Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người có tính cẩn thận, chu đáo kinh doanh như thế nào? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.82 KB, 3 trang )

Người có tính cẩn thận, chu đáo kinh doanh
như thế nào?
Là người cẩn thận, bạn giỏi trong việc bám sát và dễ dàng đánh giá quá trình
thực hiện công việc. Nhưng bạn không phải là người đề xuất ra mục tiêu và
lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó tốt nhất.
Là người thận trọng, bạn không giỏi trong việc sửa đổi kế hoạch đã được
lập ra kỹ càng để thích nghi, dù hoàn cảnh thay đổi… Để tránh việc do dự,
trì hoãn này, có thể bạn nên mời một người có tính năng động, nhiệt tình
giúp đỡ và hợp tác để thành công.
* Với tính cách cần cù, chăm chỉ và cẩn thận có thể bạn sẽ:
- Thường gạt bỏ những ý tưởng mới. Vì thế, bạn khoan đừng gạt bỏ
bất kỳ ý tưởng gì cho đến khi bạn tìm hiểu ra được ý tưởng gì, của ai, điểm
xuất phát, chi phí tại sao… Và đừng quá thận trọng với những thay đổi; hãy
học cách cho phép những người khác trình bày với bạn những kết luận của
họ.
- Khá cứng nhắc về cách người khác thực hiện nhiệm vụ của họ: Có
thể bạn thường khắc khe, tập trung vào những sai sót trong kết quả người
khác đạt được. Vì thế, bạn hãy công nhận những người xứng đáng, chỉ nên
nói khi những điểm sai sót nhiều hơn điểm đúng, cũng như nên “thông cảm”
hơn với những trường hợp họ không đáp ứng công việc đúng thời hạn…
- Bạn là người quyết đoán, đáng tin cậy, quản lý công bằng. Tuy nhiên,
bạn khá bảo thủ theo cách thức đã được lập sẵn khi thực hiện công việc và
có thể khiến đồng nghiệp không hài lòng vì tự đảm nhận công việc mà
không được yêu cầu hoặc quá thẳng thắn.

* Khi bắt đầu công việc:
- Bạn không phải là người “hay mơ tưởng” và không thường đề ra kế hoạch,
nhưng những người cẩn thận và chu đáo như bạn cũng có thể có những ý
tưởng kinh doanh sáng suốt và trở nên giàu có.
- Bạn cố gắng giám sát con người và nguồn lực một cách có trách nhiệm,
điều này khiến bạn trở thành người thận trọng khi đương đầu với rủi ro. Bạn


sẽ dựa vào phương pháp thử nghiệm và chuyển dự đoán từ giai đoạn này đến
giai đoạn kế tiếp.
- Trong công việc kinh doanh, ưu tiên hàng đầu của bạn là tạo được đơn đặt
hàng. Nhưng bạn không có thế mạnh trong tiên đoán tương lai và có thể bạn
không thích ứng kịp với những thay đổi trên thị trường, và cảm thấy rất căng
thẳng khi xử lý những khủng hoảng bất ngờ. (Bạn nên nhờ hoặc hợp tác với
những người năng động, mạo hiểm, có khả năng xác định xu hướng tương
lai để thoát khỏi những cuộc khủng hoảng thông thường mà tất cả những
công ty mới thành lập thường phải trải qua).
* Đối với tiền bạc và lương bổng:
- Tiền bạc vô cùng quan trọng khiến bạn cảm thấy yên tâm. Bạn chú trọng
đến việc lập kế hoạch tiết kiệm (dài hạn) và kiểm soát được nguồn tiền của
mình tại mọi thời điểm. Bạn ghét việc sử dụng tiền sai mục đích và hiếm khi
ắc nợ hoặc phung phí tài sản mà bạn có.
- Bạn không thích những rủi ro và biến động, các cuộc đầu tư của bạn phải
được xem xét kỹ lưỡng cho một tương lai không phải lo nghĩ. Bạn là người
giữ sổ sách kỹ càng, bạn có thể điều chỉnh chính xác tài khoản của mình mà
không cần sự trợ giúp của những người trung gian.
- Bạn thích làm việc với những công ty có danh tiếng, dựa vào những người
cố vấn có tổ chức, kiên định và đưa ra những kết quả cụ thể.
- Dù biết được khả năng và giá trị của mình, nhưng bạn dễ mắc hội chứng
“sợ rỗng túi”, lo ngại rằng mình sẽ không còn một đồng xu nào. Nên có thể
bạn sẽ chấp nhận khoản tiền (lương, hoặc bán món gì đó) ít hơn giá trị thật,
sau khi một người đề nghị. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu giá thị trường trả cho
những kỹ năng của mình, không nên chấp nhận thứ gì ít hơn mức có thể
nhận như bạn xứng đáng được hưởng.

×