Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.63 KB, 3 trang )

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tự kỷ
Bệnh tự kỷ hay còn được gọi là chứng rối loạn phát triển lan tỏa - là một trong những
chứng rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Thông
thường, trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường nhưng
sau đó, các khả năng đã có lại mất dần đi… Bệnh tự kỷ biểu hiện dưới nhiều dạng khác
nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem, trẻ tự kỷ là khi có những biểu hiện, triệu chứng
gì.
1. Không giao tiếp
Trẻ mắc bệnh tự kỷ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp không lời như
gật đầu, lắc đầu, chỉ tay. Khi muốn yêu cầu vật gì, trẻ không biết chỉ mà cầm tay bố mẹ
đặt lên vật đó.
2. Không chơi với ai, chỉ một mình
Trẻ tự kỷ không hề biết chia sẻ niềm vui hay mối quan tâm với người khác, chẳng hạn
như khoe áo đẹp, mang cho mọi người xem đồ chơi mình thích… Thực tế, trẻ không quan
tâm, biểu lộ tình cảm với người khác và nhìn người như nhìn đồ vật.

3. Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói


Chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu trúc câu hoặc
ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp (người lớn hỏi gì, trẻ không trả lời được mà lặp lại chính
câu hỏi)… là những biểu hiện chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu tự kỷ.
4. Không biết chơi đồ chơi
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường chỉ chọn chơi vài thứ nhưng lại không dùng đúng chức năng
của món đồ chơi đó, chẳng hạn với ô tô thì bé chỉ lật lên hay quay bánh xe. Cũng có
trường hợp trẻ chỉ chú ý đến các chi tiết của đồ vật. Trẻ có thể “nghiên cứu” các chi tiết
một cách say sưa mê mải trong khi cha mẹ không biết lại nghĩ con mình có phong thái
bác học…
5. Bị cuốn hút bởi những thứ kỳ lạ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật,chẳng hạn như lon sữa,
cái que hay viên sỏi... Trẻ tự kỷ cũng thường bị cuốn hút bởi những vận động khác


thường như vào phòng là nhìn ngay quạt trần, đèn và đặc biệt rất thích quảng cáo trên
truyền hình.
6. Hoạt động chân tay bất thường
Trẻ mắc bệnh tự kỷ còn có những cử chỉ tay chân bất thường, rập khuôn như vê tay, xoắn
vặn tay… Do không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ. Thậm
chí, các bé có thể lao ra đường hay xe cộ qua lại mà vẫn ngồi yên.
7. Không thích sự thay đổi


Trẻ mắc bệnh tự kỷ không bắt chước như mọi trẻ em khác và không thích nghi với sự
thay đổi. Khi đang chơi một đồ chơi, nếu ai đó lấy đi hoặc thay đổi vị trí, bé sẽ lăn ra
khóc, đập đầu, giật tóc...
8. Các giác quan bất thường
10% trẻ mắc bệnh tự kỷ bị điếc nhưng vẫn nghe được một số loại âm thanh. Trong khi đó,
có nhiều trẻ “giả điếc”, bố mẹ gọi thì giống như không nghe nhưng lại rất thính với một
số tiếng nhạc. Khứu giác, vị giác cũng bất thường, có trẻ không chịu ăn cơm, chỉ ăn chất
bẩn, phân…
9. Hiếu động hoặc không hoạt động
Phần lớn trẻ mắc bệnh tự kỷ đều rất hiếu động, chạy nhảy, phá phách mà không biết mệt.
Một số khác thì lại lờ đờ, tuyệt đối không có bất kỳ một hoạt động nào.
Trên thực tế, tự kỷ chỉ có thể chẩn đoán sau 18 tháng tuổi nhưng trước đó đã có những
dấu hiệu sớm như: khóc nhiều, nhận biết kém, ít quan tâm đến bố mẹ, không biết lạ quen,
mắt nhìn xa vắng… Chính vì thế, nếu nghi ngờ, cha mẹ nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ
nhi khoa để theo dõi.



×