Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đánh giá sự phù hợp của pháp luật về bảo vệ không khí trong pháp luật môi trường việt nam với các cam kết mà nước ta là thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.08 KB, 18 trang )

GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG

Nhóm 8

MỤC
LỤC

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG KHÍ
1. Cơ sở lý luận
2. Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
II. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN
1. Công ước viên 1985, Công ước về bảo vệ tầng ozon.
2. Nghị định thư Montreal
3. Công ước khung về thay đổi khí hậu của liên hợp quốc
4. Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên
Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
5. Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu COP21
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM VỀ KHÔNG KHÍ
IV. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP TRONG CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM
LÀ THÀNH VIÊN.
1. Kết quả đạt được.
2. Những vấn đề còn hạn chế.
3. Hướng hoàn thiện.
C. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1




GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

A. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước, kéo theo
nó là việc môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là ô nhiễm không khí.
Vấn đề ô nhiễm không khí là vấn đề của toàn cầu, không chỉ riêng Việt Nam. Vì
vậy, tất yếu các nước phải cùng chung tay chống ô nhiễm không khí, kìm hãm sự
nóng lên toàn cầu. Việc các nước tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi
trường không khí đã và đang đạt được những thành công nhất định trong việc
chống biến đổi khí hậu. Việt Nam đang tích cực

2


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÔNG KHÍ.
1. Cơ sở lý luận
a.Khái niệm
* Không khí là hỗn hợp khí gồm có nitơ chiếm khoảng 78,1%, oxy chiếm
20,9%, acgong chiếm 0,9%, dioxit cacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí
khác như nêon, hêli, mêtan, krypton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm
tuyệt đối, hơi nước chiếm 1-3% thể tích không khí.

* Ô nhiễm không khí
Dưới góc độ pháp lí, ô nhiễm không khí được hiểu là sự thay đổi tính chất
không khí, vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách
khác, ô nhiễm không khí là tình trạng không khí có xuất hiện chất lạ hoặc có sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lí, hóa
vốn có của nó, vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên.
b. Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí.
- Nguồn tự nhiên
+ Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lượng
khổng lồ các chất ô nhiễm như tro bụi, khí SOx NOx, có tác hại nặng nề và lâu
dài tới môi trường.
+ Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện cũng như các
hoạt động thiếu ý thức của con người, chất ô nhiễm như khói, bụi, khí SOx NOx,
CO, THC.
+ Ô nhiễm do bão cát: hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ
và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm
giảm tầm nhìn.
+ Ô nhiễm do đại dương: Do quá trình bốc hơi nước biển co kéo theo một
lượng muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đưa vào đất liền. không khí có nồng độ
muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại.
+ Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men
các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí như metan (CH 4), các
3


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8


hợp chất gây mùi hôi thối như hợp chất nitơ (ammoniac – NH 3), hợp chất lưu
huỳnh ( hydrosunfua – H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật.
-Nguồn nhân tạo:
+Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao
thông.Nguồn ô nhiễm công nghiệp do 2 quá trình sản xuất gây ra:



Quá trình đốt nhiên liệu thải ra khí độc đi qua các ống của các nhà máy
vào không khí.
Do thoát hơi rò rỉ thất thoát trên dây chuyên sản xuất sản phẩm và các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể
hút và thải ra ngoài băng hệ thống thông gió.

+Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm:
nhiệt điện vật liệu xây dựng hóa chất và phân bón, dệt và giấy,luyện kim thực
phẩm,các xí nghiệp cơ khí,các nhà máy thuộc công nghiệp nhẹ, giao thông vận
tải bên cạnh đó còn do sinh hoạt của con người.
2. Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
a. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới.
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố
ngày 26/9/2012 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại
nhiều quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức
nguy hại đối với sức khỏe con người (nghiên cứu này thu thập các mẫu không
khí của gần 1100 thành phố tại 91 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô
và các thành phố có số dân trên 100.000 người). Theo thông tin từ AFP ngày
26/3/2014, tính chung trên toàn cầu cứ 8 người chết thì có một người chết là do
ô nhiễm không khí trong năm 2012. Những thủ phạm gây chết nhiều nhất liên
quan đến ô nhiễm là bệnh tim, đột quị, bệnh phổi và ung thư phổi. Ngoài ra nó

còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm sinh và suy giảm chức năng
tâm thần do chất lượng không khí kém.
Số tử vong bao gồm 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà,
chủ yếu do đun nấu bằng bếp than, củi. Tác động của ô nhiễm không khí ngoài
trời ước tính là 3,7 triệu người, với nguồn gây ô nhiễm từ đốt than tới động cơ
diesel. Số tử vong ước tính chung là 7 triệu người.
Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Nam Á, và
khu vực Tây Thái Bình Dương. Những khu vực này có 3,3 triệu người chết liên

4


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm ngoài
trời – với tổng số tính chung là 5,1 triệu người.
b. Ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay.
Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người Pháp chuyên cung cấp giải pháp
phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo
khí tượng khẳng định tại một cuộc hội thảo về cải tạo chất lượng không khí và
giao thông đô thị đã khẳng định: “Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không
khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà
Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm không chỉ đứng đầu Đông Nam
Á mà còn ở châu Á”.
Còn theo một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos,
Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đối với ô nhiễm không khí ở Việt Nam có
một số vấn đề ô nhiễm không khí đáng chú ý:

- Ô nhiễm bụi: Tại các đô thị và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm do bụi là đáng
lo ngại nhất. Nồng độ thông số bụi có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, đặc biệt ở
các trục giao thông, tuyến đường chính và các đô thị lớn. Nồng độ bụi lơ lửng
tổng số tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các khu công nghiệp vượt giới
hạn quy định, thậm chí vượt nhiều lần giới hạn cho phép trung bình 24 giờ và
trung bình năm.
Hình 1 dưới đây cho kết quả quan trắc môi trường của các Trạm Quan
trắc &Phân tích Môi trường Quốc gia, từ năm 2004 đến 2011 : cho trị số bụi TSP
của một số địa điểm của Hà nội. Đường kẻ ngang là trị số tối đa cho phép trung
bình năm ( đường dưới) và trung bình ngày (đường trên). Xét hình 1 ta thấy hầu
hết ở các điểm quan trắc đều bị ô nhiễm nặng về bụi TSP, nặng nhất là ở ngã Tư
Kim Liên-Giải phóng , cao hơn trị số quy chuẩn quốc gia cho phép từ 3-5 lần,
mức ô nhiễm bụi cao tiếp theo là khu Mai Động, khu Thượng Đình, ô nhiễm
thấp hơn là khu dân cư Nam Thành Công.

5


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

Hình 1. Nồng độ bụi TSP trung bình của trung bình 6 đợt quan trắc trong năm
của một số địa điểm của TP Hà nội từ năm 2004-2011 (mg/m3 )
- Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh.
Dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của
quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị
có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của quốc gia, chính vì thế các vấn
đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường
xảy ra ở các đô thị lớn. Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, quá trình

đô thị hóa tương đối nhanh do quá trình với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Hoạt động xây dựng diễn ra mạnh mẽ
Ở nước ta hiện nay hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống… rất
mạnh và diễn ra ở khắp nơi, đặc biệt là ở các đô thị. Các hoạt động xây dựng
như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá
trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường
không khí xung quanh. Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, có
những nơi tới mức báo động, điển hình là các khu dân cư cạnh đường giao thông
lớn, ở gần các nhà máy, xí nghiệp.Nồng độ bụi trong các khu dân cư cạnh các
nhà máy, xí nghiệp hoặc gần đường giao thông lớn đều vượt trị số tiêu chuẩn cho
phép từ 1,5 đến 3 lần. Ở những nơi diễn ra việc xây dựng nhà cửa, đường sá thì
nồng độ này vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần.
6


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

- Hoạt động giao thông vận tải
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương tiện giao thông cơ
giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô thị. Trước năm 1980
khoảng 80-90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp. Ngày nay ngược lại 80% dân đô
thị đi lại bằng xe máy, ô tô con. Nguồn thải từ giao thông vận tải đã trở thành
một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí ở đô thị, nhất là ở
các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,Hải Phòng, Đà Nẵng. Theo
đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông
vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao

gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), theo ước tính cho thấy, hoạt
động giao thông vận tải đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng
VOCs(Volatile Organic Compounds). Trong khi đó, các hoạt động công
nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động
giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ
nhau .
- Sinh hoạt của người dân.
Người dân ở nông thôn nước ta thường đun nấu bằng củi, rơm,cỏ, lá cây và
một tỷ lệ nhỏ đun nấu bằng than. Người dân thành phố thường đun nấu
bằng than, củi, dầu hỏa, điện và khí gas. Đun nấu bằng than và dầu hỏa sẽ
thải ra một lượng chất thải ô nhiễm đáng kể, đặc biệt nó là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với môi trường không khí trong nhà, ảnh hướng trực tiếp
tới sức khỏe người dân.
II. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG MÀ VIỆT NAM LÀ
THÀNH VIÊN.
- Công ước viên 1985, Công ước về bảo vệ tầng ozon. Việt Nam trở thành thành
viên ngày 26/4/1994.
- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon(ký kết 1987). Việt
Nam trờ thành thành viên vào ngày 26/1/1994.
- Công ước khung về thay đổi khí hậu của liên hợp quốc(ký kết tại Newyork,
UNFCCC, 1992). Việt Nam trở thành thành vên ngày 16/11/1994.
- Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến
đổi khí hậu. VIệt Nam đã ký nghị định thư kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê
chuẩn vào ngày 25/9/2002.
7


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8


- Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu toàn cầu COP21
1. Về công ước viên 1985 và nghị định thư Montreal
Nằm ở độ cao 12-50km, khí quyển chứa ôzôn hình thành một tầng bảo vệ
xung quanh trái đất. Tầng ô zôn bảo vệ trái đất khỏi các ảnh hưởng có hại của
các tia bức xạ mặt trời, giữ vai trò quan trọng đối với khí hậu và sinh thái. Tầng
ô zôn đã bị suy yếu đáng kể. Chất gây suy giảm ô zôn chính là CFC không tự
phát sinh mà chủ yếu được tạo bởi các hoạt động của con người. Khi tầng ô zôn
bị suy yếu, tỉ lệ bệnh tật của con người tăng lên rõ rệt. Vì vậy, ngày 22/3/1985
các quốc gia đã cùng nhau kí kết một văn bản thỏa thuận về trách nhiệm của các
nước trong việc giảm phát thải các chất có hại đến sự bình ổn của tầng ozon.
Công ước ra đời trong khi bối cảnh khí hậu thay đổi tầng ozon bị suy yếu
và với tư cách 1 công ước khung.Với mục đích hạn chế sự phát thải của các chất
khí có hại đến tầng ozon công ước viên thiết lập sự kiểm soát không đặc thù về
các chất làm suy giảm tầng ozon thay vì xác lập 1 cam kết chung cho các thành
viên để bảo vệ tầng ozon.
Một số quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được nêu ra trong Công ước viên mà
Việt nam với tư cách là thành viên phải thực hiện:
Thứ nhất, Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe con
người và môi trường chống lại những ảnh hưởng có hại phát sinh hoặc dễ phát
sinh từ những hoạt động của con người. Các biện pháp được nhấn mạnh là ngăn
ngừa để kiểm soát cũng như việc hạn chế để sử dụng một số hóa chất hay chất
khí có thể làm suy giảm tầng ozon.
Thứ hai, Việt Nam phải đảm nhiệm và hợp tác với các quốc gia khác thực hiện
các nghiên cứu khoa học, quan trắc có liên quan tới tầng ozon, , sự biến đổi tầng
ozon, những chất làm ảnh hưởng đến tầng ozon cũng như những chất thay thế.
Nhằm thực hiện Công ước một cách có hiệu quả, 2 năm sau đó, Nghị định
thư Montreal 1987 về các chất làm suy giảm tầng ozon đã được ban hành. Nghị
định đã đưa ra một kế hoạch đặc biệt cho việc giảm sản xuất và tiêu thụ các chất
làm suy yếu tầng ozon trong 10 năm tới nghị định đã đặt ra 3 giai đoạn giảm khí

nhà kính với mục tiếu giảm 50% khí thải vào năm 1999 vào giảm đến ZERO
8


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

vào 1/1/ 2000 và các bên cần phải duy trì mức độ phát thải của mình như đã cam
kết.
Nghị định thư đã đề ra rất nhiều các điều khoản nhằm xác định các biện pháp
cần thiết để các bên tham gia hạn chế và kiểm soát việc sản xuất, tiêu thụ các
chất làm suy giảm tầng ozon. Ngoài ra nghị định thư còn cho thấy sự đánh giá
mục tiêu giảm các chất bị kiểm soát ít nhất 4 năm một lần, bắt đầu từ 1990.
Công ước viên về bảo vệ tầng ozon 1985 và nghị định thư montreal về các
chất làm suy giảm tầng ozon 1987 và đang được ghi nhận là một sự thành công
của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại một thảm họa môi trường toàn cầu
tạo ra do sự biến đổi khí hậu do tầng ozon bị phá hủy gây nên.Đến nay đã có rất
nhiều quốc gia phê chuẩn công ước viên nhằm bảo vệ tầng ozon. Việt Nam trở
thành thành viên chính thức phê chuẩn và tham gia công ước Viên Bảo về tầng
ozon và nghị định thư Montreal từ tháng 1 năm 1994.
2. Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu với biểu hiện chủ yếu là hiện tượng ấm lên toàn cầu đang
là vấn đề được toàn nhân loại quan tâm. Sự ấm lên toàn cầu do hiệu ứng các khí
nhà kính nhân tạo đã và đang tác động mạnh mẽ đến khí hậu trái đất. Nhằm bảo
vệ hệ thống khí hậu, Cộng đồng Quốc tế đã có nhiều nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi
khí hậu.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển
họp tại Rio De Janeiro, Brazin tháng 6 năm 1992, 162 quốc gia trong đó có Việt
Nam đã ký công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu.Công ước

này là “cam kết của các quốc gia nhằm vạch ra khuôn khổ cho hoạt động kiểm
soát và cắt giảm phát thải khí nhà kính nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển để ngăn chặn các tác động nguy hiểm của nó tới hệ thống khí
hậu”.
Công ước nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển phải đi đầu trong
việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng tiêu cực của nó có tính đến
đặc thù và hoàn cảnh của các nước đang phát triển vì hầu hết sự phát thải khí
nhà kính của thế giới xuất phát và tiếp tục xuất phát từ các nước này. Họ phải
giữ vai trò chủ đạo trong việc chống lại sự biến đổi khí hậu và những tác động
9


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

xấu của nó. Rõ ràng là trách nhiệm của các nước phát triển và đang phát triển là
khác nhau trong quá trình hợp tác để đi đến thành công. Do đó trong các phụ lục
của công ước chia ra rất rõ ràng trách nhiệm của các nước phát triển và đang
phát triển. Việt Nam là nước đang phát triển, chúng ta cần thực hiện nghĩa vụ
như những quốc gia thuộc Phụ lục I:
Thứ nhất, Việt Nam sẽ không ngừng điều tra nhằm hạn chế nguồn phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi quốc gia, xây dựng các chương trình khu
vực, quốc gia về biến đổi khí hậu , đưa vấn đề khí hậu vào các chính sách , vào
các hoạt động quốc gia về xã hội, kinh tế và môi trường.
Thứ hai, Việt Nam có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia trên thế giới về biến đổi
khí hậu.
3. Nghị định thư Kyoto năm 1997 công ước khung của Liên Hợp Quốc về
biến đổi khí hậu.
Nhằm tăng cường cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện Công ước khung

của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), tháng 12/1997 tại Kyoto của
Nhật Bản, Hội nghị các Bên lần thứ 3 của (UNFCC) đã thông qua Nghị định thư
Kyoto. Mục tiêu chính được đặt ra nhằm là “cân bằng lại lượng khí thải trong
môi trường ở mức độ có thể ngăn chặn những tác động nguy hiểm cho sự tồn tại
và phát triển của con người vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường”.
Để có hiệu lực, Nghị định thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước, chịu
trách nhiệm về 55% khí thải toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát
triển phê chuẩn nhưng cho đến thời điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga
thông qua dự luật ‘’Phê chuẩn Nghị định thư Kyoto trong khuôn khổ Công ước
khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu”, các nước đã phê chuẩn Nghị
định thư Kyoto (124 nước đã phê chuẩn) mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2% lượng
khí thải toàn cầu. Việc Nga phê chuẩn văn kiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó
làm cho Nghị định thư Kyoto có hiệu lực vào ngày 16/2/2005.
Nghị định thư Kyoto đã thành lập 3 cơ chế linh hoạt để các bên tham gia
Nghị định thư có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là:Cơ chế
cùng thực hiện (JI); Cơ chế phát triển sạch (CDM); Buôn bán phát thải quốc tế
(IET).
4. Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP21)
10


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

Hội nghị COP21 diễn ra từ ngày 29/11 đến ngày 13/12/2015 với sự tham gia
của gần 40.000 đại biểu từ 195 quốc gia tham gia Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu COP21.
Sau hai tuần đàm phán căng thẳng với các phiên họp kéo dài suốt đêm trong
giai đoạn nước rút, vào lúc 19h28 (giờ Paris) ngày 12/12, đại diện của 195 nước

tham dự Hội nghị COP21 đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận
vừa đạt được là đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên hợp
quốc suốt hơn hai thập kỷ qua nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để
giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, hạn chế việc gia tăng nhiệt độ của Trái đất.
Bản Thỏa thuận Paris có 31 trang, 29 điều khoản và sẽ thay thế Nghị định thư
Kyoto từ năm 2020. Thoả thuận Paris sẽ có hiệu lực trong vào 30 ngày sau khi
có ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
toàn cầu phê chuẩn.
Về mục tiêu, thỏa thuận này đặt ra mức tăng nhiệt độ của Trái đất đến năm
2100 là thấp hơn đáng kể so với ngưỡng 2 độ C và gắng tiến tới ngưỡng thấp
hơn 1,5 độ C.
Thỏa thuận Paris còn đề ra cơ chế để mỗi nước tự nguyện rà soát, theo đó từ
năm 2023, cứ 5 năm/lần Liên hợp quốc sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả tổng hợp về
các nỗ lực chống biến đổi khí hậu của các nước. Việc đánh giá này sẽ giúp các
nước có thêm thông tin để cập nhật và tăng cường các cam kết của họ.
Trong điều khoản về ‘tổn thất và thiệt hại’, các bên sẽ tăng cường hiểu biết,
hành động và hỗ trợ thông qua Cơ chế quốc tế về tổn thất và thiệt hại cùng với
tác động của biến đổi khí hậu.
Các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nước đang
phát triển thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và các bên được khuyến
khích cung cấp hoặc tiếp tục cung cấp hỗ trợ này trên cơ sở tự nguyện. Mức
đóng góp 100 tỷ đô la mỗi năm cho đến năm 2020 tiếp tục được khẳng định lại
nhưng quan trọng là Thỏa thuận Paris xem con số 100 tỷ USD này không đủ và
đang kêu gọi tăng thêm. Đến năm 2025 sẽ lại đưa ra được một con số cụ thể
khác về đóng góp tài chính.
11


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương


Nhóm 8

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.
Theo đánh giá ban đầu, Thoả thuận Paris đã đề cập đến các vấn đề mà Việt Nam
đang quan tâm trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam dự Hội nghị, trong phát biểu của mình tại phiên
khai mạc COP 21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của
Việt Nam góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH. Đồng thời,
tuyên bố: “Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn
2016- 2020. Về đóng góp giảm phát thải khí nhà kính,Việt Nam sẽ thực hiện
giảm phát thải so với kịch bản cơ sở là 8% lượng phát thải khí nhà kính vào
năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng
quốc tế”.
III. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHÔNG
KHÍ
- Điều 62, 63, 64 Luật Bảo vệ môi trường 2014
- Điều 15,16 - Nghị định 179/2013/NĐ-CP .Quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực môi trường.
- Thông tư 32/2013/ TT –BTNMT ngày 25/10/2013 quy định quy chuẩn kĩ thuật
quốc gia về môi trường.
-Thông tư 30/2009/ TT-BGTVT ngày 19/11/2009 Quy định kĩ thuật quốc gia về
khí thải xe mô tô, gắn máy sản xuất, láp ráp và nhập khẩu mới.
-Thông tư 16/2009 /TT-BTNMT ngày 07/10/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật
quốc gia về môi trường.
-Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 26/11/2009 quy định quy chuẩn kĩ thuật
quốc gia về môi trường.
-Thông tư số 42/2010/TT-BTNMT ngaỳ 29/12/2010 quy định quy chuẩn quốc
gia về môi trường.
IV. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ TRONG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

VỚI CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN.
12


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

1. Kết quả thực thi công ước
Việc Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu thể hiện
chính sách mở cửa của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu. Các công ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết cũng
đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trên lĩnh vực
khác nhau giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nhằm giải quyết hậu quả
của biến đổi khí hậu. Một số kết quả đạt được khi thực hiện các cam kết quốc tế
của Việt Nam:
-Thực hiện nội dung các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng
ozon, Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật có liên quan.
- Kể từ khi Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư Montreal năm 1994 đến nay, Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế việc tiêu thụ các chất làm suy
giảm tầng ôzôn.
Hai văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực này đã được Việt Nam ban
hành là Nghị định về cấm nhập khẩu các thiết bị làm lạnh sử dụng khí gas lạnh
CFC - một trong 10 chất chính làm suy giảm tầng ôzôn đang được sử dụng ở
Việt Nam và Thông tư liên tịch của hai Bộ Công Thương và Tài nguyên-Môi
trường về việc xuất nhập khẩu và tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng
ôzôn theo quy định của Nghị định thư.
Để giúp Việt Nam triển khai sâu rộng Nghị định thư này, năm 2006 Quỹ đa
phương về ôzôn thông qua Ngân hàng Thế giới đã tài trợ cho Việt Nam 6,3 triệu
USD để triển khai các dự án hỗ trợ chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho các

doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, sửa chữa tủ lạnh, điều hòa không khí trên ôtô những thiết bị thường sử dụng chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Thông qua các dự án này, Quỹ đa phương cũng đã hỗ trợ kỹ thuật và tăng
cường năng lực quản lý cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát các chất
làm suy giảm tầng ôzôn.
Với những nỗ lực trên, lượng chất chính làm suy giảm tầng ôzôn tiêu thụ ở
Việt Nam như CFC 11, CFC 12 đã giảm nhanh chóng, từ 500 tấn vào những
năm 90 xuống còn 75 tấn hiện nay. Lượng tiêu thụ các chất khác làm suy giảm
tầng ôzôn chỉ còn 2.300 tấn.
13


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

Để hoàn thành đúng lộ trình cam kết khi tham gia Nghị định thư Montreal là
đến năm 2010 loại trừ hoàn toàn các chất chính làm suy giảm tầng ôzôn như
CFC, halon và đến năm 2040 loại trừ hoàn toàn các chất khác làm suy giảm tầng
ôzôn, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động, trong đó có các biện pháp
chính như thiết lập cơ sở thu gom, tái chế chất halon; tổ chức kiểm định chất khí
lạnh sử dụng trong các máy điều hòa không khí của ôtô thông qua chương trình
đăng kiểm cơ giới; cung cấp thiết bị giảng dạy, phương tiện kỹ thuật cho các
trung tâm đào tạo, cơ sở sản xuất các sản phẩm có sử dụng các chất làm suy
giảm tầng ôzôn.
- Về nghị định Kyoto :
+ Tính đến tháng 6 năm 2014, Việt Nam có 253 dự án Cơ chế Phát triển
sạch (CDM) và 11 Chương trình hoạt động theo CDM (PoA) được đăng ký và
10.068.987 Chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được Ban chấp
hành quốc tế về CDM (EB) cấp thông qua các hoạt động CDM. Tổng lượng
KNK giảm được của 253 dự án CDM khoảng 137 triệu tấn CO2. Trên thế giới,

Việt Nam được xếp thứ tư về số lượng dự án CDM được đăng ký và xếp thứ
11 về lượng CER được cấp. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước và thu hút vốn đầu tư cho các hoạt động CDM, phục vụ
mục tiêu phát triển bền vững đất nước, Việt Nam đã ban hành một số văn bản
quy phạm pháp luật.

14


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

Hình 2: Một số dự theo CDM tiêu biểu của Việt Nam.
+Việt Nam đang trong quá trình đàm phán với phía Nhật Bản để sớm ban
hành hướng dẫn thực hiện Cơ chế tín chỉ chung (JCM) tại Việt Nam. Hai bên đã
cơ bản thông qua các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ triển khai thí điểm một số dự
án JCM tại Việt Nam. Đến nay, 28 dự án JCM (18 dự án thuộc lĩnh vực năng
lượng, bốn dự án giao thông vận tải, ba dự án quản lý chất thải và ba dự án thuộc
lĩnh vực lâm nghiệp) đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi với tổng tiềm năng
giảm phát thải ước tính khoảng 10 triệu tấn CO2 tương đương.
Bên cạnh việc thực hiện các dự án JCM, hiện nay một số doanh nghiệp Việt
Nam đã tham gia đăng ký dự án tín chỉ các-bon theo Tiêu chuẩn các-bon được
thẩm tra (VCS) và Tiêu chuẩn vàng (GS) để có thể giao dịch trên thị trường cácbon tự nguyện. Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2014, Việt Nam đã có bốn dự án
được đăng ký theo GS và 15 dự án theo VCS. Tín chỉ các-bon được cấp qua các
dự án VCS là 419.452.
- 11 phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được xây dựng cho ba lĩnh
vực phát thải chính , trong đó lĩnh vực năng lượng có sáu phương án; lĩnh vực
nông nghiệp có hai phương án; lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và
lâm nghiệp(LULUCF) có ba phương án. Tổng tiềm năng giảm phát thải/ tăng

15


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

cường bể hấp thụ khí nhà kính của 11 phương án thuộc ba lĩnh vực là 1.040, 9
triệu tấn CO2 tương đương, trong đó lĩnh vực năng lượng là 237,3 triệu tấn CO2
tương đương, lĩnh vực nông nghiệp là 10, 8 triệu tấn CO2 tương đương và lĩnh
vực LULUCF là 792,8 triệu tấn CO2 tương đương.
Chi phí giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng từ -10,9
đến 41,1 USD/tấn CO2, trong lĩnh vực nông nghiệp từ -59,1 đến 76,3 USD/tấn
CO2 và trong lĩnh vực LULUCF từ 0,9 đến 1,6 USD/tấn CO2.
2. Những vấn đề còn hạn chế.
- Các văn bản pháp luật đề cập đến vấn đề về ô nhiễm không khí và biến đổi khí
hậu còn sơ lược và khái quát. Một số vấn đề còn chồng chéo
- Thiếu công nghệ tiên tiến, thiếu các công cụ kinh tế để khuyến khích các doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết
kiệm chi phí sản xuất.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
còn hạn chế, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ này cho lĩnh vực nông
nghiệp và lâm nghiệp.
- Các dự án CDM chưa thu hút được nhiều nguồn vốn trong nước và quốc tế.
Nhận thức về CDM của cả các nhà hoạch định chính sách và công chúng đều
còn thấp.
3. Hướng khắc phục:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ không khí. Thiết nghĩ cần ban hành
Luật bảo vệ không khí để quy định cụ thể các vấn đề một cách chặt chẽ và có
hiệu quả.

- Chủ động hình thành một chiến lược thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu
của trái đất. Trọng tâm của chiến lược này nên nhằm vào một số lĩnh vực dễ bị
tổn thương như: tài nguyên nước, nông nghiệp, quy hoạch khu dân cư và khu
công nghiệp ở các vùng ven biển, năng lượng và giao thông vận tải.
- Hiện nay, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới, nền kinh tế đang phát triển
mạnh mẽ theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quy
16


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

hoạch phát triển những nhà máy, xí nghiệp, những khu đô thị, những phương
tiện giao thông hiện đại cần phải gắn liền với việc tuân thủ chặt chẽ những quy
định về các vấn đề bảo vệ môi trường, chống phát thải vô nguyên tắc các chất
thải gây ô nhiễm môi trường.
- Để hạn chế sự phát thải khí nhà kính và chất thải vào môi trường, Việt Nam
cần đưa ra nhiều biện pháp như biện pháp kinh tế, kỹ thuật, pháp lý, trong đó
biện pháp pháp lý ngày càng phải được quan tâm, và pháp luật về biến đổi khí
hậu phải được tiếp tục hoàn thiện, cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy
định của pháp luật để thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thiết lập và vận hành hệ thống kiểm kê quốc gia khí nhà kín có một vai trò và
ý nghĩa quan trọng giúp ước tính lượng phát thải khí nhà kính của các ngành lĩnh
vực nhằm cung cấp các thông tin hữu ích, tạo lập cơ sở vững chắc cho công tác
hoạch định chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc chỉ đạo và quản lý chặt chẽ quá trình
liên quan đến việc thực thi các dự án thuộc CDM.
- Tiếp tục hợp tác với các quốc gia trên thế giới về bảo vệ môi trường không khí.
Làm giảm hoặc ngăn ngừa khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đấu tranh yêu cầu các

nước công nghiệp phát triển và các nước phát hải một lượng lớn các khí gây hiệu
ứng nhà kính phải tôn trọng và thực thi các cam kết trong Nghị định thư Kyoto.

17


GVHD: Võ Thị Mỹ Hương

Nhóm 8

DANH SÁCH NHÓM 8
1. Trần Cao Sơn
2. Ngô Văn Tịnh
3. Tạ Thanh Thanh
4. Phạm Thị Phước Huệ
5. Hoàng Đình Nhã
6. Palăng Thị Hải Yến

18



×