Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI THU HOẠCH lớp cảm TÌNH ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.93 KB, 18 trang )

BÀI THU HOẠCH LỚP CẢM TÌNH ĐẢNG
Câu 5 : Cần làm gì và phấn đấu như thế nào để sớm trở thành
người đảng viên đảng cộng sản
Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Vì sao chúng ta vào Đảng ? Phải chăng để thăng
quan, phát tài ? Không phải !... Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức
phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên”.
Cũng trong Di chúc của mình, Người viết “... Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật
sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...”. Những người muốn vào Đảng
phải xây dựng cho mình được động cơ đúng đắn bởi nó có ý nghĩa quyết định đối
với việc phấn đấu trở thành đảng viên, nó sẽ là động lực lớn thúc đẩy mọi hành
động, việc làm của chúng ta sau này. Để trở thành một đảng viên mỗi chúng ta cần
thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.
Bản lĩnh chính trị được thể hiện ở tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn
trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý
chí chiến đấu, trung thành với lợi ích của Đảng, với lợi ích của nhân dân lao động
và của dân tộc, suốt đời tận tâm trung thành phục vụ cho Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, thấy sai phải biết phê phán... Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng
không dao động giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Khí tiết của người cách
mạng là “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không
thể khuất phục”. Đây chính là nét nổi bật của người đảng viên.
Hai là, Không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Là một người đảng viên chân chính,
mẫu mực không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà phải gương mẫu hoàn thành tốt, đảm
bảo chất lượng công việc cũng như đem lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó đòi
hỏi người đảng viên không chỉ nâng cao về năng lực mà còn cả năng lực về trí tuệ
và năng lực thực tiễn, không ngừng học hỏi trau dồi để đủ kiến thức đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống.
Ba là, người đảng viên phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia


hoạt động đoàn thể cũng như các công tác xã hội. Điều đó được thể hiện ở ngay
chính nơi ở, nơi làm việc cũng như các mối quan hệ với các quần chúng khác, biết
lắng nghe, hiểu được tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết chăm lo đến lợi ích,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vận động nhân dân sống và làm việc theo
đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những hoạt động


chính là cơ hội tốt giúp cho chúng ta tiến bộ, trưởng thành về chính trị, tạo dựng sự
tín nhiệm của nhân dân tạo đà cho mỗi quần chúng phấn đấu trở thành đảng viên.
Bốn là, tích cực tham gia xây dựng Đảng cơ sở. Để được đứng trong hàng ngũ của
Đảng chúng ta không những tự giác thừa nhận, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng mà
còn cần tích cực tham gia xây dựng Đảng, giúp Đảng phát hiện những quần chúng
mất tư cách đạo đức, phát hiện những đảng viên tha hoá về đạo đức, lối sống,
chống tham nhũng trong Đảng...
Năm là, mỗi người chúng ta không ngừng đấu tranh với những hành vi vi phạm
pháp luật, đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động
quần chúng nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực góp
phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh...
Động cơ thôi thúc chúng ta phấn đấu vào Đảng là để đứng trong một tổ chức tự
nguyện của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã
hội mới tốt đẹp dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên
CNXH. Mỗi người chúng ta nguyện phấn đấu vào Đảng chính là tự nguyện dấn
thân theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, không sợ khó, sợ khổ, quyết tâm
theo đuổi đến cùng con đường dẫn đến mục tiêu CNXH. Mỗi đảng viên phải hiểu
rõ cơ hội lớn của công cuộc đổi mới hiện nay, ra sức nắm bắt để vận dụng vào
nhiệm vụ của mình; phải tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, bảo vệ
đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, chống lại sự
phá hoại của kẻ thù. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt
Đảng, bảo đảm toàn thể thống nhất trong nội bộ làm cho Đảng luôn trong sạch,

vững mạnh, tích cực làm công tác phát triển đảng viên mới.
Cái được lớn nhất khi vào Đảng là có cơ hội được phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Động cơ vào Đảng đúng đắn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết quyết định. Bởi, chỉ
có động cơ đúng đắn mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của Đảng và Đảng
cũng chỉ kết nạp những người giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết
không thu nhận vào hàng ngũ mình những người có động cơ thiếu trong sáng, lệch
lạc, càng không để cho các phần tử cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng
đúng đắn chúng ta ta cần hiểu sâu sắc bản chất, mục đích của Đảng bằng chính
việc làm hàng ngày của mình, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân góp phần
thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đề ra, thường xuyên trau dồi
đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, kiêu


căng, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ cách mạng. Lúc sinh
thời Bác Hồ đã căn dặn “... Nếu không phục vụ được nhân dân, phục vụ được
cách mạng thì đừng vào Đảng. Bởi Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh cao
cả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa xã hội
chứ không phải là nơi để tìm kiếm danh vọng, địa vị, thu hái lợi lộc...”. Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là niềm tin, lẽ sống, là động lực tinh thần to
lớn của mỗi chúng ta.
Tại Điều 1 Điều lệ Đảng quy địnhtiêu chuẩncủa đảng viên như sau:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; có lao động, không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng
tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiện

Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động
trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân
dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Tại Điều 2 Điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam quy địnhnhiệm vụcủa
đảng viên:
1. Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành
nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục từng tuyệt đối
sự phân công và điều động của Đảng.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công
tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các
biểu hiện tiêu cực khác.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân
dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở;
tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thựuc hiện đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.


4. Tham gia xây dựng bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục
từng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyện tự phê bình và
phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng
và đóng đảng phí đúng quy định.
Tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy địnhquyềncủa đảng viên như
sau:
1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của
Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong
phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu
được trả lời.
4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành
kỷ luật đối với mình.
Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ
quan lãnh đạo của Đảng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn, nhiệm vụ của Đảng viên, để trở thành Đảng viên đối với
mỗi người cần phải xâydựng động cơ vào Đảng đúng đắn: phấn đấu vào Ðảng phải xuất
phát từ động cơ trong sáng, với thanh niên lạicàng mang ý nghĩa cống hiến, chứ không
phải lợi dụng vào Ðảng để làm "bình phong", "chỗ dựa" tiến thân.Vào Ðảng không
phải là để tranh giành quyền lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân. Tuy nhiên người
vào Ðảngkhông phải ai cũng hoàn hảo, không có khiếm khuyết mà quan trọng là
xác định được rõ vai trò, trách nhiệmcủa một người đảng viên để rèn luyện và trưởng
thành hơn. Chưa vào Ðảng không có nghĩa là chưa phấn đấu,chưa rèn luyện, chưa cống
hiến. Một đoàn viên, thanh niên muốn trở thành đảng viên phải có hai yếu tố
cơ bản: Một là, chính bản thân phải thật sự có quyết tâm phấn đấu, có tinh thần
giác ngộ cách mạng cao; hai là, tổchức đảng, đoàn thanh niên phải hướng dẫn đoàn viên,
thanh niên xây dựng động cơ phấn đấu vào Ðảng đúngđắn, quan tâm đánh giá đầy đủ sự
phấn đấu, cống hiến của quần chúng.Mỗi đoàn viên thanh niên cần học tập và làm việc
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phấn đấu của đồng chí để trở
thành Đảng viên. Nội dung và ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gươngđạo
đức Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả
tình cảm, trítuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.


Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởngvà tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu
mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, củanhân loại và thời
đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối
với mỗicán bộ, Đảng viên và mỗi người dân Việt Nam. Tư tưởng và phẩm chất đạo

đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một
mong muốn, mong muốn tột bậc là đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta
được hưởng tự do. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết
giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho“đồng bào ta ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc
nămchâu”. Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông
cha để chúng ta có nonsông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay.
Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào vềtruyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm
và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trungvới nước, hiếu với dân
ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp
phầndựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện
bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất nướcta đàng hoàng hơn,
to đẹp hơn”. Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn
kếttoàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh
không khoan nhượng trướcmọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia
rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽĐảng với nhân dân. Đoàn kết là
yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước.đấu của đồng chí để trở thành Đảng viên
Theo quan điểm của tôi: trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam hiện nay, người đảng
viên đứngtrước những đòi hỏi mới và nhiệm vụ mới. Đó là nhiệm vụ tiếp tục sự nghiệp đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa; là yêu cầu giữvững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong
điều kiện đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa, xây dựng
Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; là nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập
chủ quyền, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và khu vực. Để làm được điều đó Đảng viên
cần phải:- Đảng viên phải kiên định lập trường cách mạng của giai cấp công nhân,
trung thành với lý tưởng cộngsản, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, vữngvàng, không dao động trước bất
kỳ khó khăn, thử thách nào. Cùng với việc thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, người
đảng viên lúc này cần ủng hộ nhân tố mới, tích cực tham gia đấu tranh chống tham nhũng,
chống các tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội, phê phán những biểu hiện mơ hồ, cực đoan hay tư
tưởng sai lệch.- Đảng viên cần có kiến thức, có trình độ nhất định về các mặt văn hóa, khoa


học kỹ thuật, quản lý kinh tế, pháp luật…Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa
học kỹ thuật phát triển như vũ bão, thời đại tin họcđạt nhiều thành tựu kỳ diệu,
hằng ngày lượng thông tin ồ ạt dồn đến rất nhanh và rất nhiều, đòi hỏi phải cótrình
độ thu nhận, phân tích và xử lý đúng đắn. Rõ ràng, trong tình hình đó, nếu cán bộ
đảng viên không có kiến thức, không có trình độ nhất định về các mặt văn hóa, khoa học
kỹ thuật, quản lý kinh tế, pháp luật… thì không thể có đủ năng lực để thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao, thậm chí còn phạm những sai lầm. Vừa qua,không ít trường hợp
đảng viên không phát huy được tác dụng, rơi vào tình trạng “trung bình”, mất uy tín
trướcquần chúng, là do thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức. Đã qua rồi cái thời hễ cứ là
đảng viên, là cán bộ thì dường như có thể làm được mọi việc. Ngày nay, mỗi người cộng
sản chỉ có thể khẳng định vai trò lãnh đạo và uy tín của mình trong quần chúng bằng sự kiên
định, trí thông minh, sự hiểu biết và năng lực hoàn thành nhiệm vụ.-Đối với người đảng
viên, chí phấn đấu cho cá nhân trở nên lương thiện, giữ gìn phẩm chất cá nhân
chotrong sạch là chưa đủ và chưa thể hiện tính tiên phong gương mẫu. Người đảng
viên không thể là người đứng ngoài cuộc đấu tranh loại trừ cái ác, thờ ơ và lảng
tránh trước sự hoành hành của cái ác trong đời sống. Đạo đức hành động đòi hỏi ở
họ dũng khí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, ức
hiếp quần chúng; bảo vệ sự thật, chân lý, lẽ công bằng và các giá trị dân chủ xã hội
vì lợi ích công dân và vìlợi ích chung của xã hội. Dũng khí đó phải biểu hiện trong
đấu tranh bảo vệ sự trong sạch, vững vàng của Đảng, uy tín của Đảng đối với xã
hội; đồng thời, còn biểu hiện trong đời sống chính trị- xã hội, gắn liền mật thiết với
các sinh hoạt của nhân dân, của xã hội, tích cực bảo vệ pháp luật, kỷ cương, an
ninh trật tự, luân lý đạo đức, văn hóa tinh thần và lối sống lành mạnh của từng gia đình,

từng tập thể đến toàn xã hội.- Mỗi đảng viên, trước hết đảng viên là cán bộ lãnh đạo,
có chức có quyền, phải tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, chăm lo đời
sống hằng ngày của quần chúng, tìm hiểu nguyện vọng và lắng nghe ýkiến của quần
chúng, giúp đỡ quần chúng khi gặp khó khăn, kiên quyết đấu tranh chống bệnh quan liêu,
mệnh lệnh, gia trưởng, độc đoán, đặc quyền đặc lợi, trù dập ức hiếp quần chúng và
mọi hành vi vi phạm quyền làm chủ của dân. Đây là một vấn đề hết sức quan
trọng, một yêu cầu rất cần thiết đối với người đảng viên trongđiều kiện Đảng lãnh
đạo chính quyền. Nó quyết định sự tín nhiệm của nhân dân đối với đảng viên.
Không phải ngẫu nhiên khi còn sống, Bác Hồ luôn luôn quan tâm đến vấn đề này,
nói nhiều về vấn đề này. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thường
xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đối với
quần chúng, coi việc tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mật thiết với
quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm chất, tư cách, đạo đức của đảng
viên.Đương nhiên, trong quát rình phát huy dân chủ, phải chống thái độ theo đuôi
quần chúng, mị dân, dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan. Dân chủ phải đi đôi với kỷ
luật và pháp luật. Dân chủ không có nghĩa là tự do vô tổ chức, vô chính phủ.
c)Quyền của đảng viên:


Điều 3, Điều lệ Đảng chỉ rõ đảng viên có những quyền sau:“1. Được thông tin và thảo
luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương,chính
sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh
đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.3. Phê bình,
chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ
chức; báo cáo, kiến nghị, với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.4. Trình
bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoắc thi hành kỷ luật đối với
mình.Đảng viên dự bị có các quyền trên đây trừ quyền biểu quyết ứng cử và bầu cử
cơ quan lãnh đạo của Đảng”.Các quyền của đảng viên nêu trong Điều lệ Đảng
nhằm bảo đảm cho đảng viên thực hiện đầy đủquyền dân chủ về mặt chính trị
trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Những quyền đó phải được tôn trọng và bảo đảm

thực hiện, nhất là quyền thảo luận các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “ Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân
lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra
quyền tự do phục tùng chân lý
”. Những quy định về quyền của đảng viên tạo điều kiện cho đảng viên và tổ chức đảng thực
hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ.
“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những việc khó khăn, gian khổ, Đảng
viên phải gương mẫu đi đầu, lo trước nỗi lo thiên hạ, vui sau cái vui thiên hạ. Tất nhiên, đi
đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ Đảng viên thìcũng có cả quyền lợi. Nhưng vượt lên trên
tất cả cái gọi là quyền lợi ấy phải là đạo đức cách mạng, là phẩmchất của người
Đảng viên tận tụy vì dân. Nếu Đảng viên mà đặt lợi ích cá nhân, gia đình mình lên
trên hết thìngười Đảng viên đó không được lòng tin của nhân dân. Mất lòng tin của
dân và xa dời quần chúng nhân dânthì mọi việc đều thất bại. “Dễ trăm lần không dân
cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Qua quá trình nghiên cứu và học tập về Đảng tôi nhận thấy rằng chỉ có Đảng Cộng
sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi.
Trong thời đại ngày nay, với mục tiêu và lý tưởng cao đẹp mà Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lựa chọn và xây dựng. Tôi tha thiết và mong muốn được đứng trong hàng
ngũ của Đảng để góp sức nhỏ bé của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc và xây
dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Tuyệt đối trung thành với Đảng, với lý tưởng cách mạng, nguyện đi theo con
đường mà Đảng, Bác cùng toàn thể nhân dân đã lựa chọn. Mong rằng, Chi uỷ,
Đảng uỷ giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được đứng trong hàng ngũ của Đảng

Câu 4 : Sự cần thiết phải học tập và làm việc theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay?


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của

Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết
chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết để huấn luyện
những người yêu nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường Kách mệnh, vấn đề đầu tiên
Người đề cập là tư cách người cách mệnh. Tác phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề
đạo đức được Người viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng (3-21969), đăng trên báo Nhân dân là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ
nghĩa cá nhân. Trong Di chúc thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn
Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng
viên.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân
tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng
nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những
tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà
Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử
thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và
toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; những phẩm
chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới; yêu cầu rèn
luyện đạo đức với mỗi người cách mạng.
Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người.
- Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Người đã nêu lên 23 điểm thuộc “tư
cách một người cách mệnh”, trong đó chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức, thể
hiện chủ yếu trong 3 mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Người viết:
“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,
lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ

cách mạng vẻ vang”.
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển
con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng
như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong
mọi thử thách. Người viết : “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất


bại không rụt rè, lùi bước”; “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững tinh thần
gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; “lo hoàn
thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần,
không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.
- Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng
viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn
cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.
+ Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng
Đảng ta thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”. Người thường nhắc
lại ý của V. I. Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm
của dân tộc và thời đại.
- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu
yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh

vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ
của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ Chí Minh
đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên, nhất là khi
Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ, Người viết: “Đảng
ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”.
Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Trung với nước, hiếu với dân
Trung, hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, được
Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới.
- Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước,
phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với cường quốc năm châu". Nước
là của dân, dân là chủ đất nước, trung với nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân
dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”...
- Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa
là đầy tớ trung thành của dân”.
- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng.
Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng,
với nhân dân”, và hơn nữa, phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.


- Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân,
lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân
sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm
chủ đất nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của
Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.
b. Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình
Yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền

thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo
đức cao đẹp nhất. Yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá
nhân trong quan hệ xã hội.
- Tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình thương yêu với đại đa số
nhân dân, những người lao động bình thường trong xã hội, những người nghèo
khổ, bị áp bức, bóc lột. Yêu thương con người phải làm mọi việc để phát huy sức
mạnh của mỗi người, đoàn kết để phấn đấu cho đạt được mục tiêu “ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
- Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm
khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với
những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.
- Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì
vậy, phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết
điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.
- Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con
người.
Đối với những người cộng sản, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin để thương yêu nhau hơn. Người viết: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là
phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có
tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được".
c. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư là nền tảng của đời sống mới, là phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, là
mối quan hệ “với tự mình”.
- Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính của con người,
như trời có bốn mùa, đất có bốn phương và Người giải thích cặn kẽ, cụ thể nội
dung từng khái niệm.
+ Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng
suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại,

không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.


+ Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của
nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không
hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”.
Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.
+ Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa
vị, không tham tiền tài..., không tham tâng bốc mình...”.
+ Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự
cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn
giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên,
lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc
thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.
Liêm, chính là phẩm chất của người cán bộ khi thi hành công vụ.
- Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng,
thiên tư, thiên vị "tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chí công, vô tư đối
với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi
hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn "chí
công, vô tư" phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người "giữ cán cân công lý", không được
vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật.
- Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công, vô tư. Cần,
kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công, vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một
lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm,
chính.
d. Tinh thần quốc tế trong sáng
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan

niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại, vì Người là
“người Việt Nam nhất” đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, anh hùng
giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế.
Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thể hiện
trong các điểm sau:
- Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải
phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.
- Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung,
“bốn phương vô sản đều là anh em”.
- Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.
- Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chân
chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ
nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc


Câu 2: Phân tích , nêu rõ những đặc điểm thuận lợi và khó khăn về quá
trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ?
Khó khăn:
Thời kỳ quá độ tại Việt Nam là quá trình dài và khó khăn, Việt Nam đã bỏ qua một
bước (gọi là nhảy vọt) của phát triển tư bản chủ nghĩa (trướckhi lên xã hội chủ
nghĩa) nên VN không là một nước mạnh về côngnghiệp. VN vẫn pảhi cố gắng phát
triển công nghiệp để trờ thành mộtnước công nghiệp hóa mạnh mẽ .Con đường đi
lên XHCN là một con đường chông gai và gian khổ, đòi hỏi sự hy sinh của tập thể,
sự đồng lòng tin tưởng của toàn dân. Các nhà lãnh đạo và nhà nước phải kiên trì
giáo dục nhân dân, bằng cách làm gương .Đất nước ta phát triễn thành XHCN trên
cơ bản vẫn là một nước nghèo,tiềm lực về kinh tế thì phong phú nhưng con người
chưa biết cách khai thác có hiệu quả , do đó chúng ta vẫn còn là một nước nghèo.
Thuận lợi.
Nhà nước XHCN là một nhà nước của dân do dân và vì dân.
Dân tộc ta cần cù làm ăn, thông minh sáng tạo ?

Phân tích :
Bạn có tin tưởng vào con đường đi lên XHCN ở VN thành công hay không?
Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm1954 ở miền
bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộccách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã
hòa bình thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia
xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù điểm xuất phát ở trình độ pháttriển cao hay thấp.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi vì:
Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quyluật khách
quan của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các hình tháikinh tế
-xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự
biến đổi của các hình thái kinh tế
-xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình tháikinh tế
-xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơnhình thái kinh tế
-xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế
-xã hội nói trên đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoahọc, công
nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mựcnhất định quan hệ
sản xuất để thích nghi với tình hình mới, nhưng khôngvượt ra khỏi những mâu
thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao


của lực lượng sản xuất với chế độc hiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi mà ngày càng phát triển gay
gắt và sâu sắc.Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao
động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ
định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới -chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư
bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài

người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế
của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng
dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng
thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi
người có công ănviệc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì
vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi quốc gia đi lên chủ
nghĩa xã hội, nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia ; do điều kiện
xuất phát riêng của mỗi quốc gia quy định. Trước đây,miền Bắc nước ta bước vào
thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn
còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản
Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản,
từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất
nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quảđể lại còn nặng nề. Những tàn dư
thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá
hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”
Như vậy, đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Gỉai
quyết vấn đề này có ý nghĩa lớn cả về nhận thức vàhoạt động thực tiễn.
Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” theo
kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua
cả những cái “không thể bỏ qua” như đã từngxảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa
trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trịtại Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam

đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của
quan hệ sảnxuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế
thừanhững thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,đặc


biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,xây dựng nền
kinh tế hiện đại”.
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường“rút ngắn”
quá trình lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn,
duy ý chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các
thành phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội”hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái
lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ
thể của đất nước, tậndụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình
thúc, bướcđi thích hợp. Phát triển theo con đường “rút ngắn” là phải biết kế
thừanhững thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản không chỉvề lực
lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiếntrúc thượng tầng,
như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga vớikỹ thuật hiện đại trong các
tơrớt của Mỹ và nghệ thuật quản lý trongngành đường sắt ở Đức
Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trựctiếp lên chủ
nghĩa xã hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các
hình thức quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thức kinh tế
quá độ được Lênin phân tích sâu sắctrong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Thực hiện các hình thứckinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa có tác dụng phát
triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các quan hệ tiền
tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật kinh tế phù hợp
với điều kiện cụ thể.
Tóm lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo
ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn,
phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”

Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường rút ngắn
để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại. Nhưng khảnăng tiền đề để thực hiện con
đường đó như thế nào? Phân tích tình hình đất nước và thời đại cho thấy mặc dù
kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Về khả năng khách quan
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và toàn
cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành
tất yếu; nó mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém
phát triển như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí yếu
kém ..., nhờ đó ta có thểthực hiện “ con đường rút ngắn”.


Thời đại ngày nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quancủa loài
người. Đi trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự
đồng tình, ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người,của các quốc gia độc lập
đang đấu tranh để lựa chọn con đường pháttriển tiến bộ của mình.
Về những tiền đề chủ quan
Nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù vàthông
minh, trong đó đội ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lànhnghề có hàng
chục ngàn người ... là tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sửdụng các thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nước tacó nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí
địa lí thuận lợi và những cơ sở vật chất -kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tố
hết sức quan trọng đểtăng trưởng kinh tế. Những tiền đề vật chất trên tạo điều kiện
thuận lợiđể mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công
nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát triển.
Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội không những phù hợp với quy luật pháttriển lịch sử
mà còn phù hợp với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhândân Việt Nam đã chiến
đấu, hi sinh không chỉ vì độc lập dân tộc mà cònvì cuộc sống ấm no, hạnh phúc,
xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,văn minh. Những yêu cầu ấy chỉ có chủ nghĩa

xã hội mới đáp ứng được.Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất
để vượt qua khókhăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một
Đảng giàu tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với
nhân dân, có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được
củng cố vững mạnh và khối đại đoànkết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan vô
cùng quan trọng bảo đảm thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
3-Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam :
Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâusắc, triệt để,
toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những nhiệm vụ cơ bản là :
a-Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là
nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
của chủ nghĩa xã hội:


Cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sảnxuất đại cơ
khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả
trong nông nghiệp.
Ngày nay, cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những
thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin
và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sảnxuất phát triển đến trình độ cao mới
tạo ra được năng suất lao động caotrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó
những mục tiêu và tính ưuviệt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng
tốt hơn trênthực tế.
Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đấtnước ta chưa
có tiền đề về cơ sở vật chất -kĩ thuật của chủ nghĩa xã hộido chủ nghĩa tư bản tạo
ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nóichung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói
riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết
định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sảnxuất, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người-lực
lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội
ngũ lao động có khả năng sáng tạo,tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành
tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức
mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là“
quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển đất nước.
b-Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa:
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát
triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản
xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã
hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ
nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng, vội
vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủnghĩa. Nó chỉ
được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế-xã hộilâu dài, qua nhiều bước,
nhiều hình thức từ thấp đến cao.
Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :


Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả củasự phát triển
lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là
kết quả tất yếu của việc tạo nên những lựclượng sản xuất mới”.
Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức
quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản xuất mới phảiđược xây dựng
một cách đồng bộ cả ba mặt đó.
Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuấtmới theo
định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng

sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình
thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quanhệ sản xuất định hướng xã hội
chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sửdụng lâu dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần.
c-Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế ;
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộccách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệkinh tế quốc tế trở
thành tất yếu đối với các quốc gia. Nền kinh tế nướcta không thể khép kín mà phải
tích cực mở rộng và ngày càng nâng caohiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế. Toàn
cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học-công nghệ hiện đại tạo ranhững thách thức
và nguy cơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác,tạo ra cho nước ta những cơ
hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường
“ rút ngắn”. Đó là thu hút cácnguồn vốn từ bên ngoài, nhập được các loại công
nghệ hiện đại vànhững kinh nghiệm quản lí tiên tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu
quả cácnguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hẹpkhoảng
cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là sự kết hợp sức mạnhdân tộc với sức mạnh
thời đại.
Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế, phải nâng caosức cạnh
tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá cơ cấu xuất-nhập khẩu, đa
dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và cácquốc gia trong khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở rộng kinh tế quốc tế với độc lập
tự chủ, bảo vệ an ninh kinhtế quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa,
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại





×