Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

xây dựng các bước thực hiện kiểm toán năng lượng hệ thống hvac các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống hvac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.56 KB, 28 trang )

Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

MỤC LỤC

Lời nói đầu
Hiện nay, trước tình hình tài nguyên năng lượng ngày càng khan hiếm, việc sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là ưu tiên quan trọng trong chính sách năng
lượng quốc gia. Để giảm tiêu thụ năng lượng, trước tiên cần phải có các hoạt động
quản lý năng lượng một cách chặt chẽ của các công ty, các cơ sở tiêu thụ năng
lượng để tìm ra các tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Vì vậy, việc tiến hành Kiểm
toán năng lượng là rất cần thiết.
Tiến hành kiểm toán năng lượng là để xác định những bộ phận sử dụng năng
lượng lãng phí, nhận diện các cơ hội tiết kiệm và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng
lượng.
Cùng với sự ra đời của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì
việc Kiểm toán năng lượng càng được quan tâm của nhiều Công ty, các cơ sở tiêu
thụ năng lượng trên khắp cả nước.
HVAC – là hệ thống bao gồm Hệ thống Sưởi, Hệ thống Điều hòa không khí, Hệ
thống thông gió chiếm khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của các Công ty,
cơ sở tiêu thụ năng lượng tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
Kiểm toán năng lượng cho Hệ thống HVAC là một trong những hệ thống mang lại
nhiều lợi ích đáng kể, tiết kiệm nguồn kinh phí đáng kể sau khi tiến hành kiểm toán
năng lượng cho các Công ty, cơ sở tiêu thụ năng lượng.
Với đồ án “Xây dựng các bước thực hiện kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC
cùng các Biện pháp Tiết Kiệm Năng lượng cho hệ thống HVAC”dưới sự hướng dẫn
-1-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

của Giảng Viên, Thầy – Dương Trung Kiên là một trong những bài học và kinh


nghiệm quý đối với sinh viên ngành Quản Lý Năng Lượng nói chung và bản thân
nhóm thực hiện nói riêng.
Đồ án sẽ không tránh khỏi được những sai sót trong quá trình thực hiện do còn
thiếu kinh nghiệm thực tế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ thêm từ Thầy,
Cô và các bạn quan tâm.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm thực hiện

-2-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
1. KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Kiểm toán năng lượng là tổng hợp của các hoạt động khảo sát, thu thập và phân
tích năng lượng tiêu thụ của doanh nghiệp, tòa nhà, quy trình sản xuất hay một hệ
thống... từ đó xác định những khu vực sử dụng năng lượng lãng phí hoặc chưa hiệu
quả và tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng từ đó đề xuất các giải pháp tiết kiệm
năng lượng.
2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch nhiều đã thải vào môi trường một
lượng khí thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến
đổi khí hậu ngày càng rõ rệt.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách và những biện pháp cụ thể
nhằm khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sử dụng
nguồn năng lượng hóa thạch, khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió, v.v...

Tuy nhiên giải pháp phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo đang
gặp những khó khăn về công nghệ và giá thành và vì vậy chưa trở thành thương
phẩm, hầu hết các dự án chỉ là dự án thí điểm, có hỗ trợ của nhà nước, hoặc các
quỹ khác.
Giải pháp vừa đơn giản vừa có hiệu quả nhanh và cần ít vốn đầu tư mà hầu
hết các nước đi đầu trong chiến lược tiết kiệm và bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi
trường đã thực hiện, ngày nay đã trở thành thông lệ chung cho các nước đi sau, đó
chính là sản xuất và sử dụng các sản phấm có hiệu suất năng lượng cao.
• Kiểm toán năng lượng mang lại lợi ích gì?

Giúp doanh nghiệp bạn đánh giá được tình trạng sử dụng năng lượng như thế
nào? Tốt, xấu hay trung bình so với định mức chung của ngành… Có một cái nhìn
tổng quan về tình hình chung của việc sử dụng năng lượng tại nhà máy.
- Xác định nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn
- Theo dõi các luồng chi phí
- Trao đổi thông tin giữa các nhà máy
- Giảm công suất tiêu thụ đỉnh
-3-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

- Giảm chi phí năng lượng
- Tạo nhận thức cho nhân viên
- Nâng cao đào tạo Nhân lực
- Bảo vệ danh tiếng công ty
- Bảo đảm tuân thủ Luật định
⇒ Kiểm toán năng lượng giúp chúng ta tìm ra các cơ hội để
 Xác định được tiềm năng tiết kiệm năng lượng và mức độ ưu tiên của từng


giải pháp.
 Đánh giá được ảnh hưởng của giải pháp tiết kiệm năng lượng tới các hoạt

động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp trong tương lai.
 Tăng cường nhận thức về sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên

trong Doanh nghiệp.

3. KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?
Có hai dạng dạng Kiểm toán năng lượng là Kiểm toán năng lượng sơ bộ và
Kiểm toán chi tiết:


Kiểm toán năng lượng sơ bộ:

Với những doanh nghiệp chỉ sử dụng ít thiết bị máy móc hoặc doanh nghiệp sử
dụng nhiều thiết bị, máy móc trong sản xuất nhưng tạm thời chưa có nhu cầu kiểm
toán năng lượng tổng thể, thay vào đó là khảo sát đơn giản cho quá trình sử dụng
năng lượng.
Kiểm toán sơ bộ tốn ít thời gian nhất (2 ngày đến 1 tuần với 2 chuyên gia) và chi
phí cũng thấp nhất, kết quả có được chính là sự nhận diện và đánh giá ban đầu về
các cơ hội, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của hệ thống


Kiểm toán năng lượng chi tiết:

Đưa ra những đánh giá, tính toán chính xác, phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng
lượng chi tiết hơn và phân tích được các hiệu quả tài chính, kinh tế, lợi ích môi
trường cũng như đưa ra được các giải pháp tổng thể và toàn diện. Thông qua việc
khảo sát, thu thập, phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng trong quá khứ và hiện tại,

-4-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

được thực hiện bởi từ 5 đến 7 chuyên gia, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại
được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, thời gian thực nghiệm từ 7 đến 10 ngày tùy theo quy
mô doanh nghiệp. Qua đó nhận diện các cơ hội và phân tích tính khả thi về kinh tế,
kỹ thuật, xã hội của các giải pháp.
4. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

-

Khảo sát các quy trình công nghệ và dây truyền sản xuất của Doanh nghiệp.

-

Thu thập thông tin về sản lượng, sản phẩm, năng lượng và nguyên vật liệu để tính
toán cân bằng năng lượng.

-

Thu thập thông tin về bảo trì thiết bị, cách tổ chức, năng lực/ kỹ năng vận hành.

-

Thu thập các thông tin về khả năng nâng cấp và mở rộng dây truyền sản xuất.

-


Xây dựng kế hoạch và tiến hành lắp đặt thiết bị đo.

-

Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng giải pháp.

5. CĂN CỨ THEO LUẬT
-

Căn cứ Luật sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được thông qua tại kì
họp thứ 7 Quốc hội khóa XII ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011 Quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc
đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Tại Điều 33 của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì các cơ sở sử
dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc 3 năm doanh nghiệp (DN) phải kiểm
toán năng lượng 1 lần. Việc kiểm toán năng lượng là rất cần thiết nó sẽ giúp
doanh nghiệp nhận dạng ra những bất hợp lý và những thất thoát năng lượng
trong quá trình sản xuất.

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
-5-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(KTNL: Kiểm toán năng lượng; TKNL: Tiết kiệm năng lượng)
BƯỚC 1
KHỞI ĐẦU CÔNG VIỆC
Quyết định thực hiện KTNL


BƯỚC 2
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

BƯỚC 3
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

BƯỚC 4
VIẾT BÁO CÁO

Nhận thông tin từ tổ
chức được kiểm toán

Gặp gỡ tổ chức được
kiểm toán

Phân tích và đánh giá
chi tiết

Thu thập số liệu và
thông tin

Khảo sát sơ bộ toàn bộ
phạm vi kiểm toán

Tính toán chi tiết các
thông số cho các giải
pháp TKNL

Xác định mục tiêu TKNL


Chuẩn bị nhân lực
làm kiểm toán
Xác định các tiêu chí
KTNL
Xác định phạm vi KTNL

Tham khảo ý kiến tổ chức
được kiểm toán
Thỏa thuận hợp tác và
bảo mật thông tin

Phân tích sơ bộ

Chuẩn bị phương tiện
Viết báo cáo KTNL

Chuẩn bị form thu
thập số liệu

Thu thập thông tin

Xác định ngày và thời gian
khảo sát, thu thập số liệu

Trình bày báo cáo cho tổ
chức được KTNL

Chuẩn đoán hiện trạng
Hoàn chỉnh báo cáo


Phân tích thông tin
Chuẩn bị kế hoạch
kiểm toán
Chuẩn bị nội dung
kiểm toán

Đánh giá, lựa chọn giải
pháp

Chuẩn bị nội dung thông
tin cần được cung cấp

Phân phối báo cáo đến
những bộ phận sử dụng
(thi công, triển khai..)

Xác định các cơ hội
TKNL chủ yếu
Giới thiệu các cơ hội TKNL
đến tổ chức được KTNL
Kết thúc khảo sát tại
hiện trường

Phân tích và đánh giá chi tiết:
- Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật
- Phân loại và đưa ra các nhóm giải pháp chi phí thấp, trung bình và mức chi

phí lớn.
- Phương án huy động vốn

- Phương án quản lý và thực hiện các giải pháp TKNL

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG HVAC
HVAC là chữ viết tắt tiếng anh của:
H = Heating - Hệ thống sưởi ấm
-6-


Kiểm toán năng lượng hệ thống HVAC

V = Ventilation - Hệ thống thông gió
A = Air Conditioning - Hệ thống điều hòa không khí
1. HỆ THỐNG SƯỞI

Một hệ thống sưởi ấm trung tâm bao gồm tất cả các đường ống và bộ tản nhiệt
được kết nối với lò hơi. Lò hơi cung cấp nhiệt, bơm (tuần hoàn) bơm nước nóng từ
nồi hơi thông qua các ống tản nhiệt và trở lại lò hơi để gia nhiệt.
1 : Bình cột áp cho nước nóng
2 : Bình dãn nở cho hệ thống sưởi trung
3 : Máy tách khí
4 : Bơm
5: Van cơ giới
6 : Bình trữ gián tiếp
7: Nồi hơi
8&9 : Dòng nhiệt đi và về

-7-

tâm



a) Hệ thống một ống:

Nước nóng được bơm qua một đường ống bên dưới tất cả các bộ tản nhiệt, sau
đó trở lại lò hơi để gia nhiệt lại. Nước nóng đi vào một bên của bộ tản nhiệt và
nước mát vào ống ở phía đối diện của bộ tản nhiệt. Bộ tản nhiệt cuối cùng luôn luôn
lạnh hơn các bộ tản nhiệt trước vì nước đã truyền hầu hết nhiệt cho các bộ tản
nhiệt trước.

Không có giới hạn số lượng bộ tản nhiệt, do đó nó lý tưởng để sử dụng trong
công nghiệp
b) Hệ thống hai ống (Đường kính nhỏ):

Nước nóng được bơm từ nồi hơi thông qua một ống dẫn cho mỗi bộ tản nhiệt,
sau đó cấp nhiệt cho không khí và nước lạnh được bơm trở lại nồi hơi thông qua
một ống. Mỗi bộ tản nhiệt có một đường ống vào và một ra, do đó mỗi bộ tản nhiệt
có mạch riêng.


c) Hệ thống đường ống siêu nhỏ.

Sử dụng ống rất nhỏ (thường là 8mm), do đó, chưa ít nước hơn, nhưng các
đường ống có thể dễ dàng khóa lại đặc biệt là ở vùng có nước cứng. Hạn chế của
các hệ thống này là có thể gây mài mòn ở máy bơm và lò hơi


2. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Hệ thống thông gió là thay đổi một phần hoặc hoàn toàn không khí bị ô nhiễm
bằng không khí mới trong lành. Sao cho đảm bảo độ sạch của môi trường không

khí và điều kiện vi khí hậu bên trong toà nhà và công trình theo các tiêu chuẩn về vệ
sinh, công nghệ và tiện nghi.
2 loại thông gió:


- Thông gió tự nhiên: là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời do
chênh lệch mật độ không khí. Thông gió tự nhiên được thực hiện nhờ gió, nhiệt
thừa hoặc tổng hợp cả hai.
- Thông gió cưỡng bức: là hệ thống thông gió nhờ quạt và đường ống dẫn gió. So
với thông gió tự nhiên thông gió cưỡng bức có phạm vi hoạt động lớn hơn, hiệu quả
cao hơn, có thể dễ dàng điều chỉnh và thay đổi lưu lượng thông gió cho phù hợp.
Tuy nhiên thông gió cưỡng bức có chi phí đầu tư và vận hành khá lớn.
a) Hệ thống thông gió gồm:

Thông gió ngầm và thông gió treo (với Hệ thống HVAC thì ta chỉ quan tâm tới
thông gió kiểu treo)
 Hệ thống đường ống treo là hệ thống đường ống được treo trên các giá đỡ đặt

ở trên cao. Do đó yêu cầu đối với đường ống gió treo tương đối nghiêm ngặt:
- Kết cấu gọn, nhe;
- Bền và chắc chắn;
- Dẫn gió hiệu quả, thi công nhanh chóng;
- Dễ chế tạo và giá thành thấp.


Đường ống gió treo có thể chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, tiết diện
đường ống cũng có hình dạng rất khác nhau.
Vật liệu chế tạo thường sử dụng là tole tráng kẽm, inox, nhựa tổng hợp, foam
định hình . Trên thực tế sử dụng nhiều nhất là tôn tráng kẽm có bề dày từ 0,5 – 1,2
mm theo tiêu chuẩn phụ thuộc vào kích thước đương ống.

Hình dáng đường ống gió rất đa dạng: Chữ nhật, tròn, vuông và ô van. Tuy nhiên,
đường ống gió có tiết diện hình chữ nhật được sử dụng phổ biến hơn cả vì nó phù
hợp với kết cấu nhà, treo đỡ, chế tạo , dễ bọc cách nhiệt .. và đặc biệt các chi tiết phụ
dễ chế tạo như cút, xuyên, chạc 3, chạc 4 .. dễ chế tạo hơn các tiết diện khác.

b) Cách nhiệt

Để tránh tổn thất nhiệt, đường ống thường bọc một lớp cách nhiệt bằng bông
thủy tinh, hay stirofor, bên ngoài bọc lớp giấy bạc chống cháy và phản xạ nhiệt. Để
tránh chuột làm hỏng người ta có thể bọc thêm lưới sắt mỏng.
Cần lưu ý các loại đường ống gió nào thì cần bọc cách nhiệt và độ dày tương ứng
bao nhiêu.
Các đường ống bọc cách nhiệt bao gồm: đường cấp gió và đường hồi gió. Các
đường ống cấp gió tươi, hút xả và thông gió không cần bọc cách nhiệt.


Hệ thống thông gió bao gồm một quạt, một động cơ điện, một hệ thống điều
khiển, đường ống, thiết bị kiểm soát lưu lượng, và thiết bị điều hòa không khí
(bộ lọc, dàn làm mát, bộ trao đổi nhiệt, vv…)

3. HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Điều hòa không khí còn gọi là điều tiết không khí là quá trình tạo ra và giữ ổn
định các thông số trạng thái của không khí theo một chương trình định sẵn không
phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
Trong hệ thống điều hòa không khí, không khí đã được sử lý nhiệt ẩm trước khí
thổi vào phòng. Đây là điểm khác nhau của thông gió và điều tiết không khí,vì thế
nó đạt hiệu quả cao hơn thông gió.
Theo mức độ quan trọng :
 Hệ thống điều hòa không khí cấp I : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với mọi


phạm vi nhiệt độ ngoài trời.
 Hệ thống điều hòa không khí cấp II : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với sai
số không quá 200 giờ trong 1 năm.

 Hệ thống điều hòa không khí cấp III : Duy trì chế độ nhiệt ẩm trong nhà với sai

số không quá 400 giờ trong 1 năm.


Theo chức năng :
 Kiểu cục bộ : Là hệ thống nhỏ điều hòa không khí trong một không gian hẹp.
 Kiểu phân tán : Hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý nhiệt ẩm phân tán

ở nhiều nơi.
 Kiểu trung tâm : Khâu xử lý không khí thực hiện tại một trung tâm sau đó

phân đi các nơi.
Đặc điểm một số loại điều hòa:
a) Điều hòa cửa sổ:

Ưu điểm:
 Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
 Giá thành tính trung bình cho một đơn vị công suất lạnh thấp
 Đối với công sở có nhiều phòng riêng biệt, sử dụng máy điều hòa rất kinh tế,chi

phí đầu tư, vận hành thấp.
Nhược điểm :
 Công suất bé,tối đa là 24000btu/h
 Đối với tòa nhà lớn,khi lắp đặt máy điều hòa dạng cửa sổ sẽ phá vỡ kiến trúc,


làm giảm mĩ quan công trình
 Dàn nóng xả khí nóng ra bên ngoài chỉ có thể lắp đặt trên tường ngoài.
 Kiểu loại không nhiều lên người sử dụng khó lựa chọn.
b) Kiểu hai cục
Ưu điểm:
 So với máy điều hòa cửa sổ, máy điều hòa 2 cục cho phép lắp đặt ở nhiều

không gian khác nhau.
 Có nhiều kiểu loại dàn lạnh cho phép người sử dụng có thể chọn loại thích hợp
nhất cho công trình cũng như ý thích cá nhân
 Do chỉ có 2 cụm lên việc lắp đặt tương đối dễ dàng
 Giá thảnh rẻ, rất tiện lợi cho các không gian nhỏ hẹp và các hộ gia đình, dễ
dàng sử dụng, bảo trì, sửa chữa.
Nhược điểm :





Công suất hạn chế : tối đa là 60000btu/h
Độ dài đường ống và chênh lệnh độ cao giữa các dàn bọ hạn chế
Giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả không cao, đặc biệt là những ngày trời nóng.
Đối với công trình lớn, sử dụng máy điều hòa kiểu này dễ phá vỡ kiến trúc

công trình.
c) Kiểu phân tán – VRV


Ưu điểm:

 Một dàn nóng cho phép lắp đặt đối với nhiều dàn lạnh với nhiều công suất,kiểu

dáng khác nhau. Tổng năng suất lạnh của các IU cho phép thay đổi trong
khoảng lớn 50-130% công suất lạnh của OU
 Thay đổi công suất lạnh của máy dễ dàng nhờ thay đổi lưu lượng môi chất
tuần hoàn trong hệ thống thông qua thay đổi tốc độ quay nhờ bộ biến tần.
 Hệ vẫn có thể vận hành khi có một số dàn lạnh hỏng hóc hay đang sửa chữa.
 Phạm vi nhiệt độ làm việc nằm trong giới hạn rộng.
 Chiều dài cho phép lớn (100m) và độ cao chênh lệch giữa OU va IU là
50m,giữa các IU là 15m.
 Nhờ hệ thống ống nối REFNET nên dễ dàng lắp đặt đường ống và tăng độ tin
cậy cho hệ thống.
 Hệ thống đường ống nhỏ lên rất thích hợp cho các tòa nhà cao tầng khi không

gian lắp đặt bé.
Nhược điểm:
 Giải nhiệt bằng gió lên hiệu quả làm việc chưa cao.
 Số lượng dàn lạnh bị hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thôns công suất

vừa. Đối với các hệ thống lớn người ta thường sử dụng hệ thống Water chiller
hoặc điều hòa trung tâm.
 Giá thành cao nhất trong các hệ thống điều hòa không khí.
d) Kiểu phân tán – Water Chiller:
Dàn lạnh không trực tiếp xử lý không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC, sau
đó nước được dẫn qua các đường ống có bọc đến các dàn trao đổi nhiệt để xử lý
không khí gọi là FCU, AHU.
FCU (Fan coil Unit): 1 dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm trên đó có quạt
vận chuyển gió. Nước chuyển động trong ống, gió khi đi qua FCU sẽ trao đổi nhiệt
ẩm và được thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió.
AHU (Air Handling Unit): tương tự FCU nhưng lớn hơn

Ưu điểm:
 Công suất dao động lớn: từ 5 Ton lên đến hang ngàn Ton
 Hệ thống ống nước lạnh: gọn nhẹ, cho phép lắp đặt trong các tòa nhà cao

tầng, công sở nơi không gian lắp đặt ống nhỏ


 Hệ thống có nhiều cấp giảm tải, cho phép điều chỉnh công suất theo phụ tải

bên ngoài và do đó tiết kiệm điện năng khi non tải. Một máy thường có 5 cấp
giảm tải: 0%, 25%, 50%, 75%, 100%.
 Hoạt động rất bền, tuổi thọ có thể lên tới 30 năm
 Thích hợp với công trình lớn hoặc rất lớn
 Hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định
Nhược điểm:
 Phải có phòng máy riêng
 Phải có người chuyên trách phục vụ
 Vận hành , sửa chữa và bảo dưỡng tương đối phức tạp
 Tiêu thụ điện năng cho 1 công suất lạnh cao, đặc biệt khi tải non.
e) Kiểu trung tâm

Ưu điểm :





Lắp đặt và vận hành tương đối dễ
Khử âm và khử bụi tốt.
Nhờ có lưu lượng gió lớn nên rất phù hợp với các khu vực đông người.

Giá thành nói chung không cao.

Nhược điểm:
 Hệ thống kênh gió quá lớn nên chỉ có thể sử dụng trong các tòa nhà có không

gian lắp đặt lớn.
 Đối với hệ thống điều hòa trung tâm do xử lý nhiệt ẩm tại một nơi duy nhất
lên chỉ thích hợp cho các phòng lớn,đông người. Đối với các tòa nhà làm
việc,khách sạn …là không thích hợp.
 Đòi hỏi phải hoạt động 100% tải. Trong trường hợp nhiều phòng sẽ xảy ra
trường hợp một số phòng đóng cửa làm việc vẫn làm lạnh.

CHƯƠNG IV: KIỂM TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG HVAC
1. CÁC THÔNG TIN CẦN CHO KIỂM TOÁN SƠ BỘ HỆ THỐNG HVAC
 Số giờ vận hành, số lượng từng loại thiết bị
 Hệ thống năng lượng với các chi tiết đo đếm (Công suất, điện áp, số vòng

quay… năng lượng tiêu thụ…)
 Công suất của các thiết bị lắp đặt cho Hệ thống HVAC ( Sưởi, Điều hòa không
khí, Thông gió)


 Chi tiết việc vận hành, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống HVAC (các chỉ dẫn

vận hành theo thiết kế và thực tại của đơn vị kèm theo cho mỗi thiết bị của hệ
thống )
 Sơ đồ lắp đặt, thiết kế tại đơn vị kiểm toán (sơ đồ hệ thống Sưởi, Điều hòa
không khí, Thông gió và các hệ thống phụ trợ kèm theo)
2. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN


Nên chuẩn bị dự thảo báo cáo trước, thảo luận các nội dung với đơn vị cần kiểm
toán.Sau đó,báo cáo được hoặc hoàn tất bằng cách thêm vào các bình luận và sửa
đổi.
a) Gửi file khảo sát sơ bộ qua mail hoặc fax cho đơn vị cần kiểm toán năng lượng để

thu thập một số thông tin sơ bộ.
*File Bảng câu hỏi kiểm toán sơ bộ Hệ thống HVAC đối với Nhà máy và Tòa
nhà sẽ được đính kèm ở mục lục*
b) Nếu việc khảo sát năng lượng đã được thực hiện trước đó tại nhà máy (tòa nhà),
xem xét lại các kết quả khảo sát. Nếu công tác khảo sát chưa thực hiện, tiến hành
khảo sát tổng quát hệ thống và bổ sung các thông tin cần thiết ở Bảng câu hỏi
kiểm toán sơ bộ.
c) Xác định các khu vực đặc biệt của nhà máy cần phải đo đạc và thông báo cho
khách hàng hoặc cán bộ nhà máy (tòa nhà) về các phương tiện hoặc thiết bị nơi
mà việc đo lường sẽ được thực hiện.
d) Thảo luận với khách hàng hoặc lãnh đạo (ông chủ, giám đốc hoặc quản trị viên) về
mục tiêu và phạm vi kiểm toán năng lượng.
e) Chỉ định nhân sự và xác định nhiệm vụ của mỗi người trong nhóm kiểm toán (ví
dụ: người lập báo cáo kiểm toán). Nên chỉ định một số nhân viên nhà máy làm
thành viên của nhóm kiểm toán.
f) Xác định và chuẩn bị các yêu cầu về hậu cần trước kiểm toán (ví dụ các bảng danh
mục kiểm tra, tài liệu, vận chuyển, thu thập tài liệu)
g) Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ đo dùng cho KTNL.
h) Xác định và thông báo cho khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ năng lượng

những yêu cầu khác nhau phục vụ cho công tác kiểm toán năng lượng kết hợp
với các thông tin đã có từ Bảng câu hỏi Kiểm toán (ví dụ, các lưu đồ, số liệu về
năng lượng và chi phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng, v.v...)



i) Chuẩn bị các thời biểu chung và thời biểu chi tiết và trình bày chúng với khách

hàng trước khi tiến hành kiểm toán.
3. SAU KIỂM TOÁN
a) Kết quả thu được
- Chi tiết về năng lượng sử dụng và chi phí của các quá trình
- Mô tả sơ bộ về hệ thống lắp đặt và điều khiển của HVAC
- Các thông số về vận hành, bảo dưỡng của những khu vực hoạt động chưa tốt
- Xây dựng được sơ đồ tổng thể (biểu đồ năng lượng tiêu thụ,…)
Biểu đồ tiêu thụ điện năng Hệ thống HVAC
(ví dụ minh họa)
- Danh mục các Biện pháp TKNL có thể thực hiện ngay

b) Danh mục các Biện pháp TKNL có thể thực hiện ngay :
-Thay đổi các thói quen vận hành (bật tắt thiết bị sưởi, điều hòa…) hợp lý: tránh mở

cửa/cửa sổ thường xuyên đối với khu vực lắp đặt điều hòa không khí; không để
ánh nắng mặt trời và nhiệt trực tiếp vào khu vực điều hòa;…
-Làm sạch quạt và đường ống dẫn ( quạt - hệ thống thông gió)
-Định kì bảo dưỡng hệ thống
-…


CHƯƠNG V: KIỂM TOÁN CHI TIẾT HỆ THỐNG HVAC
CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
a) Thu thập số liệu quá khứ cho từng hệ thống của đơn vị kiểm toán ( kết hợp

sử dụng Bảng câu hỏi Kiểm toán)
Các số liệu chi tiết về tiêu thụ Năng lượng và chi phí hàng tháng tính theo đơn vị
vật lý và bản sao của hóa đơn.




b)

Số liệu vận hành toàn bộ hệ thống HVAC
Năng suất
Tiêu thụ năng lượng…
Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng
• Tập quán vận hành
Xem xét các cách thức vận hành hệ thống đã hợp lý và phù hợp với điều kiện của
đơn vị hay chưa?
• Đo lường tại chỗ (đo điện áp, cường độ, tần số, công suất, tốc độ gió…)
o Đồng hồ vạn năng: Đo U, I, Hz, (AC, DC)


o

Đồng hồ đo công suất, cos ɸ

o

Thiết bị đo tốc độ gió

o

Thiết bị đo áp suất


o


Súng đo nhiệt độ Smart sensor

o

Thiết bị phân tích khí thải ống khói

o

Thiết bị phát hiện rò rỉ môi chất lạnh


c) Xây dựng giải pháp
• Lập danh sách các phương án chi tiết có thể áp dụng
d) Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị đối tượng
• Tập quán vận hành
• Đo lường tại chỗ (Kiểm tra và cân chỉnh thiết bị sau khi đã tiến hành lắp đặt và

vận hành)
• Xử lý số liệu
e) Khảo sát thị trường (nếu cần)
Sớm có biện pháp thay đổi hợp lý thiết bị lắp đặt mới khi thử nghiệm để giảm
thiểu tối đa chi phí đầu tư…
f) Phân tích phương án
• Lựa chọn giải pháp tốt nhất: xét trên 3 phương diện - Kỹ thuật, Đầu tư và Thi

công
• Giải pháp quản lý (so sánh và lựa chọn các giải pháp quản lý phù hợp, có thể
tham khảo các giải pháp mới có hiệu quả cao)
• Giải pháp công nghệ (công nghệ nào là phù hợp, tối ưu cho điều kiện hoạt động

của đơn vị hiện tại – tránh việc lựa chọn công nghệ không phù hợp gây lãng phí
và tốn kém chi phí)
• Thiết bị sử dụng, giá thành…
Tính toán chi phí đầu tư
Tính các chỉ số tài chính:
- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận thuần NPV
- Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR.


- Chỉ tiêu suất lợi nhận hay còn gọi là tỷ lệ tính lời B/C.
- Thời gian hoàn vốn của dự án Thv (chỉ xét thời gian hoàn vốn đơn và Thv ≤ 3
năm)
Dự án sẽ được chấp nhận nếu:
- NPV đáng giá và lớn nhất
- IRR đáng giá và lớn nhất
- B/C đáng giá và lớn nhất
- Thv đáng giá và nhanh nhất

CHƯƠNG VI: BÁO CÁO KIỂM TOÁN
*File đính kèm dạng Excel*
CHƯƠNG VII
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG HVAC
1. Hệ thống sưởi
- Thiết kế tuabin gần với phụ tải nhiệt để giảm tổn thất cho quá trình vận chuyển.
- Đối với hệ thống phân phối hơi:


Với nhiệm vụ phân phối hơi đến từng điểm tiêu thụ, hệ thống phân phối hơi
là các đường ống, van, cút nối, mặt bích nối v.v. Hệ thống này thường bị tổn thất
nhiệt qua vách ống dẫn ra môi trường bên ngoài và tổn thất hơi qua các mối nối bị



xì hở và các lỗ thủng trên đường ống do ăn mòn, mài mòn. Giải pháp đối với hệ
thống này là luôn luôn lưu ý đảm bảo việc bọc cách nhiệt các đường ống và tốt nhất
là bọc cách nhiệt cả các van, cút nối với những kết cấu bao che đặc biệt. Các điểm xì
hở luôn phải được bịt kín càng sớm càng tốt.
 Trong việc bọc cách nhiệt là lớp cách nhiệt luôn phải đảm bảo không bị ướt, thấm
nước bởi lẽ điều này sẽ làm tăng lên mạnh mẽ tổn thất nhiệt ra ngoài môi trường
do nước có hệ số trao đổi nhiệt cao gấp 10 lần không khí. Việc bọc cách nhiệt do đó
cần có lớp bao che bên ngoài và bảo vệ tốt đặc biệt ở những phần đường ống lộ ra
ngoài trời.
- Cần kiểm tra thường xuyên lớp bảo ôn và phải tiến hành bổ sung, sửa chữa kịp
thời để giảm tổn thất do tỏa nhiệt ra môi trường.
2. Hệ thống điều hòa không khí
- Lắp thêm bồn trữ lạnh

Lợi ích của việc lắp đặt bồn trữ lạnh


Giảm chi phí làm lạnh đến 40% bằng cách chuyển nhu cầu làm lạnh của toà



nhà sang giờ thấp điểm.
Với chế độ trữ lạnh một phần, người thiết kế có thể giảm kích thước chiller



xuống khoảng 50 đến 60% hay giảm chi phí lắp đặt.
Giảm kích thước và chi phí của những thiết bị xử lý không khí, động cơ,

đường ống và bơm đến 30%.




Việc sử dụng bồn trữ lạnh làm giảm độ ẩm không khí và kết quả là để đáp
ứng được nhu cầu thoải mái của con người thì cảm biến nhiệt có thể được



chỉnh cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí vận hành giảm xuống.
Bồn trữ lạnh có thể được lắp vào hệ thống chiller có sẵn vừa làm tăng công



suất lạnh, vừa giảm chi phí làm lạnh.
Bồn trữ lạnh giảm nhu cầu sử dụng điện vào giờ cao điểm và do đó làm tăng



khả hiệu suất sản xuất điện cho nhà máy điện.
Sử dụng bình trữ lạnh giảm đựơc kích thước chiller, do đó lượng tác nhân



lạnh giảm xuống, và giảm được rò rỉ của nó ra ngoài môi trường.
Bồn trữ lạnh giảm việc tiêu thụ năng lượng 8 đến 34 phần trăm, có nghĩa là

nhà máy điện sẽ giảm bớt lượng khí thải ra môi trường.
- Lắp đặt biến tần

Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện
xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Lợi ích của biến tần


Hiệu suất làm việc của máy cao.



Quá trình khởi động và dừng động cơ rất êm dịu nên giúp cho tuổi thọ của
động cơ và các cơ cấu cơ khí dài hơn;



An toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng cũng ít hơn do vậy đã giảm bớt số nhân
công phục vụ và vận hành máy ...



Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành.



Hệ thống máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm cho biết trạng thái
làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chẩn đoán và xử lý các sự cố có thể
xảy ra.


×