Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những dịch bệnh dễ lây lan nơi công sở, trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367 KB, 4 trang )

Những dịch bệnh dễ lây lan nơi công sở, trường
học
Môi trường công sở trường học là nơi dễ gây những dịch bệnh.
Đặc biệt khi thời tiết giao mùa. Vì vậy các bạn nên lưu ý các dịch
bệnh sau chăm sóc sức khỏe.

Dịch bệnh lây qua đường hô hấp
Tiêu biểu: Đau mắt đỏ, cảm cúm, sởi, quai bị, thủy đậu…
Nhóm dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hiện nay khá phổ biến ở
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tác nhân gây bệnh
thường là: Vi khuẩn (Bạch hầu, Ho gà, Não mô cầu, Lao,...), Virus (Cúm,
Sởi, Quai bị, Thuỷ đậu, Đậu mùa, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp
cấp). Phần lớn các tác nhân này đều đề kháng yếu với ngoại cảnh, dễ bị
tiêu diệt ở điều kiên bình thường, trong đó virus sởi là virus có sức đề
kháng kém nhất, có sức đề kháng cao là virus đậu mùa, vi khuẩn lao,
trực khuẩn bạch hầu. Nhóm dịch bệnh này có thời gian ủ bệnh khá ngắn
(cúm 2-3 ngày, sởi 7-18 ngày, bạch hầu 2-5 ngày, ho gà 6-20 ngày...). Đa

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


số các bệnh có thể lây truyền vào cuối thời kỳ ủ bệnh. Bệnh càng nặng
thì khả năng lây nhiễm càng cao. Nhóm dịch bệnh lây qua đường hô hấp
bùng phát rất nhanh, dễ lây lan.
Cách phòng tránh dịch bệnh bùng phát:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh từ sớm. Hiện có nhiều vacxin phòng bệnh đặc
hiệu: Đậu mùa (đã thanh toán). Cúm (hiệu quả thấp hơn, gây miễn dịch
không bền vững và không chắc chắn). BCG (Hiệu lực 52%-90% ở trẻ nhỏ,
chống các thể lao kê và lao màng não, các thể lao khác hiệu lực thấp
hơn). BH-HG-UV (hiệu lực khá cao, tiêm 3 mũi cách nhau >= 30 ngày,
xong trước khi trẻ đủ 12 tháng tuổi). Sởi (hiệu lực khá cao-95%, ca nhất


khi tiêm cho trẻ vào lúc 9-12 tháng tuổi).
- Tránh tiếp xúc với người bệnh, đeo khẩu trang khi bắt buộc phải vào
môi trường bệnh.
- Chú ý chế độ ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

Dịch bệnh lây qua đường ăn uống
Tiêu biểu: tiêu chảy, bệnh dạ dày (do khuẩn HP có trong nước bọt, cao
răng, niêm mạch dạ dày của người bệnh).
Thống kê của Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (VNAGE) cho thấy, trên
80% dân số nước ta bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn
HP rất dễ lây thông qua đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân hàng đầu
gây ra các bệnh về dạ dày - tá tràng, trong đó có ung thư dạ dày. Thông
thường khi ăn uống người Việt luôn có thói quen chấm chung một chén
nước chấm, dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác. Thói quen
ăn uống này tưởng như thân tình nhưng nó là con đường để vi khuẩn HP
xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất, giúp các dịch bệnh dễ bùng phát. Bên
cạnh đó, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh càng làm tăng
nguy cơ nhiễm khuẩn HP, thậm chí viêm gan siêu vi A. Dân văn phòng
cần chú ý ăn uống để tránh dịch bệnh lây lan qua đường tiêu hóa.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Các phòng tránh dịch bệnh bùng phát:
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chứa (bát, đũa, cốc, thìa…).
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không dùng chung đồ ăn hay cốc uống với người bệnh…

Dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh


Tiêu biểu: chấy, ghẻ, nhiễm trùng mắt, bạch hầu da… Dịch bệnh này
thường bùng phát do tiếp xúc trực tiếp khi chăm sóc người bệnh, tiếp xúc
giữa da và da. Ngoài ra, dịch bệnh này cũng có thể lây lan do tiếp xúc
gián tiếp: tiếp xúc của người với vật trung gian truyền bệnh hoặc các
dụng cụ, bề mặt chăm sóc bị lây nhiễm mầm bệnh từ trong nước bọt,
nước dãi, đàm, phân và nước tiểu vương vãi hoặc còn trên dụng cụ chăm
sóc người bệnh. Lây qua tiếp xúc nguy hiểm nhất là khi bàn tay rửa
không sạch sau đó chăm sóc người khỏe hoặc không rửa tay mà lại sờ
mó vào mắt, mũi, miệng của chính mình. Đây là những bệnh truyền
nhiễm cần đề phòng.
Cách phòng tránh dịch bệnh bùng phát:
- Cách ly người bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc người bệnh.
- Khử trùng các dụng cụ, đồ dùng chung mà người bệnh đã sử dụng. Vệ
sinh sạch sẽ nơi làm việc, phòng học là cách phòng tránh dịch bệnh hiệu
quả.

Dịch bệnh lây do kí sinh trùng trung gian
Tiêu biểu: sốt rét, sốt xuất huyết (do muỗi hút máu động vật nhiễm kí
sinh trùng), các bệnh do sán: sán lá gan, sán lá phổi (do động vật nuôi
làm thịt nhiễm sán)…
Vật chủ trung gian mang sinh vật gây bệnh từ vật chủ nhiễm bệnh là một
động vật hay một người và truyền cho một vật chủ trung gian khác hoặc
trực tiếp sang người mà nó ký sinh. Việc truyền bệnh xảy ra trực tiếp do
cắn, chích hoặc gây bội nhiễm các mô hoặc gián tiếp do truyền nhiễm
bệnh. Muỗi và ve là các vật chủ trung gian truyền bệnh đáng chú ý nhất

bởi cách thức truyền bệnh phổ biến nhất của chúng là qua máu. Nhóm
dịch bệnh này thường bùng phát trong thời điểm giao mùa.
Cách phòng tránh dịch bệnh bùng phát:
- Vệ sinh lớp học, nơi làm việc sạch sẽ, tránh làm nơi muỗi đẻ trứng.
- Phun thuốc trừ muỗi định kỳ.
- Sử dụng một số sản phẩm chống muỗi dành cho da.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×