Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.41 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong toàn bộ các hệ thống kỹ thuật sử dụng năng lượng (điều hoà không khí,chiếu
sáng,thang máy, cấp nước,thiết bị khác…) phục vụ cho hoạt động của các toà nhà thì hệ thống
chiếu sáng là một trong những hệ thống chiếm tỷ lệ sử dụng lớn trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng
điện trong các tòa nhà này.
Sử dụng năng lượng cho chiếu sáng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh đáng kể
trong tổng nhu cầu về năng lượng sử dụng trong các toà nhà và sự phát thải khí nhà kính. Mức
sử dụng năng lượng cho chiếu sáng trên thế giới được phân bổ cho các lĩnh vực như: 28% cho
lĩnh vực nhà ở, 48% cho lĩnh vực dịch vụ công cộng,16% cho lĩnh vực công nghiệp và 8% cho
chiếu sáng đường phố và các mục đích khác. Đối với các nước công nghiệp phát triển điện năng
sử dụng cho chiếu sáng nằm trong khoảng từ 5-15%, trong khi tại các nước đang phát triển giá trị
này có thể đạt cao đến 86% tổng năng lượng tiêu thụ.
Vì vậy việc thực hiện kiểm toán năng lượng cho hệ thống chiếu sáng là cần thiết , từ đó xác
định được những bộ phận sử dụng điện lãng phí, nhận điện các cơ hội tiết kiệm và đề xuất giải pháp
tiết kiệm năng lượng cho đơn vị sử dụng. Tuy tiềm năng tiết kiệm năng lượng chiếu sáng ở một đơn
vị là khá bé nhưng nếu công tác kiểm toán được ứng dụng phổ biến trên một quy mô rộng lớn trên
cả nước thì sẽ tiết kiệm được một nguồn năng lượng rất lớn.
Qua thời gian tìm hiểu ,nghiên cứu, học hỏi và trau dồi kiến thức, bằng sự nỗ lực của các
thành viên trong nhóm cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Dương Trung Kiên , đã giúp
nhóm 8 hoàn thành với nội dung như sau :
Chương I

: Kiến thức cơ sở

Chương II : Kiểm toán năng lượng cho hệ thống chiếu sáng
Chương III : Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng
Chương IV: Kết Luận
Do thời gian có hạn, cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế bài báo cáo của nhóm em không
tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm em rất mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy
giáo và các bạn sinh viên để bài báo cáo của nhóm em cũng như để kiến thức của bọn em ngày một
hoàn thiện hơn.


Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày 20 tháng 12 năm 2012


Sinh viên nhóm 8


CHƯƠNG I
KIẾN THỨC CƠ SỞ
1. Định nghĩa ánh sáng và một số thuật ngữ liên quan

Ánh sáng chỉ là một phần của rất nhiều loại sóng điện từ bay trong không gian. Những loại sóng
này có cả tần suất và chiều dài, hai giá trị này giúp phân biệt ánh sáng với những dạng năng lượng
khác trên quang phổ điện từ.
* Ánh sáng được phát ra từ vật thể là do những hiện tượng sau:
1.

Nóng sáng : Các chất rắn và chất lỏng phát ra bức xạ có thể nhìn thấy được khi chúng được
nung nóng đến nhiệt độ khoảng 1000K. Cường độ ánh sáng và màu sắc bề ngoài trở nên
sáng hơn khi nhiệt độ tăng.

2. Phóng điện : Khi một dòng điện chạy qua chất khí, các nguyên tử và phân tử phát ra bức xạ

với quang phổ mang đặc tính của các nguyên tố có mặt.
3. Phát quang điện: Ánh sáng được tạo ra khi dòng điện chạy qua những chất rắn nhất định

như chất bán dẫn hoặc photpho.
4. Phát sáng quang điện: Thông thường chất rắn hấp thụ bức xạ tại một bước sóng và phát ra
trở lại tại một bước sóng khác. Khi bức xạ được phát ra đó có thể nhìn thấy được, hiện
tượng được gọi là sự phát lân quang hay sự phát huỳnh quang.

Như có thể quan sát trên dải quang phổ điện từ ở Hình 1, ánh sáng nhìn thấy được thể hiện
là một dải băng từ tần hẹp nằm giữa ánh sáng của tia cực tím (UV) và năng lượng hồng
ngoại (nhiệt).
Những sóng ánh sáng này có khả năng kích thích võng mạc của mắt, giúp tạo nên cảm giác
về thị giác, gọi là khả năng nhìn. Vì vậy, để quan sát được cần có mắt hoạt động bình
thường và ánh sáng nhìn thấy được.

Tia cực tím
Tia hồng ngoài
Hình 1. Bức xạ nhìn thấy được
2 Phân loại hệ thống chiếu sáng


Hệ thống chiếu sáng trong nhà
Chiếu sáng trong nhà cần phải đảm bảo:




-

Đủ độ sáng để nhìn rõ các vật và các chướng ngại vật và không được thay đổi theo

-

thời gian
Đảm bảo phân bố ánh sáng đồng đều, trong tầm nhìn không có vật chói lớn
Màu sắc ánh sáng phù hợp để đảm bảo không gian chiếu sáng đễ chịu, tạo môi

trường chiếu sáng thuận lợi cho công việc.

Hệ thống chiếu sáng ngoài trời
Chiếu sáng ngoài trời cần phải
- Lượng ánh sáng để nhìn rõ hình khối của vật, chướng ngại vật
- Không cần chiếu sáng tập trung vào 1 điểm mà cần vùng sáng rộng.
3 Các đại lượng chính đo ánh sáng
Đối với ánh sáng có nhiều thông số đo đặc trưng: quang thông, độ rọi, độ chói, nhiệt
độ màu, chỉ số màu, hiệu suất phát sáng.
3.1 Quang thông: là đại lượng đặc trưng cho nguồn sáng, có khả năng bức xạ ánh
sáng trong không gian, đơn vị lumen (viết tắt là lm). Để đo quang thông sử dụng
photometer (quang thông kế)
Bảng: Quang thông của một số nguồn sáng thông dụng

Nguồn sáng
Đèn sợi đốt 60W
Đèn compact 11W
Đèn huỳnh quang 40W
Đèn Natri cao áp 400W
Đèn halogen kim loại 2Kw

3.2 Độ rọi E :

Quang thông (lm)
685
560
2 700
47 000
180 0

là đại lượng dặc trưng cho bề mặt được chiếu sáng là mật độ quang


thông trên bề mặt diện tích, đơn vị là lux (lux = lm/m2)
Bảng: Độ rọi một số bề mặt
Địa điểm chiếu sáng
Ngoài trời giữa trưa nắng
Ngoài trời trưa đầy mây
Trăng tròn
Phòng làm việc, đánh máy vi tính
Phòng họp
Lớp học
Công việc thô, lắp ráp máy lạnh
Phòng lưu thông, hành lang
Đường phố về ban đêm

Độ rọi (lux)
100 000
10 000
0,25
300-500-700
300-500-1000
300-400
200-300-500
50-100-150
20-50

3.3 Độ chói L: là đại lượng dặc trưng khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng

hay bề mặt phản xạ gây nên cảm giác chói sáng đối với mắt, đơn vị candela


trên m2 (cd/m2). Ví dụ, đèn thủy ngân cao áp có độ chói tới 1,8 triệu cd/m 2,

đèn huỳnh quang là 5000-18000 cd/m2.
3.4 Hiệu suất phát sáng H: là tỷ số quang thông và công suất. Đây là đại lượng rất quan
trọng khi lựa chọn một bong đèn theo quan điểm kinh tế. Nên lựa chọn bóng đèn có hiệu
suất phát sáng càng cao càng tốt.
3.5 Màu sắc: hai đại lượng đánh giá màu sắc ánh sáng là nhiệt độ màu Tm ( 0K) và chỉ số thể

hiện màu CRI (hay ký hiệu là Ra). Nhiệt độ màu căn cứ để chọn loại nguồn sáng phù
hợp với độ rọi yêu cầu. Chỉ số màu nói lên sự phản ánh màu sắc trung thực của một
4

nguồn sáng. Thông thường đèn có hiệu suất phát sáng H cao thì CRI thấp và ngược lại.
Yêu cầu chung:
- Chiếu sáng phải được tuân theo các tiêu chuẩn: TCVN 7114:2002 “Ecgônôminguyên lý Ecgônômi thị giác chiếu sáng cho làm việc trong nhà” TCVN 333:2005
“Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị Tiêu chuẩn thiết kế”, TCXDVN 259:2001 “Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo
đường phố, quảng trường đô thị”, QCXDVN 09:2005 “Các công trình sử dụng năng
lượng hiệu quả”…

Bảng: TCVN 7114:2002 Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà
Loại phòng, nhiệm vụ hoặc hoạt động
Văn phòng, công sở
Các phòng chung, đánh máy, vi tính
Phòng kế hoạch chuyên sâu
Phòng đồ họa
Phòng họp
Nhà xưởng lắp ráp
Công việc thô, lắp ráp máy lạnh
Công việc vừa, lắp ráp đầu máy, thân xe cộ
Công việc chính xác, lắp ráp máy văn phòng
và điện tử
Công việc rất chính xác, lắp ráp dụng cụ.

Các khu vực chung trong công trình
Vùng lưu thông, hành lang
Cầu thang, thang máy
Nhà kho và buồng kho

Dải độ rọi làm việc Cấp chất lượng về giới
(lux)
hạn chói lóa
300-500-750
500-750-1000
500-750-1000
300-500-1000

A-B
A-B
A-B

200-300-500
300-500-750
500-750-1000

C-D
B-C
A-B

1000-1500-2000

A-B

50-100-150

100-150-200
100-150-200

D-E
C-D
D-E

Cấp chói lóa:



Cấp A-B cho những công việc quan trọng, phức tạp.
Cấp B-C và C-D cho những công việc có mức quan trọng trung bình và độ phức tạp trung

bình.
− Cấp D-E cho những công việc không quan trọng, đơn giản.


-

Nói chung các tiêu chuẩn đưa ra phạm vi rộng, tùy theo yêu cầu cụ thể mà lựa chọn
phù hợp. Ví dụ làm việc với chi tiết lớn thì độ rọi thấp, chi tiết nhỏ thì độ rọi cao,
thời gian làm việc liên tục càng lâu thì độ rọi càng lớn…

5

Các loại nguồn sáng
a.
Nguồn sáng tự nhiên
b.

Nguồn sáng nhân tạo

Phân loại các loại đèn

Loại đèn
Nguyên lý hoạt động
Đèn sợi đốt (dây Là loại đèn phát sáng nhờ sợi
tóc)
đốt Vonfram có nhiệt độ
nóng chảy 3650(OK)
Đèn halogen

Là một loại đèn nung sáng
nhưng trong bóng có chứa
hơi thũy ngân và Halogen áp
suất cao cho phép bù lại sự
bay hơi của dây tóc và làm
việc ở nhiệt độ cao hơn.

Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Có độ bền cơ
- Điện và nhiệt tốt
- Khả năng hiển thị
màu tốt
- Gọn hơn
- Tuổi thọ dài
- Sáng
- Ánh sáng trắng
hơn (nhiệt độ màu

cao hơn)

Nhược điểm
- Hiệu suất phát sáng
thấp (lm/W)
- Gây phát nóng
- Tuổi thọ thấp
-

Giá cao hơn

Nhiều tia hồng ngoại
hơn
-

Nhiều tia cực tím
hơn
-

Khó cầm giữ
Đèn huỳnh quang Khi đặt dưới điện áp dòng
điện sẽ chạy qua sưởi nóng
hai cực điện ở hai đầu đèn
làm cho thũy ngân lẩn trong
khí hiếm bên trong đèn bóc
hơi ở áp suất thấp, khi đó xảy
ra sự phóng điện giửa 2 điện

- Hiệu suất phát
quang cao

- Ánh sáng dịu, ít sai
màu
- Tuổi thọ dài
- An toàn

- Hóa chất độ hại
- Khi có sự cố cháy
nổ rất nguy hiểm
- Cồng kềnh, thô
mất diện tích khi lắt


cực làm biến đổi một phần
các tia bức xạ cực tím thành
các tia sáng nhận thấy được
nhờ màn huỳnh quang trên
các bờ bên trong ống
Đèn compact
Nguyên lý làm việc giống - Lắt đặt đơn giản
như đèn huỳnh quang, nhưng - ứng dụng chiếu
chiếm không gian nhỏ hơn
sáng cho nhiều lĩnh
vực khác nhau
Đèn thủy ngân
Phát sáng trên hiện tượng - Tuổi thọ cao
phóng điện trong hơi thủy - Chi phí đầu tư thấp
ngân
Đèn hơi natri cao
- hiệu suất phát
áp

quang và tuổi thọ
cao
- duy trì quang thông
cao
- Ánh sáng ít hấp
dẫn côn trùng, sâu
bọ
Đèn natri hạ áp - Hiệu quả phát
sáng cao từ 100200 lm/w.
- - Chỉ số truyền màu
CRI:0
- Loại đèn này rất
kinh tế
Đèn hơi kim loại
Đèn LED
Là 1 loại linh kiện bán dẫn có - Chế tạo nhiều màu
cấu trúc với lớp chuyển tiếp sắc khác nhau
pn và cũng có 1 số đặc trưng - Hiệu suất phát
kỹ thuật như các điôt thông quang cao
thường: chiều dẫn điện và - Ít tỏa nhiệt
không dẫn điện.
- Tiết kiệm 50-80%
- Sử dụng rộng rãi

loại đèn (công suất)

Hiệu
suất Tuổi thọ (h)
phát
sáng

(lm/W)
Đèn sợi đốt thông thường 5÷20
750÷1.000
(..40,60,75,100W)
Đèn
halogen
(....150, 15÷25
2.000÷4.000
250,300, 500,1000,1500…
W)
Đèn halogen gương ở điện 20÷35
2.000÷3.000
áp 12V (20,35,50W)
Đèn huỳnh quang (… 60÷100
15000÷24000
18,36,58..W)
Đèn
HQ
compact 20÷55
10.000

- có hiệu suất phát
sáng thấp hơn đèn
huynh
- Duy trì quang
thông kém
- Hiệu suất kém

Nhiệt
Tm(OK)


độ CRI
Ra)

3.000

100

3.000

100

3.000

100

2.800÷6.500

50÷90

2.700÷6.400

80

(hay


(5,7,9,11,15,20,23,26W)
(27÷40W)
Đèn thủy ngân cao áp (có lớp

bột
huỳnh
quang)
(50,80,125,250,400,700…
W)
Đèn metal halide (35,70,150,
250,400…W)
Đèn Natri cao áp (…70,100,
150,250,400…W)
Đèn Natri hạ áp (18,35,55,
90,135,180W)
LED
Đèn cảm ứng

50÷80

15.000÷20.000

30÷60

24.000

3400

42÷60

68÷105

10.000÷20.000


3.000÷4.200

65÷90

80÷140

24.000

1.900÷2.100

21÷85

100÷183

12.000÷16.000

1.800

0

Thay đổi tùy Thay đổi theo Tùy theo màu
theo màu
màu (có thể đến
100.000
62÷87
70.000÷100.000 3.000÷6.500

Tùy
màu


theo

≥80

6 LUX kế
6.1 Công dụng của Lux kế
Lux kế dùng để đo cường độ ánh sáng
Phần lớn Lux kế đều bao gồm một phần thân, một thiết bị cảm ứng với một tế bào quang điện, và
một màn hinh hiển thị . Thiết bị cảm ứng được đặt tại nguồn sáng. Ánh sáng chiếu vào tế bào
quang điện có năng lượng , được truyền từ tế bào quang điện sang dòng điện. Tế bào quang điện
hấp thụ được càng nhiều ánh sáng, dòng điện tạo ra càng cao. Đồng hồ đo sẽ đọc dòng điện và tính
toán giá trị thích hợp của Lux hoặc Foot candles ( độ sáng ), Gía trị đo được hiển thị trên màn hình.
Cần lưu ý một yếu tố quan trọng về ánh sáng là ánh sáng thường do các dạng (màu sắc) ánh sáng tại
chiều dài bước sóng khác nhau. Vì vậy, thông số đo được là kết quả của các hiệu ứng kết hợp của
tất cả các chiều dài bước sóng. Màu chuẩn được tính là nhiệt độ màu và nhiệt độ màu được tính
bằng độ Kelvin. Nhiệt độ màu chuẩn để hiệu chỉnh hầu hết các đồng hồ ánh sáng là 2856 độ Kelvin,
ngả về vàng hơn là màu trắng. Các loại đèn sáng cháy ở nhiệt độ màu khác nhau. Vì vậy, các thông
số đo của lux kế sẽ thay đổi với các nguồn sáng khác nhau có cùng một cường độ. Đó là lí do tại
sao một số ánh sáng lại “gắt hơn” hoặc “ dịu hơn”


6.2 Phạm vi sử dụng Lux kế
Lux kế dùng để đo các mức độ rọi ở văn phòng, nhà máy…..
6.3 Cách thức sử dụng Lux kế
Sử dụng công cụ này rất đơn giản . Thiết bị cảm được đặt tại nơi làm việc hoặc nơi có thể đo
được cường độ ánh sáng, và lux kế sẽ đưa ra kết quả trực tiếp trên màn hình hiển thị.
6.4 Các biện pháp an toàn và phòng tránh
Khi sử dụng lux kế cần thực hiện các biện pháp phòng chống an toàn sau:
_ Thiết bị cảm ứng phải đặt chính xác tại khu vực làm việc để có thể cho kết quả chính xác
_ Do độ nhạy của thiết bị cảm ứng cao nên cần được cất giữ cẩn thận .

_ Kiểm tra tài liệu hướng dẫn sử dụng để biết thêm hướng dẫn chi tiết về các biện pháp an toàn và
phòng tránh trước khi sử dụng thiết bị.

CHƯƠNG II
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG
1. Giới thiệu chung về kiểm toán năng lượng
1.1 Khái niệm về kiểm toán năng lượng:

Kiểm toán năng lượng được hiểu một cách đơn giản là quá trình đánh giá xem một nhà máy hay
một tòa nhà sử dụng năng lượng như thế nào và tìm ra các cơ hội để giảm mức độ tiêu thụ năng
lượng.


1.2 Phân loại kiểm toán năng lượng:
 Kiểm toán năng lượng sơ bộ

Kiểm toán năng lượng sơ bộ là việc quan sát và kiểm tra bằng mắt đối với từng hệ thống tiêu
thụ năng lượng.
Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng để phân tích số lượng và mô hình
sử dụng năng lượng cũng như so sánh với các giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị
tương ứng
 Kiểm toán năng lượng chi tiết:

Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua
quan sát và phân tích các thiết bị, các hệ thống và các đặc điểm vận hành một cách chi tiết hơn.
Khi phân tích bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác định số lượng năng lượng sử dụng
và hiệu suất của các hệ thống khác nhau
Tính toán tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí thông qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ
thống
Ngoài ra còn phải phân tích kinh tế các giải pháp thực hiện cơ hội bảo tồn năng lượng kiến nghị.

 Kiểm toán năng lượng mô phỏng

Kiểm toán này sẽ trình bày chi tiết về sử dụng năng lượng theo hàm số và đánh giá các mô hình
sử dụng năng lượng toàn diện hơn nhờ sử dụng phần mềm mô phỏng trên máy tính. Kiểm toán
viên sẽ phát triển phần mềm máy tính ứng với các hệ thống trong tòa nhà, trong xí nghiệp….từ
đó sẽ đưa ra các thông số về thời tiết, các thông số khác và dự báo sử dụng năng lượng trong
năm.
2. Mục đích của kiểm toán năng lượng trong hệ thống chiếu sáng.
- Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể đánh giá được tình hình sử dụng
-

năng lượng trong hệ thống chiếu sáng của khu vực kiểm toán trong hiện tại.
Nhận biết được các vị trí sử dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng

-

năng lượng chưa tốt, còn nhiều lãng phí năng lượng
Từ những phân tích có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm
năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống chiếu sáng dựa trên thực trạng hoạt động tiêu

-

thụ năng lượng
Đánh giá về mặt kĩ thuật và kinh tế của các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng
tiết kiệm chi phí trong hệ thống thông qua các chỉ tiêu kinh tế-kĩ thuật từ đó kiểm
toán viên đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất cho hệ thống đồng thời

-

giảm thiểu chi phí.

Đề xuất các bước thực hiện tiết kiệm năng lượng và cách thức để duy trì lượng tiết
kiệm.

3. Các bước tiến hành KTNL trong hệ thống chiếu sáng


Quy trình kiểm toán năng lượng ta xem xét cho 2 quá trình là kiểm toán năng lượng sơ bộ
và kiểm toán năng lượng chi tiết.
3.1 Kiểm toán năng lượng sơ bộ cho hệ thống chiếu sáng
3.1.1 Gặp gỡ, phỏng vấn những người quan trọng trong đơn vị

Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán năng lượng trong một đơn vị, nhóm kiểm toán phải tiếp xúc với
người quản lý đơn vị để thảo luận ngắn gọn về mục đích kiểm toán năng lượng của đơn vị và cho
biết các loại thông tin cần được thu thập.
Kiểm toán viên có thể phỏng vấn những người giám sát hay vận hành thiết bị bởi vì họ là những
người hiễu rõ nhất về quy trình vận hành của thiết bị. Ví dụ như người giám sát trong đơn vị, là
người hiểu rõ về mức độ sáng của từng khu vực, các loại đèn, đặc trưng tiêu thụ điện của các thiết
bị chuyên môn hoá.
Kiểm toán viên nên ghi lại tên, chức danh và số điện thoại của những người phỏng vấn để có thể
cần hỏi lại những thông tin liên quan sau khi kiểm toán sơ bộ.
3.1.2

Thu thập số liệu về tiêu thụ năng lượng

Để có được các số liệu về tiêu thụ năng lượng, kiểm toán viên cần thu thập các số liệu sau:
o

Các loại năng lượng được sử dụng : điện năng.

o


Các thông tin về nhu cầu năng lượng: tiêu thụ điện năng của phụ tải theo giờ cao
điểm, thấp điểm, theo mùa ( mùa đông, mùa hè).

o

Thu thập các hoá đơn thanh toán về điện, .v.v. để xác định khối lượng năng lượng sử
dụng và giá năng lượng.

Sau đó, kiểm toán viên đưa các số liệu này vào bảng và vẽ đồ thị để xem có điểm nào cần
chú ý (Ví dụ: xác định điểm biểu diễn nhu cầu năng lượng hoặc chi trả cho năng lượng của một
tháng nào đó tăng hoặc giảm đột biến).
Kiểm toán viên có thể xác định được hoạt động tiêu thụ năng lượng bất thường và đưa ra lời
khuyên nhằm mang lại tiết kiệm chi phí năng lượng cho đơn vị thông qua kiểm soát hoạt động bất
thường đó.
3.1.3 Thu thập các số liệu về thiết bị chiếu sáng
Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về của thiết bị chiếu sáng như:
o

Số lượng của từng loại thiết bị.

o

Các thông số định mức của từng loại thiết bị.

o

Thời gian vận hành trong ngày của thiết bị.

o


Số ngày hoạt động trong năm.

o

Điều kiện môi trường làm việc như thời tiết, kiến trúc xây dựng nơi đặt thiết bị (đối
với các thiết bị điều hoàn không khí)…


Số lượng và các thông số định mức cùng với số liệu về thời gian vận hành của từng loại
thiết bị chiếu sáng giúp kiểm toán viên xác định được khu vực hoặc loại đèn nào tiêu thụ nhiều điện
năng. Từ đó có thể xác định hoạt động nào tiêu tốn nhiều năng lượng và tiêu thụ loại năng lượng có
giá cao để có thể nhận biết được khâu nào có thể mang lại tiết kiệm nhiều nhất.
Các thông tin về điều kiện môi trường làm việc rất có ích khi phân tích nhu cầu điện năng
của các thiết bị chiếu sáng. Ví dụ các thông tin về thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ năng
lượng của hệ thống chiếu sáng. Khi thời tiết nắng đẹp, có nhiều ánh sáng thì chúng ta tận dụng được
nguồn sáng tự nhiên này. Những nếu khi trời nhiều mây tối thì không đủ ánh sáng và lại phải sử
dụng đến hệ thống chiếu sáng.
Tóm lại, thông qua kiểm toán năng lượng sơ bộ, kiểm toán viên xác định được quy
mô và tình hình tiêu thụ năng lượng tổng quát của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời xác định được
đơn vị được kiểm toán năng lượng có thể thực hiện tiết kiệm năng lượng hay không. Từ đó quyết
định xem có tiếp tục thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết không.
3.2 Kiểm toán chi tiết cho hệ thống chiếu sáng

Từ các dữ liệu thu thập thông qua kiểm toán năng lượng sơ bộ, kiểm toán viên tiến hành kiểm
toán chi tiết bằng cách phân tích cặn kẽ mọi khía cạnh năng lượng từ các dữ liệu đó và thực hiện đo
đạc cụ thể.
3.2.1

Tìm hiểu cấu trúc giá điện năng


Kiểm toán viên có thể giúp khách hàng của mình hiểu hiểu cấu trúc giá năng lượng để họ có
thể kiểm soát chi phí tiêu thụ năng lượng của mình. khi tiêu thụ điện thì khách hàng phải trả chi phí
cho nhu cầu công suất và chi phí cho điện năng tiêu thụ.
3.2.2

Kiểm tra toàn bộ và khai thác số liệu chi tiết

Khi kiểm tra toàn bộ thiết bị hoặc toàn bộ đơn vị cần kiểm toán cần phải được người quản
lý hoặc người giám sát đơn vị hướng dẫn, đồng thời kiểm toán viên cần phải chuẩn bị nội dung cần
kiểm tra. Kiểm toán viên quan sát tổng thể về kiến trúc không gian, cách bố trí, sắp xếp các thiết bị
tiêu thụ năng lượng xem đã hợp lý chưa. Mục đích chính của việc kiểm tra này là thu thập thông tin
chung.


Cần phải đưa ra một bảng liệt kê chi tiết :
Tất cả các khu vực cần được chiếu sáng. Kiểm toán viên phải thống kê lại

diện tích của từng khu vực
-

Các thông số về loại đèn, công suất, tuổi thọ của mỗi loại,
Sử dụng thiết bị đo ánh sáng để ghi lại cường độ sáng ở một số vị trí đặc biệt (Ví dụ:

cần đo cường độ sáng ở một số vị trí có thể mang lại tiết kiệm năng lượng như hành lang,
kho, gara ô tô .v.v.).





Đánh giá mức độ chiếu sáng và chất lượng ánh sáng
- Sử dụng Lux kế để đo độ rọi tại các khu vực ( nhà ở, công sở, nhà máy, xí nghiệp,
đường phố, các khu vực khác…)
Phác thảo nguồn phát sáng và bố trí nguồn sáng trong căn phòng hoặc trên khu vực
Kiểm tra về độ chói và độ tương phản

-

Tuỳ thuộc vào mục đích công việc ở mỗi vị trí, kiểm toán viên so sánh với các thông số
tiêu chuẩn để đưa ra những giải pháp mang lại tiết kiệm năng lượng.
Trong khi tiến hành kiểm toán năng lượng chi tiết, kiểm toán viên có thể nhận ra các cơ hội
tiết kiệm năng lượng tiềm năng. Khả năng nhận biết các cơ hội tiết kiệm còn phụ thuộc vào hiểu
biết và kinh nghiệm của kiểm toán viên về công nghệ sử dụng năng lượng. Ví dụ với một khu vực
đang được chiếu sáng quá mức thì có thể tháo bớt đèn hoặc thay toàn bộ bằng một hệ thống đèn
khác có hiệu suất cao hơn nếu hệ thống hiện tại có hiệu suất thấp. Việc đưa ra các cơ hội tiết kiệm
năng lượng tiềm năng trong khi kiểm tra chi tiết sẽ giúp cho việc phân tích số liệu và xác định cơ
hội tiết kiệm năng lượng cuối cùng.
3.2.3

Phân tích kiểm toán
Sau khi đã thu thập được các số liệu liên quan, kiểm toán viên phải kiểm tra, xem xét lại

toàn bộ, nếu thông tin nào còn thiếu thì cần phải hỏi lại người phụ trách hoặc kiểm tra lại trực
tiếp thiết bị.
Với các cơ hội bảo tồn năng lượng đã được nhận biết trong lúc kiểm toán chi tiết, kiểm toán
viên cần phải phân tích về kỹ thuật và kinh tế để xác định tính khả thi về mặt kỹ thuật, chi phí
để thực hiện cũng như lợi ích tiềm năng của từng cơ hội bảo tồn năng lượng.


Ước lượng điện năng tiêu thụ

- Tính toán tổng công suất
Tổng CS=W/bóng đèn x số lượng bóng đèn/1000
-

Tính toán mật độ công suất

W/foot vuông = kWx1000/foot vuông
-

So sánh mật độ công suất thực tế với chuẩn
Ước lượng thời gian sử dụng hàng năm
Ước lượng chi phí điện năng hàng năm dùng cho chiếu sáng
Tổng CS x T vận hành 1 năm x $/kWh = $/năm



Tính toán lượng điện năng tiết kiệm
- Xác định tổng công suất sau khi trang bị
- Xác định sự thay đổi trong số giờ vận hành trong năm nếu hệ thống điều khiển chiếu
-

sáng được thay đổi
Tính toán lượng điện năng tiết kiệm
(kW trước – kW sau) x thời gian vận hành = kWh

-

Tính toán chi phí điện năng tiết kiệm được



kWh x $/kWh = chi phí tiết kiện hàng năm
Với những cơ hội khả thi về kỹ thuật, kiểm toán viên tiến hành sắp xếp chúng theo hiệu
quả kinh tế. Ở đây, người ta thường quan tâm nhiều đến chỉ tiêu thời gian hoàn vốn giản đơn để
đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Từ đó, cơ hội bảo tồn năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt kinh tế được lựa
chọn để lập báo báo cáo kiểm toán.
VD1:
Đèn & ballast

P (W)

I
(A)

U (V)

cosφ

Huỳnh quang T10 (40W-Điện Quang)
+ Octal Ballast (Thailand)

52.5

0.4

244

0.54

+ Duahal Ballast (Taiwan)


53.7

0.42

239

0.54

+ Bell (VN)

31.4

0.15

236

0.91

+ Rạng Đông (VN)

37.2

0.16

238

0.96

67.6


0.29

239

0.97

Huỳnh quang T8 (36W-Philips)

Huỳnh quang T8 x 2 (36W-Philips)
+ Osram ballast

Ta thấy bộ đèn huỳnh quang đơn gồm bóng T10 – 40W của điện quang và chấn lưu sắt từ
Duahal của Đài Loan tiêu thụ công suất là 53,7W. Trong khi bộ đèn huỳnh quang đơn gồm bóng T8
– 36W của Philips và chấn lưu điện tử của Rạng Đông tiêu thụ công suất chỉ là 37,2W. Đối với
những bộ đèn đôi ta có thể sử dụng 2 bóng T8 – 36W và một chấn lưu đôi như trong bảng của
Osram có công suất tiêu thụ chỉ có 67,6W rất tiết kiệm.
VD2:
Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compac
Tuổi thọ:


10 x

=

Điện năng tiêu thụ:

5x


=

3.2.4 Lập báo cáo kiểm toán năng lượng
Bước tiếp theo trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập một báo cáo chi tiết kết
quả kiểm toán và gợi ý cuối cùng về cơ hội bảo tồn năng lượng. Mức độ chi tiết của báo cáo
phụ thuộc vào từng loại kiểm toán.
Mở đầu báo cáo phải đưa ra một bản tóm tắt về toàn bộ khả năng tiết kiệm có thể đạt được
và nêu ra những đặc điểm nổi bật của từng cơ hội bảo tồn năng lượng
Phần tiếp theo trong báo cáo, kiểm toán viên phải mô tả đơn vị thực hiện kiểm toán và đưa
ra các thông tin liên quan đến tiêu thụ năng lượng. Sau đó, kiểm toán viên đưa ra các bảng biểu và
đồ thị biểu diễn mức độ tiêu thụ năng lượng và chi phí cho năng lượng, đồng thời phân tích chi phí
năng lượng. Cuối cùng đưa ra một danh sách các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng và hiệu quả
kinh tế của từng cơ hội.
Báo cáo kiểm toán năng lượng phải được kiểm toán viên viết trung thực, ngắn gọn, dễ hiểu
và đúng văn phong. Trong báo cáo hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên ngành sao cho khách hàng
hiểu báo cáo một cách chính xác để họ thực hiện tốt các cơ hội bảo tồn năng lượng. Dưới đây là
một ví dụ minh hoạ cho một đề cương của báo cáo kiểm toán năng lượng áp dụng cho một đơn vị
sản xuất công nghiệp:


Báo cáo kiểm toán năng lượng
Bảng tóm tắt
Bảng tóm tắt các gợi ý và tiết kiệm chi phí

(Đề

Bảng mục lục

cương


Lời giới thiệu

này đ

Mục đích của kiểm toán năng lượng

ược

Sự cần thiết phải thực hiện và tiếp tục chương trình kiểm soát chi phí lập
dựa
năng lượng
Mô tả đơn vị

trên

Mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ

các

Kích thước, cấu trúc của các thiết bị, vị trí cần kiểm toán

hướng

Danh mục thiết bị với đầy đủ các đặc điểm kỹ thuật

dẫn

Phân tích hoá đơn năng lượng

lập


Cấu trúc giá

báo

Bảng và đồ thị biểu diễn năng lượng tiêu thụ và chi phí

cáo

Thảo luận về chi phí năng lượng

kiểm

Cơ hội bảo tồn năng lượng

toán

Phân tích về kỹ thuật

năng

Phân tích về chi phí và tiết kiệm

lượng

Đánh giá kinh tế

của

Lập kế hoạch hoạt động

Giới thiệu cơ hội bảo tồn năng lượng tiềm năng và kế hoạch
Lựa chọn một giám đốc năng lượng và phát triển chương trình
Kết luận
Bình luận thêm
chương trình CEEP)
3.2.5 Lập kế hoạch hoạt động trong sử dụng năng lượng
Bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập kế hoạch hoạt động trong
sử dụng năng lượng. Các đơn vị sẽ được hướng đẫn lập kế hoạch hoạt dộng theo kết luận của báo
cáo kiểm toán năng lượng
Một số đơn vị chỉ lập kế hoạch thực hiện các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiết kiệm chi
phí năng lượng mà các kiểm toán viên đưa ra. Ngoài ra họ không thực hiện thêm một cố gắng nào
nhằm kiểm soát chi phí năng lượng đến khi thực hiện kiểm toán lần tiếp theo.


Một số đơn vị khác áp dụng chương trình kiểm soát chi phí năng lượng bằng cách chỉ định
một người (hoặc một nhóm người) để giám sát, cải thiện hiệu quả năng lượng và hiệu suất sử dụng
năng lượng một cách liên tục. Ngoài các cơ hội bảo tồn năng lượng được đưa ra sau khi thực hiện
kiểm toán, họ còn có thể tìm được một số biện pháp khác để đơn vị có thể tiết kiệm chi phí sử dụng
năng lượng. Tiết kiệm mang lại từ một số cơ hội bảo tồn năng lượng có thời gian hoàn vốn ngắn có
thể tạo ra vốn để thanh toán chi phí khi thực hiện các cơ hội bảo tồn năng lượng khác.

4. Mẫu phiếu kiểm toán cho hệ thống chiếu sáng
4.1 Bảng mẫu kiểm toán chiếu sáng

TT

Thiết
bị
chiếu
sáng


Khu
vực

W
thiết
bị

Lumen
s

Độ
rọi

Giờ vận Ngày
hành/ngà vận
y
hành/tuầ
n

kWh/tuầ
n

Chú
thích

1
2
3
4


TT

1

2

Danh
mục
thiết bị

Khu
vực

Giá trị đầu vào của thiết bị chiếu sáng
1
Ampe

2
Volt

3
kW/1000

4
5
Giờ vận Ngày
hành mỗi vận
ngày
hành

mỗi
tuần

Chú
thích
kWh
mỗi
tuần


Bảng tính toán lượng điện năng tiết kiệm sau khi thực hiện giải pháp
Khu vực

Công suất trước

Công suất sau khi

Thời gian vận

Điện năng tiết

Giá

khi trang bị (Kw)

trang bị (Kw)

hành (h/năm)

kiệm (Kwh)

0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

($/Kwh)

Tổng

điện

Chi phí tiết
kiệm ($/Kwh)
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0
0

4.2 Mẫu phiếu khảo sát sơ bộ cho hệ thống chiếu sáng

Tên bộ phận ( đơn vị, khu vực):……………..Tổng diện tích sử dụng:…………Chiều cao
phòng:………
Đèn huỳnh quang:

Số lượng………Tổng công suất…….Số giờ thắp

sáng………..giờ/ngày
Đèn dây tóc

:

Số lượng……… Tổng công suất…….Số giờ thắp

:

Số lượng……… Tổng công suất…….Số giờ thắp

sáng………..giờ/ngày

Đèn compact
sáng………..giờ/ngày
Khác( Vui lòng ghi rõ):
1…………………:

Số lượng……… Tổng công suất…….Số giờ thắp

sáng………..giờ/ngày
2…………………:

Số lượng……… Tổng công suất…….Số giờ thắp

sáng………..giờ/ngày
3…………………:
sáng………..giờ/ngày

Số lượng……… Tổng công suất…….Số giờ thắp


Độ rọi( lux):
Max…………Min…………….Trung bình……………..
Thiết kế chiếu sáng :
Chiếu sáng điểm :

Chiếu sáng đều :

Khả năng sử dụng thêm ánh sáng tự nhiên :
Có :

Không :


Lý do :……………………………………………………………………………………
Giải pháp tiết kiệm năng lượng tiềm năng :…………………………………………………..
4.3 Mẫu phiếu câu hỏi thêm :

1 .Mức độ quan tâm của đơn vị sử dụng đến hệ thống chiếu sáng ?
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………
2. Đã đầu tư những gì để cải thiện hoặc nâng cao tình hình chiếu sáng ?

…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………
3. Ý thức trong sử dụng hệ thống chiếu sáng ra sao? đã được tuyên truyền và thực hiện tốt

chưa ?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………
4. Tình hình về hiệu quả và chi phí trước và sau khi thực hiện những thay đổi trong hệ sống
chiếu sáng như nào ?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………........

CHƯƠNG III:
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
1. Tình trạng chiếu sáng


Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, điện năng phục vụ chiếu sáng của
nước ta hiện chiếm khoảng 25,3% tổng lượng điện tiêu thụ. Trong đó, tỷ phần tiêu thụ điện cho
chiếu sáng được phân bổ lần lượt là 46% cho chiếu sáng khu vực dân cư, 35% cho khu vực thương

mại, 19% cho khu vực công nghiệp và các khu vực khác. Các thiết bị chiếu sáng truyền thống như
đèn sợi đốt, đèn Halogen, đèn huỳnh quang compact (CFL) mà hầu hết các dự án chiếu sáng đang
sử dụng đều tiêu tốn năng lượng rất cao. Bởi vậy, mặc dù diện tích không gian được chiếu sáng còn
khiêm tốn so với nhu cầu nhưng tỷ lệ điện chiếu sáng của cả nước vẫn cao hơn đáng kể so với các
quốc gia khác.
Theo thống kê, hiện thị phần chiếu sáng trong nhà ở Việt Nam đang sử dụng khoảng 200 triệu bóng
đèn, trong đó có 50 triệu đèn sợi đốt; thị phần chiếu sáng ngoài trời với 650.000 bộ đèn, 80% đường
phố được chiếu sáng bằng hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao (HPS, MH,CFL).
Các tổn thất năng lượng cho chiếu sáng tại các tòa nhà ở Việt Nam theo các nghiên cứu gần đây
thường bao gồm:
- Chưa tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên.
- Mật độ chiếu sáng còn cao (chiếu sáng thừa).
- Bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu truyền thống vẫn được dùng phổ biến.
- Chưa sử dụng nhiều các loại đèn tiết kiệm năng lượng có hiệu suất cao như đèn compact, huỳnh
quang T5.
- Không sử dụng điều khiển tự động chiếu sáng tại các khu vực công cộng như: các khu vệ sinh,
sảnh, hành lang, đèn quảng cáo...
Các tổn thất điện năng cho hệ thống chiếu sáng ngoài trời:
Ta thấy: về ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít, nhưng ánh
sáng đèn đường vẫn được duy trì với mật độ như khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ. Mặt khác
về ban đêm, điện áp lưới điện thường cao hơn định mức do đó công suất tiêu thụ của mỗi bóng cũng
tăng, điều này đã gây lãng phí điện năng.

2. Các giải pháp thường dùng
2.1.
Chiếu sáng vừa đủ:

Thay đổi sơ đồ bố trí tùy theo từng nhu cầu, lựa chọn màu sơn để phản xạ ánh sáng. Cung
cấp độ chiếu sáng tốt theo yêu cầu chỉ tập trung vào diện tích thực, ở đó công việc được thực hiện
trong khi việc chiếu sáng chung cho xưởng hoặc văn phòng chỉ giữ ở mức thấp hơn (Ví dụ: đèn gắn

vào các máy móc hoặc đèn bàn).


Một số kiến nghị về hệ số phản xạ:
Bề mặt
Trần nhà
Tường
Bàn và nghế, máy móc và thiết bị
Sàn nhà
2.2.

Hệ số phản xạ
80-90%
40-60%
25-45%
>= 20%

Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên thay thế ánh sáng nhân tạo:

Tiện ích của việc chiếu sáng tự nhiên thay thế chiếu sáng bằng điện vào ban ngày ngày
càng bị bỏ qua đặc biệt ở các văn phòng được trang bị điều hoà không khí hiện đại và các khu
thương mại như khách sạn, trung tâm mua bán,... Nhìn chung, các công trình sử dụng ánh sáng
ban ngày để chiếu sáng, nhưng hệ thống chiếu sáng ban ngày được thiết kế chưa thật hợp lý có
thể dẫn đến việc phải sử dụng bổ sung các đèn điện vào ban ngày.
* Một vài phương pháp kết hợp chiếu sáng tự nhiên là:
- Sử dụng chiếu sáng nếu khung đỡ mái che loại răng cưa là loại công trình chung
- Các thiết kế đổi mới có thể phù hợp vì chúng loại trừ độ chói của ánh sáng ban ngày và
rất hợp với nội thất. Các dải kính chạy suốt bề ngang của mái nhà theo các khoảng đều có thể
cung cấp chiếu sáng tốt, đồng nhất
- Một thiết kế tốt kết hợp với các cửa sổ ở trần nhà làm bằng chất liệu FRP cùng với trần

giả trong suốt và trong mờ có thể cung cấp chiếu sáng không có ánh sáng chói, trần giả cũng
giảm hơi nóng từ ánh sáng tự nhiên
- Cũng nên sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ. Tuy nhiên, cửa sổ nên được thiết kế tốt để
tránh ánh sáng chói. Nên sử dụng các cửa lấy ánh sáng để cung cấp ánh sáng tự nhiên không có
ánh sáng chói.

Chiếu sáng tự nhiên bằng mái che cacbonic tổng hợp


Cửa có mái vòm FRP
Thiết kế chiếu sáng nhân tạo cho các không gian khép kín với diện tích lớn hơn 25m² có
chiếu sáng tự nhiên thì phải được lắp công tắc để có thể điều khiển độc lập với vùng không được
thiết kế chiếu sáng tự nhiên. Tại các khu vực được chiếu sáng tự nhiên, cần bố trí công tắc điều
khiển để có thể ngắt đi ít nhất 50% số đèn trong khu vực đó.
2.3.

Sử dụng các loại đèn tiết kiệm năng lượng:
Chú ý đến các yếu tố như nguồn phát sáng, chỉ số hoàn màu, mức lux và so sánh tuổi thọ

đèn.
Một tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, nếu thay thế 20 triệu bóng
đèn sợi đốt loại 60W bằng 20 triệu bóng đèn compact (CFL) loại 11W có quang thông tương đương
sẽ giảm công suất phụ tải toàn bộ là 783MW. Qua đó, tiết kiệm được 550.000 tấn than, giảm lượng
lớn khí thải ra môi trường, đồng thời tiết kiệm được 15.304 tỷ đồng. Lượng điện tiết kiệm được
tương đương với lượng điện tiêu thụ của 10-12 tỉnh miền Bắc.


Thay thế các loại đèn tiêu thụ nhiều điện năng bằng đèn tiết kiệm.

Sử dụng các bộ đèn có hiệu quả chiếu sáng cao:


2.4.

Lắp đặt bộ điều chỉnh/ bộ điều khiển điện áp để tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ của
đèn.
Sử dụng ballat hiệu suất cao:

2.5.

Thay thế các ballast sắt từ bằng các ballast sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, chú ý đến các
yếu tố về tuổi thọ và công suất, ngoài ra cần chú ý đến thất thoát điện năng.
Chấn lưu điện tử thông thường được sử dụng nhằm cung cấp điện áp cao hơn để thắp đèn
huỳnh quang và hạn chế dòng điện trong suốt thời gian hoạt động bình thường. Chấn lưu điện tử là bộ
dao động chuyển đổi tần số cung cấp từ khoảng 20.000 Hz lên tới 30.000 Hz. Sự thất thoát trong chấn
lưu điện tử cho đèn tuýp chỉ khoảng 1W. Bảng dưới cho thấy lượng điện tiết kiệm khi sử dụng chấn
lưu điện tử.
Bảng: Lượng điện tiết kiệm khi sử dụng chấn lưu điện tử


Với chấn lưu điện từ

Với chấn lưu

thông thường

điện tử

Đèn huỳnh quang

Lượng điện tiết

kiệm (W)

51

35

16

48

32

16

81

75

6

40W
Đèn hơi Natri hạ
áp 35W
Đèn hơi Natri cao
áp 70W
Có thể tiết kiệm được khoảng 15W đến 20W với mỗi đèn huỳnh quang bằng cách sử dụng
chấn lưu điện tử. Với chấn lưu điện tử, bộ khởi động bị loại bỏ và đèn huỳnh quang lập tức sáng
mà không bị nhấp nháy. Rất nhiều nơi đã lắp chấn lưu điện tử với số lượng lớn cho đèn huỳnh
quang. Chấn lưu điện tử cũng được dùng cho đèn huỳnh quang loại 20W và 65W, đèn CFL loại
9W &11W, đèn LPSV loại 35W.


2.6.

Sử dụng bộ điều khiển tự động, bố trí bảng điều khiển theo nhóm/ đơn lẻ khi chiếu
sáng.

- Mỗi phòng nên có một công tắc riêng
- Ở những không gian rộng nên chiếu sáng theo từng nhóm và mỗi nhóm có công tắc riêng
- Chiếu sáng nơi làm việc đúng lúc
- Chế độ điều khiển có thể đáp ứng các nhu cầu chiếu sáng khác nhau: lúc làm việc, bình
thường và ban đêm
- Sử dụng bộ cảm biến chuyển động để phát hiện người và đáp ứng chiếu sáng đúng lúc
- Sử dụng bộ đếm thời gian nhằm điều khiển hệ thống chiếu sáng theo từng thời điểm sử
dụng
- Sử dụng tế bào quang điện nhằm điều khiển độ sáng của hệ thống chiếu
Sử dụng bảng điều khiển chiếu sáng có đồng hồ hẹn giờ và tế bào quang điện nhằm điều
khiển chiếu sáng bên ngoài để bật lúc hoàng hôn, tắt lúc bình minh, tắt chiếu sáng không nhằm


bảo vệ sớm hơn vào buổi tối và tiết kiệm năng lượng.
2.7.

Thực hiện chương trình bảo trì định kì: gia tăng hiệu quả phát sáng của các bộ đèn
hiện hữu.

Bảo dưỡng hệ thống rất quan trọng đối với hiệu suất chiếu sáng. Mức sáng sẽ giảm theo
thời gian do sự lão hoá của đèn và bụi trong giá đèn, đèn và bề mặt phòng. Cùng một lúc các yếu
tố này có thể giảm tổng chiếu sáng là khoảng 50% hoặc hơn trong khi đó đèn tiếp tục sử dụng
đầy đủ điện. Những bảo dưỡng cơ bản dưới đây giúp ngăn chặn điều này:
- Lau sạch bụi ở giá chao đèn, đèn và thấu kính từ 6 đến 24 tháng một lần

- Thay thấu kính nếu chúng chuyển màu vàng
- Lau sạch hoặc sơn lại phòng nhỏ mỗi năm một lần và phòng lớn 2 đến 3 năm một lần.
Lau sạch bụi ở bề mặt đèn vì bụi làm giảm lượng sáng chúng phản xạ
- Những đèn thông dụng, đặc biệt là đèn nung sáng và đèn huỳnh quang thường thất thoát
từ 20% đến 30% hiệu suất sáng qua thời gian hoạt động. Nhiều chuyên gia về chiếu sáng đề xuất
nên thay đồng thời tất cả đèn trong hệ thống chiếu sáng. Điều này giúp tiết kiệm nhân lực, giữ độ
chiếu sáng cao và tránh gây tác dụng ứng suất cho chấn lưu của các đèn sắp hỏng.
2.8.

Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, đưa các ứng dụng công nghệ chiếu sáng
hiện đại vào trong thục tiễn.

3. Các giải pháp mới.

-Giải pháp công nghệ chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả
Cải thiện và giảm thiểu chi phí cho hệ thống chiếu sáng công cộng là một vấn đề đang được quan
tâm trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ đơn thuần là chất lượng chiếu sáng mà phải làm
thế nào để tạo ra một môi trường an toàn hơn cho những người tham gia giao thông và mỹ quan đô
thị.
Trước tình trạng lãng phí điện năng cho chiếu sáng, đã có 1 số giải pháp tiết kiệm năng lượng như
sau:
Giải pháp tắt xen kẽ các bóng trên một tuyến đường, nhưng cách làm này lại làm cho các phương
tiện tham gia giao thông gặp khó khăn khi đi trên đoạn đường có vị trí tối, vị trí sáng làm ảnh
hưởng xấu đến sự điều tiết của mắt người tham gia giao thông, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan
đô thị. Giải pháp thay thế các bóng đang sử dụng sang loại bóng tiết kiệm điện và giải pháp sử dụng
loại chấn lưu hai cấp công suất. Các giải pháp này có chi phí đầu tư lớn và việc thay thế các bóng và
chấn lưu đang sử dụng gây lãng phí, hiệu quả tiết kiệm lại không cao.



×