Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Xã hội phương Tây trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.9 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
Kết cấu xã hội phương Tây thời Trung Đại.
1. Thời sơ kì.
2. Thời trung kì.
3. Thời hậu kì.
Vận động của giai cấp trong xã hội phương Tây .

I.

II.

1.Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kì trung đại(V –XI)
1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục với phong kiến nhà thờ
1.2 Mâu thuẫn giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong kiến.
1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và lãnh chúa
nhà thờ)
2. Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kì trung đại (XI –XV)
2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến
2.2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị
2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng
3 .Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại(XV- XVII)
3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến
3.2 Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản
III.
IV.

Kết luận
Tài liệu tham khảo


Kết cấu xã hội phương Tây.



I.

Kết cấu giai cấp không có tính bền vững, có sự biến động mạnh
theo từng thời kỳ đặc biệt là từ thời trung kỳ trung đại- khi vai
trò to lớn của thành thị tác động mạnh tới toàn bộ chế độ phong
kiến ở Tây Âu.
1.

Thời sơ kỳ:

Trên cơ sở nền kinh tế lãnh địa tự nhiên, thời kỳ này, xã hội
phong kiến hình thành hai giai cấp: lãnh chúa phong kiến và
nông nô, trong đó điểm nổi bật nhất là sự phân chia bậc thang
đẳng cấp trong giai cấp lãnh chúa.
Kết cấu giai cấp này được hình thành trong quá trình phong kiến
hóa. Nông nô dần mất hết ruộng đất vào tay quý tộc phong kiến.
Quý tộc phong kiến ngày càng bành trướng cho đến lúc nông
dân công xã bị phá sản hoàn toàn , họ chỉ có một con đường duy
nhất là lệ thuộc vào lãnh chúa và trở thành nông nô (cùng với lệ
nông, nô lệ). Họ được lãnh chúa cấp cho ruộng đất để cày cấy và
hàng năm phải nộp thuế.
Các Mác nói rằng: “ Sức mạnh của lãnh chúa phong kiến được
quy định bằng số lượng những người lệ thuộc hắn, phải nộp tô
cho hắn. Người nông nô và sức lao động của họ là nguồn gốc
của sự giàu có của lãnh chúa”
Lãnh chúa phong kiến:
Lãnh chúa phong kiến được nhà vua ban cấp cho quyền miễn
trừ, không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa- mỗi lãnh địa trở



thành một quốc gia riêng, có chính quyền, bộ máy trị an, tổ chức
quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng. Tuy nhiên mỗi
lãnh chúa lại có mối quan hệ nhất định với nhau hình thành nên
bậc thang đẳng cấp: công- hầu- bá – tử- nam.
Bồi thần của phong quân nào chỉ phục tùng phong quân. Dưới
chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua rất yếu
ớt, tuy nhiên bộ phận này cũng tạo thành một hệ thống hàng ngũ
quý tộc có đặc quyền, chiếm đoạt ruộng đất của nông nô và bóc
lột họ bằng hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.
Ngoài ra từng lãnh chúa ở từng lãnh địa khác nhau cón đặt nhiều
thứ thuế bóc lột như: thuế cầu đường, thuế xay lúa, thuế lò
bánh…
Nông nô:
Dưới chế độ phong kiến, nông nô là người sản xuất chủ yếu của
xã hội, nuôi sống xã hội. Khác với những người nô lệ và lệ nông
trước kia nông nô chiếm hữu tư liệu sản xuất( ruộng đất, súc vật
kéo và công cụ), có kinh tế, có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.
Đời sống của học đỡ cực nhục hơn nô lệ nhưng thực ra cũng hết
sức khổ sở.
Họ bị quý tộc phong kiến đối xử tàn nhẫn và bóc lột nặng nề,
nông nô bị phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa, họ bị gắn chặt vào
ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ trốn khỏi ruộng
đất, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng nề. Khi lãnh chúa bán đất
thì kèm cả nông nô.


Ngoài ra nông nô còn phải nộp tô thuế và các nghĩa vụ phong
kiến khác và họ còn bị phụ thuộc về mặt chính trị đối với lãnh
chúa của mình. Lãnh chúa đã sử dụng quyền lực chính trị để đàn

áp, truy tố và xét xử nông nô trước tòa án của lãnh chúa, cuộc
sống của họ bị can thiệp vào mọi mặt.

Sự bóc lột nặng nề, sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa phong kiến
đối với nông nô là một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất dẫn tới mâu thuẫn cơ bản và sâu sắc trong lòng chế độ
phong kiến tây âu sơ kỳ dẫn đến hàng loạt các cuộc đấu tranh
của nông nô chống lãnh chúa đã nổ ra với nhiều hình thức: đốt
cháy kho hàng của lãnh chúa, bỏ trốn khỏi lãnh địa, hình thức
cao nhất là đấu tranh vũ trang.
Những cuộc đấu tranh này góp phần làm thay đổi chế độ cai trị
của lãnh chúa và đặc biết có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát
triển.
2.

Thời trung kỳ

Bước sang thời kỳ trung đại, khi cơ sở kinh tế đã có sự thay đổisự tách rời giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp đã tạo kiều kiện
cho những thành thị ở Tây Âu ra đời (khái quát sự ra đời của
thành thị).
Thành thị ra đời đưa tới những thay đổi về mặt kết cấu giai cấp
trong lòng xã hội phong kiến tây Âu.


Bên cạnh lãnh chúa phong kiến, nông nô đã xuất hiện thêm một
tầng lớp mới là thị dân.
Thị dân: họ là những thợ thủ công sống trong lãnh địa của lãnh
chúa đã bỏ trốn hoặc dùng tiền để chuộc thân phận để được ra
khỏi lãnh địa.
Thành thị ngày càng phát triển, lực lượng thị dân ngày càng lớn

mạnh, nhưng họ vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa vì
thành thị lúc mới ra đời vẫn nằm trên lãnh thổ của lãnh chúa, do
đó thành thị vẫn bị phụ thuộc vào lãnh địa và phải coi lãnh chúa
như tôn chủ của mình. Thị dân phải nộp thuế thân, thuế hàng
hóa, phải đi sửu dịch và đi binh dịch, bị lãnh chúa cướp hàng
hóa,…
Mâu thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa ngày càng tăng đưa tới
hàng loạt cuộc đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa dưới nhiều
hình thức tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh giải phóng thành thị.
Kết quả: hàng loạt thành thị tự trị ra đời. Những thành thị này
lập ra chính quyền riêng.
3.

Thời hậu kỳ trung đại.

Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, đẩy lùi
nền kinh tế tự cấp, tự túc, các công trường thủ công thay thế cho
các công xưởng thủ công, các công ty thương mại thay thế cho
các hội buôn. Ở nông thôn, các lãnh địa tan rã thay thế vào đó là
các đồn điền kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.


Sự thay đổi về kinh tế đã dẫn tới những thay đổi về xã hội: lúc
này, chế độ nông nô về cơ bản đã tan rã, quan hệ bóc lột theo
kiểu lãnh chúa – nông nô dần dần bị xóa bỏ, nhiều hình thức
cưỡng bức siêu kinh tế được thay thế bằng quan hệ chủ - thợ rõ
ràng.
Do sự phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ nên xã hội phong
kiến Tây Âu lúc này hình thành hai giai cấp mới là tư sản và vô
sản.

Tư sản: những người khá giả ở thành thị, thợ cả, những nhà
buôn, quý tộc mới, các chủ trại, nông dân khá giả.
Họ có thế lực về kinh tế, nắm trong tay khối lượng của cải lớn
của xã hội, họ đại diện cho một phương thức sản xuất mới
nhưng lại chưa có địa vị chính trị tương ứng.
Vô sản: nông dân bị tước đoạt ruộng đất, thợ thủ công bị phá
sản, dân nghèo ở các nước thuộc địa.
Cùng với sự xuất hiện những giai cấp mới là xuất hiện những
mâu thuẫn mới trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu:
Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản
Giữa tư sản với phong kiến (mâu thuẫn chủ yếu).
Lúc đầu, tư sản còn liên kết với phong kiến để đấu tranh chống
lại vô sản, nhưng giai đoạn sau, tư sản đã tiến hành các cuộc đấu
tranh để lật đổ phong kiến đưa tới hàng loạt các cuộc cách mạng
tư sản trên thế giới.


II.

Vận động của giai cấp trong xã hội phương Tây.

Những mâu thuẫn căn bản trong xã hội phương Tây trung đại:
Mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và
chuyển hoá giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Mâu thuẫn xã hội là sự đối lập, xung đột, đấu tranh giữa các giai
cấp trong xã hội với nhau do sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các
giai cấp trong xã hội mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn xã hội
phương Tây trung đại có thể hiều là mâu thuẫn xã hội giữa các
giai cấp, tầng lớp diễn ra trong một khoảng không gian xác định

là Châu Âu và trong khoảng thời gian xác định là khoảng thời
gian từ thế kỷ V đến thế kỷ XVII –XVIII ( thời kỳ trung đại ).
Xã hội phương Tây trung đại tồn tại trong một khoảng thời gian
rất dài ( V – XVII ), trong khoảng thời gian đó có những mốc
thời gian đánh dấu sự phát triển về kinh tế - văn hoá – giáo dục
của xã hội phương Tây. Do đó, trong những mốc thời gian đánh
dấu sự tiến bộ của xã hội bên cạnh sự phát triển của các mâu
thuẫn cũ còn có sự hình thành và phát triển của các mâu thuẫn
mới.
1. Mâu thuẫn xã hội phương Tây sơ kì trung đại (V – XI)
1.1 Mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến nhà
thờ
Sự phân phong ruộng đất cho nhà thờ và giáo hội Cơ đốc giáo
đã làm cho bộ phận này ngày càng lớn mạnh và chi phối mạnh
mẽ hoạt động của nhà nước. Nhà vua và tầng lớp đã hiến rất
nhiều ruộng đất kèm theo nông nô cho giám mục, tu viện trưởng


để tầng lớp tăng lữ cao cấp này cầu nguyện Chúa Trời tha thứ
cho những tội ác mà chúng gây ra, nhằm củng cố thế lực của
chúng. Giáo hoàng, giám mục và các tu viện chiếm hữu rất
nhiều ruộng đất của những người lao động sản xuất phụ thuộc.
Còn những người nghèo khổ vì mê tín nên đã tin vào những lễ
bái, những lời cầu nguyện và những lời dụ dỗ của những vị cha
xứ, tu sĩ đã cúng những tài sản cuối cùng của họ cho nhà thờ và
tu viện.
Nguyên nhân chủ yếu của mối mâu thuẫn này là do quý tộc nhà
thờ có nhiều ưu thế :
Một là, về mặt kinh tế quý tộc nhà thờ sở hữu nhiều đất đai hơn
quý tộc thế tục.

Hai là, về mặt giáo dục - chính trị nhà nước phụ thuộc chặt chẽ
vào nhà thờ.
Nhưng mối mâu thuẫn giữa phong kiến thế tục và phong kiến
nhà thờ là mối mâu thuẫn trong giai đoạn này là mâu thuẫn có
thể điều hoà được. Việc nổi dậy đấu tranh đòi quyền lợi của
nông dân với các lãnh chúa là hết sức mạnh mẽ. Vì vậy, quý tộc
thế tục và quý tộc nhà thờ phải liên minh với nhau để đàn áp
cuôc khởi nghĩa của nông dân.
1.2 Mâu thuẫn giai cấp giữa nông nô với lãnh chúa phong
kiến.
Nguyên nhân mâu thuẫn .
Cuộc sống của các lãnh chúa trong các trang viên, lãnh chúa có
uy quyền của một ông vua trong trang viên ấy, thâu địa tô, xử


án, đánh giặc, đúc tiền… lãnh chúa có thể lập triều đình riêng,
lâu đài, thành quách riêng. Để có cuộc sống xa xỉ ấy các lãnh
chúa thường bóc lột nông nô trong lãnh địa, tổ chức những cuộc
cướp giật. Công việc chính của lãnh chúa trong các trang viên là
bóc lột lao động tự nông dân bằng việc ngồi hưởng phần hoa lợi,
các khoản tiền thuê do nông dân sử dụng các dịch vụ trong trang
viên.
Ngoài ra công việc của họ là ăn chơi và đàn áp các cuộc nổi dậy
của nông dân.
Cuộc sống của nông nô ở các trang viên, trong xã hội phương
Tây sơ kỳ trung đại còn một giai cấp khác đông hơn hết và bị
đày đọa hơn hết đó là nông dân trong các lãnh địa.
Người nông dân chỉ có bổn phận cày bừa, trồng tỉa để cung cấp
vật thực cho xã hội. Tuy sống nhờ vào họ nhưng các lãnh chúa
lại đối với họ khinh khi, bạc đãi. Nông dân chia ra thành 5 loại

hình chính, mặc dù sự phân biệt này không được áp dụng chặt
chẽ. Họ là người tự do, tá điền, dân quê, hạng cùng đinh và nông
nô . Những người tự do và tá điền bị trói chặt vào các lãnh chúa
bởi khoản tiền thuê bao, và họ chỉ có một tài sản ít ỏi. Các nông
nô là những người nông dân điển hình sống dưới ách nô lệ .
Về đời sống kinh tế người nông dân bị gắn chặt vào miếng đất
khi lãnh chúa ban cho họ và ở miếng đất ấy họ gặp toàn khổ
nhục, nhà ở là một túp lều thiếu ánh sáng, giường là một tấm
ván và một bị rơm, ghế ngồi là một bó rạ, đồ bếp núc toàn bộ
bằng gỗ. Khi lao động trên mảnh đất mà lãnh chúa giao cho
nông nô đem công sức ra làm rồi ăn một phần, còn một phần họ
phải đem nộp cho các lãnh chúa. Không phụ thuộc vào trình độ,


năng lực, năng suất lao động miễn là nông nô phải nộp đủ địa
tô.
Về mặt pháp luật họ bị ràng buộc với các lãnh chúa rất nhiều.
Do đó pháp luật là phương tiện để đàn áp và bóc lột nông nô. Dù
cực khổ nhưng người nông nô không được tự ý rời bỏ miếng đất
của lãnh chúa. Họ có thể bị bán đợ hoặc cũng có thể là quà biếu
đi kèm với miếng đất họ cày khi lãnh chúa tặng miếng đất đó
cho một người khác .
Sự mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phương Tây sơ kỳ trung đại
chính là sự đối kháng giữa hai giai cấp căn bản trong xã hội.
Một bên là những người nông dân (nông nô) với một bên là lãnh
chúa phong kiến (lãnh chúa phong kiến và lãnh chúa phong kiến
trong tầng lớp tăng lữ). Dưới sự bóc lột của lãnh chúa, người
nông dân đã đứng lên đấu tranh.
Cuộc đấu tranh của giai cấp nông nô trong xã hội phong kiến ở
mỗi thời kỳ khác nhau, ở từng khu vực khác nhau.

Một số các phong trào đấu tranh của nông nô :
Giai đoạn đầu ở Tây Âu các cuộc khởi nghĩa của nông dân chỉ ở
quy mô nhỏ và chỉ giới hạn trong một khu vực nhất định. Nội
dung và mục đích đấu tranh của họ là chống lại sự nông nô hóa.
Ở Đông Âu , có phong trào của phái Paul tại Byzantine và cuộc
khởi nghĩa Toma của người Slave. Nhiều nơi nông nô tiến hành
đốt cháy kho tàng của lãnh chúa , bỏ trốn tiến hành vũ trang
khởi nghĩa , lao động dối trá trên ruộng đất. Họ khởi nghĩa bằng
các loại vũ khí như rìu, búa , liềm hái.


Điển hình nhất là cuộc chiến tranh nông dân Đức do Toomat
Muyxe lãnh đạo:
Chủ nghĩa thần học và triết học của Muynxe công kích tất cả
những điểm cơ bản và toàn bộ triết học thần học Kitô giáo .Ông
tuyên truyền cho một chủ nghĩa phi thần . Theo ông, lí trí là sự
chỉ đạo chân chính, do đó tín ngưỡng chẳng qua là sự thức tỉnh
của lí trí mà nhờ đó người ta có thể sáng xuốt . Ông chủ trương
kinh thánh không phải là không có sai lầm , và phủ nhận Giáo
hội ,thiên đường ,địa ngục.
Ông cho rằng , không có thiên đường ,cũng không có đụa ngục
để đày đọa con người ; rằng ,Chúa Giêsu cũng chỉ là một dục
vọng xấu xa của con người .
Về chính trị , Muynxe chủ trương một xã hội không có giai cấp ,
không có chế độ riêng và không có chính quyền nhà nước đối
lập với nhân dân . Xã hội đó là thiên đường của trần gian , là “
vương quốc của thần thánh ’’. Muốn vậy, theo Muynxe xã hội
phong kiến phải được phá hủy đi , mọi tài sản phải được thực
hiện bình đẳng , biến thành của chung của mọi người . Quan
điểm chính trị đó của Muynxe trở thành chủ nghĩa cộng sản

không tưởng , nó làm cho bọn phong kiến và giáo sĩ điên cuồng
chống lại .
Lực lượng tham gia : phong trào gồm nhiều tầng lớp xã hội bất
mãn với vương công, quý tộc và tăng lữ cao cấp trong đó đại đa
số và chủ yếu là nông dân. Quyền lợi giai cấp chia các tầng lớp
tham gia phong trào thành hai khối rõ rệt: khối ôn hòa gồm


những phần tử trung sản thị dân, tiểu quý tộc, một phần vương
công nhỏ, thèm muốn làm giàu bằng cách tịch thu của cải nhà
thờ và muốn lợi dụng cơ hội để tranh thủ độc lập với hoàng đế;
khối cách mạng gồm nông dân và thị dân nghèo muốn đánh đổ
chế độ cũ , trong đó nổi bật lên vai trò của Muynxe , người lãnh
đạo phong trào.
Về biện pháp , Muynxe chủ trương dùng biện pháp vũ trang để
lật đổ xã hội cũ , tuyên bố tiêu diệt vua chúa , nhất là các giáo sĩ.
Ông chủ trương thành lập một hiệp hội không chỉ ở Đức mà còn
ở tất cả các nước theo Kitô giáo; chủ trương tranh thủ mọi thời
cơ để tuyên truyền , vận động quần chúng tham gia phong trào
đấu tranh chống giáo hội, phong kiến Đỉnh điểm của cuộc khởi
nghĩa tập trung ở 3 địa điểm lớn : Sơvaben , Phơrangken ;
Thuyrinhghen và Dắcsen( do Muynxe trực tiếp lãnh đạo).
Nhưng sau hầu hết bị thất bại , Muynxe bị thương và bị bắt , bị
tra tấn dã man. Cuối cùng , ông bị chặt đầu khi mới ngoài 30
tuổi.
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào nông dân Đức :
Là một tất yếu lịch sử ,cũng là hiện tượng chung của tất cả cuộc
chiến tranh nông dân thời trung đại:
Giai cấp nông dân Đức rời rạc , còn nhiều tính chất địa phương ,
cả tin ở giai cấp phong kiến quý tộc mà thỏa hiệp.

Tầng lớp kị sĩ (tiểu quý tộc) là tầng lớp phong kiến nhỏ không
thể trở thành người lãnh đạo phong trào.


Tầng lớp thị dân có tích cực hơn , nhưng cuối cùng vì quyền lợi
giai cấp mà phản bội nông dân, trong khi giai cấp tư sản Đức
chưa hình thành hẳn , còn yếu ớt và chưa thoát khỏi tính chất thị
dân trung cổ , nhát gan và phản bội.
Giai cấp vô sản Đức lúc này chưa hình thành , chưa có một tư
tưởng cách mạng triệt để soi đường ,chỉ lối.Tư tưởng của
Muynxe còn nhiều hạn chế và trong điều kiện lịch sử lúc đó
không thực hiện được rộng rãi.
Song thất bại, nó cũng biểu hiện tinh thần đấu tranh cách mạng
của nông dân Đức và sự phản khán của mọi tầng lớp nhân dân
đối với giáo hội phong kiến, đồng thời cũng để lại một bài học
lớn – bài học về sự liên minh tất yếu giữa giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân để đưa cách mạng tới thắng lợi.
Ngoài ra, còn có một số các phong trào khác như phong trào
Xten-lin-ga, phong trào của nông dân Dắc-xen, cuộc khởi nghĩa
của nông dân Nóoc-măng-di, cuộc khởi nghĩa của nông dân ở
công quốc Brơ-ta-nhơ .
Kết quả và ý nghĩa của các phong trào đấu tranh:
Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa này của nông dân đều không đem
lại sự thay đổi nhiều và đều bị các lãnh chúa đàn áp, các cuộc
đấu tranh đó của nông dân không tiêu diệt được chế độ phong
kiến vì nông dân không đại diện cho cho một phương thức sản
xuất nào tiến bộ hơn phương thức sản xuất phong kiến, chỉ từ
thế kỷ X–XI khi nền kinh tế phát triển đưa đến sự ra đời của các
thành thị và giai cấp mới thì phong trào đấu tranh của giai cấp



nông dân mới thực sự có hiệu quản. Mặc dù vậy, xong cuộc đấu
tranh này của nông dân thực sự là động lực thúc đẩy xã hội
phong kiến tiến lên. Những cuộc đấu tranh đó đã hạn chế sự bóc
lột của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân. Sự thắng
lợi của cuộc đấu tranh của nông dân là thủ tiêu chế độ nông nô.
Sự thắng lợi của của cuộc đấu tranh của nông dân đã mở đường
cho sức sản xuất xã hội phát triển, làm cho chế độ phong kiến từ
giai đoạn hình thành sang giai đoạn phát triển rồi suy vong.
1.3 Mâu thuẫn giữa Vua với Lãnh chúa (lãnh chúa thế tục và
lãnh chúa nhà thờ)
Do việc phân phong đất đai của nhà vua cho quý tộc, làm hình
thành nên hình thái phong thân - bồi thần. Dần dần mỗi trang
viên phong kiến ở địa được cai trị bởi những ông vua con. Vì
vậy quyền lực của nhà vua không thể tập trung được mà đó là
chế độ chính trị phân quyền. Nhà vua ngày càng bị hạn chế
quyền lực và chỉ có quyền hạn trong lãnh địa của mình. Do vậy
mâu thuẫn cũng bắt đầu khi nhà vua muốn tập trung quyền lực
vào trong tay mình. Ví dụ: Ở Tây Âu, từ những chính sách phân
phong ruộng đất thời Sáclơ Mácten cho đến Sáclơmanhơ đã dẫn
đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông đảo. Giai cấp phong
kiến ấy là cơ sở của chính quyền nhà vua để bên trong thì đàn áp
các thế lực chống đối, bên ngoài thì gây chiến tranh xâm lược
mở rộng lãnh thổ. Tác dụng ngược lại của những chính sách ấy
là chẳng bao lâu thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh trở thành
những ông vua con ở địa phương không phục tùng chính quyền
trung ương nữa, do đó tình trạng chia cắt đất nước diễn ra một


cách phổ biến ở Tây Âu và kéo dài trong nhiều thế kỷ. Mâu

thuẫn giữa Vua với các lãnh chúa diễn ra trong nhiều thế kỷ liên
tiếp như vậy nhưng không đạt được kết quả gì, quyền lực của
các lãnh chúa vẫn rất lớn cho tới khi sự ra đời của các thành thị
và tầng lớp thị dân. Sự ra đời của tầng lớp thị dân đã làm thay
đổi bộ mặt của xã hội phong kiến làm hình thành liên minh giữa
Vua và tầng lớp thị. Vua trấn áp những lãnh chúa lớn bằng các
cuộc chiến tranh và tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại giáo
hội bằng các hình thức đánh thuế, hạn chế quyền lực. Một số
vua chúa của các nước như Anh, Pháp. Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha đã đoàn kết với tầng lớp thị dân để đánh bại bọn quý tộc
phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng
chế độ phong kiến tập quyền.
Như vậy, mâu thuẫn giữa Vua với lãnh chúa phong kiến phải tới
thời kỳ trung kỳ trung đại khi sự phát triển kinh tế đưa đến sự
lớn mạnh của giai cấp nông nô trở thành thị dân, vì cả hai đều có
chung một kẻ thù ngăn cản sự phát triển và quyền lực là quý tộc,
lãnh chúa phong kiến nên mâu thuẫn giữa nhà Vua với lãnh chúa
mới từng bước được giải quyết. Quyền lực dần dần được tập
trung trong tay nhà Vua.
2. Mâu thuẫn xã hội phương Tây trung kì trung đại (XI –
XV)
2.1 Đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa phong kiến
Nguyên nhân hình thành mâu thuẫn
Nguyên nhân chính hình thành nên mối mâu thuẫn giữa thị dân
và lãnh chúa phong kiến là do khi các thành thị được hình thành


thì được xây dựng chủ yếu trên đất đai của lãnh chúa, có những
thành thị không chỉ được hình thành trên đất đai của một lãnh
chúa mà của nhiều lãnh chúa.

Ví dụ: Pari, Bôve, Amiêng Do đó thành thị bị phụ thuộc vào
lãnh chúa phong kiến và các thị dân phải coi lãnh chúa là tôn
chủ của mình. Lãnh chúa bóc lột nặng nề, sách nhiễu đủ điều và
đối xử tàn tệ đối với thị dân. Thị dân phải nộp thuế thân, thuế
hàng hoá, phải đi sưu dịch và binh dịch, thị dân bị xét xử bất
công trong những toà án của lãnh chúa, lãnh chúa vào các thành
thị cướp không hàng hoá và tài sản của thị dân, giết hại thương
nhân Trước tình hình ấy các thị dân đã đoàn kết lại tổ chức ra
các hội nghề nghiệp để giúp đỡ nhau kinh doanh công thương
nghiệp và hạn chế sự bóc lột, sách nhiễu của lãnh chúa.
Mục tiêu đấu tranh
Khi lực lượng của thị dân ngày càng lớn mạnh, thị dân đã liên
tiếp chống lại lãnh chúa phong kiến. Mục tiêu đấu tranh là giải
phóng thành thị và sau đó là thành lập chính quyền tự trị của
thành thị. Ở Tây Âu. Phong trào giải phóng này đã bắt đầu diễn
ra từ thế kỷ XI và trở thành sôi nối, rộng rãi trong thế kỷ XII
(được gọi là phong trào cách mạng công xã thành thị).
Những hình thức đấu tranh chủ yếu của các thành thị:
Để đạt được mục đích đó các thị dân thành thị đã đấu tranh dưới
nhiều hình thức, một số thành thị giàu đã dùng tiền để nộp cho
các lãnh chúa xin chuộc lại sự tự do cho thành thị mà được giải
phóng.Cách đấu tranh này có thể đưa lại sự tự trị cho các thành
thị, thị dân ít bị đổ máu nhưng đòi hỏi các thành thị phải có kinh


tế cao, vì thường thì lãnh chúa đòi hỏi một số tiền rất lớn. Cũng
có những thành thị áp dụng cách đấu tranh bằng vũ lự , một số
thành thị khác thì áp dụng cả hai cách (cuộc đấu tranh thành thị
Laon ở Bắc Pháp).
Một số cuộc đấu tranh điển hình chống lãnh chúa phong kiến

của thị dân.
Cuộc đấu tranh bằng con đường bạo lực diễn ra sớm nhất ở
Milano vào đầu thế kỷ XI.
Năm 1108, để có được sự tự trị, thành phố Laon ở Bắc Pháp đã
nộp cho lãnh chúa Gôđri một khoản tiền lớn, đồng thời nộp cho
vua Lui VI của pháp để được vua công nhận. Đến năm 1112 sau
khi Gôđri tuyên bố xóa bỏ sự tự trị của thành phố này thì các thị
dân đã khởi nghĩa vũ trang giết chết Gôđri và lập lại sự tự trị của
thành phố .
Phong trào đấu tranh giành quyền tự trị của thành thị ở Tây Âu
diễn ra rầm rộ nhất là trong hai thế kỷ XII, XIII. Ở các thành
phố ở Ý như Vénéza, Génova, Firenze… đã xây dựng thành
những nước cộng hòa.
Một số thành thị như Paris, Orleans, Lyon ở Pháp và các thành
thị Lincoln, Oxford ở Anh , v.v cũng được hưởng quyển tự trị
nhưng không hoàn toàn.
Kết quả những cuộc đấu tranh của thành thị chống lãnh chúa
phong kiến.
Kết quả của những cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của thành
thị với lãnh chúa phong kiến là hàng loạt các thành thị tự trị ra
đời, những thành thị này lập ra chính quyền riêng.
Tuy mức độ tự trị của các thành phố giành được có khác nhau,


nhưng có một điểm chung giống nhau là cư dân các thành thị
đều là người tự do, họ không phải chịu sự ràng buộc nào vào
lãnh chúa phong kiến. Trong quá trình ấy, một tục lệ đã ra đời là
lãnh chúa phong kiến không được lùng bắt nông nô của mình
sau 101 ngày.
2.2 Đấu tranh giữa thợ thủ công chống quý tộc thành thị

Nguyên nhân của mâu thuẫn tầng lớp thợ thủ công với quý tộc
thành thị :
Trong cuộc đấu tranh chống lại lãnh chúa phong kiến giành
quyền tự trị cho các thành thị thợ thủ công là lực lượng có vai
trò quan trọng nhất. Chính quyền tự trị của thành thị lúc đầu do
toàn thể thị dân bầu ra nhưng sau đó, chính quyền đó đã trở
thành đặc quyền của một số thị dân giàu có. Giới thị dân giàu có
này có ưu thế về tiền tài và chính trị nên đã dễ dàng nắm được
chính quyền dần dần họ trở thành tầng lớp quý tộc thị dân quyền
quý hay thị dân quý tộc. Tầng lớp thị dân quý tộc đã thi hành
chính sách cai trị có tính chất đẳng cấp hẹp hòi rõ rệt, đặc biệt là
chúng áp dụng một chế độ thuế khoá bất công có lợi cho chúng
và thiệt hại đến các tầng lớp thị dân bên dưới. Ai phản đối lại
chúng đều bị chúng dùng bộ máy chính quyền để đàn áp. Như
vậy nguyên nhân chính của mối mâu thuẫn là tuy các thợ thủ
công là lực lượng có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đấu
tranh chống lại lãnh chúa phong kiến nhưng khi giành được
thắng lợi họ không những không được hưởng thành quả đó một
cách xứng đáng mà ngược lại học phải chịu những chính sách
bất công của quý tộc thành thị.
Mục tiêu đấu tranh của thợ thủ công chống quý tộc thành thị :


Thế kỷ XIII – XV, khi tổ chức phường hội thủ công vững chắc,
thợ thủ công đã đấu tranh mạnh mẽ với quý tộc thành thị. Mục
đích của cuộc đấu tranh là giành được một số chức vụ trong
thành phố, quan trọng hơn là thành lập một chính quyền mới.
Người ta gọi những cuộc đấu tranh này là “ cuộc cách mạng của
phường hội ”. Mục tiêu đấu tranh là lật đổ sự thống trị của quý
tộc thành thị và giành lấy chính quyền.

Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu
Điển hình như cuộc đấu tranh ở Côlônhơ, phường hội đã giành
được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với quý tộc thành thị vào
năm 1396. Tiếp đó đến năm 1482 một cuộc khởi nghĩa mới của
quần chúng thị dân rộng rãi do các chủ xưởng và nhà buôn bị
gạt ra khỏi chính quyền lãnh đạo đã diễn ra nhưng bị thất bại.
Các phong trào đấu tranh của thị dân ở các thành phố khác như
Vênêxia, Giênôva, Italia, Hawmbua, Phirenxê …
Kết quả của phong trào đấu tranh:
Nhìn chung các phong trào đấu tranh của thị dân trong các
phường, hội ở các thành phố diễn ra với quy mô và kết quả khác
nhau nhưng những thành quả đấu tranh không thuộc về tất cả
thợ thủ công của các phường hội mà bị các phường hội giàu có
lũng đoạn.
Một số thành thị, thị dân đã lật đổ được sự thống trị của quý tộc
thành thị và giành được chính quyền như ở Koln (Đức), Firenze
(Italia).
2.3 Đấu tranh giữa thợ bạn và chủ xưởng
Nguyên nhân của mối mâu thuẫn giữa thợ bạn và chủ xưởng:


Thủ công nghiệp phát triển trong các phường, hội, lao động sản
xuất chính là thợ bạn (thợ học việc). Theo quy định của phường
hội sau một thời gian học việc, rồi khi đã thành thạo nghề
nghiệp thì thi lên làm thợ cả và ra mở xưởng riêng sau đó sẽ gia
nhập vào phường hội. Nhưng tới thế kỉ XIII – XIV do sự tăng
lên về số lượng của người thợ cả dẫn đến việc tăng thêm số
xưởng được mở quyền lợi của thợ cả cũ càng bị thu hẹp. Vì vậy,
để hạn chế sự cạnh tranh , mất người giúp việc và buộc thợ bạn
tiếp tục phục vụ mình những người thợ cả thực hiện những biện

pháp ngăn cản thợ bạn trở thành thợ cả như: tăng thời gian học
việc, tặng quà cho chủ xưởng, tăng tiền học phí, làm một tác
phẩm để chứng minh trình độ tay nghề. Về sau người thợ cả
càng bóc lột thợ bạn nặng hơn như tăng thêm cường độ lao động
làm việc, giảm tiền lương.
Mục đích đấu tranh:
Trước sự bóc lột của thợ cả, thợ bạn việc đã tổ chức thành
những đoàn thể riêng gọi là “hội anh em ”, “ hội thợ bạn ” để
đấu tranh với thợ cả và nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Hình thức đấu tranh và một số cuộc đấu tranh tiêu biểu:
Các hình thức đấu tranh chủ yếu của hội thợ bạn là bãi công,
đình công, đòi tăng lương, giảm giờ làm, phá hoại, tẩy chay
Những cuộc đình công tiêu biểu như ở Luân Đôn( Anh ),
Cônxtanxơ ( Đức ), Fribua ( Thuỵ Sĩ ), Xienna và
Phirenxê(Italia).
Kết quả của các cuộc đấu tranh:
Các cuộc đấu tranh mặc dù còn nhỏ bé, chưa có sự liên kết giữa
phường hội. Song, cũng đã làm cho nhiều thợ cả và một số


phường hội bị phá sản. Nhiều phong trào đấu tranh đã thu hút
đông đảo lực lượng tham gia bao gồm thợ thủ công phá sản,
người làm công nhật, phu khuân vác, dân nghèo thành thị . Các
phong trào đấu tranh này không chỉ chống lại thợ cả, chủ xưởng
trong các phường hội mà với tất cả tầng lớp giàu có và có thế
lực ở thành thị .
3.Mâu thuẫn xã hội phương Tây hậu kỳ trung đại( XVXVII)
3.1 Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong
kiến
Bước vào thế kỷ XVI – XVII, địa vị kinh tế, chính trị của giai

cấp quý tộc phong kiến đã giảm sút. Mặc dù chế độ sở hữu
ruộng đất phong kiến, sự bóc lột nông dân phụ thuộc ở phương
Tây vẫn còn tồn tại nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế hàng hoá – tiền tệ đã làm cho quan hệ sản xuất phong
kiến bắt đầu giải thể, quan hệ sản xuất tư bản dần dần được xác
lập.
Ở nông thôn, địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản, họ
trở thành tầng lớp quý tộc mới. Quý tộc mới về mặt xã hội trở
thành giai cấp đặc biệt gắn quyền lợi với giai cấp tư sản. Nguyện
vọng của chúng là muốn biến quyền chiếm hữu ruộng đất hiện
có thành quyền sở hữu tài sản, hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc
của chế độ phong kiến. Ngược lại, chế độ phong kiến tăng
cường kiểm soát quyền chiếm hữu của quý tộc mới, bảo vệ chặt
chẽ những quyền lợi và ruộng đất của giai cấp quý tộc và giáo
hội. Giai cấp tư sản mới ra đời chưa có địa vị chính trị, lại bị giai


cấp phong kiến kìm hãm, chèn ép nên giai cấp tư sản dễ dàng
liên minh với giai cấp quý tộc mới để chống lại toàn bộ chế độ
phong kiến chuyên chế.
Như vậy, chế độ phong kiến ra sức kìm hãm giai cấp tư sản và
quý tộc mới, ngăn cản họ trên con đường phát triển tư bản chủ
nghĩa. Để xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giai cấp
tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhau lật đổ chế độ phong
kiến.
Tuy nhiên, cương lĩnh ruộng đất của quý tộc mới hoàn toàn đối
lập với nguyện vọng của nông dân. Trong khi nông dân muốn
thủ tiêu toàn bộ quyền tư hữu ruộng đất để người cày có ruộng
thì quý tộc mới chỉ muốn chuyển từ hình thức tư hữu phong kiến
sang hình thức tư hữu tư sản. Vì vậy, có những cuộc cách mạng

không thủ tiêu được triệt để những tàn dư phong kiến, không
giải phóng thực sự cho giai cấp nông dân.
Cuối thời Trung đại ở Châu Âu có một phong trào văn hóa mới ,
gọi là “phong trào Văn hóa Phục hưng”.Đó không phải là một
phong trào phục hồi Văn hóa Hy La cổ đại một cách đơn thuần ,
trên thực tế Văn hóa Phục Hưng được nảy nở trong những điều
kiện lịch sử mới ; thời kì của chủ nghĩa tư bản đang dần dần xuất
hiện ở Châu Âu , thời kì giai cấp tư sản ra đời – mang một nội
dung mới ,một ý thức giai cấp mới.
Nguyên nhân và hoàn cảnh của phong trào Văn Hoá Phục Hưng:


Nguyên nhân.
Văn hóa Tây Âu thời kì này bị giáo hội Kitô lũng loạn, nhà thờ
Kitô giáo đã tuyên tryền những tư tưởng duy tâm thần học, phản
động , giam hãm tư tưởng con người trong vòng lạc hậu tối tăm .
Giáo hội chỉ dạy toàn những môn học mang nội dung phản
động, giáo điều , phản khoa học như thần học, triết học kinh
viện… xem khoa học là đầy tớ của thần học , và cùng với khoa
học , các tư tưởng khoa học , duy vật chủ nghĩa bị coi như kẻ thù
không đội trời chung và thẳng tay tiêu diệt.
Tầng lớp tăng lữ tự trói mình trong chủ nghĩa khổ hạnh, dù là
giả dối , còn quý tộc phong kiến thì suốt ngày săn bắn , tiệc
tùng, đánh nhau, không tha thiết gì với các hoạt động văn hóa ,
nghệ thuật.
Sản xuất phát triển làm chế độ phong kiến bị rạng nứt dẫn đến
sự ra đời của thành thị , tách khỏi nền kinh tế tự nhiên . Giai cấp
tư sản ra đời ngay trong thành thị phát triển , quan hệ tư bản chủ
nghĩa thay thế dần quan hệ phong kiến .Trong tình hình đó , thế
giới quan, hệ tư tưởng cũ của chế độ phong kiến trở nên lỗi thời

và là trở ngại nặng nề cho sự phát triển của quan hệ tư bản chủ
nghĩa .Cuộc đấu tranh để giành quyền thống trị về tư tưởng tất
nhiên phải nổ ra giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến mà
đại diện là tăng lữ.


Hoàn cảnh.
Tây Âu thời kì này có nhiều phát minh quan trọng như thuật ấn
loát của Gutenbec, nghề nấu thép,nghề súng đạn…cũng là thời
kì có những phát kiến địa lý lớn đem lại sự giàu có cho Châu Âu
và mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển của khoa học.
Thời kì những cải cách tôn giáo diễn ra mãnh liệt- một khía cạnh
của cuộc đấu tranh tư tưởng giữa giai cấp tư sản và giai cấp
phong kiến , đồng thời diễn ra cuộc đấu tranh sôi nổi của giai
cấp nông dân chống lại sự áp bức bóc lột của lãnh chúa phong
kiến và tăng lữ , làm hậu thuẫn cho giai cấp tư sản .
Chủ nghĩa chuyên chế đã thắng lợi ở một số nước tiên tiến nhất
của Châu Âu như Anh, Pháp …là chỗ dựa cho giai cấp tư sản ,
đồng thời chủ nghĩa dân tộc đang dần dần hình thành .
Những sự kiện trên có ảnh hưởng và dẫn đến phong trào Văn
Hóa Phục Hưng bùng nổ, mở đầu là ở Italia sau lan sang Pháp
và một số nước Trung Âu như Hà Lan , Anh , Đức , Thụy Sĩ …
Tính chất của phong trào Văn Hóa Phục Hưng .
Văn Hóa Phục Hưng là một phong trào của giai cấp tư sản , nên
nội dung cũng mang tính chất tư sản , bao gồm hai mặt tiến bộ
và hạn chế. Tuy nhiên vào hoàn cảnh lúc đó, nội dung tiến bộ
của nó là chủ yếu.


Tiến bộ.

Tính chất tư sản tiến bộ trước hết thể hiện ở nội dung chống giáo
hội và phong kiến vì trong thời kì này giáo hội chi phối tư tưởng
con người , cản trở bước tiến của xã hội để đưa đến nhu cầu mới
về văn hóa của giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản đã tiến đến một vũ trụ quan mới, gạt bỏ quan
niệm thượng đế là trung tâm và lấy thiên nhiên và con người làm
đối tượng nghiên cứu. Đồng thời đề cao giá trị con người và tự
do cá nhân, không còn là trò chơi của tầng lớp thống trị nữa.
Sau nữa, tính tiến bộ còn thể hiện ở việc đề cao tinh thần dân tộc
vì giai cấp tư sản muốn làm giàu thì phải xóa bỏ sự cát cứ để
xây dựng quốc gia thống nhất. Xu hướng này mang vào văn
nghệ một tinh thần mới, tinh thần dân tộc quốc gia.
Hạn chế.
Trước hết giai cấp tư sản chưa triệt để chống giáo hội , phong
kiến vì giai cấp tư sản mới trỗi dậy nên khi chống giáo hội,
phong kiến vẫn phải e dè có khi còn dựa vào phong kiến và giáo
hội.
Nhiều nhà nhân văn chủ nghĩa và cả các nhà khoa học vẫn công
nhận có thượng đế , vẫn chủ trương duy trì giáo hội , thậm chí
sống dưới sự bảo trợ của giáo hoàng , quý tộc nên không tránh
khỏi mặt hạn chế thỏa hiệp.


×