Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VIỄN THÔNG QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 42 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG VIỄN THÔNG
QUẢNG NAM
1.1

Giới thiệu chương:

Ở chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu chung về hệ thống mạng viễn thông tại VNPT
Quảng Nam.Giới thiệu về hệ thống tại cơ quan thực tập bao gồm sơ đồ tổng quát của hệ
thống, nguyên lí làm việc và nhiệm vụ của hệ thống chủ yếu tập trung vào bộ phận
chuyển mạch IP.Giới thiệu một số thiết bị hoạt động trong hệ thống cũng như nhiệm vụ
của thiết bị đó trong hệ thống chủ yếu tập trung vào bộ phận chuyển mạch IP.

1.2

Tổng quan Viễn thông Quảng Nam:
1.2.1 Giới thiệu Viễn thông Quảng Nam:

Được tách ra từ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng cũ vào tháng 1/1997, Quảng Nam là tỉnh
thuộc vùng trung trung bộ có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng. Với diện tích rộng lớn
nằm trải dài trên trục quốc lộ 1A, nhiều khu công nghiệp như Chu Lai, Điện Nam-Điện
Ngọc cùng 2 di sản văn hóa thế giới Hội An- Mỹ Sơn, phía bắc tiếp giáp Đà nẵng-trung
tâm kinh tế khu vực miền trung, phía nam tiếp giáp với Quảng Ngãi với khu công
nghiệp Dung Quất, Quảng Nam rất có tiềm năng phát triển về kinh tế cũng như cầu nối
kinh tế giữa các vùng miền. Tiềm năng về đất đai và số người lao động rất lớn là điều


kiện quan trọng nhất để tỉnh Quảng Nam xây dựng và phát triển lâu dài, trong đó có xây
dựng và phát triển rộng lớn mạng lưới viễn thông và hoạt động bưu chính.
VNPT Quảng Nam - Đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, được thành lập theo Quyết định số 669/ QĐ-TCCB/ HĐQT ngày 06-12-2007 của
Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có tư cách pháp nhân,
chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của
mình.
Được sự đầu tư của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông, Viễn thông Quảng Nam đã thi
công và lắp đặt thành công hệ thống tổng đài điện tử 1000E10 do hãng Alcatel (Pháp)
sản xuất có dụng lượng 200.000 thuê bao, đây là tổng đài số hiện đại, sử dụng báo hiệu
R2 và CCS7 nên dễ hòa mạng với các tổng đài khác phù hợp với sự phát triển tương lai
của mạng điện thoại Việt Nam. Bên cạnh đó với sự truyền dẫn số hóa hoàn toàn sử
dụng các thiết bị vô tuyến mạng vi ba số hiện đại như DM 1000, AWA1504, AWA1808,
CTR210, Fujitsu, NEC, và Acatel (1662SM, 1660SM, 1642EM), Mane. Tất cả đều tự
động hóa để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra còn có mạng truyền dẫn liên tỉnh và truyền dẫn quốc tế. Mạng truyền dẫn
2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

liên tỉnh tại OCB Tam Kỳ sử dụng viba số ATFH có tốc độ 140Mb/s truyền đến đài
TOLL tại Đà Nẵng để hòa mạng cho toàn tỉnh.
VNPT Quảng Nam đặt tại số 02A, Phan Bội Châu, Tp Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam, có
chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông - Công
nghệ thông tin, cụ thể như sau:
- Kinh doanh các dịch vụ viễn thông đường trục, các dịch vụ Viễn thông – CNTT.
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
- Kinh doanh các dịch vụ truyền thông.
- Lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, CNTT.

- Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị viễn thông, CNTT.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng…

1.2.2 Sơ đồ hệ thống Viễn thông Quảng Nam:
Mạng chuyển mạch Viễn thông Quảng Nam có cấu trúc dạng hình sao gồm các hệ
thống tổng đài: Alcatel 1000E10, Erisson và các tổng đài độc SDE, Msan V5.2. Các
tổng đài này luôn được nâng cấp để nâng cao tính năng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
và luôn hoạt động ổn định. Các trạm chuyển mạch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được
lắp đặt tại các trung tâm huyện thị, khu vực có đông dân cư. Đến cuối 2013, toàn mạng
đã có là 87 điểm chuyển mạch (tổng đài), gồm 02 Host, 60 tổng đài vệ tinh, 10 tổng
đài độc lập SDE và 14 bộ truy nhập V5.2, với tổng dung lượng sử dụng là 111.633
thuê bao trên tổng dung lượng lắp đặt 150.694 lines của toàn mạng.

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 1.1. Sơ đồ tổng quan mạng chuyển mạch VNPT Quảng Nam

1.2.3 Nguyên lí hoạt động và nhiệm vụ của hệ thống:
Hệ thống chuyển mạch IP bao gồm mạng core ( mạng trục), mạng truy cập access.
Mạng core gồm: Core AGG Tam Kỳ, Core AGG Hội An và Core AGG Đại
Lộc. Mạng core sử dụng đường truyền 10GE (Gigabit Ethenet) liên kết với nhau và
đi các tỉnh thành khác với 4 đường 10GE từ VTN. Các Core AGG làm nhiệm vụ
hội tụ và gom lưu lượng. AGG Tam Kỳ làm trung tâm truyền tải , điều hành và
quản lí thông tin trong cả tỉnh.
VNPT sử dụng công nghệ PSIS để quản lí và truyền tải lưu lượng bằng giao thức
MPLS trong mạng Core.
MPLS là thuật ngữ viết tắt cho Multi-Protocol Label Switching (chuyển mạch

nhãn đa giao thức). Nguyên tắc cơ bản của MPLS là thay đổi các thiết bị lớp 2
trong mạng như các thiết bị chuyển mạch ATM thành các LSR (label-switching

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

router-Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn). LSR có thể được xem như một sự kết
hợp giữa hệ thống chuyển mạch ATM với các bộ định tuyến truyền thống.
Trên đường truyền dữ liệu, LSR đầu được gọi là Ingress LSR; LSR cuối cùng
được gọi là Egress LSR; còn lại các LSR trung gian gọi là các Core LSR. Trong
một mạng MPLS mỗi gói dữ liệu sẽ chứa một nhãn (label) dài 20 bit nằm trong
tiêu đề MPLS (MPLS header) dài 32 bit. Đầu tiên, một nhãn sẽ được gán tại
Ingress LSR để sau đó sẽ được chuyển tiếp qua mạng theo thông tin của bảng định
tuyến. Khối chức năng điều khiển của mạng sẽ tạo ra và duy trì các bảng định
tuyến này và đồng thời cũng có sự trao đổi về thông tin định tuyến với các nút
(node) mạng khác.

Dưới Core AGG là các UPE ( còn gọi là Router biên). Các UPE này có nhiệm
vụ gom lưu lượng cho từng vùng rồi đẩy lên cho Core AAG.
Đây là các router nằm ở biên mạng của nhà cung cấp dịch vụ ISP (Internet Service
Provider). Các router này nằm ở vùng biên giới, để kết nối để kết nối giữa mạng nội
bộ (LAN) với mạng diện rộng (WAN), nhằm lựa chọn đường lưu thông tốt nhất cho
việc gửi và nhận các gói tin. Nó có chức năng tìm đường đi tốt nhất trong mạng và
forward gói tin.
Có khoảng hơn 19 trạm UPE được đặt tại các huyện và thành phố với tốc độ 1GE.

5



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 1.3 UPE Duy Xuyên
Ngoài ra, còn có 2 BRAS( kết cuối dịch vụInternet) VN1, VN2 đặt tại VTN, 3
PE ( PE1 VNP, PE2 VNP, PE VN2) và 1 PE VMS đặt tại Tam Kỳ. Các đường này
cũng được chuyển từ mạng Core AGG. Các BRAS tốc độ 10GE sử dụng dịch vụ
Internet. Các PE tốc độ 1GE sử dụng dịch vụ MegaWan (VPN).
Mạng truy cập (access): Để đơn giản hóa, trên sơ đồ chỉ thể hiện các thành phần
mạng truy nhập ở dưới UPE Đại Lộc bao gồm các DSLAM và L2 SWITCH. Mỗi
UPE có rất nhiều DSLAM và L2SWITCH. Các DSLAM và L2SWITCH kết nối
với UPE qua 4 Port. Mỗi port là cổng Logic gộp 2 cổng 1GE physical.
Từ các L2SWITCH và DSLAM lưu lượng thông tin được chuyển xuống CE
(Custom Edge) cung cấp trực tiếp các dịch vụ cho khách hàng như IPTV, VoIP,
Internet,..
+Với L2SWITCH dữ liệu được truyền xuống CE qua đường cáp quang 100Mbps
+Với DSLAM dữ liệu được truyền xuống CE qua đường cáp đồng 22Mbps

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 1.4 Sơ đồ mạng cáp quang thuộc host Duy Xuyên
Mạng Truy Nhập

PC GIÁM SÁT

Mạng CORE


DSLAM Tam Kỳ

DSLAM Hội An

DSLAM Đại Lộc

…….

………

L2 Switch Tam
Kỳ

L2 Switch Hội
An

L2 Switch Đại
Lộc

……

……..

Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống mạng truy cập access
Quản lí hệ thống thông qua Layer 2 (thực hiện theo giao thức báo hiệu)
 Mô hình: dùng 1 VLAN để quản lí thiết bị
• DSLAM sử dụng VLAN 3999.
• L2 Switch sử dụng VLAN 3996.
(sử dụng ở Layer 3 thì có IP)
Lưu lượng khách hàng:

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Dữ liệu từ các thuê bao được truyền qua L2 Switch va DSLAM (sử dụng ở
Layer 2) qua giao thức VLAN để truyền lên mạng CORE (Backbone).
 Dữ liệu chuyển từ Layer 2 sang Layer 3 qua giao thức MPLS (chuyển mạch
nhãn).


1.2.4 Giới thiệu mạng truy cập Access:
1.2.4.1 Sự ra đời:
Mạng viễn thông hiên nay được phát triển theo hướng hoàn toàn số hóa, đa
phương tiện và internet. Điều này làm cho việc tìm kiếm phương án giải quyết truy
nhập băng rộng có giá thành thấp, chất lượng cao trở nên rất cấp thiết.
Cùng với sự phát triển của xã hội thông tin, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
ngày càng tăng, từ dịch vụ điện thoại đến dịch vụ số liệu, hình ảnh, đa phương tiện.
Việc tích hợp các dịch vụ này vào cùng một mạng sao cho mạng viễn thông trở nên
đơn giản hơn đang trở thành vấn đề nóng bỏng của ngành viễn thông.

1.2.4.2 Khái niệm mạng truy nhập:
Mạng truy nhập ở vị trí cuối cùng của mạng viễn thông, trực tiếp đấu nối với
các thuê bao, bao gồm tất cả các thiết bị và đường dây được lắp đặt giữa trạm
chuyển mạch nội hạt với thiết bị đầu cuối của các thuê bao.

1.2.4.3 Các giao diện cơ bản của mạng truy nhập :
- Giao diện nút dịch vụ
Là giao diện ở mặt cắt dịch vụ của mạng truy nhập. Kết nối với tổng đài SNI
cung cấp cho thuê bao các dịch vụ cụ thể.

-

Giao diện người sử dụng - mạng

Đây là giao diện phía khách hàng của mạng truy nhập. UNI phải hỗ trợ nhiều
dịch vụ khác nhau, như thoại tương tự, ISDN băng hẹp và băng rộng và dịch vụ
leased line số hay tương tự...
-

Giao diện quản lý

Thiết bị mạng truy nhập phải cung cấp giao diện quản lý để có thể điều khiển
một cách hiệu quả toàn bộ mạng truy nhập. Hỗ trợ mạng quản lý viễn thông TMN.
1.2.4.4






Đặc tính của dòng thiết bị
Cung cấp giải pháp truy nhập băng rộng tạm thời qua mạng lõi ATM.
Sử dụng công nghệ xDSL để truy nhập dữ liệu tốc độ cao.
Chuẩn V5.x để giao diện với mạng PSTN.
Kết nối ATM với mạng đường trục hay qua mạng IP.
Hỗ trợ các dịch vụ thoại/fax, ISDN và dữ liệu băng rộng.
1.2.4.5

Một số nhược điểm.
8



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Băng thông và dung lượng hạn chế.
- Nút cổ chai trong vòng ring truy nhập nếu phần lớn các thuê bao đều sử dụng
dịch vụ xDSL và nút cổ chai trong mạng lõi ATM.
- Khó mở rộng dung lượng.
- Kiến trúc phức tạp, qua nhiều lớp (IP qua ATM qua SDH/DSL).
- Giá thành và chi phí tương đối cao.
1.2.4.6

-

Công nghệ truy nhập

Phân loại dựa trên băng thông:
Truy nhập băng hẹp: Là truy nhập có tốc độ truy nhập < 2Mbps.
Truy nhập băng rộng: Là truy nhập có tốc độ truy nhập > 2Mbps.
Phân loại dựa trên môi trường truyền dẫn:
Công nghệ truy nhập hữu tuyến: Công nghệ modem băng tần thoại,
ISDN,xDSL,
Ethernet dựa trên cáp đồng xoắn.
Công nghệ truy nhập vô tuyến: diện hẹp, diện rộng

Hướng phát triển của mạng truy nhập:

1.2.4.7










Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng, thì việc đầu tư mạng truy
nhập của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng cũng theo định hướng sau đây:
Băng rộng hóa mạng truy nhập.
Cáp quang hóa mạng truy nhập.
Đổi mới công nghệ cáp đồng.
Mạng cáp quang thụ động lấy công nghệ ATM làm cơ sở.
Truy nhập vô tuyến băng rộng.
Công nghệ truy nhập SDH (Synchronous Digital Hierarchy).
Công nghệ SDV (Serial Digital Video) dựa trên FITL và ATM.

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2.4.8 Mạng truy nhập xDSL

Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống thiết bị xDSL.
Tính đến cuối năm 2013, cấu hình mạng xDSL viễn thông Quảng Nam gồm: 08
DSLAM HUB đặt tại 02 Trung tâm theo cấu hình mạng chuyển mạch, 90 trạm DSLAM
các loại, có 20.792 thuê bao ADSL (MegaVNN) sử dụng trên 26.970 port ADSL lắp đặt
và 144 thuê bao SHDSL (MegaWan) sử dụng trên 2.104 port SHDSL lắp đặt, đảm bảo
100% trạm host vệ tinh tại các trung tâm Huyện, Thành phố được lắp đặt thiết bị

DSLAM, chiếm tỷ lệ gần 90 % trạm Host, vệ tinh được lắp đặt thiết bị DSLAM trên toàn
địa bàn. Cụ thể:
Trung tâm Tam Kỳ: Sử dụng 02 chủng loại DSLAM HUB của Siemens
(HiX5300 Siemens) và Huawei (ATM-DSLAM: Huawei SmartAX MA5100 và IPDSLAM: Huawei SmartAX MA5600).
- Trung tâm Hội An: Sử dụng 02 chủng loại DSLAM HUB của Paradyne (ATM Switch
8820 BLC) và Huawei (ATM-DSLAM: Huawei SmartAX MA5100 và IP-DSLAM:
Huawei SmartAX MA5600).
Trong đó:
 Hệ thống DSLAM của Siemens gồm có 01 DSLAM HUB (HiX5300 Siemens) đặt tại
10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP









Trung tâm TP Tam Kỳ và 19 DSLAM remote (M200 Siemens) đặt tại các khu vực huyện
phía Nam tỉnh Quảng Nam.
Hệ thống ATM DSLAM của Huawei gồm có 03 DSLAM HUB (Huawei SmartAX
MA5100 ) đặt tại 02 Trung tâm (Tam Kỳ và Hội An) và 35 DSLAM remote (MA5100)
đặt tại các huyện trên toàn tỉnh.
Hệ thống IP DSLAM của Huawei gồm có 03 DSLAM HUB (Huawei SmartAX MA5600
) đặt tại 02 Trung tâm (Tam Kỳ và Hội An) và 22 DSLAM remote (MA5600) đặt tại các
huyện trên toàn tỉnh.

Hệ thống ATM-DSLAM của ParaDyne gồm có 01 ATM-SWITCH (GranDSLAM 8820
BLC) đặt tại Trung tâm TP Hội An và 05 Paradyne Mini DSLAM ( GranDSLAM4223)
đặt tại các khu vực lân cận Thành phố Hội An.
Ngoài ra còn có 04 DSLAM Zyxel IES-1000, 04 DSLAM C-COM IPAM-1600s và 01
DSLAM Cisco 6260 đặt tại các huyện có mật độ sử dụng dịch vụ xDSL thấp.
1.2.5

Một số thiết bị hoạt động trong hệ thống truy cập access
Trong hệ thống chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu mạng truy cập access nên chỉ tìm
hiểu các thiết bị trong mạng truy nhập.
Có 2 thiết bị quan trọng trong hệ thống là DSLAM và L2SWITCH cụ thể là các IP
DSLAM MA5600, miniDSLAM HUAWEI, miniDSLAM , L2SWITCH HUAWEI,
L2SWITCH ZTE. Chúng đều có nhiệm vụ truyền truyền tải lưu lượng, cung cấp
các dịch vụ mạng đến khách hàng trong mạng access.
Các thiết bị phụ trợ khác:
Thiết bị nguồn:
Toàn bộ các trạm viễn thông có lắp đặt tổng đài đều sử dụng máy nổ có công suất >
20KVA, hệ thống acquy có dung lượng >150Ah, đảm bảo nguồn điện cho thiết bị
hoạt động khi mất điện lưới. Các Đài Viễn thông miền núi được trang bị thêm máy
nổ dự phòng, đề phòng trường hợp mất điện lưới kéo dài, nhất là trong mùa mưa
bão…

1.3

Kết luận chương:
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được tổng quan về hệ thống mạng viễn thông
Quảng Nam, nhiệm vụ cũng như nguyên lí hoạt động của hệ thống, chương tiếp
theo sẽ làm rõ hơn về một số thiết bị được sử dụng tại VNPT-Quảng Nam, được
ứng dụng vào hệ thống như thế nào và mạng truy cập access


11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chương 2: TÌM HIỂU THIẾT BỊ

2.1 Giới thiệu chung
Chương này sẽ giới thiệu và tìm hiểu hoạt động của một số loại thiết bị được sử
dụng trong VNPT Quảng Nam, cụ thể là hai thiết bị chính DSLam và L2-switch
2.2.

Thiết bị IP DSLAM
2.2.1.

Liên hệ với Viễn Thông Quảng Nam

Hiện nay Viễn thông Quảng Nam đang quản lý mạng lưới hạ tầng băng rộng bao
gồm hệ thống các thiết bị truy nhập hiện đại với 169 thiết bị DSLAM các loại được lắp
đặt tại 63 nhà trạm viễn thông và phân bổ rộng khắp trên địa bàn thành phố để cung
cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ băng rộng sử dụng công nghệ xDSL trên phạm vi
toàn thành phố, cụ thể là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng, IPTV, dịch vụ mạng
riêng ảo VPN,... Nhu cầu sử dụng xDSL trên địa bàn thành phố vẫn đang tiếp tục phát
triển nhanh, số lượng các thiết bị DSLAM khai thác trên mạng liên tục được đầu tư và
mở rộng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đến nay, trên địa bàn Quảng
Nam có 3 chủng loại thiết bị của 2 hãng sản xuất khác nhau Alcatel-Lucent và Huawei
với các công nghệ khác nhau là ATM DSLAM, IP DSLAM. Ứng với mỗi hãng sản
xuất có một hệ thống quản lý mạng NMS (Network Management System) riêng để
quản trị, giám sát, khai thác các thiết bị của mình, các hệ thống NMS này đều là môi
trường đóng, được thiết kế hướng tới đối tượng là các kỹ thuật viên vận hành mạng

nên không cung cấp giao diện ra bên ngoài và không có mối liên hệ với nhau.
2.2.2
 Sử

DSLAM (Digital Subcriber Line Access Multipler):
dụng để tập trung lưu lượng của các luồng DSL (đường dây thuê bao

số).
IP DSLAM (Internet Protocol Digital Subcriber Line Access Multiplexer) tạm dịch là
bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số tập trung, là một bộ ghép kênh có
nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ DSL (như ADSL, VDSL, HDSL,…) trên đường dây
đồng điện thoại.
DSLAM là thiết bị đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL (mạch
vòng). Mỗi DSLAM có thể có từ 24, 26, 48 đến 96 cổng, tương ứng với số thuê bao
mà nó có thể đảm nhiệm.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DSLAM là thiết bị trực tiếp cung cấp cổng kết nối tới khách hàng bằng cách tập
trung các thuê bao riêng lẻ đẩy lên mức trên và ngược lại. DSLAM thường có dung
lượng phụ thuộc vào nhu cầu thực tế và ít nhất phải hỗ trợ các chức năng sau:
• Hỗ trợ nhiều chuẩn DSL như: ADSL, SDSL, IDSL, RADSL, VDSL…
• Có khả năng tương thích với nhiều loại đầu cuối khách hàng DSL CPE của nhiều
hãng sản xuất mở ra cho khách hàng nhiều khả năng lựa chọn thiết bị đầu cuối.
• Hỗ trợ đa dạng các loại giao tiếp up-link băng rộng DS3/E3, OC3/STM-1… cũng
như đầu cuối người sử dụng E1, n*64kbps.
• Khả năng ứng dụng các kỹ thuật xếp chồng, phân nhánh… cho phép triển khai linh

hoạt khi cấu hình mạng thay đổi.
• Cấu hình có nhiều khe cắm.
• Có khả năng chịu lỗi cao nhằm giảm tối thiểu sự cố về mạng.
• Hỗ trợ MPLS, IP, routing, QoS cho phésp tiển khai nhiều loại ứng dụng qua xDSL. f
DSLAM đầu xa


Nguyên lý hoạt động của mạng truy nhập acess cụ thể là thiết bị IP
DSLAM:
Cách đấu nối cụ thể 1 thuê bao sử dụng dịch vụ do nhà mạng cung cấp ( interner,
megawan, IPTV….
+ Một card thuê bao adsl gồm 64 port cung cấp được cho 64 khách hàng có thể
sử dụng được đa dịch vụ được đấu nối ra phiến, cáp đồng dẫn đến nhà thuê bao
sau đó đấu nối vào thiết bị modem ADSL .
+DSLAM tích hợp tín hiệu số đến từ nhiều cổng lại thành một tín hiệu nhờ vào kỹ
thuật ghép kênh (Multiplexer), sau đó các thông tin sẽ được chuyển trên nền IP
hoặc ATM đến nhà cung cấp dịch vụ tương ứng.

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.1. Vai trò của DSLAM.
ADSL sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khoảng cách từ thuê bao đến nơi đặt DSLAM.
2.2.3 Giới thiệu một số thiết
2.2.3.1 IP DSLAM MA5600

-


bị DSLAM

Thiết bị MA5600 do hãng Huawei của Trung Quốc sản suất gồm:
Frame, card SCU, card ADEE, SHDSL
The following is the list of MA5600 boards.
Main Control Board—SCU, 4-1
64-Port ADSL2+ Service Board—ADEF/ADBF, 4-8
32-Port SHDSL Service Board—SHEA, 4-11
Basic Subrack .( có thể lắp vừa vào rack 19 inch) chia làm 16 slot card (Khe cắm
card ) đánh số từ 0 đến 15 từ trái qua phải.
Cung cấp tối đa 896 thuê bao adsl : 6 card mỗi card 64 thuê bao.
Thiết bị MA5600 chuyên cung cấp các dịch vụ MegaVNN, Megawan, MyTV.

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.2: Thiết bị MA5600

Hình 2.3: 64-Port ADSL2+ Service
Board
• Chức năng từng Card và vị trí gắn card trên Subrack

- Card SCU ( Main control board) :
- SCU có chức năng xử lý trung tâm cho Dslam và điều khiển kết nối đến hệ thống
quản lý Dslam, Dslam không thể hoạt động nếu không có card này.
SCU lắp ở khe số 7 và 8 trên subrack.
- Trên mỗi card có đè hiển thị status và nút Reset card. Màu xanh : Thiết bị hoạt động
bình thường. Màu đỏ : Mất luồng hoặc lỗi card.

Reset card bằng cách ấn và giữ nút Reset 5 giây.
- Có nhiều loại card SCU khác nhau phụ thuộc vào giao diện kết nối được tích hợp sẵn
trên card. Chủ yếu có 4 loại sau (Các subboard trên có thể thay đổi linh động tùy vào
yêu cầu đấu nối.), chi tiết xem bảng 3.
Bảng 1 : Mặt trước của SCUB board

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

SCUB

RUN: Running LED, Xanh
RUN
ALM

Chu kỳ
1s on and 1s off

ACT

CON

RESET

Board làm việc ở trạng thái bình thường

MON/TL1ETH


Chu kỳ
0.25s on and 0.25s Trạng thái khởi động.
off

O2GS
TX
RX

TX
RX

ALM: Alarm LED, đỏ
Off

Board làm việc ở trạng thái bình thường

On

Kiểm tra thấy lỗi một dịch vụ nào đó

O4GS
TX
RX

TX
RX

TX
RX


TX
RX

ACT: Active LED
HUAW EI

On

Board đang hoạt động (Active)

Off

Board standby.

CON, ETH, MON/TL1: Xem chi tiết bảng 2

RESET: Nút này dùng Reset board nhân công.

Bảng 2 : Các port trên mặt trước của SCUB board
Port
CON: Maintenance serial

Chức năng
Đây là port RJ-45 hỗ trợ cấu hình hệ thống trong chế độ CLI qua

Kết nối
Kết nối vớ

16



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bảng 2 : Các port trên mặt trước của SCUB board
Port

Chức năng

Kết nối

port

HyperTerminal. Tôc độ 9600 bit/s.

máy tính

ETH: Maintenance
Ethernet port

Đây là port RJ-45 : 10M/100M BASE-T half-duplex
Port này dung cấu hình hoặc bảo dưỡng hệ thống.

Kết nối vớ
máy tính

MON/TL1: Monitoring
serial port

Không dùng


Subboard ports

Khe gắn GE hoặc FE subboards.

-

Bảng 3 : Subboard
Subboard
O4GS

Port
4 GE optical ports

Thông số
Multi-mode. Central wavelength: 850 nm. Reach: 0.5 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 10 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1550 nm. Reach: 40 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1550 nm. Reach: 70 km. Port type: LC.

O2GS

2 GE optical ports

Multi-mode. Central wavelength: 850 nm. Reach: 0.5 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 10 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1550 nm. Reach: 40 km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1550 nm. Reach: 70 km. Port type: LC.

O4FM


4 FE optical ports

Multi-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 2km. Port type: LC.
Single-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 15 km. Port type: LC.

O2FM

2 FE optical ports

Multi-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 2km. Port type:
LC.
Single-mode. Central wavelength: 1310 nm. Reach: 15 km. Port type:
LC.

E4GFA

4 GE/FE electrical

-

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bảng 3 : Subboard
Subboard

Port


Thông số

ports
M2GA

Processing the MPLS services, using the upper subboard port on the SCUB board

- Card ADE ( Service board): card thuê bao
- Cung cấp 64 giao tiếp adsl cho thuê bao
- ADE lắp ở slot 0 đến 6 và 9 đến 15 của Subrack.
- Trên mỗi card ADE đều có đèn Run và Err hiển thị tình trạng. Màu Xanh : card
hoạt động bình thường. Màu đỏ : lỗi card
-Các vị trí có ký hiệu PSTN0 và PSTN1 để gắn Connector đưa cáp tới phiến inside
của MDF; vị trí có ký hiệu LINE0 và LINE1 để gắn Connector đưa cáp tới phiến
outside của MDF.
Bảng 4 : Mặt trước board ADE

RUN: Running LED, xanh
Chu kỳ
1s on and 1s off

Board làm việc ở trạng thái bình thường

Chu kỳ
0.25 s on and 0.25 s off

Trạng thái khởi động.

ALM: Alarm LED, đỏ
Off


Board làm việc ở trạng thái bình thường.

On

Board lỗi

LINE : Gắn connector ra cáp outside trên MDF
PSTN: Gắn connector ra cáp inside trên MDF

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ADEE

RUN

LINE0

LINE1

ALM

PSTN0

PSTN1

- FAN TRAY :

Đây là bộ phân quạt làm mát cho thiết bị, được lắp phía trên cùng của subrack. Mặt
trước có đèn hiển thị trạng thái hoạt động của card. Màu xanh : hoạt động bình
thường; Màu đỏ Fan bị lỗi.
Trên Fan tray có 8 switch, nếu cài chế độ tự động thi set sw 4,7 off các sw còn lại on
Một số lệnh cấu hình cho 1 Dslam Huawei :

HUAWEI

Log in DSLAM bằng username “root” và password “admin”.
- Xác nhận board và kiểm tra trạng thái board :
Ban đầu trạng thái là “Auto_find”, sau khi xác nhận chuyển sang “Normal”
MA5600>enable
MA5600# config
MA5600(config)#display board 0
MA5600(config)#board confirm 0
- Đặt tên và set thời gian cho DSLAM:
MA5600(config)#
19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MA5600(config)#time hh:mm:ss yyyy-mm-dd
MA5600(config)#frame set 0 description huawei
- Tạo cơ chế giám sát FAN :
MA5600 (config)#emu add 0 fan 0 0 back DLK.BMT.H11
- Kích hoạt chức năng Auto-save :
MA5600 (config)#autosave interval on
-Tạo IP cho giao tiếp outband : thường nhà sản xuất để mạc định là : 10.11.104.2/24
MA5600 (config)# interface Meth0

MA5600 (config)# description Huawei, MA5600, site name
MA5600 (config)# ip add 10.11.104.2 255.255.255.0 //Default IP address
-Tạo đường quản lý inband :
MA5600 (config)# vlan 3999 standard
MA5600(config)#display board 0/7
MA5600 (config)# port vlan 3999 0/7 x
-tạo interface vlanif and add ip address
MA5600 (config)# interface vlanif 3999
MA5600 (config-if-vlanifx)# ip add 172.20.x.x 255.255.255.0
MA5600 (config)# snmp-agent community read public
MA5600 (config)# snmp-agent community write private
MA5600 (config)# snmp-agent sys-info version v1 v2c
MA5600 (config)# snmp-agent target-host trap address 172.20.223.2 securityname
private
(172.20.223.2 : Địa chỉ ip của NMS server)
MA5600 (config)# snmp-agent trap enable standard
MA5600 (config)# snmp-agent trap source vlanif3999
- Sửa profile :
MA5600(config)#adsl line-profile modify x
20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Gán profile cho port adsl :
MA5600 (config)#interface adsl 0/0
MA5600 (config-if-adsl-0/0)#deactivate all
MA5600 (config-if-adsl-0/0)#activate all profile-index x
- Định dạng bản tin xác thực thuê bao (CID) :
MA5600(config)#raio-mode user-defined pitp-pmode

MA5600(config)# raio-format pitp-pmode cid atm "anid atm
rack/frame/slot/port:vpi.vci"
MA5600(config)#pitp enable pmode
- Lưu cấu hình :
MA5600(config)#save

MiniDslam Huawei
Card điều khiển (2 cổng hỗ trợ 1G) gắn tại slot 0, còn lại các card thuê bao
VDSL 24 port và ADSL 32 port gắn từ slot 2-4, còn slot 5 gắn card nguồn.
Thiết bị này chuyên cung cấp các dịch vụ MyTV, Megawan,
Metronet.
Lệnh xem card tổng quan: display board 0
2.2.3.2

Hình 2.4
2.2.3.3

MiniDslam ZTE
21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Gồm 1 card điều khiển gắn tại slot 5 và 2 cổng hỗ trợ 1G và 4 khe còn lại chứa các card
thuê bao ADSL, FE. Card thuê bao ADSL gồm 32 port và FE gồm 8 port (2 port 1G và 6
port FE quang 100M).
ATM DSLAM gồm card điều khiển giao diện quang STM1 hoặc E1, card ADEE hỗ trợ
32 port, SHDSL 32 port….

2.2.3.4


Hình ảnh thiết bị chụp tại VNPT Quảng Nam

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.5: DSLAM- Tam Kỳ

2.3.
2.3.1.

Thiết bị L2-SWITCH
Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo phần cứng thiết bị chuyển mạch acess L2-Switch gồm:
-1 rack gồm các card giao tiếp ethenet điện hoặc quang, trên mỗi card có nhiều cổng
Ethenet điên quang dùng để đấu nối tới mạng trục của nhà cung cấp dịch vụ và khách
hàng sử dụng dịch vụ
- Trên thiết bị L2-switch cung cấp đa dịch vụ IP trong suốt, tốc độ cao với công nghệ IP
trên layer2 sử dụng Vlan tương ứng cho mỗi thiết bị tương ứng.
-Mỗi cổng (port) trên L2 switch sẽ được đấu nối theo truyền dẫn quang đến đầu cuối
modern khách hàng
Trong các hệ thống mạng dùng shared Ethernet, thiết bị hub thường được dùng. Nhiều
host sẽ được kết nối như là một miền broadcast và miền xung đột (collision). Nói cách
khác, các thiết bị shared Ethernet hoạt động ở lớp 1.
Mỗi host lúc này phải chia sẽ băng thông sẵn có cho tất cả các host khác đang kết
nối vào hub. Khi có một hoặc nhiều host cố gắng truyền ở một thời điểm, xung đột sẽ xảy
ra; lúc này tất cả các host phải lui về và chờ một khoảng thời gian để truyền lại. Cơ chế

này áp đặt kiểu hoạt động half-duplex cho các host, nghĩa là các host hoặc là truyền, hoặc
23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

là nhận ở một thời điểm. Thêm vào đó, khi một host gửi ra một frame, tất cả các host sẽ
nghe frame đó.
Ở mức cơ bản nhất, một Ethernet switch sẽ tách các host kết nối vào nó theo
những cách sau. Mỗi collision domain sẽ bị giới hạn lại. Trên từng switchport, mỗi
collision domain bao gồm chính cổng của switch đó và bao gồm các thiết bị kết nối vào
cổng switch. Thiết bị kết nối này có thể là một host hoặc có thể là một hub khác. Các host
có thể hoạt động ở chế độ fullduplex bởi vì không có sự cạnh tranh trên đường truyền.
Các host có thể truyền và nhận ở cùng một thời điểm.Băng thông không còn chia sẽ, thay
vào đó, mỗi switchcổng cung cấp một phần băng thông dành riêng trên switch fabric từ
cổng này đến cổng kia. Các kết nối này luôn biến động. Lỗi trong các frame sẽ không
được truyền. Thay vào đó, các frame nhận đươc trên từng cổng sẽ được kiểm tra lỗi. Các
frame tốt sẽ được tái tạo khi nó tiếp tục được chuyển đi. Cơ chế này còn gọi là store-andforward.Bạn có thể giới hạn broadcast lưu lượng đến một mức cho trước. Switch có thể
hỗ trợ các kiểu lọc thông minh.

Hình 2.6 L2SWITCH
2.3.2

Giới thiệu một số thiết bị L2-Switch
2.3.2.1. L2 Switch Huawei 5300:

L2 5300 gồm 24 port giao diện quang, trong đó có 4 port 21, 22,23, 24 compo
port- vừa hỗ trợ quang hoặc điện. Các giao diện quang này hỗ trợ 100M hoặc 1G
với điều kiện tùy thuộc vào module quang khi gắn vào thiết bị
.


24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hình 2.7

hình 2.8

L2 Switch ZTE:
L2 ZTE gồm 26 port giao diện quang, trong đó có 2 port 25, 26 uplink hỗ trợ
module quang 1G, 24 port còn lại hỗ trợ giao diện quang 100M. Thiết bị này hiện
tại chuyên cung cấp dịch vụ FTTh, Megawan, Metronet…
2.3.2.2

Hình 2.9

L2 Light Smart VFT:
L2 5300 gồm 24 port giao diện quang hỗ trợ module quang 100M hoặc 1G.
Lightsmart V2224G-OP là switch Quang hỗ trợ SFP cắm rời để đa dạng cho
các thuê bao FTTH. Lightsmart V2224G-OP hỗ trợ 24x 100/1000Mbs SFP.
Để nâng cấp dung lượng kết nối tới Uplink, Lightsmart V2224G-OP hỗ trợ hai

2.3.2.3


25



×