Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Dạy tích hợp: Văn - sử - địa qua bài Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT GIA NGHĨA
THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông
- Trường THPT Gia Nghĩa
- Địa chỉ: Phường Nghĩa Tân- TX Gia Ngĩa- Tỉnh Đăk Nông
Điện thoại: 05013546874 ; Email:
- Thông tin về giáo viên
Họ và tên: Mai Văn Dũng
Ngày sinh: 17/08/1980

Môn: Lịch Sử

Điện thoại: 0979437606; Email:

1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học
Tích hợp các môn văn, sử, địa… vào giảng dạy môn Lịch sử bài Tình hình xã hội ở
nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.
2. Mục tiêu dạy học
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến
kiến thức môn Lịch sử. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt động
của con người, của học sinh đang trực tiếp ngồi trên ghế nhà trường đó là Văn, sử, địa…
Để góp phần vào việc làm rõ, hiểu sâu bài học, tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến
thức các môn học này để giải quyết tốt các vấn đề về đặt ra của tình hình xã hội và
phong trào đấu tanh của nhân dân nửa đầu thế kỷ XIX.
* Kiến thức.
- Giúp các em nắm được và hiểu rõ do đâu mà nhà Nguyễn thực hiện quyền


chuyên chế cao đến như vậy. Từ đó, các em thấy được tính bảo thủ, quyền chuyên chế,
độc đoán của vua quan của vương triều này.
- Thấy được bối cảnh xã hội Việt Nam hồi nửa đầu thế kỷ XIX: Quan lại, địa chủ
áp bức bóc lột nông dân đến cùng cực; Nhà Nguyên không chăm lo nhân dân dẫn đến
hạn hán, lũ lụt… nhân dân càng thêm cơ cực.
- Từ thực tế kiến thức của các môn Văn, địa, CNTT… soi vào bài học này, các em
sẽ hiểu sâu sắc, kỹ lưỡng bài học hơn nữa. Chúng tôi đưa vấn đề ra, từ đó HS thấy được
kiến thức chính của bài học mà chưa cần theo dõi sách giáo khoa cũng có thể sẽ hiểu
được bài mình cần học. Như vậy là HS dùng kiến thức môn học khác để hiểu phần nào
cho bài học chính.
* Kỹ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân
tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
2


- Giáo dục ý thức của việc học liên môn có vai trò và tác dụng nhế nào.
- Từ thực tế ấy, các em sẽ nhìn nhận được Nhà Nguyễn đối xử tệ bạc với con dân
như thế nào. Qua đây, các em sẽ thấy được rằng chúng ta phải yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau không những trong học tập mà còn cả ngoài xã hội và càng trở nên thêm yêu cuộc
sống hiện tại hơn bao giờ hết.
- Các em sẽ nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Đối tượng dạy học của bài học
*Đối tượng dạy học là học sinh khối lớp 10
- Số lượng học sinh: 26 em
- Số lớp thực hiện: 01 lớp
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Lịch sử 10 đồng thời trực tiếp giảng

dạy với các em học sinh lớp 10 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: Các em học sinh lớp 10 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương
trình bậc THCS, THPT nói chung và môn Lịch sử nói riêng nên các em không còn bỡ
ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và
phong trào đấu tranh của nhân dân ” các em đã nắm được một số vấn đề có liên quan
đến một số bài trước đó, đồng thời các em cũng được thầy cô cấp II dạy.
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Văn, địa lí,.. các em cũng
được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Lịch sử trong đó có kiến thức về “Tình hình
xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân”. Vì vậy khi cần
tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Lịch sử để giải quyết vấn đề
trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ, mà trái lại HS cảm thấy thích thú và hào
hứng hơn trong học tập. Như vậy, theo cá nhân tôi có thể tích hợp được kiến thức của các
môn Văn, Địa… để giải quyết vấn đề trong môn Sử một là điều hết sức cần thiết.
4. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa
các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
3


thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt
nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau
dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các
vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn Văn học, địa lí, … vào bài dạy “ Tình
hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân” sẽ giúp
các em nắm đươc, hiểu rõ nguyên nhân vì sao nhà Nguyễn trở nên chuyên chế ngay từ
đầu, và thấy được tại sao lại bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân. Từ đó, các em
có ý thức, thái độ học tập tích cực. Và ngày càng làm giàu, phong phú tri thức khoa học
cho mình.

Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn
học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra
trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm
tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn, đồng thời vận dụng vào
thực tế tốt hơn. Từ đó các em biết thương yêu bản thân, yêu gia đình, bạn bè, yêu xã hội.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
* Giáo viên:
- SGK, SGV lịch sử 10 cơ bản, nâng cao.
- Hình ảnh về các vua đầu triều Nguyễn; các nhân vật lịch sử có liên quan tới bài
học. Đặc biệt không thể thiếu các bức tranh, ảnh về các phong trào đấu tranh của nhân
dân, binh lính.
- Lược đồ, bản đồ, sơ đồ, bảng phụ, bảng so sánh.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương
trình word.
- Kiến thức văn học với việc sử dụng những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ, văn xuôi…
- Kiến thức địa lí để xác định các địa danh trên lược đồ, bản đồ.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học thông qua SGK.

4


- HS cũng có thể sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề liên quan tới
bài học.
* Ứng dụng CNTT: Sử dụng các ứng dụng của powerpoint làm thành các Slide
minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Đối với bài “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh
của nhân dân” bản thân sẽ thực hiện theo các bước sau:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Về kiến thức
- Giúp HS hiểu từ đầu thế kỷ XIX tình hình chính tri xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn
định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.
- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân
nhưng sự phân chia ngày càng tách biệt, bộ máy quan lại sa đọa, mất mùa đói kém
thường xuyên xảy ra.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng ra cả nước, lôi cuốn
binh lính, dân tộc ít người tham gia.
- Từ tình hình đó, nhà Nguyễn đã phải gồng mình lên để chống đỡ, vì thế càng làm cho
vương triều này hao tâm, tổn lực và mất hết nhuệ khí khi Pháp sang xâm lược, và từng
bước đầu hàng.
- Từ những nội dung đó, HS biết vận dụng kiến thức liên môn để nắm được bài học tốt
hơn.
2. Về tư tưởng, tình cảm, thái độ
- Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.
- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn
trong việc lĩnh hội kiến thức.
3. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.

5


- Từ tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ…HS biết so sánh, rút ra hay thấy được các vấn đề
trong bài học.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các
kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

* Giáo viên:
- SGK, SGV lịch sử 10 cơ bản, nâng cao.
- Hình ảnh về các vua đầu triều Nguyễn; các nhân vật lịch sử có liên quan tới bài
học. Đặc biệt không thể thiếu các bức tranh, ảnh về các phong trào đấu tranh của nhân
dân hoặc của binh lính.
- Lược đồ, bản đồ, sơ đồ, bảng phụ, bảng so sánh.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương
trình word.
- Kiến thức văn học với việc sử dụng những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ, văn xuôi…
- Kiến thức địa lí để xác định các địa danh trên lược đồ, bản đồ.
* Học sinh:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học thông qua SGK.
- HS cũng có thể sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề liên quan tới
bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Vào bài mới
Từ khi thành lập, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách để củng cố quyền thống
trị nhưng những thể chế cũ của chế độ phong kiến được duy trì không tạo điều kiện vượt
qua khủng hoảng. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống phong
kiến kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XIX. Quá trình đó diễn ra như thế nào, ta cùng vào bài
học sẽ thấy rõ.
Thời

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

gian
6


Nội dung cần nắm


1. Tình hình xã hội
13

Hoạt động 1

Hoạt động 1: Cả lớp, và

phút

GV: Trình chiếu những cá nhân

đời

sống

của

nhân dân.

bức ảnh trên màn hình
và yêu cầu HS:

HS theo dõi SGK trả

- Ai là người lập ra lời:

* Tình hình xã hội


triều Nguyễn, nửa dầu + Xã hội chia 2 giai - Nhà Nguễn ngày
TK XIX, trải qua mấy cấp: thống trị và bị càng gia tăng tính
đời vua ?

trị.

chuyên chế

- Xã hội chia làm + Dưới thời Nguyễn - Xã hội chia làm 2
mấy giai cấp?

hiện tượng quan lại giai cấp:

- Phân tích các giai tham
cấp trong xã hội

nhũng

sách + Giai cấp thống trị

nhiễu nhân dân rất bao gồm vua quan,
phổ biến.

địa chủ, cường hào.

+ Ở nông thôn bọn + Giai cấp bị trị bao
- Trước khi nhà địa chủ cường hào gồm đại đa số là nông
Nguyễn thành lập, chế tiếp tục hoành hành, dân.
độ P/K Việt Nam như ức hiếp nhân dân.

thế nào?

+ Nhà nước còn huy - Tệ tham quan ô lại
động sức người, sức rất phổ biến.

- Vì sao nhà Nguyễn của để phục vụ những
gia tăng tính chuyên công trình xây dựng - Ở nông thôn địa chủ
chế?

kinh thành, lăng tẩm, cường hào ức hiếp
dinh thự …

nhân dân.

- Nhà Nguyễn trở
nên chuyên chế là do + Nhà nước chia vùng → Không ổn định
đâu?

để đánh thuế rất nặng,
tô tức của địa chủ
7


cũng khá cao. Mỗi
năm một người dân
đều phải chịu 60 ngày
lao động nặng nhọc.

* Đời sống nhân dân
Hoạt động 2


Hoạt động 2: Cả lớp,

GV: Trình chiếu hoặc cá nhân.

- Phải chịu cảnh sưu

đọc những câu thơ, bài

cao, thuế nặng, lao

vè; những tranh ảnh… Cho thấy: họ bị áp dịch nặng nề.
và Y/C học sinh:

bức, bóc lột; Thiên

- Dựa vào những câu tai, mất mùa đói kém - Thiên tai, mất mùa
thơ, bức ảnh hãy cho thường xuyên.

đói

biết đời sống của nhân

xuyên.

dân

ta

dưới


kém

thường

thời -> Đời sống của nhân -> Đời sống của nhân

Nguyễn ra sao?

dân cực khổ hơn so dân cực khổ hơn so
với

các

triều

trước.

đại với

các

triều

đại

trước.

- Từ tình hình trên, → Đấu tranh
hãy so sánh với thế kỷ


- Mâu thuẫn xã hội

trước ?

lên cao bùng nổ thành
các cuộc đấu tranh.
2. Phong trào đấu

12
phút

tranh của nhân dân
Hoạt động 1

Hoạt động 1: Cả lớp, và binh lính

GV: Trình chiếu cá nhân
những bức ảnh, lược đồ

Cả lớp: các nhóm - Nửa đầu thế kỷ
8


trên màn hình và yêu tìm hiểu các cuộc XIX, cả nước có tới
cầu HS:

khởi nghĩa

400 cuộc khởi nghĩa.


- Nửa đầu thế kỷ
XIX có bao nhiêu cuộc

- Tiêu biểu:

đ/t của nhân dân?

+ Khởi nghĩa Phan

- Xác định trên lược

- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 –

đồ các địa danh diễn ra Bá Vành (1821 – 1827).
các cuộc khởi nghĩa.

1827).

- Tên các cuộc khởi
nghĩa(theo dõi SGK)

+ Khởi nghĩa Cao Bá
- Khởi nghĩa Cao Quát (1854) ở Ứng

- Kết quả các cuộc Bá Quát (1854) ở Hòa-Hà Tây.
đấu tranh.

Ứng Hòa-Hà Tây.
+ Cuộc nổi dậy của


- Yêu cầu HS tự đọc

- Cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn

SGK tóm tắt những nét binh lính do Lê Văn Khôi (1833 – 1835).
chính về phong trào Khôi (1833 – 1835).
đấu tranh của nhân dân
và binh lính dưới thời
Nguyễn.
Hoạt động 2

Hoạt động 2

- Kết quả: Lúc đầu

GV: Sơ lược về các HS: Nhìn tất cả các

thắng lợi, sau đều bị

cuộc đấu tranh đó.

thất bại.

cuộc đấu tranh và suy
ra đều thất bại.

3. Đấu tranh của các
7
phút


dân tộc ít người
Hoạt động 1

Hoạt động1: Cá nhân

GV: Trình chiếu lược và nhóm

- Ở phía bắc:

đồ trên màn hình và - Cá nhân:

+ Cuộc khởi nghĩa

9


yêu cầu HS:

của người Tày ở Cao
HS trả lời:

Bằng (1833-1835) do

- Xác định trên lược đồ - Do tác động của Nông Văn Vân lãnh
khu vực diễn ra các phong trào nông dân đạo.
cuộc đấu tranh của trên khắp cả nước.

+ Cuộc khởi nghĩa


đồng bào dân tộc thiểu - Do đời sống quá cực của
số

khổ

người

Mường

(1832- 1838) ở Hòa

- Do đâu mà các dân

Bình và Tây Thanh

tộc thiểu số nổi dậy đấu

Hóa .

tranh ?
- Ở phía nam: Cuộc
Hoạt động 2

Hoạt động 2

khởi nghĩa của người

GV: Câu hỏi làm việc - Nhóm. Đại diện 2 Khơme ở miền Tây
nhóm:


nhóm

phát

biểu, Nam

- Nhóm 1: Các cuộc k/n nhóm khác bổ sung
diễn ra ở phía bắc

(1840-

1848).

+ Nhóm 1: Các cuộc

- Nhóm 2: Các cuộc k/n k/n diễn ra ở phía bắc
diễn ra ở phía nam

Bộ

=> Giữa thế kỷ XIX

+ Nhóm 2: Các cuộc các cuộc khởi nghĩa
k/n diễn ra ở phía tạm lắng khi Pháp
nam

chuẩn bị xâm lược

+ Nhóm 3,4: Bổ sung, nước ta.
giáo viên chốt ý.

4
phút

4. Đặc điểm của
Hoạt động

Hoạt động: Yêu cầu phong trào đấu tranh

Đặc điểm các cuộc đ/t cả lớp suy nghĩ để trả
của nhân dân

lời, sau đó GV chốt ý. - Diễn ra ngay từ khi
HS dựa vào các nhà Nguyễn lên cầm
phong trào, so sánh quyền.
trả lời:
10


+ Phong trào đấu - Liên tục, số lượng
tranh của nhân dân nổ lớn, kéo dài, thu hút
ra ngay từ đầu thế kỷ đông đảo người dân
khi nhà Nguyễn vừa tham gia.
lên cầm quyền.
+ Nồ ra liên tục, số - Các cuộc khởi nghĩa
lượng lớn.

trước sau đề thất bại.

+ Có cuộc khởi nghĩa
quy mô lớn và thời

gian kéo dài như khởi
nghĩa Phan Bá Vành,
Lê Văn Khôi.
IV. Củng cố (3 phút)
- Tính chuyên chế dưới thời Nguyễn là cao nhất
- Xã hội chia 2 giai cấp: Thống trị và bị trị
- Đời sống nhân dân cực khổ→ nổi dậy đấu tranh→ đều thất bại.
- Các cuộc đấu tranh diễn ra từ bắc vào nam, xuôi ngược.
- Cả người Kinh lẫn đồng bào dân tộc Thiểu số, cả binh lính.
V. Dặn dò (1 phút)
-Học thuộc nội dung phần học sinh cần nắm.
-Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT
VI. Phần vui để học(giải trí 5 phút)
Giải ô chữ giúp các em khắc sâu kiến thức bài học, biết thêm được nhiều thông tin
khác liên quan tới bài học chính.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Giáo viên:
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm
một bài với nội dung câu hỏi sau:
11


Câu 1: Trong xã hội chia làm mấy giai cấp? Phân tích các giai cấp.
Câu 2. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân?
Câu 3. Đặc điểm của phong trào đấu tranh của nhân dân.
* Học sinh.
Trong hoạt động dạy học, tiếp thu kiến thức học sinh tự đánh giá kết quả lẫn nhau
qua các lần thảo luận nhóm.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày bài của

mình trong việc giải quyết các vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết
tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Kết quả đạt được: Loại trung bình: 4 HS
Loại Khá:

14 HS

Loại giỏi:

8 HS

Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên
môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học
sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm ở bộ môn Lịch sử ở một số bài khối
11,12, và bài “Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của
nhân dân” nói riêng đối học sinh lớp 10 năm học 2013- 2014 đã đạt kết quả rất khả
quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này trong thời gian tiếp theo của năm học 2014 2015 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn nữa cho các khối lớp. Việc
tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà còn biết
kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau làm phong phú, giàu tri thức cho bản thân, để
trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm
này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để
dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

12



×