Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

RADIO NETWORK OPTIMIZATION FOR BEGINNER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.96 MB, 69 trang )

Radio Network Optimization Phan Hồi Hội
For Beginner Viettel Technologies


RADIO NETWORK OPTIMIZATION FOR BEGINNER

1. Giới Thiệu Tổng Quan Cấu Trúc Mạng Di Động Viettel kv3.
1.1 Quan điểm thiết kế mạng Viettel Mobile.
1.2 Tổng quan tài nguyên, cấu trúc mạng di động Viettel Mobile
1.2.1 Quy hoạch tài nguyên tần số.
1.2.2 Quy hoạch tài nguyên thiết bò.
1.2.3 Tổng quan cấu trúc mạng di động Viettel Mobile.
2. Bài Toán Tối Ưu Mạng Di Động.
2.1 Giới thiệu mục đích, lý do và lợi ích của tối ưu mạng vô tuyến
2.2 Quy trình tối ưu mạng
2.2.1 Quá trình giám sát và phân tích.
2.2.2 Quá trình thực hiện thay đổi và kiểm tra kết quả tối ưu.
2.3 Giới thiệu các KPIs vô tuyến chính
2.3.1 SDCCH Congestion rate.
2.3.2 SDCCH drop rate.
2.3.3 TCH assign unsuccess rate.
2.3.4 TCH congestion rate.
2.3.5 Call drop rate.
2.3.6 Call setup success rate.
2.3.7 Call success rate.
2.3.8 Handover outgoing success rate.
2.3.9 Handover incoming success rate.
2.4 Nguồn thông tin phân tích, tối ưu mạng
2.4.1 Thông tin giám sát chất lượng, tải lưu lượng BSS.
2.4.2 Các nguồn thông tin giá trò.
2.4.3 Giới thiệu thiết bò đo chất lượng mạng vô tuyến GSM (Tems


Investigation).
2.4.4 Giới thiệu thiết bò đo giao thức NetHawk M5.
2.5 Các vấn đề vô tuyến tiêu biểu
2.5.1 Vấn đề vùng phủ.
2.5.2 Vấn đề nhiễu.
2.5.3 Vấn đề mất cân bằng công suất.
2.5.4.Vấn đề nghẽn TCH.
2.6 Các vấn đề lỗi cuộc gọi tiêu biểu
2.6.1 Quá trình thiết lập đường truyền vô tuyến.
2.6.2 Quá trình SDCCH.
2. 6.3 Quá trình ấn đònh TCH.
1

Radio Network Optimization Phan Hồi Hội
For Beginner Viettel Technologies

2.6.4 Quá trình TCH.
2.7 Các dữ liệu thống kê, phân tích, tối ưu cơ bản
2.7.1 Lưu lượng và vấn đề định cở
2.7.1.1 Lưu lượng SDCCH và vấn đề định cở
2.7.1.2 Lưu lượng TCH và vấn đề định cở.
2.7.2 Truy cập ngẫu nhiên.
2.7.2.1 Truy cập ngẫu nhiên khơng được chấp nhận.
2.7.2.2 Chấp nhận truy cập nhưng khơng thành cơng.
2.7.3 Cập nhật vị trí
2.7.4 Tìm gọi.
2.7.5 Rớt cuộc gọi
2.7.6 Chuyễn giao.
2.7.7 Vấn đề nhiễu
3. Đề Xuất Giải Pháp:

3.1 Giải pháp multiband/multilayer.
3.2. Giải pháp repeater cho các vùng lõm, Inbuilding và T_Boom/Vertical Boom
cho các tầng cao nhà cao tầng.
3.3 Các giải pháp tần số.

MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỐI VỚI KỸ SƯ TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN GSM
(QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG/TỐI ƯU/QUẢN LÝ CẤU HÌNH)








TP. HCM 26/09/2008
2

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

RADIO NETWORK OPTIMIZATION
FOR BEGINNER

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CẤU TRÚC MẠNG DI ĐỘNG
VIETTEL MOBILE KHU VỰC 3
1.1. Quan Điểm Thiết Kế Mạng Viettel Mobile
Quan điểm thiết kế cho dài hạn và cho năm 2008:
¾ Về vùng phủ: Đảm bảo phủ sóng 90 % diện tích Việt Nam, 97% dân cư theo
tiêu chí:

9 Phủ sóng tới tất cả các xã trên toàn quốc.
9 Ưu tiên phát triển trạm tại các xã mà các đối thủ cạnh tranh chưa có sóng.
9 Chú ý các khu vực đặc biệt như khu du lịch, đường tàu, đường quốc lộ, khu
vực có công trình đang triển khai như công trình thuỷ điện…
¾ Về dung lượng: Đảm bảo dung lượng mạng lưới phục vụ cho 50% dân số Việt
Nam
1.1.1. Về vùng phủ
 Với các tỉnh (không bao gồm thủ phủ tỉnh):
¾ Đối với các cụm dân cư:
- 100% các xã trên toàn quốc có trạm phát sóng.
- Có trạm phát sóng tại các cụm dân cư có từ 50 đến 100 hộ trở lên.
- Ưu tiên phát triển trạm tại các xã mà các đối thủ cạnh tranh chưa có sóng
¾ Đối với phủ đường:
- 100% tuyến đường liên huyện, liên tỉnh được phủ sóng.
- Đảm bảo phủ kín các trục đường lớn, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,
đường tàu,…
¾ Đối với phủ sóng ven biển:
- Đặt trạm tại những điểm cao ven bờ đảm bảo phủ kín diện tích ven biển với
phạm vi vùng phủ vươn ra biển từ 20 đến 30 km so với đất liền.
¾ Đối với các khu công nghiệp chế xuất, khu vui chơi giải trí:
- Phủ sóng 100% các khu công nghiệp chế xuất và các khu vui chơi giải trí.
¾ Đối với các toà nhà cao tầng:
- Đặt trạm Inbuilding phủ sóng các toà nhà cao tầng: khu thương mại, văn
phòng và chung cư có từ 10 tầng trở lên. Các tỉnh sẽ lập danh sách các toà
nhà cần triển khai.
 Thủ phủ các tỉnh và 3 thành phố lớn – HNI, ĐNG và HCM:
- Thiết kế theo lưới và góc chuẩn.
3

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội

For Beginner Viettel Technologies

1.1.2. Về dung lượng
Đảm bảo dung lượng mạng đáp ứng 50% dân số tại tỉnh.
Các tham số cơ bản cho thiết kế:
• 1 bộ thu phát phục vụ khoảng 200 thuê bao.
• Số bộ thu phát trung bình của 1 trạm BTS là 9.

1.2. Tổng Quan Tài Nguyên, Cấu Trúc Mạng Di Động Viettel Mobile Khu Vực 3
1.2.1. Quy hoạch tài nguyên tần số
1.2.1.1. Quy hoạch tần số cho dải tần 900 MHz
Dải tần GSM900 Viettel và các nhà khai thác khác được cấp phát: Viettel Có 41
tần số từ 43 đến 83, trong đó có 22 tần số (từ 43 đến 64) dùng cho mục đích BCCH, 18
tần số (từ 66 đến 83) hoạch định cho TCH, tần số 65 để bảo vệ giữa BCCH và TCH.

1 … 41 42
43 … 83 84 85 … 124
Vinaphone G Viettel G Mobiphone

43 … 63 64 65 66 … 83
BCCH G TCH

¾ Quy hoạch tần số BCCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 7/21 + 1:
Sector A B C D E F G

S1
43 44 45 46 47 48 49 64
S2
50 51 52 53 54 55 56
S3

57 58 59 60 61 62 63

¾ Quy hoạch tần số TCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 1x3 với 18 kênh TCH
(cấu hình 6/6/6).
Sector 1 2 3 4 5 6
S1
66 67 68 69 70 71
S2
72 73 74 75 76 77
S3
78 79 80 81 82 83

1.2.1.2 Quy hoạch tần số cho dải tần 1800 MHz
Dải tần GSM1800 Viettel được cấp phát:
711 712 … 744 745 746 … 760 761 762 … 766 767 768 … 809 810 811
GB BCCH G
For
Micro/Inbuilding
G For Umbrella G TCH Test GB

4

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

 Trạm Macrocell:
¾ Quy hoạch tần số BCCH theo mẫu 10/30 + 3:







Sector A B C D E F G H I J K
S1 712 713 714 715 716 717 718 719 720 721 722
S2 723 724 725 726 727 728 729 730 731 732 733
S3 734 735 736 737 738 739 740 741 742 743 744

¾ Quy hoạch tần số TCH: Dùng mẫu tái sử dụng tần số 1x3 với 42 kênh
TCH không liên tục (cấu hình 14/14/14):
Sector 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
S1 768 771 774 777 780 783 786 789 792 795 798 801 804 807
S2 769 772 775 778 781 784 787 790 793 796 799 802 805 808
S3 770 773 776 779 782 785 788 791 794 797 800 803 806 809

 Trạm Microcell và Inbuilding: Dùng 15 tần số từ 746 đến 760 cho mục đích
trạm microcell và inbulding (BCCH và TCH).
 Trạm Umbrella: Dùng 5 tần số từ 762 đến 766 cho các trạm Umbrella.
Cho các mục đích thử nghiệm dùng tần số 810. Các tần số còn lại cho mục đích
bảo vệ.

1.2.2. Quy hoạch tài nguyên thiết bị BSS
Hiện tại các node mạng Viettel Mobile khu vực 3 gồm:
• 8 MSC Ericssion: MSCHCM1 -> MSCHCM8.
• 6 MSS Nokia: MSSHM1 -> MSSHM6.
• 2 HLR Ericssion: HLR2, HLR4.
• 2 GMSC Huawei: GHCM1 và GHCM2.
• 2 STP Huawei: SGHCM1 và SGHCM2.
• 2 STP Tekelec: STPHCM1 và STPHCM2.
• 1 CRBT Huawei.

• 1 SMSC: SMSC2.
• 69 BSC Alcatel: BSCHCM1 -> BSCHCM69.
• 2986 trạm BTS Alcatel.

Viettel Mobile khu vực 3 hiện đang sử dụng thiết bị hệ thống BSS của Alcatel
(gồm 69 BSC) quản lý 2986 trạm BTS tại 21 tỉnh phía nam từ Ninh Thuận trở vào.
Cấu hình quản lý của các phần tử mạng BSS Alcatel hiện đang sử dụng như sau:

5

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Hệ thống điều khiển trạm gốc (BSC): Có 69 BSC, gồm 2 loại là BSC
G2_A9120 (39 BSC) và MX BSC_A9130 (30 BSC), cấu hình quản lý của 2
loại BSC này như sau:

BSC
configuration
Erlang BTS CELL
Tổng
số
TRX
FR
Tổng
Số
TRX
HR
Số
kênh

N7
Số
kênh
voice
Số
kênh
data
G2 BSC
(A9120)
1,900 255 264 448

224

16 16 2
MX BSC
(A9130)
2,600 255 264 600 300 16 30 18

¾ Hệ thống khai thác bảo dưỡng OMC: Hiện có 2 OMC, cấu hình quản lý của
mỗi OMC như sau:

Cấu hình OMC
Số BSC có
thể quản lý
Số Cell có
thể quản lý
Số TRX có
thể quản lý
XX-Large (V490) 120 6000 30000


¾ Hệ thống hổ trợ phân tích, tối ưu mạng NPA/RNO: Hiện có 1 hệ thống
NPA/RNO, cấu hình quản lý hệ thống này như sau:

Cấu hình
NPA/RNO
Số Cell có
thể quản lý
Số TRX có
thể quản lý
XX-Large (V490) 10500 40000

1.2.3. Tổng quan cấu trúc mạng di động Viettel Mobile khu vực 3
Cấu trúc mạng khu vực 3 có 2 tổng trạm đặt tại Phú Lâm và Hoàng Hoa
Thám. Phòng máy Phú Lâm phục vụ một phần thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền tây, phòng máy khu vực Hoàng Hoa Thám phục vụ một phần thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh miền đông. Sơ đồ kết nối mạng thoại và mạng báo hiệu như sau:






6

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Sơ đồ mạng thoại:




¾ Sơ đồ mạng báo hiệu:


7

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

2. BÀI TOÁN TỐI ƯU MẠNG DI ĐỘNG
2.1. Giới Thiệu Mục Đích, Lý Do Và Lợi Ích Tối Ưu Mạng Vô Tuyến
 Mục đích:
Mục đích chủ yếu của việc tối ưu hoá mạng là để duy trì và cải thiện toàn bộ chất
lượng và dung lượng hiện thời của mạng di động. Mục đích của việc tối ưu là để đạt
được 1 hay các mục đích như sau:
¾ Để nhận diện chính xác các suy giảm hiệu suất mạng. Các suy giảm này được
nhận diện qua việc giám sát liện tục các KPIs của mạng đã được định nghĩa hay
qua các phản ánh của khách hàng.
¾ Khi bắt đầu thiết kế mạng, chất lượng của dịch vụ (QoS) phải được đề nghị đến
khách hàng. Tối ưu để chắc chắn hiệu suất mạng được duy trì với chất lượng
dịch vụ không thay đổi.
¾ Để làm cho mạng hiện tại có hiệu suất cao hơn
 Lý do:
Các lý do của việc thực hiện quá trình tối ưu mạng:
¾ Sau khi hoàn thành triển khai mạng, phát hiện lỗi khi giám sát KPIs do việc
hoạch định ban đầu không tốt bởi tín hiệu đường truyền vô tuyến thật sự không
như công cụ thiết kế dự đoán do cơ sở dữ liệu đầu vào đề thiết kế không chính
xác và phân bố tải lưu lượng thật sự thì khác so với các dự đoán dựa trên các
thống kê khi thiết kế.
¾ Do việc bổ sung các tính năng, dịch vụ mới (ví dụ: dịch vụ tin nhắn

SMS/GPRS/EDGE) trong nổ lực để giới thiệu dịch vụ mới với ảnh hưởng nhỏ
nhất đến chất lượng dịch vụ hiện tại và nhỏ nhất chi phí đầu tư bổ sung.
¾ Tối ưu để hiệu chỉnh các vấn đề được nhận diện làm giảm hiệu suất mạng sau
khi kiểm tra (Audit) mạng.
¾ Thực hiện hiệu chỉnh, tối ưu khi giám sát nhận diện đặc tính chất lượng mạng
KPIs suy giảm.
¾ Cải thiện hiệu suất mạng để đạt được các yêu cầu kinh doanh.
¾ Do lưu lượng ngày càng tăng, cấu trúc mạng thay đổi nhanh chóng và ngày
càng phức tạp.
¾ Tinh chỉnh, thay đổi các tham số hoạt động mạng như tăng giảm vùng phục vụ
cell bằng các thay đổi tham số chuyễn giao, thay đổi góc ngẩng anten, tăng,
giảm công suất phát,...
 Các lợi ích của tối ưu hoá:
¾ Duy trì, cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại.
¾ Giảm tỉ lệ rời bỏ mạng của các khách hàng hiện tại.
¾ Thu hút khách hàng mới qua việc cung cấp các dịch vụ hay chất lượng dịch vụ
tốt hơn bằng việc nâng cao đặc tính mạng.
8

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Đạt được tối đa lợi nhuận do các dịch vụ tạo ra bởi việc sử dụng tối đa hiệu suất
của các phần tử chức năng mạng.
2.2. Quy Trình Tối Ưu Mạng:












Giám Sát
Phân Tích Dữ
Liệu
Nhận diện lỗi
/Thực Thi Các
Thay Đổi
Kiểm Tra Việc
Thay Đổi
Đạt Yêu
Cầu QoS?
Thiết Kế và Tích
Hợp Mạng



















Quản lý đặc tính chất lượng mạng.

Việc tối ưu chất lượng mạng

Tối ưu mạng GSM là một quy trình khép kín không có điểm kết thúc. Tạm thời có
thể chia thành các bước chính: Giám sát -> Phân tích dữ liệu-> Nhận diện lỗi/ Thực thi
các thay đổi -> Kiểm tra -> Giám sát
 Giám sát:
Có thể theo dõi sự hoạt động của mạng bằng những cách khác nhau, ví dụ sử
dụng các tham số mạng, các cảnh báo, các log file đo kiểm Driving Test, các phản ánh
từ khách hàng. Phổ biến nhất là xem xét các thống kê thông số của mạng mỗi ngày,
các cảnh báo (từ OMC), và RNO hỗ trợ việc giám sát thường xuyên các cells kém chất
lượng hay các cells có lưu lượng cao qua các chỉ số KPIs ( Key Performance
Indicators – Các chỉ số biểu diễn chính ).

9

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

 Phân tích dữ liệu:
Dĩ nhiên việc phân tích một cách chính xác và rõ ràng sẽ giúp cho việc khắc
phục sự cố được nhanh chóng hơn. Quá trình phân tích nên bắt đầu càng sớm càng tốt
ngay khi sự cố xuất hiện trong mạng. Ngoài tất cả các công cụ (Tools) hổ trợ hiện có,

quá trình phân tích cũng nên sử dụng các bộ đếm counters và các chỉ số KPIs.
Phương pháp chính là xác định thời điểm bắt đầu xuất hiện sự cố và tìm cách
giải quyết triệt để.
 Nhận diện lỗi, thực thi các thay đổi:
Sau khi phân tích, cần phải đưa ra những hành động cụ thể để khắc phục sự cố:
thay đổi tần số, tinh chỉnh tilt, azimuth, neighbours, các tham số mạng, reset cards hoạt
động kém hiệu quả, kiểm tra anten, feeder, nguồn, công suất phát, thay cards hỏng, …
 Kiểm tra :
Khâu này rất quan trọng để kiểm tra lại tính đúng đắn của các hành động khắc
phục trên ( Vì những tác động đó không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng, có thể
khắc phục được sự cố, có thể không ảnh hưởng, có thể đi lệch hướng làm tình hình tồi
tệ hơn). Nên sử dụng các công cụ (tools) như OMC, RNO, thiết bị đo kiểm TEMS hay
các phản ánh từ khách hàng cho việc kiểm tra này.
Nếu sự cố được xử lý thành công, sẽ tiếp tục quay lại quá trình giám sát ban
đầu, cho đến khi lại phát hiện sự cố mới. Lưu ý quá trình kiểm tra cần được thực hiện
cẩn thận ( đầu tiên ở mức TRX/cell, đến cluster, sau đó là toàn mạng ). Chính vì vậy
tối ưu mạng GSM là một quy trình khép kín không có điểm kết thúc.
Trong quá trình thực hiện có thể linh động kết hợp các giai đoạn với nhau. Có thể
chia làm 2 quá trình chính:
9 Quá trình giám sát và phân tích được xem như quá trình quản lý đặc tính chất
lượng mạng.
9 Quá trình nhận diện vấn đề, thực thi những tác động tối ưu và kiểm tra kết quả
được xem như quá trình tối ưu hoá mạng..
Cụ thể như sau :
1. Quá trình giám sát và phân tích (quá trình quản lý đặc tính chất lượng
mạng):
Hai giai đoạn giám sát và phân tích được kết hợp thành một quá trình và thực hiện
đồng thời. Vấn đề chính cần giải quyết là các lỗi vô tuyến.
Quá trình này bao gồm 4 bước chính:
 Đánh giá các sự cố mà các nhân viên kỹ thuật BTS/BSC đưa ra và các chỉ số

KPIs liên quan.
 Kiểm tra giá trị các tham số chính của mạng.
 Thực hiện đo kiểm Driving Test trước khi tối ưu
 Kiểm tra phần cứng thiết bị (card TRX, ANC, BTS, thiết bị truyền dẫn, BSC..)
và các cảnh báo từ OMC_R
10

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Cụ thể các bước như sau :
a) Xem qua các sự cố mà các nhân viên kỹ thuật BTS/BSC đưa ra và các
chỉ số KPIs liên quan
Bước đầu tiên trong quá trình quản lý chất lượng mạng là phải định nghĩa
các chỉ số chất lượng dịch vụ (QoS : Quality of Service ) như tỉ lệ rớt cuộc gọi, tỉ lệ
cuộc gọi thành công,.... Các chỉ số này sẽ hỗ trợ phát hiện các cell có chất lượng dịch
vụ (thể hiện qua thống kê KPIs) kém hơn các yêu cầu chất lượng dịch vụ đặt ra. Nhờ
đó có thể giải quyết các sự cố ảnh hưởng đến cell. Bước này bao gồm 4 bước nhỏ.
a1) Phân tích các chỉ số QoS
Cần xem và phân tích kỹ các chỉ số KPIs chính như: Tỉ lệ thiết lập cuộc
gọi thành công (CSSR), Tỉ lệ rớt cuộc gọi (CDR), Tỉ lệ chuyển giao ra thành công
(HOSR), tỉ lệ chuyển giao vào thành công (HISR), Tỉ lệ nghẽn kênh lưu lượng TCH
(TCH congestion Rate), Tỉ lệ rớt trước khi ấn định kênh TCH (TCH Preparation Thất
bại Rate), Tỉ lệ nghẽn kênh báo hiệu SDCCH (SDCCH congestion Rate), Tỉ lệ rớt
kênh SDCCH,…
Các chỉ số này cần được phân tích kết hợp với các counters liên quan.
Ví dụ: Các cuộc gọi bị rớt có thể do phần vô tuyến, do chuyển giao hay do phần cứng
thiết bị BSS,.. Từ đó có thể chỉ ra nguyên nhân chính làm rớt cuộc gọi và đưa ra phân
tích sâu hơn.
a2) Phân tích sự thăng giáng lưu lượng

Trong quá trình phân tích cần lưu ý đến lưu lượng mạng hay Cluster
theo từng giờ trong ngày.
Nên lưu ý các Sites hay các vùng nào trong cluster có lưu lượng cao và
để ý phản ứng của khách hàng đối với dịch vụ mạng di động mà họ đang dùng.
Nên thực hiện những thay đổi tham số mạng vào khoảng thời gian mà
có số thuê bao ít nhất và lưu lượng thấp nhất.
a3) Phân tích các cell có chất lượng kém nhất
Sử dụng công cụ RNO phân tích các dữ liệu cells tồi này ở nhiều
mức (TRX, Cell ,Cluster, BSC, LAC, …), các tham số (theo ngày), các QoS (theo
giờ), cùng với các phương tiện hỗ trợ khác như: bản đồ, đồ thị, các báo cáo, ..)
Một số hành động cụ thể như sau :
9 Kiểm tra vùng phủ từ các log file đo kiểm Driving Test bằng công
cụ Map Infor hay Tems Invest.
9 Kiểm tra khả năng chồng lấp vùng phủ (overlap) của các cell gần
nhau.
9 Kiểm tra nhiễu: nhiễu đối với toàn bộ cell, hay nhiễu đối với tần
số BCCH của cell.
a4) Ghi nhận và giải quyết các phản ánh từ khách hàng về chất
lượngmạng của một khu vực cụ thể nào đó
11

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Việc tham khảo những phản ánh chất lượng mạng từ khách hàng kết
hợp với các sự cố mạng sẽ giúp cho việc tối ưu được diễn ra nhanh hơn và chính xác
hơn.
b) Kiểm tra giá trị các tham số chính của mạng:
Bước thứ hai trong quá trình quản lý đặc tính chất lượng mạng là kiểm tra
lại toàn bộ các thông số để đánh giá hoạt động của mạng. Việc này được thực hiện với

các công cụ của Alcatel (RNO), Aircom (Asset) và Mapinfo. Phần này được chia
thành bốn bước nhỏ:
b1) Kiểm tra lại các thông số BSS và Cell
Mỗi BSC và Cell được định nghĩa bằng danh sách các thông số, các
thông số này định nghĩa hoạt động của nó trong quá trình lựa chọn lại cell, chuyển
giao, quản lý lưu lượng, GPRS, … Mỗi cell có hơn 250 tham số. Tất cả các thiết lập
được lấy ra hàng ngày dưới dạng file text và nhập vào cơ sở dữ liệu A956 RNO. Tất cả
các thiết lập hiện tại (đang hoạt động) và các thiết lập cũ kể cả các thiết lập mặc định
đều lưu trong cơ sở dữ liệu này. Khi sử dụng RNO các tham số có thể dễ dàng so sánh
với giá trị khuyến nghị.
Việc thay đổi giá trị thông số của các Cells đều được lưu lại trong cơ
sở dữ liệu của RNO cho mục đích tham khảo. Các yêu cầu thay đổi các tham số cần
phân tích, đánh giá chi tiết để thiết lập đến các giá trị tối ưu. Nhìn chung, Alcatel
khuyến nghị sử dụng các giá trị mặc định, tuy nhiên để tối ưu hoạt động của mạng,
tinh chỉnh cho trường hợp đặc biệt, tối ưu phân bố tải lưu lượng,… nên các tham số
thiết lập khác với giá trị mặc định.
b2) Kiểm tra lại hoạch định tần số
Bước 2 của việc kiểm tra lại mạng là xem lại kế hoạch tần số. Có thể
sử dụng một trong hai công cụ hoạch định của Aircom (Asset) hoặc Mapinfo để kiểm
tra tần số hoạt động. Tất cả các tần số của cell phục vụ và cell xung quanh cần được
xem xét kỹ và liệt kê ra, các tần số này có thể gây nên nhiễu đồng kênh hay nhiễu kên
kề.
Việc xem lại kế hoạch tần số nên kết hợp với kết quả KPIs và đo kiểm
Driving Test để nhận ra khu vực bị nhiễu và ảnh hưởng của nhiễu này lên kết quả
KPIs. Nên thực hiện thay đổi tần số càng sớm càng tốt khi xác định được nguồn gốc
gây ra nhiễu.
b3) Kiểm tra lại hoạch định neighbour
Bước 3 trong qui trình này là xem lại neighbor. Mapinfo là công cụ
hay và dễ dàng cho việc kiểm tra neighbor. Tất cả các neighbor cell cho là không cần
thiết và muốn loại bỏ phải được xem xét bằng kết quả các chỉ số về neighbor có sẵn

trong RNO. Các quan hệ neighbor một chiều phải được kiểm tra và bổ sung.
Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào dự định loại bỏ một neighbor nên
kiểm tra có bao nhiêu cố gắng chuyển giao và bao nhiêu chuyển giao thành công trên
12

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

hai hướng giữa cell phục vụ và cell neighbor đó (không có hướng dẫn cụ thể về việc
một quan hệ neighbor được xem là đúng thì có bao nhiêu cố gắng chuyển giao giữa hai
cell), quan hệ neighbor này được quyết định dựa trên yêu cầu vùng phủ, tối ưu và di
chuyển của thuê bao trong khu vực đó.
b4) Kiểm tra các thông số anten: Vị trí, độ cao, Tilts, Azimuth, Loại
anten
Việc kiểm tra thông số của anten cũng quan trọng như kiểm tra kế
hoạch tần số và neighbor trong việc phân tích chính xác các vấn đề của mạng. Mỗi
thông số như là vị trí anten, độ cao, loại anten, azimuth và tilt phải được kiểm tra cẩn
thận. Dựa trên phân tích này, các vấn đề chính dễ dàng liệt kê ra là vấn đề do vận hành
hay vấn đề do vô tuyến.
c) Thực hiện đo kiểm Driving Test trước khi tối ưu
Phải hoàn thành đo kiểm chuẩn bị tối ưu trước khi làm bất cứ hành động
thay đổi chính hay tối ưu. Việc đo kiểm này xem như là mốc chuẩn xử lý đầu tiên các
vấn đề của mạng. Khi đo cần đo hết tất cả các đường lớn, đường nhỏ trong khu vực
cần tối ưu.
Hơn nữa, kết quả đo kiểm sẽ được sử dụng cho mỗi phân tích liệt kê ở trên
như vùng phủ, các vùng phủ chồng lên nhau, nhiễu, nhận ra vùng phủ kém, các vùng
có chất lượng thu kém, các lý do rớt cuộc gọi…
d) Kiểm tra phần cứng thiết bị (card TRX, ANC,..) và các cảnh báo từ
OMC_R
Bước cuối cùng của việc giám sát, phân tích (quản lý đặc tính chất lượng

mạng) là đánh giá phần cứng BSS và các cảnh báo OMC. Việc kiểm tra này hoàn
thành do nhóm BSS thực hiện kiểm tra đồng thời với phân tích các chỉ số từ RNO liên
quan tới các vấn đề của BSS.
Việc kiểm tra này rất quan trọng trong việc cô lập lỗi phần cứng với lỗi vô
tuyến và hoạt động của các bước tối ưu liên quan.
2. Quá trình nhận diện lỗi, thực thi những tác động tối ưu và kiểm tra kết
quả (quá trình tối ưu hoá mạng)
Tối ưu có thể xem là một phần của quá trình quản lý đặc tính chất lượng
mạng. Mục tiêu của việc tối ưu mạng vô tuyến là để đạt được tối đa hiệu suất của
mạng di động.
Sau khi phân tích các vấn đề xong, ta cần thực hiện các ỵêu cầu thay đổi để
tối ưu mạng. Khi các dấu hiệu biểu hiện của vài nguyên nhân giống nhau thì tất cả các
thông tin liên quan được bổ sung để xác định vấn đề chính liên quan đến vùng phủ
kém, nhiễu, trùng lắp vùng phủ, tham số cell chưa tốt, thiếu neighbor, hoạch định tần
số không tốt…trước khi thực hiện hành động chính xác để khắc phục vấn đề lỗi.
13

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Nếu mỗi bước tối ưu ảnh hưởng hoạt động của mạng và dịch vụ khách
hàng, thì mỗi hành động phải được quyết định cẩn thận trước khi thực hiện. Tất cả các
điểm kiểm tra nên theo các thứ tự sau:
1. Vấn đề do thiết lập tham số ? – Phân tích các tham số và đề nghị thay đổi.
2. Lỗi lắp đặt, lỗi phần cứng BSS, truyền dẫn, lỗi vận hành ? – Xác định thiết
bị hệ thống và sửa thiết bị hỏng.
3. Vấn đề vùng phủ ? - Kiểm tra phần cứng BTS, công suất phát , tỷ số sóng
đứng (VSWR), thông số của anten (độ cao, azimuth, tilt, loại anten và vị trí
anten, vùng Fresnel thoáng hay bi che chắn). Thực hiện sửa lỗi để tăng
cường vùng phủ.

4. Bị nhiễu ? - Kiểm tra tần số với Mapinfo hay công cụ của Aircom. Nếu cần,
đo kiểm tần số bằng TEMS trong khu vực bị nhiễu để xác định cell gây
nhiễu. Thay đổi tần số cell phục vụ hoặc tần số cell gây nhiễu hoặc nếu có
thể, giới hạn vùng phủ tín hiệu gây nhiễu bằng cách giảm Tilt anten của cell
đó xuống.
5. Vấn đề chuyển giao ? - Kiểm tra neighbor với Mapinfo. Kiểm tra tất cả các
tham số chuyển giao trong RNO, phân tích dữ liệu đo kiểm và quyết định
thêm bớt neighbor, tinh chỉnh độ dự trữ chuyển giao.
6. Vùng phủ đi xa quá hay trùng lắp vùng phủ ? - Kiểm tra thông số anten.
Phân tích dữ liệu đo kiểm cẩn thận. Xác định Timing Advance, mức thu,
chất lượng thu từ các báo cáo của RNO. Sau đó chỉ thực hiện giảm Tilt
anten, quay hướng anten, hay giảm độ cao anten.

2.3. Giới Thiệu Các KPIs Vô Tuyến Chính
2.3.1. SDCCH Congestion rate (Tỉ lệ nghẽn kênh SDCCH)
• Tỉ lệ của kênh SDCCH không được ấn định trong suốt quá trình thiết lập
liên kết vô tuyến do nghẽn trên giao diện vô tuyến.
• Nghẽn SDCCH có thể ảnh hưởng đến cảm nhận khách hàng như sau:
o Không thiết lập được cuộc gọi nếu sau 3 lần nghẽn liên tục.
o Nếu không, thời gian thiết lập cuộc gọi bị kéo dài không như mong đợi.
• Tỉ lệ nghẽn SDCCH khuyến nghị nhỏ hơn 5%.

2.3.2. SDCCH drop rate (Tỉ lệ rớt kênh SDCCH)
• Tỉ lệ kênh SDCCH bị rớt.
• SDCCH rớt làm cuộc gọi không được thíêt lập thành công.
• Tỉ lệ SDCCH drop khuyến nghị nhỏ hơn 4%, tuy nhiên trong khu vực mật
độ trạm cao, tỉ lệ SDCCH Drop nên nhỏ hơn 1%. Thông thường tỉ lệ
SDCCH yêu cầu nhỏ hơn tỉ lệ cuộc gọi bị rớt do thời gian chiếm dụng của
14


Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

thuê bao trên kênh SDCCH (thường kém hơn 5s) nhỏ hơn thời gian chiếm
dụng trên kênh TCH (khoảng vài chục giây).

2.3.3. TCH assign unsuccess rate (Tỉ lệ ấn định kênh TCH không thành công)
• Tỉ lệ chiếm kênh lưu lượng không thành công cho mụch đích ấn định bình
thường. Thông thường do nghẽn kênh lưu lượng hay do vấn đề vô tuyến
hoặc BSS.
• Tỉ lệ ấn định kênh lưu lượng không thành công khuyến nghị nhỏ hơn 3%,
tuy nhiên trong khu vực mật độ trạm cao, tỉ lệ này nên nhỏ hơn 1%.

2.3.4. TCH congestion rate (Tỉ lệ nghẽn kênh lưu lượng TCH ở mức nghẽn vô
tuyến)
• Thể hiện số lượng hay tỉ lệ các cell bị nghẽn thường xuyên.
• KPI này dùng quản lý tỉ lệ phần trăm mạng bị nghẽn, thông thường tỉ lệ
nghẽn kênh lưu lượng TCH cho phép 2%. Nghẽn TCH ảnh hưởng đến cảm
nhận khách hàng là thiết lập cuộc gọi bị thất bại.

2.3.5. Call drop rate (Tỉ lệ rớt cuộc gọi)
• Tỉ lệ các cuộc gọi bị rớt (do hệ thống BSS, vô tuyến hay rớt do chuyển giao)
trên tổng số cuộc gọi kết thúc thành công.
• Đây là KPI quan trọng nhất, được sử dụng với tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành
công để so sánh với các mạng di động mặt đất khác. KPI này ảnh hưởng đến
khách hàng chính là cảm nhận cuộc gọi bị rớt.
• Tỉ lệ rớt cuộc gọi khuyến nghị nhỏ hơn 4%, tuy nhiên trong khu vực mật độ
trạm cao, tỉ lệ CDR nên thấp hơn 2%, thậm chí nhỏ hơn 1% hay thấp hơn
trong trường hợp có sử dụng nhảy tần chậm.


2.3.6. Call setup success rate (Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công)
• Tỉ lệ các cuộc gọi được thực hiện cho đến khi ấn định TCH thành công mà
không bị ngắt do rớt SDCCH hay do ấn định thất bại.
• Đây là KPI quan trọng thứ 2 sau tỉ lệ rớt cuộc gọi, nó được dùng để so sánh
với các mạng di động mặt đất khác. KPI này thể hiện đến khách hàng là
cuộc gọi không được thiết lập ở nổ lực đầu tiên.
• Tỉ lệ thiết lập cuộc gọi thành công khuyến nghị > 95%, tuy nhiên trong khu
vực mất độ trạm cao, tỉ lệ này nên lớn hơn 98%. Tỉ lệ nghẽn kênh SDCCH
cũng nên được quan tâm để có cái nhìn toàn diện về thiết lập cuộc gọi.

2.3.7. Call success rate (Tỉ lệ cuộc gọi thành công)
• Tỉ lệ các cuộc gọi được thực hiện cho đến khi giải phóng mà không bị ngắt
do rớt kênh SDCCH, hay do ấn định thất bại hay cuộc gọi bị rớt.
15

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

• Tỉ lệ cuộc gọi thành công khuyến nghị < 92%, tuy nhiên trong khu vực mật
độ trạm cao, tỉ lệ cuộc gọi thành công nên lớn hơn 97%.

2.3.8. Outgoing handover success rate (Tỉ lệ chuyển giao ra thành công)
• Thể hiện tỉ lệ chuyển giao SDCCH và TCH ra ngoài thành công từ một cell
đến các cell lân cận của nó (cùng BSS hay khác BSS).
• Tỉ lệ chuyển giao ra ngoài thành công khuyến nghị > 90%.
2.3.9. Incoming handover success rate (Tỉ lệ chuyển giao vào thành công)
• Thể hiện tỉ lệ chuyển giao SDCCH và TCH thành công đến một cell từ các
cell lân cận của nó (cùng BSS hay khác BSS).
• Tỉ lệ chuyển giao vào thành công khuyến nghị > 90%.


2.4. Nguồn ThôngTin Phân Tích, Tối Ưu Mạng
2.4.1. Thông tin giám sát chất lượng dịch vụ mạng, tải lưu lượng BSS
 Giám sát chất lượng dịch vụ BSS
¾ Định nghĩa
• Giám sát đồng nghĩa phái đo lường, đánh giá hay đảm bảo chất
lượng mạng.
• Mạng ở đây bao gồm phần BSS hay BSS và NSS, hoặc bao gồm cả
phần BSS, NSS, PSTN,…
• Chất lượng là dịch vụ đầu cuối người dùng và chất lượng kỹ thuật
của hệ thống
¾ Sử dụng dữ liệu giám sát chất lượng dịch vụ: Dữ liệu được chia làm 3 mức
báo cáo:
• Đội quản lý: Dùng dữ liệu để so sánh chất lượng dịch vụ mạng với
đối thủ khác và lập kế hoạch cải thiện chất lượng mạng. Đội quản
lý phải có cái nhìn tổng quát chất lượng dịch vụ mạng hàng tháng
(thỉnh thoảng hàng tuần).
• Đội tối ưu vô tuyến: Dựa vào dữ lịêu để phát hiện các khu vực chất
lượng dịch vụ kém trong mạng để quyết định thay đổi và thực hiện
cải thiện chất lượng dịch vụ. Đội tối ưu vô tuyến phải nắm chi tiết
trạng thái và sự thay đổi, tiến triển của chất lượng dịch vụ ở mức
BSS và mức cell (thỉnh thoảng mức TRX) hàng tuần, hàng ngày
(đôi khi hàng giờ).
• Đội giám sát và bảo dưỡng: Có chức năng phát hiện và nhận diện
các phần tử mạng có khả năng làm suy giảm nghiêm trọng chất
lượng dịch vụ. Đội giám sát và bảo dưỡng phải nắm chi tiết trạng
thái chất lượng dịch vụ mức cell và mức TRX hàng giờ.
 Giám sát tải lưu lượng của BSS.
16

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội

For Beginner Viettel Technologies

¾ Định nghĩa: Đo đạc số lượng lưu lượng đã được được xử lý qua mạng,
BSCs, Cells. Phân tích các đặc tính lưu lượng như cuộc gọi, chuyển giao,
cập nhật vị trí,…dùng để định cở cấu trúc mạng.

2.4.2. Các nguồn thông tin giá trị
 Các phương tiện giám sát: Có nhiều cách khác nhau để giám sát, đo đạc mạng
GSM. Dữ liệu chất lượng dịch vụ QoS có thể được xây dựng từ các nguồn
thông tin khác nhau và bổ sung lẫn nhau như:
¾ Các bộ đếm OMC_R được lấy từ hệ thống BSS.
¾ Các bản tin báo hiệu được cung cấp từ các máy đo giao thức trên các giao
diện khác nhau: giao diện vô tuyến (Air), Abis, A (hay Ater).



 Nguồn thông tin giao diện A: Sử dụng các máy phân tích giao thức (như
Wandel, Tektronix, NetHawk …) để bắt, giải mã báo hiệu giữa MSC và BSC-
Transcoder (giao diện A hay Ater).
¾ Ưu điểm:
• Đây là giao diện đã được chuẩn hoá trong GSM nên có thể sử dụng
tuỳ ý giữa các nhà sản xuất.
• Bản tin chứa đầy đủ nội dung thông tin, thời gian.
• Có thể phát hiện các vấn đề lổi do user/MS/BSS hay NSS.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn nhiều thời gian để lắp đặt thiết bị, phân tích file.
• Phải thành thạo, tinh thông cho việc phân tích bản tin.
• Số lượng COCs bắt báo hiệu tại cùng thời điểm ít.
• Kích thước file dữ liệu đo đạc lớn (>> 10 Mbytes/hour/BSC).

Thuận lợi chính của đo kiểm giao diện A là cho phép phát hiện thiết lập cuộc
gọi thất bại do user hay do NSS. Vài nguyên nhân thất bại do user như: IMSI
Unknown trong VLR/HLR, IMEI không được chấp nhận, PLMN không cho phép,
17

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

dịch vụ yêu cầu không được cung cấp, user bận, định dạng số không có giá trị,… Vài
nguyên nhân thất bại do NSS như: tài nguyên không đảm bảo, thiết bị chuyển mạng
nghẽn, lỗi giao thức,…

2.4.2.1. Nguồn thông tin giao diện Abis: Sử dụng các máy phân tích giao thức (như
Wandel, Tektronix, NetHawk…) để bắt, giải mã báo hiệu giữa BSC và BTS
¾ Ưu điểm:
• Bản tin chứa đầy đủ nội dung thông tin, thời gian.
• Có thể phát hiện các vấn đề lổi do user/MS/BSS hay NSS.
• Đo được đường lên và đường xuống.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn nhiều thời gian để lắp đặt thiết bị, phân tích file.
• Phải thành thạo, tinh thông cho viện phân tích bản tin.
• Số lượng tuyến báo hiệu vô tuyến (RSL), số lượng cell bắt bản tin
đo tại cùng thời điểm thấp.
• Kích thước file dữ liệu đo đạc lớn (>> 10 Mbytes/hour/BSC).
Thuận lợi chính của phân tích bản tin Abis là để cho phép đánh giá chi tiết và
chính xác chất lượng vô tuyến của một cell ở mức TRX. Có thế quan sát và so sánh
được cho cả đường lên và đường xuống.

2.4.2.2. Nguồn thông tin giao diện vô tuyến: Sử dụng thiết bị đo MS để bắt báo hiệu

và các đặc điểm của tín hiệu.
¾ Ưu điểm:
• Đưa ra vị trí chính xác của các khu vực lỗi.
• Cung cấp các thông tin vô tuyến đường xuống.
• Là cách duy nhất đế xác định khu vực vùng phủ kém.
• Là cách duy nhất để giám sát các đối thủ.
¾ Nhược điểm:
• Chi phí thiết bị cao.
• Tốn rất nhiều thời gian.
• Khó khăn để có thể thực hiện nhiều cuộc gọi.
• Không có thông tin đường lên.
Thuận lợi chính của kết quả phân tích đo đạc trên giao diện vô tuyến là sự kết
hợp giữa kết quả đo đạc chất lượng vô tuyến và khu vực địa lý của mạng.

2.4.2.3. Các bộ đếm đo đạc đặc tính mạng: Đếm các sự kiện được nhìn thấy bởi hệ
thống, giá trị thông tin được báo cáo định kỳ 1 giờ.

18

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Ưu điểm:
• Chi phí thấp: Thu thập trực tiếp từ hệ thống OMC.
• Có thể lưu các bộ đếm cho toàn bộ mạng
¾ Nhược điểm:
• Thông tin thô, khó để có thể hiểu.
• Phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị
Lợi điểm chính của các bộ đếm BSS là dữ liệu được lưu trữ nhiều ngày, cung
cấp dữ liệu chất lượng dịch vụ một cách dễ dàng để giám sát chất lượng dịch vụ lâu

dài.

2.4.3. Giới thiệu thiết bị đo chất lượng mạng vô tuyến GSM (Tems Investigation)
2.4.3.1. Giới thiệu thiết bị đo TEMS Investigation
Thiết bị đo TEMS Investigation là công cụ đo kiểm đánh giá thời gian thực các
thông số phản ánh chất lượng mạng di động qua giao diện vô tuyến. Nó cho phép ta
theo dõi cả kênh thoại hay kênh dữ liệu qua GPRS.
Do dữ liệu hiển thị dạng thời gian thực nên nó hỗ trợ rất tốt cho việc phát hiện
sự cố, tối ưu hoá mạng. Các dữ liệu cũng có thể được ghi lại phục vụ cho việc phân
tích đánh giá về sau.


2.4.3.2. Driving Test (DT) và mục đích của việc DT
Driving Test là phương pháp đo kiểm sử dụng phương tiện di chuyển (thường
là ô tô) thu thập các kết quả đo kết hợp với toạ độ điểm đo.
Mục đích việc DT trong mạng di động :
- Kiểm tra các thông số của trạm BTS theo thiết kế vô tuyến: tần số BCCH,
TCH, BSIC, Neighbour, LAC, RAC,…
19

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Đo kiểm các thông số phản ánh chất lượng mạng (RxLevel, RxQuality, CSSR,
CDR, HO_SR…)
- Kiểm tra hoạt động, vùng phủ của trạm BTS. Đánh giá, kiểm tra nhiễu.
- Cung cấp dữ liệu logfile cho nhóm tối ưu mạng phân tích, đánh giá chất
lượng mạng, phát hiện được các vấn đề của mạng và đưa ra các khuyến nghị thay đổi
để cải thiện chất lượng mạng.
2.4.3.3. Các bước chuẩn bị trước khi DT

- Chuẩn bị tuyến đường: Lập kế hoạch tuyến đường cần đo, tuyến đường đi
trong vùng cần đo kiểm phải được giữ nguyên qua các lần đo để đảm bảo kết quả đo
phản ánh sự cải thiện hay sự suy giảm của chất lượng mạng.
- Kiểm tra các thiết bị của bộ đo Tems gồm một Laptop, một nguồn dự trữ UPS
(hoặc bộ chuyển đổi 12 VDC -> 220 VAC sử dụng nguồng acqui trên ôtô), máy đo
Tems Investigation, cổng chuyển đổi COM để đưa dữ liệu đo được vào máy tính, GPS,
anten ngoài.
- Chuẩn bị đầy đủ và chính xác cơ sở dữ liệu trạm như toạ độ, tần số,
neighbours, hướng anten,...
- Các yêu cầu khác: Để đảm bảo cho dữ liệu đo đạt được kết quả chính xác
nhất với thực tế thì MS phải được đặt ở vị trí cố định, các thiết bị khác đặt gọn gàng,
thuận tiện nhất.
- Sơ đồ kết nối thiết bị đo:


GPS

20

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

- Trong quá trình đo kiểm cần ghi chú các trường hợp lỗi thiết bị và các sự kiện
không bình thường khác (như sai toạ độ trạm, đấu nối anten – feeder sai,…) và thông
báo cho các nhóm xử lý tương ứng.
2.4.3.4 Các chế độ đo trong Tems Investigation GSM
Có 5 chế độ đo trong Tems Investigation GSM:
¾ Chế độ đo bình thường Normal Mode.
¾ Chế độ đo quét tần số Frequency Scanning: Dùng để quét một dải tần
số theo yêu cầu.

¾ Chế độ đo quét nhiễu Interference Scanning: Dùng để quét tần số gây
nhiễu tại khu vực nghi ngờ.
¾ Chế độ đo quét nhiễu kênh lân cận C/A Scanning: Dùng để đo đạc
cường độ trường của các kênh lên cận.
¾ Chế độ đo quét danh sách Neighbor List Scanning: Dùng để quét các
neighbours cho mục đích xác định, bổ sung các neighbour thiếu.

2.4.4. Giới thiệu thiết bị đo giao thức NetHawk M5
Để sử dụng NetHawk M5 cần:
- Một máy tính.
- Phần mềm NetHawk.
- License.
- Thiết bị tương thích giao diện NetHawk cho máy tính.
- Cáp NetHawk.
2.4.4.1 Thiết lập kết nối
Để bắt được báo hiệu từ đường truyền đến ứng dụng giám sát giao thức cần thực
hiện:
¾ Đấu nối vật lý cáp kết nối giữa
thiết bị tương thích NetHawk
và mạng. Trong trường hợp sử
dụng card N2, kết nối được mô
tả như hình vẽ sau:

21

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

Ví dụ: giám sát E1/T1/JT1 sử dụng đấu nối song song.


Để tránh suy
hao, méo, và
nhiễu nên sử
dụng cáp càng
ngắn càng tốt.

Khi thực hiện giám sát đường E1/T1/JT1, nối N5 tới đường dây bằng việc sử dụng
các kết nối song song. Thông thường các điểm giám sát kết nối trước được sử dụng.
¾ Thiết lập cấu hình tương thích: Chọn loại giao tiếp từ Tools > Adapter
options (PCM cho các giao tiếp 2G, ATM cho các giao tiếp 3G); Chọn chế
độ tương ứng giữa E1 và T1 trong trường hợp chọn loại giao tiếp PCM.
¾ Kiểm tra trạng thái đường dây và các kết nối cáp từ menu Tools > State
Monitor.
¾ Cài đặt cấu hình kết nối: trên menu Tools, chọn Connection Configuration.
Thực hiện các thao tác sau ở thẻ Configuration Content của cửa sổ
Connection Configuration:
• Nếu biết các yêu cầu thiết lập kết nối, nhập các tham số vào
• Trường hợp không biết các yêu cầu thiết lập kết nối, sử dụng bộ quét
để tìm tham số cho kết nối.
• Sau khi đã cài đặt xong cấu hình, chọn OK để xác nhận cấu hình.
¾ Chọn giao thức giám sát từ menu Application > Protocol Monitor.
¾ Chọn kết nối để đo kiểm: Để hiển thị lưu lượng kết nối, chọn kết nối được
hiển thị bên trái thẻ Online Configuration. Thực hiện theo một trong các
bước sau:
• Kéo và thả kết nối từ thẻ Online Configuration đến cửa sổ giám sát
giao thức Protocol Monitor Window.
• Click Protocol Monitor Window để chọn, và double-click kết nối
muốn chọn.
22


Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

¾ Trên thanh trạng thái Status Bar của Protocol Monitor, kiểm tra trạng thái
của bộ chỉ thị thu (Receive). Nếu màu xanh thì chỉ thị đang thu dữ liệu từ
đường dây. Màu nâu chỉ thị dữ liệu chưa được thu. Để thu dữ liệu từ đường
dây, double-click bộ chỉ thị thu hoặc bấm Space trên bàn phím.
¾ Trên thanh trạng thái Status Bar của Protocol Monitor, kiểm tra trạng thái
của bộ chỉ thị phân tích (Analyse). Nếu màu xanh thể hiện dữ liệu đang
phân tích và hiển thị lưu lượng ở thời gian thực. Màu nâu thể hiện trạng thái
phân tích không hoạt động và không hiển thị lưu lượng ở thời gian thực. Để
bắt đầu phân tích, double-click bộ chỉ thị phân tích hoặc bấm F12 trên bàn
phím.

2.4.4.2 Các ứng dụng NetHawk M5
Nethawk M5 có thể thực hiện giám sát, phân tích, sử dụng các ứng dụng ở chế độ
trực tuyến hay không trực tuyến cùng lúc. NetHawk M5 có các ứng dụng sau:
¾ Giám sát giao thức: Với ứng dụng này, các bản tin báo hiệu qua lại có thể
được phân tích chi tiết hơn. Cửa sổ Single Line Decoding view cho cái nhìn tổng quan
bằng cách thể hiện thông tin sự kiện và nội dung giao thức trên một dòng. Cửa sổ
Detailed Decoding view hiển thị toàn bộ báo hiệu. Ngoài ra, khả năng lọc giúp tập
trung giám sát dữ liệu thiết yếu nhất.

Single-Line Decoding
view
Detailed Decoding
view

¾ Phân tích cuộc gọi và phiên truyền dữ liệu: Đây là ứng dụng gở rối
chính, các cuộc gọi được giám sát ở thời gian thực qua các giao diện Abis, Ater, A,

Gb,...

Ứng dụng này có thể nhìn qua một cách nhanh chóng để xem nơi nào đang có
vấn đề trong quá trình hoạt động. Thoại của các cuộc gọi chuyển mạch mạch cần quan
23

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

tâm từ các giao diện A, Ater có thể được ghi lại (.wav) hay nghe trực tiếp từ loa máy
tính.


¾ Thống kê cuộc gọi và phiên làm việc: Ứng dụng này cung cấp thông tin
cần thiết trên toàn bộ chất lượng mạng. Nó thống kê các báo hiệu từ các giao diện abis,
A, Gb, MAP và ISUP,…Tính năng này hiển thị các thông tin cuộc gọi và phiên làm
việc như KPIs, phân bố lỗi, lý do lỗi…trong định dạng đồ hoạ.


¾ Đo đạc tối ưu vô tuyến (ROM: radio optimisation measurements): Tính
năng này cung cấp các thông tin quan trọng như công suất thu, công suất phát, BLER,
24

Radio Network Optimization Phan Hoài Hội
For Beginner Viettel Technologies

BER, tỉ số tín hiệu trên nhiễu,… cho mục đích phân tích điều khiển công suất, chất
lượng và nhiễu của giao diện vô tuyến.



¾ Lưu giữ cơ sở dữ liệu: Dữ liệu đo, KPIs,…cũng có thể được lưu đến cơ sở
dữ liệu SQL, file .rec cho mục đích phân tích thống kê sâu hơn với ứng dụng thứ 3
khác.

2.5. Các Vấn Đề Vô Tuyến Tiêu Biểu
2.5.1. Vấn đề vùng phủ
2.5.1.1. Định nghĩa và các dấu hiệu vấn đề vùng phủ
 Định nghĩa: vùng phủ kém là mạng hay cell có mức tín hiệu thu và chất lượng
thu kém ở cùng khu vực tại cùng thời điểm.
 Các dấu hiệu:
¾ Khách hàng phản ánh rớt cuộc gọi hay mất sóng.
¾ Các bộ chỉ thị chất lượng dịch vụ của hệ thống OMC:
 Tỉ lệ TCH thất bại cao.
 Tỉ lệ rớt cuộc gọi cao.
 Tỉ lệ chuyển giao do nguyên nhân better cell HO thấp so với tỉ lệ
chuyển giao Emergency HO.
 Tỉ lệ chuyển giao do DL quality HO cao.


25

×