Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN lồng ghép tấm gương đạo đức hồ chí minh qua môn giáo dục công dân bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.68 KB, 29 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

LỒNG GHÉP TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
BẬC THPT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Huế
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục

1

- Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục công dân
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 1
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
1 Mô hình

1 Đĩa CD (DVD)

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

1 Phim ảnh



1 Hiện vật khác


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Năm học: 2014-2015

Nguyễn Thị Hồng Huế

2

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ HỒNG HUẾ
2. Ngày tháng năm sinh: 19/ 3/ 1978
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: C3/51- Khu phố 10- Phường Tân Phong- TP Biên Hòa- Đồng Nai
5. Điện thoại:

(CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0945746736

6. Fax:

E-mail:


7. Chức vụ: Tổ phó
8. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU
I. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
-Năm nhận bằng: 2002
-Chuyên ngành đào tạo: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
II. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: văn bản nhật dụng
Số năm có kinh nghiệm: 13
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Nguyễn Thị Hồng Huế

3

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đạo đức, lối sống là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt
và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người
trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường trung học phổ thông (THPT).
Đất nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế và đang tiến hành CNH, HĐH đã
gặt hái nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa
giáo dục.Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự
nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức, lối sống và những giá trị nhân
văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu

ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp,
chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự xuất hiện văn hoá phẩm đồi trụy thông qua
các phương tiện trên máy tính như : phim ảnh, games, mạng Internet… là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng
về tính mạng, tinh thần trong lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
Trường THPT Vĩnh Cửu cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trường được
xây dựng tại Ấp 1 xã Thạnh Phú, gần khu công nghiệp Thạnh Phú nơi có nhiều vấn
đề phức tạp xảy ra do dân từ nhiều địa phương khác tập trung đến. Hơn nữa, hiện
nay nhiều gia đình, ba mẹ mải lo làm ăn, kiếm tiền, ít chăm sóc đến sự học hành,
hình thành nhân cách đời sống của con trẻ. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến ý
thức đạo đức của các em học sinh.
Giai đoạn hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động:
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong trường THPT Vĩnh
Cửu, BGH nhà trường cũng đã chỉ đạo đưa tấm gương đạo đức bác Hồ vào một số
môn học trong đó có môn GDCD. Nhận thấy việc đưa những lời dạy, những câu
chuyện cảm động về Bác vào môn GDCD là rất cần thiết, góp phần giáo dục đạo
đức học sinh THPT.
Từ những lý do như trên và với cương vị là người giáo viên giảng dạy môn
GDCD, môn học trực tiếp giáo dục đạo đức học sinh, tôi đã lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục
công dân bậc THPT” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo
đức học sinh THPT.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Đạo đức được hình thành rất sớm trong xã hội loài người và biến đổi phát
triển cùng với sự biến đổi phát triển của xã hội.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, ý thức xã hội của con người là sự phản ánh tồn
tại xã hội của con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tùy theo phương
thức phản ánh tồn tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội. Đạo
đức cũng vậy, nó là hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong

tồn tại xã hội của con người. Triết học Mac-Lênin định nghĩa: “Đạo đức là một
hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội,
Nguyễn Thị Hồng Huế

4

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức
mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”[ 2;196].
Truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn coi trọng đạo đức. Phẩm giá đạo đức
của mỗi con người được đặt lên hàng đầu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” hay "Hình
thức con người không bằng cái tốt về nội tâm, tính cách con người". Ông cha ta
thường khuyên: “Đói cho sạch, rách cho thơm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề…”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam. Ở Người hội
tụ đầy đủ những giá trị đạo đức cao đẹp trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời
cho chúng ta học tập và noi theo. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương
của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại nhưng
đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể
học theo, làm theo, để trở thành người có những phẩm chất đạo đức đáng quý,
người công dân tốt trong xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường THPT là một quá trình giáo dục
bộ phận trong tổng thể cả quá trình giáo dục và có quan hệ biện chứng với các bộ
phận giáo dục khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo
dục lao động và hướng nghiệp, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách

toàn diện.
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là
sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống
con người ngày được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi
chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, thanh
niên, học sinh ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành
điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con người. Vấn đề
này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách nhiệm.
Sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đang tạo ra những điều kiện
thuận lợi chưa từng thấy về nhiều mặt cho thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên, học
sinh. Trước hết đó là sự quan tâm chăm lo, tạo điều kiện cho thanh niên, học sinh
được học tập, rèn luyện.
Thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh trong nền kinh tế thị trường đã
nêu là vấn đề đáng lo ngại cần phải được quan tâm và kịp thời ngăn chặn bởi lẽ thế
hệ trẻ là tương lai của đất nước, Bác Hồ từng khẳng định họ là “rường cột của
nước nhà”, là lực lượng nòng cốt để xây dựng xã hội mới. Nếu chúng ta không
quan tâm và giải quyết những tiêu cực ấy thì hậu quả của nó đối với đời sống xã
hội và sự phát triển của đất nước là rất nghiêm trọng.
Học sinh THPT chính là những chủ nhân của đất nước trong tương lai. Dưới
mái trường phổ thông, qua các môn học, các em được trang bị tri thức, phát huy tài
năng, rèn luyện phẩm chất đạo đức để phát triển toàn diện. Trong tất cả các mặt thì
giáo dục đạo đức luôn giữ vị trí hết sức quan trọng, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức
Nguyễn Thị Hồng Huế

5

Trường THPT Vĩnh Cửu



Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài
cũng vô dụng”.
Từ năm 2006 đến nay thực hiện theo chỉ thị của Bộ chính trị về tổ chức cuộc
vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày 14/5/2011
Bộ chính trị có chỉ thị 03 CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính
trị, Chi bộ, BGH, Tổ chuyên môn của trường THPT Vĩnh Cửu đã triển khai cho
toàn thể cán bộ giáo viên học tập các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh do Ban
tuyên giáo Huyện ủy tổ chức. Đối với học sinh, Đoàn thanh niên tổ chức hội thi kể
chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngoài ra trong một số môn học như:
Lịch Sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân… giáo viên đã lồng ghép tấm gương đạo
đức của Người qua nội dung bài học.
Là giáo viên dạy giáo dục công dân, qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi nhận
thấy rằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh trong các bài
giảng là vô cùng cần thiết nhằm nâng cao được tư tưởng đạo đức cách mạng cho
học sinh. Những tư tưởng của Người là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam
học tập và noi theo, tư tưởng của Người còn định hướng cho mọi hoạt động của
Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Vì vậy để giáo dục thế hệ trẻ có lối sống lành mạnh, tinh thần yêu nước, yêu
CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép giáo dục đạo đức, tư tưởng của Bác trong dạy
học giáo dục công dân góp phần hình thành nhân cách, lối sống của học sinh là
không thể thiếu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1.Một số nội dung cơ bản về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Như chúng ta đã biết, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vô cùng rộng, trên
nhiều lĩnh vực khác nhau. Với phạm vi đề tài này, có thể tập trung vào các nội
dung sau:
- Tình yêu thương con người, tôn trọng quyền con người

- Lòng yêu nước, yêu CNXH
- Tôn trọng luật lệ, bảo vệ môi trường.
- Lòng kiên trì, vượt khó và tinh thần quốc tế trong sáng
2. Sự chuẩn bị của giáo viên
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học giáo dục công dân nói riêng,
việc chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu
cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy, giáo viên còn xác định mục nào là
trọng tâm, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao. Đối với
những bài dạy liên quan đến việc lồng ghép giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh thì giáo viên phải xác định nội dung cần lồng ghép, thời điểm lồng ghép,
cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy, dùng hình ảnh tư liệu, nội
dung tài liệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi vì tấm gương đạo đức của
Nguyễn Thị Hồng Huế

6

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Bác là vô cùng rộng trên nhiều lĩnh vực. Giáo viên phải biết chọn lọc, linh hoạt vận
dụng một tư tưởng nào đó để lồng ghép vào bài dạy. Khi áp dụng phương pháp này
giáo viên phải chú ý đến thời gian phân bố trong tiết học. Tuyệt đối giáo viên
không được “tham” kiến thức, sa đà. Tránh tình trạng biến giờ dạy giáo dục công
dân thành tiết kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
Để việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đem lại hiệu quả cho tiết
dạy, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Dựa vào nội dung bài học, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh.

Bước 2: Nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh bằng các câu hỏi: Nêu những
phẩm chất đạo đức của Bác qua nội dung câu chuyện, lời dạy được lồng ghép trong
bài học? Học tập đạo đức Hồ Chí Minh từ bài học này em hãy nêu việc làm cụ thể
của bản thân?
Bước 3: Dặn dò học sinh sưu tầm những câu chuyện kể về đức tính của Bác
được học trong bài và sưu tầm cho nội dung bài sau nếu bài học sau có nội dung để
lồng ghép.
3. Lồng ghép một số nội dung cơ bản về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
vào bài dạy
Đối với việc lồng ghép giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy
học giáo dục công dân có thể thông qua nhiều hình thức. Trong một bài dạy có thể
dùng hình ảnh, tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, trích dẫn những câu nói
của Bác hoặc tư liệu văn học về Bác để thông qua đó giáo dục đạo đức học sinh.
Sau đây là một số nội dung tôi đã thực hiện lồng ghép trong các bài dạy.
3.1. Tình yêu thương con người, tôn trọng quyền con người
Một khía cạnh đạo đức cao quý ở Hồ Chí Minh chính là tình yêu thương con
người bao la. Ở góc độ này giáo viên có thể khai thác và sử dụng các nguồn tài
liệu sau đây để lồng ghép vào các bài dạy có sự kiện liên quan:
- Trong những ngày đầu của cuộc hành trình Tìm đường cứu nước khi đến
Mỹ, Người đã nhìn thấy Tượng Nữ thần Tự do, không giống những du khách khác
chỉ chú ý đến vẻ đẹp về nghệ thuật của bức tượng. Người đã nhìn rất chăm chú
hình ảnh những người phụ nữ da đen đang bị chà đạp được khắc ở phía dưới của
bức tượng. Người đã ghi lại dưới chân tượng nữ thần tự do dòng chữ “ ánh sáng
trên đầu nữ thần tự do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần tự do thì người
da đen bị chà đạp, số phận người phụ nữ bị chà đạp, đến bao giờ người da đen
mới được bình đẳng với người da trắng? bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân
tộc? bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”. Khi trở về lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Người đã ở nhiều nơi. Dù ở đâu, Người cũng coi như là nhà,
người dân là người thân của mình, đều hỏi han ân cần, chăm lo đến đời sống của
nhân dân, của đồng bào. Người dạy: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, Đảng và Chính

phủ ta chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không
phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như
anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng CNXH, làm cho
Nguyễn Thị Hồng Huế
Trường THPT Vĩnh Cửu
7


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no” (1; 34). Người còn dạy: “Đồng bào
Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân
tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Chúng ta phải yêu
thương nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung
của chúng ta và con cháu của chúng ta”. (1; 60) (Giáo viên áp dụng vào bài 5.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Tiết 1: Bình đẳng giữa các dân
tộc- GDCD lớp 12).

Bác Hồ với đồng bào dân tộc thiểu số
- Tình yêu thương con người bao la của Bác còn được thể hiện qua rất nhiều
câu chuyện khác, qua những vần thơ, câu hát làm lay động lòng người. Tình yêu
đó không chỉ dành cho quê hương, cho Tổ quốc mà còn dành cho tất cả mọi thế hệ
“Bác thương các cụ già xuân về mua biếu lụa, Bác thương đàn em nhỏ Trung thu
gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương
người chiến sỹ đêm gác ngoài biên cương, Bác viết thư thăm hỏi, gửi muôn vàn
yêu thương”….(Giáo viên áp dụng vào lớp 10 bài 13, mục 2. Trách nhiệm của
công dân với cộng đồng. Phần a. Nhân nghĩa). Để học sinh hiểu rõ hơn về khái
niệm nhân nghĩa, giáo viên có thể trích dẫn lời dạy của Bác: “Nhân là thật thà
thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào... không ngại cực khổ, không

sợ oai quyền. Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, tư lợi, không làm việc bậy...
Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình mà
phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn”. (1; 7)
- Tình yêu thương bao la đó không có sự phân biệt giai cấp, tầng lớp, tôn
giáo...

Nguyễn Thị Hồng Huế

8

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Bác Hồ với đồng bào theo đạo công giáo
Tín ngưỡng tôn giáo được Bác cho là quyền chính đáng của con người cần
phải được tôn trọng và bảo đảm bằng pháp luật. Trong thời kháng chiến chống
Pháp, Người viết: “Hiện nay toàn quốc đồng bào ta công giáo và ngoại công giáo
đều đoàn kết chặt chẽ, nhất trí đồng tâm như con một nhà, ra sức tranh đấu để giữ
gìn độc lập của Tổ quốc! Ngoài sa trường thì xương máu của chiến sĩ công giáo
và ngoại công giáo đã xây nên một bức thành kiên cố vĩ đại để ngăn cản kẻ thù
chung là bọn thực dân phương Tây. Ở khắp nơi trong nước, thì đồng bào công
giáo và ngoại công giáo đương đem cả lực lượng giúp vào cuộc kháng chiến và
kiến quốc!” (1; 59). Người dạy: “Đồng bào ta không chia lương giáo, ai cũng
tương ái tương thân đoàn kết chặt chẽ thành một khối”. (Giáo viên áp dụng vào
lớp 12, bài 5. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Tiết 2: Bình đẳng
giữa các tôn giáo. Giáo viên nên đưa vào phần 2b. Nội dung quyền bình đẳng
giữa các tôn giáo)
3.2. Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội

Trong hoàn cảnh đất nước bị giăc ngoại xâm, các phong trào yêu nước thất
bại, Người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Sinh ra trong gia đình trí thức
yêu nước, quê hương có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ Người sớm có tinh
thần yêu nước. Khi vào học trường Quốc học ở Huế, Người tham gia phong trào
chống thuế ở Trung kì bị buộc thôi học. Sau đó Người vào bến cảng nhà Rồng để
ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- Khi dạy bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
(GDCD 10) mục 1. Lòng yêu nước. Để giáo dục cho học sinh tinh thần yêu
nước, ý chí quyết tâm tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Giáo viên kể chuyện
“Hai bàn tay”:
“Khi vào Sài gòn Nguyễn Tất Thành gặp lại anh Tư Lê người quen cũ lúc
còn ở Phan Thiết . Người tâm sự với Tư Lê:
Nguyễn Thị Hồng Huế

9

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

- Tôi muốn ra các nước phương Tây xem họ làm như thế nào sau đó trở về
giúp đồng bào chúng ta .
- Nhưng chúng ta lấy tiền đâu để đi -Tư Lê nói lại. Nguyễn Tất Thành giơ hai
bàn tay nói:
- Đây tiền đây, tiền đây chúng ta làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Tư Lê
không đủ ý chí, Bác một mình làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ-trơ-rê-vin ra nước
ngoài tìm đường cứu nước…”. Thông qua việc giáo viên kể chuyện học sinh thấy
được ý chí và nghị lực, tinh thần vượt qua khó khăn và thử thách để đạt được khát
vọng của mình, điều Bác hằng nung nấu bấy lâu nay là tìm thấy con đường cứu

nước cho dân tộc, học sinh càng biết ơn Bác đã tìm ra con đường cứu nước đúng
đắn cho dân tộc ta để có cuộc sống như ngày nay. Bồi đắp tình yêu quê hương đất
nước cho học sinh. Qua đó giúp học sinh rút ra được bản thân phải có trách nhiệm
như thế nào đối với Tổ quốc.

-Khi dạy bài 12 chương trình lịch sử lớp 12 .Mục 3: Hoạt động của Nguyễn Ái
- Yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Bác đã từng căn dặn các vị
lãnh đạo “ Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội đem lại cơm no, áo
ấm cho dân”. “Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa
cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”. Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì
nước ta mới thực sự có độc lập tự do, nhân dân ta mới có cuộc sống ấm no, mới
được học hành đầy đủ. (Giáo viên áp dụng vào lớp 11 bài 8. Chủ nghĩa xã hội,
mục 2.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; a.Tính tất yếu khách quan đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam). Từ đó học sinh có niềm tin vào con đường đi
lên CNXH ở nước ta và hiểu rằng sự lựa chọn này là tất yếu và duy nhất.
- Để có thể xây dựng CNXH, mỗi người dân Việt Nam phải cố gắng rất
nhiều, phải nỗ lực rất nhiều, phải bồi dưỡng năng lực, phẩm chất bản thân để phát
Nguyễn Thị Hồng Huế

10

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

triển toàn diện, đặc biệt là về mặt đạo đức. Bởi vì muốn xây dựng thành công
CNXH thì phải có con người XHCN, có tư tưởng và tác phong XHCN. Người dạy:
“Con người XHCN phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân. Trong đầu
óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái “ác”… Đạo đức XHCN

là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập để xây dựng nước nhà”
(1; 20) (Giáo viên áp dụng vào bài 9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa; mục 3. Trách
nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam- GDCD 11). Qua đó học sinh nâng cao nhận thức, thêm yêu
CNXH, thấy được trách nhiệm của bản thân, đấu tranh với những tiêu cực trong
cuộc sống.
3.3. Tôn trọng luật lệ, bảo vệ môi trường
- Khi dạy bài 3. Công dân bình đẳng trước pháp luật (GDCD 12). Ngay
khi vào bài, để giúp học sinh nhận thấy sự bình đẳng trước pháp luật được áp dụng
đối với tất cả mọi người, không có sự phân biệt đối xử, giáo dục ý thức tôn trọng
pháp luật tránh ỷ quyền, cậy thế mà coi thường pháp luật của học sinh. Giáo viên
kể chuyện: “Gương mẫu tôn trọng luật lệ”:
“Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý
thức tổ chức kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công
việc gì, đã quyết nghị thì triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc
phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được.”
Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là
ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông.
Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép,
nhưng Bác không đồng ý… giữ đúng nghi thức của người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ bật. Đường phố
đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả…đồng chí cảnh
vệ định chạy lại đề nghị đồng chí công an giao thông bật đèn xanh để Bác đi. Bác
hiểu ý ngăn lại:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao
thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. (Theo: Phan
Văn Xoàn- Hoàng Hữu Kháng- Hồng Nam) (1;109-110)
GV có thể lấy câu chuyện: Chủ tịch nước cũng không có đặc quyền trong sách
giáo khoa GDCD 12 trang 30, phần bài đọc thêm để giáo dục ý thức tôn trọng pháp
luật cho học sinh qua tấm gương của Bác.

- Khi dạy bài 7. Công dân với các quyền dân chủ (GDCD 12). Mục 1:
Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Để giáo dục
cho học sinh ý thức tôn trọng pháp luật, sự công bằng của pháp luật, tôn trọng và
thực hiện đúng nguyên tắc của bầu cử, giáo viên có thể kể câu chuyện: Không ai
được vào đây:
“Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân
cấp huyện, xã… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố
Ba Đình, đặt tại nhà thuyền Hồ Tây.
Nguyễn Thị Hồng Huế
Trường THPT Vĩnh Cửu
11


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu
cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu
trước. Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:
- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ.
Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào buồng phiếu.
Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là “hạnh phúc một đời của người làm
báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí
Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường:
- Không ai được vào đây. Đây là phòng phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự
do và bí mật cho công dân.
Nhà báo buông máy nhưng vẫn thấy hạnh phúc.
Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai
“gợi ý” cả, Bác nói:
- Ấy, đừng có lãnh đạo Bác nhé. Bác không biết Đảng ủy hướng dẫn danh
sách để ai, xóa ai đâu. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem”.

(Theo: Nguyễn Việt Hồng) (1; 83-84)

Bác Hồ đang thực hiện quyền bầu cử
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất yêu thiên nhiên, Người không chỉ biết
hưởng thụ những gì thiên nhiên dành cho con người mà hơn thế Người còn ra sức
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Người đã phát động Tết trồng cây
từ mùa xuân năm 1960, đến nay đã trở thành phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam ta:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Nguyễn Thị Hồng Huế

12

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Bác đang trồng cây
Hình ảnh Người trồng cây không còn lạ đối với chúng ta. Không chỉ trồng cây
mà còn phải biết bảo vệ, chăm sóc cây. Để giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên, môi
trường cho học sinh, trong bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
(GDCD 11). Giáo viên kể câu chuyện: Phải bảo vệ từng cành cây
“Hôm ấy tôi có nhiệm vụ mắc đường dây điện thoại qua vườn Phủ Chủ tịch.
Tôi đang trèo lên một cây ở ngay cạnh đường thì nghe có tiếng chân người bước
tới. Tôi nhìn về phía đó thì thấy Bác đi tới. Tôi loay hoay định tụt xuống thì Bác đã
ra hiệu cho tôi dừng lại, Bác hỏi:
- Cẩn thận kẻo ngã. Chú trèo cây làm gì?
- Thưa Bác cháu mắc dây điện thoại ạ.

Trong lúc ấy, tay tôi vít chặt làm gẫy một cành cây nhỏ… Bác chỉ vào một
cành cây to ở cạnh chỗ tôi nói:
- Sao chú không mắc dây vào cành kia, vừa to vừa chắc chắn hơn. Các chú
mắc dây cần phải chú ý bảo vệ từng cành cây nhỏ, nếu không làm gì có cây to,
cành to mà mắc dây…
Nhìn vào cành cây vừa gãy, nhìn vào đường dây đang mắc, tôi càng thấm
thía lời dạy của Bác.
Về sau, cứ mỗi lần đi mắc dây qua những hàng cây, tôi đều thận trọng nâng
niu từng cành con, chồi nhỏ”. ( Theo Hồng Dung- ghi lời kể của đồng chí Hiền)
(1; 147-148).
Nguyễn Thị Hồng Huế

13

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

3.4. Lòng kiên trì, vượt khó và tinh thần quốc tế trong sáng
Khi dạy bài 16. Tự hoàn thiện bản thân (GDCD 10), ngay khi vào bài, giáo
viên có thể yêu cầu học sinh kể một câu chuyện về nghị lực vượt khó của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Có những lớp, học sinh chuẩn bị bài tốt và sưu tầm câu chuyện theo
yêu cầu của giáo viên. Giáo viên sẽ sử dụng câu chuyện học sinh sưu tầm để đặt
câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài học. Trường hợp gặp lớp không có sự chuẩn bị
bài, giáo viên sẽ kể tóm tắt một câu chuyện hay một nội dung nào đó về sự vượt
khó của Người. Có thể kể câu chuyện: Bác Hồ tự học ngoại ngữ hoặc câu chuyện
về việc tập leo núi khi mới ra tù của Người… Trong đề tài này, tôi dùng câu
chuyện: Không có việc gì khó. Nội dung câu chuyện như sau:
“Năm 1927, với tên gọi là Thầu Chín, Bác Hồ sống và hoạt động trong kiều

bào Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) cho đến cuối năm 1929. Đây là một trong những
thời gian Người sống lâu nhất với đồng bào, trước năm 1945.
Sau khi đặt chân đến Phi Chịt, Người nêu ý kiến đi ra U Đon để tìm gặp Việt
kiều. Từ Phi Chịt đến U Đon phải đi bộ, băng rừng hàng tháng. Mỗi người đi
đường đều gánh theo hai thùng sắt tây đựng quần áo, đồ dùng lặt vặt, có nắp đậy
để tránh mưa núi, vắt rừng. Thức ăn mang theo cũng là 10kg gạo và một ống
“cheo” (thịt gà hoặc sườn lợn băm nhỏ rang muối. Năm 1945 khi đi Côn Minh,
Bác cũng mang theo một ống “cheo” nhưng đặt tên là muối Việt Minh).
Thầu Chín cùng một số anh em ra đi vào dịp mùa thu. Cây rừng đang rụng
lá. Trời nắng to, đường đi đá sỏi gập ghềnh, mọi người đều mệt mỏi. Thấy Thầu
Chín không quen gánh, có người muốn giúp đỡ, nhưng Thầu Chín không chịu. Ít
ngày sau, đôi chân của Thầu Chín đã sưng lên, rớm máu, tấy đỏ. Anh em lại yêu
cầu Thầu Chín nhường gánh. Thầu Chín nói: “Thánh hiền đã dạy: Thiên hạ vô
nan sự, nhân tâm tự bất kiên”, ý nói là dưới trời này không có việc gì khó, chỉ sợ
lòng người không kiên trì... cứ cố gắng, để thế vài hôm nữa sẽ quen đi... Quả nhiên
mấy ngày sau nữa, bước chân Thầu Chín đã nhanh, đi gọn, đôi thùng đung đưa có
vẻ đã nhẹ nhàng. Mấy tháng sau, có lần từ U Đon về đến Xa Vang đường dài hơn
70 km, Thầu Chín chỉ đi hết một ngày.
Hơn 20 năm sau, vào cuối mùa đông năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em
thanh niên xung phong làm đường ở Đèo Khế, Thái Nguyên, Bác Hồ đã đọc tặng
bốn câu:
... Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Bốn câu thơ ấy, tuy là mượn ý của “Thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm
trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó...
Theo: Minh Anh”
Trong xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, phẩm chất đạo đức “Tinh
thần quốc tế trong sáng" có vai trò vô cùng quan trọng.

Nguyễn Thị Hồng Huế
Trường THPT Vĩnh Cửu
14


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức của mỗi người
Việt Nam trong mối quan hệ rộng lớn, vượt qua phạm vi quốc gia, dân tộc. Theo
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Trong bài
"Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế" (1953), Người đã nhấn mạnh: "Tinh
thần yêu nước và tinh thần Quốc tế liên hệ khăng khít với nhau. Vì lẽ đó, ta vừa ra
sức kháng chiến, vừa tham gia phong trào ủng hộ hoà bình thế giới". Nếu tinh thần
yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn
đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, kỳ thị chủng
tộc… Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia
dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể
đưa đến tình trạng đối đầu đối địch.Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực
quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết quốc
tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập. Đây cũng chính là
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về đường lối đối ngoại theo tư
tưởng của Người.(GV áp dụng vào bài 15. Chính sách đối ngoại (GDCD 11).
Mục 1: Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại)
4. Chuẩn bị thực nghiệm
4.1. Phạm vi áp dụng
Tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Vĩnh Cửu để thấy được hiệu quả của
việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức học sinh ở
nhà trường qua môn GDCD.
Tôi đã chọn 2 lớp 12 và 2 lớp 11 có sự tương đồng về trình độ, điều kiện học
tập như nhau. Trong đó khối 12 tôi lấy 1 lớp dạy thực nghiệm là 12a12, lớp không

dạy là 12a7 để làm phép so sánh; khối 11 tôi lấy 1 lớp dạy thực nghiệm là 11a11,
lớp đối chứng so sánh là 11a9.
Thời gian tiến hành thực nghiệm là HKII năm học 2014-2015 theo các bước
chuẩn bị sau:
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm, chọn bài để lồng ghép, thiết kế giáo án
- Tiến hành dạy thực nghiệm tại hai lớp thuộc khối 11, 12 của trường; tiến
hành quan sát, kiểm tra kết quả thực nghiệm.
- Tổng hợp phân tích số liệu thống kê thực nghiệm.
4.2. Nội dung thực nghiệm
4.2.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Để tiến hành thực nghiệm, tôi đã chọn hai bài thuộc hai khối lớp cụ thể là:
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11)
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 1) (GDCD 12)
* Đối với giáo án đối chứng
Tôi soạn bài dạy không có lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
* Đối với giáo án thực nghiệm
Nguyễn Thị Hồng Huế

15

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Với hai bài lựa chọn, tôi thực hiện phương pháp lồng ghép tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào trong bài soạn thông qua việc đưa những lời dạy, hay câu
chuyện kể về Người.
Thiết kế giáo án thực nghiệm số 1
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta. Và những phương cơ
bản nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng:
- Biết thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ
môi trường phù hợp với lứa tuổi.
- Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân, của người khác trong việc thực
hiện chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trường.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường.
II. Phương pháp dạy học
Giảng giải, vấn đáp, lồng ghép, thảo luận, đàm thoại.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11
- Tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện liên quan đến nội dung bài học
IV. Hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số và giải
quyết việc làm?
- Cho biết quan hệ giữa việc gia tăng dân số với vấn đề giải quyết việc làm?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút)
Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi người
và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trên thế giới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi
trường đã trở nên đáng báo động và ngày càng nghiêm trọng. Ở nước ta hiện nay,
tình hình tài nguyên, môi trường như thế nào? Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những

chủ trương, chính sách như thế nào về vấn đề này? Và trách nhiệm của mỗi công
Nguyễn Thị Hồng Huế

16

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

dân chúng ta cần phải làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường? Bài học
hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
Hoạt động 2: Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn đáp để giúp
học sinh biết rõ tình hình tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay. (4 phút)
Hoạt động 3: Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp và thảo luận lớp giúp
học sinh biết được đồng thời hiểu rõ mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính
sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước ta. (19 phút)
Hoạt động 4: Tìm hiểu phần 3- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách
tài nguyên, bảo vệ môi trường.(13 phút)
Phương pháp: Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp với câu hỏi
động não.
Giáo viên dẫn dắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất yêu thiên nhiên,
Người không chỉ biết hưởng thụ những gì thiên nhiên dành cho con người mà hơn
thế Người còn ra sức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó
Người còn giáo dục cho chúng ta ý thức bảo vệ môi trường. Câu chuyện mà cô sẽ
kể sau đây phần nào cho các em thấy phẩm chất quý báu đó của Người:
Phải bảo vệ từng cành cây. Câu chuyện đã được đưa vào chuyên đề trang 10,
11.
Sau khi kể xong câu chuyện, giáo viên đặt một số câu hỏi.
Giáo viên hỏi:

- Em có suy nghĩ gì khi nghe xong câu chuyện?
- Em rút ra bài học gì qua nội dung câu chuyện? Hãy nêu việc làm cụ thể của
bản thân?
Giáo viên giảng giải thêm: Qua câu chuyện, chúng ta thấy những lời dạy của
Người thật gần gũi, dễ hiểu mà thấm thía. Cành cây nhỏ mà ta không bảo vệ thì
làm gì có cành cây to. Suy rộng ra, một cây nhỏ chúng ta không biết bảo vệ thì làm
gì có một rừng cây. Học tập theo lời dạy của Bác, học sinh chúng ta cần phải có
việc làm cụ thể. Nhiều người làm việc nhỏ bảo vệ môi trường sẽ có ý nghĩa lớn
cho cuộc sống của chúng ta. Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường mà Nhà
nước ta ban hành, mục đích cuối cùng là vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân ta.
Vì vậy các em cần nghiêm túc thực hiện.
3. Củng cố và dặn dò: (3 phút)
- Bảo vệ tài nguyên và môi trường là việc làm cần thiết, là trách nhiệm chung
của toàn xã hội trong đó có học sinh. Học tập theo lời Bác dạy, các em cần thực
hiện tốt chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể.
- Về nhà các em sưu tầm những câu chuyện hay lời dạy của Bác Hồ về giáo
dục. Học các bài: 9, 10, 11, 12 để kiểm tra 1 tiết vào tuần tới.

Nguyễn Thị Hồng Huế

17

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Thiết kế giáo án thực nghiệm số 2
Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:

1.Về kiến thức:
Hiểu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
2.Về kỹ năng:
- Phân tích và nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân.
- Tự giác thực hiện các quyền dân chủ phù hợp với lứa tuổi học sinh.
3.Về thái độ:
- Có ý thức và thái độ tích cực trong thực hiện quyền dân chủ của công dân.
- Phê phán những hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
- Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 12.
- Hiến pháp 1992
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
- Câu chuyện kể về Bác Hồ
IV. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Cho ví dụ?
- Trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền tự do cơ bản?
2. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (2 phút)
Hiến Pháp 1992 khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, là
nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trong đó, tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân. Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ Nhà nước bằng các hình
thức, cách thức khác nhau thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của công
dân. Một trong những quyền dân chủ quan trọng của công dân được Hiến pháp ghi
nhận là quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân mà tiết
học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục a

– Khái niệm quyền bầu cử và quyền ứng cử. (5 phút)
Nguyễn Thị Hồng Huế

18

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp bằng cách đặt các câu hỏi: Em đã
tham gia cuộc bầu cử nào trên lớp? Em thấy thông qua bầu cử, công dân đang thực
thi hình thức dân chủ gì? Bầu cử, ứng cử là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh
vực nào? Thế nào là quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân?
Giáo viên nhận xét, kết luận đưa ra khái niệm: Quyền bầu cử và quyền ứng cử
là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó,
nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và phạm vi cả
nước.
Hoạt động 3: tìm hiểu mục b – Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào cơ
quan đại biểu của nhân dân (24 phút)
Phương pháp: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong đó có
lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, quy định thời
gian là 4 phút.
Nhóm 1 và 2: Hiến pháp quy định những người nào có quyền bầu cử và ứng
cử? Theo em có phải mọi công dân Việt Nam đủ tuổi đều có quyền bầu cử và ứng
cử? Cho biết những đối tượng bị hạn chế quyền bầu cử và ứng cử đồng thời lý giải
vì sao?
Nhóm 3 và 4: Cho biết cách thức thực hiện quyền bầu cử và quyền ứng cử
của công dân? Thế nào là nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ

phiếu kín? Cho biết những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh hay những câu
chuyện về Người nói về nguyên tắc bầu cử của công dân? (Đây là câu hỏi giáo
viên đã giao cho cả lớp chuẩn bị từ tiết trước)
Học sinh tiến hành thảo luận. Sau khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên gọi
đại diện nhóm 1 và 2 lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm còn lại quan sát,
lắng nghe, nhận xét, có thể đặt câu hỏi.
Sau khi học sinh kết thúc phần làm việc, giáo viên nhận xét, bổ sung, rút ra
những nội dung mà học sinh cần ghi nhớ:
- Người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân: “Mọi
công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có
quyền ứng cử” trừ những trường hợp bị PL cấm.
- Những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử:
+ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án
+ Người đang phải chấp hành hình phạt tù.
+ Người đang bị tạm giam.
+ Người mất năng lực hành vi dân sự
- Những trường hợp không được thực hiện quyền ứng cử ( Đọc thêm)
Nhóm 3 và nhóm 4 cử đại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nhận xét, có thể đặt câu hỏi.
Nguyễn Thị Hồng Huế

19

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Sau đó, giáo viên nhận xét, bổ sung, rút ra những nội dung mà học sinh cần
ghi nhớ. Nhấn mạnh để học sinh hiểu được thế nào là nguyên tắc bầu cử phổ

thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Giáo viên dẫn dắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ mẫu mực của dân tộc
Việt Nam. Dù là người đứng đầu một nước, nhưng lúc nào Bác cũng xem mình
như những công dân khác. Vì vậy trong mọi hoàn cảnh Người luôn chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng quyền dân chủ của công dân. Đồng thời, Người
cũng mong muốn mọi công dân phải chấp hành đúng quy định của pháp luật Nhà
nước ban hành. Câu chuyện mà cô sẽ kể sau đây phần nào giúp các em thấy được
đức tính tốt đẹp đó của Bác Hồ kính yêu.
Giáo viên kể câu chuyện: “Không ai được vào đây”. Câu chuyện đã đưa vào
chuyên đề trang 9, 10
Sau khi kể xong câu chuyện, giáo viên đặt một số câu hỏi.
Giáo viên hỏi:
- Em có suy nghĩ gì về lời nói và việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
câu chuyện?
- Qua câu chuyện, em học tập được gì từ tấm gương đạo đức của Người trong
hành động của bản thân hiện nay và sau này?
Giáo viên giảng giải thêm: Mặc dù rất bận rộn nhưng Bác Hồ của chúng ta
không bao giờ bắt người khác dành quyền ưu tiên cho mình và Bác cũng từ chối sự
ưu tiên của mọi người dành cho mình. Là Chủ tịch nước mà trong buổi bầu cử, Bác
cũng ngồi chờ như bao người dân đến sau khác. Điều này không phải vị lãnh đạo
nào cũng làm được. Đây chính là cái phúc của dân tộc Việt Nam.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phần c – Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử
cử của công dân. (6 phút)
Giáo viên giúp học sinh nắm được phần này bằng cách đặt các câu hỏi: Em
cho biết nếu công dân không được quyền bầu cử và quyền ứng cử thì sẽ như thế
nào? Quyền bầu cử và quyền ứng cử có ý nghĩa như thế nào đối với Nhà nước và
mỗi công dân?
3. Củng cố và dặn dò: (4 phút)
Giáo viên khái quát tiết học. Yêu cầu học sinh cần học tập, tìm hiểu pháp luật,
tự giác tuân thủ pháp luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm

quyền dân chủ của công dân.
Giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội. Sưu tầm những lời dạy, tư tưởng của Người về vai trò quan trọng của nhân
dân để thấy được sự cần thiết của việc thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ
sở: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
4.2.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, tôi đã tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra 15
phút. Sau đó tôi lấy kết quả của lớp thực nghiệm và kết quả của lớp đối chứng để
Nguyễn Thị Hồng Huế

20

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

so sánh tính hiệu quả của việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
giáo dục đạo đức học sinh qua môn GDCD.
Đề kiểm tra GDCD 11 (15 phút)
Hình thức ra đề: Tự luận
Câu 1: (5đ) Em có nhận xét gì về tình hình tài nguyên, môi trường ở địa
phương mình và nói rõ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe của con người, sự phát
triển kinh tế - xã hội?
Câu 2: (5đ) Em hiểu gì về lời dạy của Bác Hồ đối với người mắc dây điện
thoại: “Sao chú không mắc dây vào cành kia, vừa to vừa chắc chắn hơn. Các chú
mắc dây cần phải chú ý bảo vệ từng cành cây nhỏ, nếu không làm gì có cây to,
cành to mà mắc dây…”? Em học tập được gì qua lời dạy của Bác để từ đó có
những việc làm cụ thể gì trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường?
Đề kiểm tra GDCD 12 (15 phút)

Hình thức ra đề: Tự luận
Câu 1: (5đ) Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo quy định của pháp luật?
Em hiểu gì về các nguyên tắc bầu cử?
Câu 2: (5đ) Trong khi Bác đang thực hiện quyền bầu cử ở trong phòng kín,
một nhà báo tính chụp hình Bác làm tư liệu, Bác đã lấy tay che phiếu lại và nói:
“Không ai được vào đây. Đây là phòng phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do
và bí mật cho công dân.”. Em hiểu gì về lời nói và hành động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh? Nội dung câu nói liên quan đến nguyên tắc nào trong bầu cử? Em rút ra
được bài học gì theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?
4.2.3. Kết quả thực nghiệm
Để có đươc kết quả thực nghiệm, tôi đã tiến hành chấm bài kiểm tra nhận
thức của học sinh. Sau khi chấm bài, tôi đã thống kê điểm số, lập bảng so sánh và
có kết quả như sau:
Bảng 1. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của hai lớp thực nghiệm tại trường
THPT Vĩnh Cửu: hai lớp – 84 học sinh
Điểm

Lớp thực nghiệm 11

Lớp thực nghiệm 12

Số lượng

%

Số lượng

%

Điểm 9 - 10


12

28,57

11

26,19

Điểm 7 - 8

19

45,23

17

40,48

Điểm 5 - 6

8

19,05

11

26,19

Điểm < 5


3

7,14

3

7,14

Tổng

42

100

42

100

Nguyễn Thị Hồng Huế

21

Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Bảng 2. Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của hai lớp đối chứng tại trường
THPT Vĩnh Cửu: hai lớp – 82 học sinh

Điểm

Lớp đối chứng 11

Lớp đối chứng 12

Số lượng

%

Số lượng

%

Điểm 9 - 10

6

15

6

14,29

Điểm 7 - 8

17

42,5


16

38,1

Điểm 5 - 6

13

32,5

15

35,71

Điểm < 5

4

10

5

11,9

Tổng

40

100


42

100

Bảng 3. Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra 15 phút của học sinh lớp đối chứng
và lớp thực nghiệm tại trường THPT Vĩnh Cửu: 166 học sinh
Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Điểm
Số lượng

%

Số lượng

%

Điểm 9 - 10

23

27,38

12

14,63

Điểm 7 - 8


36

42,86

33

40,24

Điểm 5 - 6

19

22,62

28

34,15

Điểm < 5

6

7,14

9

10,98

Tổng


84

100

82

100

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Từ kết quả bảng thống kê trên đây, ta thấy được hiệu quả của việc thực hiện
lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài học môn GDCD. Học
sinh ở các lớp thực nghiệm, điểm khá, giỏi của các em cao hơn hẳn các lớp đối
chứng. Cụ thể là:
Lớp thực nghiệm 23/84 học sinh đạt điểm giỏi chiếm tỷ lệ 27,38%; 36/84 học
sinh đạt điểm khá, chiếm tỷ lệ 42,86%. Trong khi đó, lớp đối chứng chỉ 12/82 học
sinh đạt giỏi, chiếm tỷ lệ 14,63% và 33/82 học sinh đạt khá, tỷ lệ 40,24% .
Đối với điểm trung bình, lớp thực nghiệm 19/84 học sinh tỷ lệ 22,62%; lớp
đối chứng 28/82 học sinh, tỷ lệ 34,15%.
Đối với điểm yếu, kém ở lớp thực nghiệm 6/84 học sinh tỷ lệ 7,14%; lớp đối
chứng tới 9/82 học sinh, tỷ lệ 10,98%
Bài làm của học sinh lớp thực nghiệm sâu sắc, liên hệ bản thân cụ thể, rõ ràng
chứ không chung chung, đại khái như nhiều học sinh ở lớp đối chứng. Rõ ràng, ý
thức công dân của các em đã có sự thay đổi.
Nguyễn Thị Hồng Huế

22

Trường THPT Vĩnh Cửu



Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

Việc thực hiện lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để góp phần giáo
dục đạo đức học sinh trong môn GDCD tuy hơi mất thời gian của giáo viên nhưng
hoàn toàn có thể thực hiện được, có thể áp dụng cho cả 3 khối lớp ở nhà trường
THPT.
Từ kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và hai lớp đối chứng, tôi thấy
rằng, việc lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn GDCD là rất cần
thiết, góp phần quan trọng trong giáo dục đạo đức, ý thức công dân của các em.
Trên đây là một một số nội dung lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong giáo dục đạo đức học sinh qua môn Giáo dục công dân mà tôi đã đưa ra
trong đề tài của mình. Có thể nói rằng: Dạy học là việc làm sáng tạo, giáo viên
được mệnh danh là “kĩ sư tâm hồn, là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa” . Vì vậy để
dạy tốt và gây hứng thú cho học sinh, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh qua
tiết học giáo dục công dân thì mỗi giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp
dạy học phù hợp tùy theo nội dung bài học, tùy theo đối tượng học của từng khối,
lớp. Đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết học Giáo dục công dân, thì giáo viên phải
biết linh hoạt, phân bố thời gian, kiến thức cho phù hợp với từng bài. Tránh tình
trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc biến tiết học Giáo dục công dân thành tiết
kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh, không truyền thụ hết nội dung trong bài học.

Nguyễn Thị Hồng Huế

23

Trường THPT Vĩnh Cửu



Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc lồng ghép giáo dục
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy môn Giáo dục công dân, tôi có một số
đề xuất như sau:
- Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai cần tổ chức thêm các lớp bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD trong
đó đi sâu vào hướng dẫn lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nhiều bài
và cụ thể hơn.
- Đối với nhà trường và tổ Sử- GDCD: Cần phải tổ chức nhiều cuộc thi tìm
hiểu về cuộc đời hoạt động, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Vào những ngày lễ quan trọng, Tổ Sử- GDCD nên kết hợp với Đoàn thanh
niên tổ chức các chương trình ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp về chủ đề
Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho học sinh được nâng cao sự hiểu biết của mình về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Thư viện nhà trường cần phải trang bị nhiều tư liệu, sách tham khảo về cuộc
đời hoạt động, những câu chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tổ Sử- GDCD mỗi năm học phải phát động học sinh sưu tầm tranh ảnh tư
liệu lịch sử về Bác.
Trên đây tôi mạnh dạn nêu lên một vài kinh nghiệm trong việc lồng ghép giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân. Trong
quá trình thực hiện chuyên đề, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phục vụ nhiệm vụ dạy
học ngày một tốt hơn.

Nguyễn Thị Hồng Huế

24


Trường THPT Vĩnh Cửu


Lồng ghép tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua môn Giáo dục công dân bậc THPT

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí
Minh- Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội- 2007.
2. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (2005), Giáo trình Triết học MácLênin, Bộ GD & ĐT
3. Trần Quốc Cảnh, Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thị Hải Ngọc (2005), Giáo trình
BDTX Giáo viên THPT môn GDCD, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Sách giáo khoa Giáo dục công dân 12- Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
5. TS. Nguyễn Thị Tình, ThS. Lê Kim Dung- Tìm hiểu văn hóa ứng xử Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2009.
6. Ban tư tưởng văn hóa trung ương- Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội 2007.
7. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tuổi trẻ Việt Nam học
tập và làm theo lời Bác, Nhà xuất bản Thanh niên.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Điều lệ trường trung học , NXB Giáo dục,
Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh, Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005.
10. Học Bác để kính Chúa, yêu nước, yêu nước hơn – Minh Anh bài viết
trong Xây dựng Đảng tháng 3/2012.
11. Một số nội dung tích hợp, lồng ghép trong môn GDCD THPT. Sở GD và
ĐT thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Hồng Huế

25


Trường THPT Vĩnh Cửu


×