Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

bài tập kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.85 KB, 2 trang )

I. Mở đầu.
Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, các hình thái tiền tệ
khác nhau ra đời và không ngừng phát triển nhằm đáp ứng, mở đường cho sự
phát triển của các nền kinh tế, thúc đẩy khu vực hoá, toàn cầu hoá. Các công cụ
đầu tư cũng gia tăng mạnh, với sự bùng phát của thị trường tài chính, thị trường
hàng hoá cả về qui mô và tốc độ luân chuyển. Tuy nhiên, bất ổn và rủi ro cũng có
xu hướng gia tăng. Để điều tiết và bình ổn thị trường, Chính phủ đã đưa ra một số
giải pháp. Đưa ra giá trần đối với hàng hóa là một giải pháp trong số đó!
II. Nội dung chính.
Giá trần là 1 mức giá tối đa ( lớn nhất) do Chính phủ quy định đối với 1 loại
hàng hóa hay 1 dịch vụ nào đó. Một mức giá trần có tác dụng mang lại sự khan
hiếm về một loại hàng hoá do lượng cầu vượt quá lượng cung khi mức giá của
hàng hoá đó được giữ dưới mức giá cân bằng.
Thời gian gần đây giá xăng dầu có lẽ là một trong những vấn đề được dư luận
quan tâm đặc biệt. Xăng dầu là một trong những mặt hàng không thể thiếu đối với
mỗi nền kinh tế. Sự bất ổn về giá xăng dầu có thể dẫn đến tình trạng lạm phát của
nền kinh tế. Chính vì lẽ đó bình ổn giá xăng dầu là một trong những nhiệm vụ
hàng đầu để kinh tế Việt Nam phát triển một cách bền vững. Do những biến động
có thể nhìn thấy từ những sự kiện chính trị trên thế giới mà giá dầu trên thế giới có
xu hướng tăng nhanh và khó kiểm soát.

Tại E1 tương quan cầu - cung ở trạng
thái cân bằng, giá xăng ân bằng (P0)
tương đối cao, trần giá xăng tại P max giữ
giá ở mức thấp nhưng tạo ra sự khan
hiếm xăng AB. Nó sẽ giảm cung từ Q o
xuống Q1.
1


Phân tích: Do nhiều nguyên nhân lượng xăng dầu bị thiếu hụt trong khi nhu


cầu sử dụng mặt hàng này không hề giảm. Các lực lượng cạnh tranh sẽ đẩy giá
xăng lên cao. Khi đó, Nhà nước sẽ đưa ra các giá trần khác nhau với mặt hàng
xăng dầu đối với chủng loại khác nhau và dựa vào pháp luật buộc người phân phối
không được bán với giá cao hơn giá trần. Khi đó giá xăng dầu có thể dao động
trong một khoảng hợp lý và có lợi cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên việc định giá trần dẫn đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu và tạo ra việc
sốt hàng hóa, gây ra các tệ nạn chợ đen,... Bên cạnh đó nó còn làm cho cầu của
người tiêu dùng tăng lên . Giá trần mặt khác làm hạn chế quyền tự do kinh doanh
của DN mà trước hết là quyền chủ động xây dựng giá cả - một công cụ điều khiển
hoạt động kinh doanh quan trọng nhất. Khi Chính phủ áp dụng mức giá trần thì
làm tăng thặng dư tiêu dùng và làm giảm thặng dư sản xuất.
III. Kết bài.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao trong những năm gần đây,
người dân kỳ vọng vào vai trò can thiệp của nhà nước và bình ổn giá cả. Việc quy
định giá trần của Chính phủ đã mang lại những dấu hiệu tích cực. Tuy còn nhiều
bất cập nhưng việc quy định giá trần đã góp phần bình ổn thị trường và từng bước
phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách bền vững.

2



×