phát triển rầm rộ, cộng
với sự biến động của giá cả thị trường đã buộc người nuôi cá phải có những biện
pháp quản lý, hoạch toán chặt chẽ chi phí sản xuất, nhằm hạ giá thành con cá tra
nguyên liệu đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm để hạn chế những
rủi ro về giá và khả năng tiêu thụ. Điều trước tiên là cần phải quy hoạch vùng nuôi
cụ thể, nhằm đảm bảo phát triển ổn định, bền vững…Người nông dân nên tránh tư
tưởng nóng vội, thấy giá lên thì ồ ạt nuôi, giá xuống thì bỏ ao điều đó càng khiến
cho thị trường thêm bấp bênh. Việc hoạch toán chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu
năm 2009 cũng có nhiều thuận lợi: giá nguyên liệu đầu vào nuôi cá hiện nay giảm
mạnh đặc biệt lãi suất ngân hàng giảm…vì vậy người nuôi cá phải có những tính
toán hợp lý để thu được lợi nhuận. Mặt khác hiện nay chất lượng cá nguyên liệu còn

thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng nguyên liệu đầu vào tùy tiện, mua
5


hàng trôi nổi nhất là thuốc thủy sản,môi trường nuôi cá bị ô nhiễm, nguồn con giống
thiếu chọn lọc, ý thức kém về vệ sinh và an toàn thực phẩm…Vì vậy để tăng sức
cạnh tranh trên thị trường người chăn nuôi cần phải chú ý đến việc nâng cao chất
lượng sản phẩm. Cuối năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định về quản lý chất Medamine trong nuôi trồng thủy sản, việc tuân thủ
nghiêm ngặt các quy trình nuôi trồng sẽ giúp người chăn nuôi tạo được uy tín cho
sản phẩm của mình. Cuối cùng việc liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và doanh
nghiệp chế biến có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc liên kết này sẽ giúp các doanh
nghiệp không bị rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, còn người chăn nuôi sẽ tìm
được đầu ra ổn định. Thực tế đã có một số mô hình liên kết đem lại hiệu quả thiết
thực, điển hình như mô hình liên kết của Hợp tác xã Thới An (Ô Môn - Cần Thơ)
với Công ty Hùng Vương theo nguyên tắc: Nông dân lo con giống và nuôi cá, doanh
nghiệp cung cấp thức ăn cho cá tận ao nuôi và thường xuyên kiểm tra kỹ thuật, mỗi
kg cá thu hoạch nông dân được hưởng 2.500 đồng, ngay trong vụ đầu đã đem lại kết
quả tốt, giữa lúc khó khăn với con cá tra thì hợp tác xã vẫn thu lợi nhuận ổn định 1,5
tỷ đồng/1.000 tấn cá.
Nghề nuôi cá tra, cá basa phát triển đã giúp không ít người giàu lên nhanh
chóng, thậm chí trở thành tỷ phú. Đó là những người có điều kiện sản xuất thuận lợi,
có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt như: ông Nguyễn Hữu Hiền, qua 6
năm phát triển nghề nuôi cá tra ở Quảng Nam đã trở tành tỷ phú cá tra duy nhất ở
miền Trung. Có được điều đó là nhờ ông Hiền đã áp dụng một quy trình nuôi chuyên
nghiệp, riêng tại trại cá Duy Trinh đã có hơn 10 kỹ sư thủy sản, nhân viên kế toán và
công nhân lao động làm việc thường xuyên. Các trại cá khác của ông cũng được áp
dụng một quy trình nuôi thả nghiêm ngặt. Bên cạnh đó ông Hiền còn xây dựng một
dây truyền công nghiệp khép kín từ việc sản xuất con giống, xây dựng nhà máy chế
biến thức ăn đến khâu xử lý sản phẩm cá tươi đóng hộp đã được thực thi một cách

đồng bộ. Nhờ thế không bị rơi vào tình trạng thụ động, hay bị các doanh nghiệo ép
giá. Anh Nguyễn Văn Hùng-một trong những đại gia thủy sản ở ĐBSCL, cũng chỉ
6


khởi nghiệp với 2 bè gỗ nuôi cá vào năm 1987 đến nay trang trại nuôi cá của anh đã
lên đến 40 ao, mỗi ao rộng trên dưới 1ha. Hàng năm trang trại của anh sản xuất, bán
ra thị trường 20.000 tấn cá thương phẩm, doanh thu đạt gần 300 tỷ đồng. Từ năm
2006, anh Hùng quyết định đầu tư 60 tỷ đồng mua thêm 12 ha đất trong cụm công
nghiệp Thanh Bình để xây dựng nhà máy, trang bị dây truyền máy móc-thiết bị chế
biến cá tra xuất khẩu hiện đại đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Nhờ cá tra, cá basa mà nhiều người giàu lên nhanh chóng nhưng cũng có
không ít người bị thua lỗ dẫn đến phá sản. Phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ) là một cù lao giữa sông Hậu, là vùng nuôi cá tra lớn nhất Cần Thơ, từ
lâu có biệt danh “cù lao tỷ phú” hay “cồn tỷ”. Thời gian trước, giá cá tra tăng mạnh,
người nuôi liên tục trúng đậm, cồn phát triển không ngờ, trường cấp 2, cấp 3 san sát,
nhiều biệt thự hoành tráng, đường giao thông được bêtông hóa, có cả hệ thống đèn
cao áp…Thế nhưng đó đã là chuyện xưa, Phó chủ tịch phường Tân Lộc Phạm Văn
My cho biết: “Chuyện tỷ phú cá ở vùng đất cồn mua xe hơi bạc tỷ, chạy canô là
chuyện không còn nữa rồi, mấy chú ơi!”. Nhiều ông chủ bán xe, cầm cố đồ đạc, nhà
cửa vì thua lỗ. Ông My cho biết toàn phường có 179 hộ nuôi cá tra với tổng diện tích
trên 243 ha, nay giảm xuống còn hơn 180 ha. Sau vụ cá cuối năm 2008, hộ nào cũng
thua lỗ, ít thì vài trăm triệu đồng, nhiều thì vài tỷ đồng. 179 hộ nuôi ấy có khoảng 30
hộ kêu bán hoặc cho thuê ao, khoảng chừng ấy thì treo ao hẳn vì không có tiền đầu
tư tiếp. Trước đây, chuyện tỷ phú cá đầu tư mua xe hơi đời mới hoặc xuồng máy bạc
tỷ không hiếm. Nay cả phường chỉ còn hai chiếc xe hơi, các hộ kia bán hết cả.
“Chưa năm nào thấy nghề cá bạc bẽo như vậy. Cù lao tỷ phú rơi nước mắt theo con
cá rồi!”.Thời điểm cuối năm trước, cá có giá chưa tới 14.000 đồng/kg, người nuôi lỗ
mất vài ngàn đồng/kg tiền đầu tư. Đã vậy còn không có người mua nên cá ngày càng
rớt giá. Cuối cùng ai nấy bán rẻ như cho và bể nợ. Trừ một vài hộ có vốn mạnh,

nhiều hộ phải vay nóng để nuôi tiếp với hy vọng gỡ gạc. Cũng có nhiều hộ vốn yếu,
trụ lại không nổi nên đã chuyển nghề khác. Đại gia cá tra số một của phường là ông
Trần Phước Đời, có trên 20 ha ao nuôi, là người đầu tiên hốt bạc nhờ cá ở Tân Lộc,
7


cũng là người xây nhà lầu, mua xe hơi rồi mua canô chạy đầu tiên ở cù lao này. Sau
mấy năm, ông Đời thua lỗ cả chục tỷ đồng, phải tính kế dồn vốn liếng, vay mượn
nuôi trên 1/2 diện tích, còn lại bỏ trống. Hiện nay giá cá dậm chân tại chỗ nên hầu
hết hộ nuôi trong phường bị lỗ, vài hộ nuôi giỏi có cơ may huề vốn.

8



×