Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bai tap nhom- Kinh te thi truong tai VN.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.71 KB, 23 trang )

BÀI TẬP NHÓM
Chủ đề:
Quá trình chuyển biến trong tư duy về chuyển nền Kinh tế
chỉ huy sang nền kinh tế thị trường tại Việt Nam?
Thị trường Việt Nam hiện nay đã phát triển đồng bộ chưa?
Chứng minh?

1. Bối cảnh ra đời và quan điểm hình thành đường lối đổi mới của Đảng ta
a. Bối cảnh ra đời
♦ Bối cảnh trong nước:
Xây dựng XHCN ở Việt Nam được đánh dấu bằng cột mốc tại Đại Hội Đại
Biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (nay là Đảng Cộng Sản
Việt Nam) họp vào tháng 9- 1960 khi Đại Hội khẳng định: Đưa miền Bắc Việt
Nam đi theo con đường XHCN.
Đường lối chung của cách mạng XHCN ở Việt Nam về cơ bản là không thay
đổi qua 3 kỳ Đại hội III, IV, V, mặc dù qua mỗi Hội nghị Trung Ương và qua mỗi
kỳ Đại hội nó đều được tiếp tục phát triển, hoàn thiện dần để phù hợp, một mặt,
với hoàn cảnh cả nước có chiến tranh(1960-1975), mặt khác, với thực tiễn xây
dựng CNXH trong 15 năm đầu (1960-1975) ở một nửa nước và hơn 10 năm tiếp
theo (1975-1986) trên phạm vi cả nước. Trong suốt hơn 25 năm đó, cơ chế quản lý
kinh tế ở nước ta cũng như các nước XHCN trên thế giới là cơ chế Kế hoạch hóa
tập trung, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể cùng nguyên tắc phân phối theo lao
động ( mà trên thực tế là phân phối bình quân) là những đặc trưng cơ bản nhất,
đóng vai trò chủ đạo nhất của mô hình CNXH trước đổi mới.
Cần phải nói rằng việc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
trong những năm chiến tranh, khi cần phải tập trung tất cả sức người, sức của cho
tiền tuyến vói tinh thần “ Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” đã có tác dụng
tích cực không thể phủ nhận. Chính mô hình ấy đã đảm bảo cho miền Bắc hoàn
thành sứ mệnh là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Nếu không có hậu phương
lớn ấy thì không thể có thắng lợ của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện hòa bình, những khiếm khuyết của mô hình này


được bộc lộ ngày càng rõ.
 Cuộc cách mạng quan hệ sản xuất đã biến nền kinh tế nước ta thành nền
kinh tế XHCN thuần nhất dựa trên hai hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở
hữu tập thể. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã biến các tư liệu sản xuất chủ
yếu của nền kinh tế quốc dân trở thành vô chủ, và được sử dụng hết sức bừa bãi,
lãng phí, và biến người lao động trở thành những người làm thuê (làm thuê cho các
doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã); họ là lực lượng chủ yếu tạo ra của cải
cho xã hội, nhưng lại không phải là chủ nhân của chúng. Mọi của cải làm ra đều
được phân phối bình quân (người ta vẫn thường dùng cụm từ: chia đều sự nghèo
khổ cho tất cả mọi người). Có thể nói, dường như trong mọi hoạt động của nền
kinh tế, người lao động đều thờ ơ với công việc mình được đảm nhiệm. Nền kinh
tế do đó không còn động lực phát triển.
 Với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mô hình CNXH trước đổi mới đã loại
trừ mọi quan hệ hàng hóa – tiền tệ, thực hiện việc quản lý nền kinh tế bằng mệnh
lệnh hành chính là chủ yếu, với hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên giao
xuống, theo đó nhà nước quy định chặt chẽ mọi khâu của quá trình sản xuất, lưu
thông. Từ sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu đến bán cho ai, bán theo giá nào…
Các cơ sở sản xuất chỉ còn biết làm theo mệnh lệnh trên, nhận cấp phát ở đầu vào,
giao nộp sản phẩm ở đầu ra, không cần biết và càng không cần tính toán đến lỗ
lãi… Từ người lao động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ làm việc một cách
thụ động. Vì vậy, nền kinh tế vận động một cách thiếu năng động, kém hiệu quả.
Bên cạnh những khiếm khuyết của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
chúng ta còn có những sai lầm, chủ quan, nóng vội trong đường lối, muốn bỏ qua
những bước đi cần thiết, Việt Nam đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong
khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những
công trình quy mô lớn, coi nhẹ công nghiệp sản xuất tiêu dùng, kể cả tiểu thủ công
nghiệp và công nghiệp nhẹ. Hậu quả là đầu tư nhiều nhưng hiệu quả rất thấp.
Chính vì vậy mà sản xuất ngày càng giảm sút, đất nước rơi vào tình trạng
thiếu hụt kinh niên. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. Các căng thẳng xã hội
do vậy đã xuất hiện và ngày càng gia tăng.

♦ Bối cảnh thế giới:
Từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra
những biến đổi to lớn. Trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc,
trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khóa học-công nghệ, xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế, chạy đua về kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp. Điều đó đã đặt hệ thống XHCN trước
những thách thức mới. Việc vượt qua thách thức đó lại diễn ra trong bối cảnh hầu
hết các nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng.
Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa tuy cũng phải đối phó với những nguy cơ
mới, nhưng do có sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là đã sử dụng được những thành
quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên đã vượt qua được
khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể.
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Trung Quốc thực hiện cải cách, mở
cửa từ 1978; Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tiến hành cải tổ, cải cách.
Trong khi Trung Quốc có sự vương lên mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng
kể, thì những sai lầm về đường lối và cách làm đã khiến công cuộc cải tổ, cải cách
ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu ngày càng khó khăn, sự khủng hoảng toàn
diện dần dần xuất hiện ở các nước này.
Như vậy, tình hình kinh tế trong nước và bối cảnh thế giới với những công
cuộc cải cách, cải tổ ở các nước XHCN đã có nhiều tác động sâu sắc đến nước ta.
Để đưa nước ta ra khỏi tình trạng đó, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải đổi mới
mạnh mẽ, cơ bản cách nghĩ, cách làm.
b. Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới
Cuối những năm 70, ở một số địa phương ở nước ta đã bắt đầu có những tìm
tòi, thử nghiệm cách làm ăn mới. Có thể lấy ví dụ như chế độ khoán hộ trong nông
nghiệp do ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đưa ra thực hiện với cách làm
khoán trực tiếp, giao ruộng cho người lao động. Hợp tác xã chỉ cung cấp giống, kỹ
thuật, phân bón, thuốc trừ sâu và đến vụ thu hoạch thì người nông dân chia lại một
phần lúa cho hợp tác xã từ sản lượng lúa mà họ thu hoạch được. Hạt lúa đã gắn với
công sức và quyền lợi của người nông dân, do đó, năng suất lúa tăng lên đáng kể.

…. Còn rất nhiều những hiện tượng “làm chui’, “Phá rào” trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp thời kỳ này là những cố gắng tìm kiếm cách làm ăn mới
vượt ngoài khuôn khổ của cơ chế, chính sách lúc bấy giờ, mong tìm lối thoát ra
khỏi những khó khăn gay gắt trong cuộc sống. Kết quả của những đổi mới “từ bên
dưới” đó đã tạo cơ sở cho sự đổi mới từng phần với các quyết định từ bên trên.
 Bước đột phá đầu tiên của quá trình đổi mới ở nước ta:
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (tháng 8-1979) với chủ trương quyết tâm
làm cho sản xuất “bung ra”. Hội nghị đã tập trung vào những biện pháp nhằm khắc
phục những yếu kém trong quản lý kinh tế và cải tạo XHCN; điều chỉnh những chủ
trương, chính sách kinh tế lỗi thời, phá bỏ rào cản, mở đường cho sản xuất phát
triển; ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần dôi ra được bán cho Nhà
nước hoặc lưu thông tự do khuyến khích mọi người tận dụng ao hồ, ruộng đất
hoang hóa; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức( quốc doanh, tập thể,
gia đình); sửa lại thuế lương thực, giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại
chế độ phân phối trong nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định
suất, định lượng để khuyến khích tính tích cực của người lao động,… Trọng tâm là
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất
khẩu, điều chỉnh một số chính sách không còn phù hợp; cải tiến các chính sách lưu
thông, phân phối(giá, lương, tiền, tài chính, ngân hàng); đổi mới công tác kế hoạch
hóa, kết hợp kế hoạch với thị trường; kết hợp ba lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân
người lao động. Chấn chỉnh công tác tổ chức và chỉ đaoh thực hiện.
- Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13-1-1981 của Ban Bí thư TW về công nhận
một phần khoán hộ đã phát huy quyền làm chủ và tính tích cực trong sản xuất của
mỗi người, mỗi gia đình, khuyến khích hơn nữa lợi ích thiết thực của người lao
động, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng, do đó mà
đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất. “Khoán 100” đã bước đầu tạo
ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp.
- Quyết định 25/CP ngày 21-1-1981 của Chính phủ cùng với quyết định
26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng
hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh được áp dụng.

Có thể nhìn nhận những ý tưởng đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị
quyết Hội nghị TW 6 khóa IV, trong chỉ thị 100-CT/TW của ban bí thư và trong
các quyết định của chính phủ thời kỳ này như sau:
-Đó là những ý tưởng ban đầu, uy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện
nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng.
-Tư tưởng nổi bật trong những tìm tòi đó là “giải phóng lực lượng sản xuất”
trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội
chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết hợp các lợi ích, quan tâm hơn lợi
ích thiết thân của người lao động.
-Tác dụng thực tiễn của những ý tưởng đổi mới ban đầu còn có nhiều hạn
chế. Những thiếu sót trong chỉ đạo cải tạo XHCN, trong quản lý giá, trong chính
sách tiền lương được thực hiện ở thời kỳ trước khi có những chủ trương đổi mới đó
cho thấy rõ trong một thời gian dài, chúng ta đã quản lý kinh tế theo lối tập trung
quan liêu, bao cấp, nặng nề về động viên chính trị hơn là tính toán hiệu quả kinh tế.
 Bước đột phá thứ hai:
Hội nghị TW 8 khóa V (tháng 6-1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai bằng
chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế
một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; chuyển ngân
hàng sang nguyên tắc kinh doanh. Điểm quan trọng là Hội nghị này đã thừa nhận
sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa.
 Bước đột phá thứ ba:
Tháng 8 – 1986, trong quá trình chuẩn bị dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại
hội VI, Bộ Chính Trị đã xem xét kyc ba vấn đề lớn, mang tính bao trùm trên lĩnh
vực kinh tế, từ đó đưa ra kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh
tế:
-Trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải lấy nông nghiệp làm mặt
trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng được phát triển
có chọn lọc.
-Trong cải tạo XHCN, xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc

trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
-Trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm nhưng đồng thời
phải sử dụng đúng quan hệ hàng hóa-tiền tệ, dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung
quan liêu, bao cấp; chính sách giá phải vận hành theo quy luật giá trị, tiến tới thực
hiện cơ chế một giá.
Đây là bước đột phá thứ ba, có ý nghĩa lơn trong đổi mới tư duy lý luận về
CNXH, có vai trò định hướng cho việc soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo báo
cáo chính trị trình Đại Hội VI của Đảng.
Nhìn một cách khái quát, những đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên CNXH ở nước ta trước Đại hội VI của Đảng là nhận thức đúng
đắn hơn về tính khó khăn, phức tạp của con đường đi lên CNXH từ một nền kinh
tế lạc hậu; sự cần thiết của sản xuất hàng hóa; sự cần thiết phải thay đổi cơ chế
quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện hạch toán kinh tế và
kinh doanh xã hội chủ nghĩa; sự cần thiết phải tạo ra động lực mạnh mẽ cho người
lao động,…Những tư tưởng đổi mới đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ
phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo
tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI
2. Quá trình chuyển biến trong tư duy về chuyển nền Kinh tế chỉ huy sang
Kinh tế thị trường
2. 1. Các bước chuyển đổi trong quá trình tư duy
Nền kinh tế Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH từ một điểm xuất phát rất
thấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, hệ thống chính trị kiểu cũ cũng chưa hoàn
chỉnh nên không thể xác định được điểm xuất phát. Bên cạnh đó, Việt Nam bỏ qua
giai đoạn phát triển TBCN và sự thống trị của thành phần kinh tế TBCN cùng với
hậu quả nặng nề của chiến tranh trong nhiều năm làm cho cơ sở hạ tầng nền kinh tế
càng tiêu điều. Về mặt lý luận, dựa trên quan điểm lực lượng sản xuất phải phù
hợp với quan hệ sản xuất, cho thấy lực lượng sản xuất của Việt Nam chưa phát
triển và thấp kém, trong khi quan hệ sản xuất thời kỳ trước Đổi Mới mang tính áp
đặt chủ quan, duy ý chí, hoàn toàn không phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất.

a. Quá trình chuyển đổi tư duy quản lý vĩ mô
Cụ thể là từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước. So với công cuộc cải cách và chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang
nền kinh tế thị trường ở các quốc gia khác, đổi mới ở Việt Nam có những nét đặc
thù khá riêng biệt nó diễn ra theo hai chiều: một là “từ dưới lên”, tức là từ các hợp
tác xã, doanh nghiệp và hai là “từ trên xuống”, tức là các quyết định của Đảng và
Nhà nước. Mối liên hệ hai chiều ấy đã làm cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam diễn
ra không có sự xung đột giữa “phía trên” và “phía dưới”, cũng như không có các
“cú sốc” quá mạnh được tạo ra bởi các chính sách và biện pháp điều chỉnh vĩ mô
quá cứng rắn và duy ý chí của bộ máy lãnh đạo “phía trên” và do đó, đổi mới đã
dẫn đến những thành công đặc biệt là trên phương diện tư duy lý luận như sau:
Thứ nhất là, chúng ta đã đạt được chuyển biến từ tư duy dựa trên mô hình kinh tế
hiện vật với sự tuyệt đối hoá sở hữu nhà nước và tập thể với sự phát triển vượt
trước của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất sang tư duy mới là xây dựng
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo trong sự thống nhất biện chứng với tính đa dạng của các hình thức sở hữu và
phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,
đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào kết quả
sản xuất – kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội nhằm thúc đẩy phát
triển sản xuất.
Thứ hai là, chúng ta đã đạt được chuyển biến từ tư duy quản lý kinh tế dựa trên
mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hoá với cơ chế bao cấp và bình quân sang tư
duy quản lý mới thích ứng với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.

×