Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài thi liên môn trường THCS Hồng Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.05 KB, 4 trang )

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuyên Quang
Trường THCS Hồng Thái
Địa chỉ : Tổ 6 – Phường Minh Xuân – Thành phố Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Điện thoại :

Email :

BÀI VIẾT DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC


- Thông tin về thí sinh dự thi :
2. Họ và tên : Vũ Xuân Đồng
Ngày sinh : 17/01/2004

Lớp : 6A


1. Tên tình huống:
“ĐỘI MŨ BẢO HIỂM CHO TRẺ EM KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG CỔ”.
Theo thống kê của ngành y tế, trung bình mỗi năm có 1.920 trường hợp trẻ em tử vong vì tai nạn giao thông, chiếm
24 - 26% tổng số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não chiếm 13,4%. Gần
1/2 trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ tử vong do tai nạn thương tích vì không đội
mũ bảo hiểm ngày một tăng. Vì vậy, bằng kiến thức đã được học, chúng em muốn tuyên truyền cho mọi người hiểu: “ĐỘI
MŨ BẢO HIỂM CHO TRẺ EM KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XƯƠNG CỔ”.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Do nhận thực yếu, rất nhiều bậc cha mẹ khi cho con cái tham gia giao thông đã không hề đội mũ bảo hiểm cho con.
Điều này là rất nguy hiểm bởi nếu xảy ra tai nạn, nguy cơ chấn thương rất lớn, đặc biệt là các loại chấn thương liên


quan đến não bộ. Cô Vũ Thị Thủy, người dân thành phố Tuyên Quang cho biết: Cô sắm mũ bảo hiểm cho con từ khi Nhà
nước chưa phát động chương trình đội Mũ bảo hiểm, nhưng ít khi đội. Cô cảm thấy mũ vừa nặng, lại không vừa đầu, đội
hay bị lật ra phía sau, nên ngại đội cho con. Không riêng gì cô Mai Anh, đây là tâm lý chung của nhiều bác phụ huynh
ngại khi cho con đội mũ. Bên cạnh đó còn nhiều lý do khách quan khác như trường gần nhà, đầu các em nhỏ còn yếu…
· Về kiến thức: Giúp mọi người hiểu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm
cho trẻ em khi tham gia giao thông.
· Về kĩ năng: Hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông để biết tự bảo vệ tính mạng của mình.
· Về thái độ: Giáo dục ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống.
- Các buổi tuyên truyền về thực hiện an toàn giao thông, tuyên truyền đội
mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông trong giờ chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và trong các tiết học
môn giáo dục công dân.
- Trong trường hợp giải quyết tình huống về tuyên truyền đội mũ bảo
hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông mọi người cần có những kiến thức về các môn như GDCD, VẬT LÝ, SINH HỌC.
- Đặc điểm của bài viết của nhóm chúng em là áp dụng kiến thức của các
môn có liên quan đến chương trình lớp 8 đã học để giải quyết tình huống và giúp mọi người hiểu, áp dụng ngay vào
thực tế, không còn những e ngại khi cho con em mình đội mũ bảo hiểm.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích:
- Tại sao phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông?
- Mũ bảo hiểm có tác dụng bảo vệ như thế nào?
- Nếu không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông thì sẽ gặp những nguy hiểm gì?
- Cách chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
- Cách sử dụng mũ bảo hiểm đúng quy cách.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
- Theo kiến thức về sự phát triển của hệ xương trong môn Sinh học, chúng em được biết: Trẻ em có sức chịu đựng được
trọng lượng và vật nặng dẻo dai hơn người lớn vì xương trẻ em có tính đàn hồi tốt hơn. Mà mũ bảo hiểm không hề nặng
và thời gian đội mũ cũng không quá lâu để có thể làm ảnh hưởng đến xương cổ. Hơn thế, so với nguy cơ chấn thương sọ
não hoặc tử vong trong trường hợp xảy ra tai nạn thì chấn thương cổ do đội mũ bảo hiểm là vô cùng nhỏ bé, không

đáng kể.
- Qua môn Vật lý, chúng em khẳng định: Lực cần thiết để giữ đầu thẳng ở trạng thái tĩnh là rất nhỏ ở trẻ em. Lực tác
động cực đại của cơ cổ để giữ đầu thẳng là nhỏ hơn 3% khả năng đỡ của cơ cổ. Lực tác động của cơ cổ chỉ tăng một
mức rất nhỏ khi đội mũ bảo hiểm. Như vậy, lực tác động bởi việc đội mũ bảo hiểm lên cột sống cổ là không đáng kể. Nếu
không đội mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, trẻ em đang ngồi trên xe máy sẽ bị rơi xuống đường với khoảng cách gần
1,5m và vận tốc rơi là 19km/h. Với vận tốc này, sự va đập xuống mặt đường sẽ rất mạnh và có thể gây tử vong hoặc ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến não của trẻ. Nếu đứa trẻ không may qua đời, đó là một thiệt thòi. Nhưng nếu còn sống và
bị chấn thương sọ não thì không có “thuốc” nào chữa được. Gánh nặng này không chỉ đứa trẻ phải chịu mà sẽ trở thành
gánh nặng của gia đình và xã hội. Và vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng đội mũ bảo hiểm không tạo nên bất cứ nguy
cơ nào cho cơ cổ và cột sống cổ ở trẻ em mà chỉ để bảo vệ tuyệt đối bộ não.
- Năm học mới nào nhà trường cũng dạy chúng em tiết giáo dục an toàn giao thông trong môn Giáo dục công dân. Các
thầy cô luôn cung cấp cho chúng em những thông tin mới nhất về thực trạng giao thông nước ta. Qua tiết học, chúng
em cũng được biết cho đến bây giờ, trên thế giới vẫn chưa có một nghiên cứu nào, một kết luận nào chứng minh trẻ em
sẽ bị tổn thương vùng cổ do đội mũ bảo hiểm gây ra khi bị tai nạn giao thông (mà chỉ có những kết quả chứng nhận mũ
bảo hiểm đem lại hiệu quả bảo vệ bộ não cho trẻ khi bị tai nạn). Những hậu quả liên quan đến quai mũ bảo hiểm chỉ là
do người đội mũ đã cài lỏng quai mũ, vì vậy khi xảy ra tai nạn đã khiến mũ bảo hiểm bị văng ra khỏi đầu. Không có một
dữ liệu nào chính thức kết luận phần cổ của trẻ em sẽ bị tổn thương nếu đội mũ bảo hiểm được thiết kế đúng quy chuẩn
và được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Hiện nay, mũ bảo hiểm chuẩn của trẻ em là loại khá phổ biến trên thế giới,


chúng được thiết kế rất gọn, nhẹ (nặng từ 100- 200gram), nên không thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương cổ
của trẻ.
- Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Tại Điểm k, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt) quy định xử phạt hành chính
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn
máy thực hiện hành vi vi phạm: Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội
“mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ
em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy
bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có

cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Để chọn mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho cả trẻ em và người lớn, người mua nên chú ý đến lớp xốp bên trong. Vì lớp
xốp này chính là bộ phận quan trọng nhất bảo vệ bộ não cho người sử dụng. Lưu ý, lớp xốp này phải có độ dầy, độ đậm
đặc cao (ấn vào không thấy lõm), có khả năng hấp thụ xung động khi xảy ra va đập (khi va đập, mũ có tác dụng lan toả
lực va đập ra xung quanh mũ, hạn chế lực va đập tập trung vào một điểm). Không nên quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài vì
lớp vỏ này chỉ có tác dụng trang trí. Hiện nay, ở thị trường Việt Nam có bán nhiều loại mũ bảo hiểm có vỏ bọc bên ngoài
khá chắc chắn nhưng bên trong chỉ có lớp xốp rất mỏng, chọc ngón tay vào có thể xuyên thủng lớp xốp. Chúng ta không
nên mua loại mũ này vì chúng không có chức năng bảo vệ. Việc đáng lưu tâm thứ hai khi mua mũ là phải kiểm tra khoá
mũ. Khoá và dây mũ phải thật chắc chắn. Nếu không, khi xảy ra tai nạn, chiếc mũ có thể bị bật ra khỏi đầu. Nên lựa chọn
chiếc mũ vừa vặn với đầu của người sử dụng. Khi cài khoá cũng không nên cài quá chật, hoặc quá lỏng. Cách tốt nhất là
cài khoá dưới cằm và đội mũ ngay ngắn.
-Cấu tạo cơ bản phải có đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
- Mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền vỏ mũ thì độ dài lưỡi trai không quá 50mm. Mũ có lưỡi trai mềm gắn liền vỏ
mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai không quá 70mm. Mũ có vành cứng xung quanh thì không
được nhô quá 20mm. Mũ không hạn chế việc nghe, nhìn.
- Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:
+ Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu: 1,0 kg (với mũ cỡ lớn) ; 0,8kg (với mũ cỡ trung và cỡ nhỏ).
+ Đối với loại che cả đầu, tai và hàm: 1,5 kg (với mũ cỡ lớn); 1,2 kg (với mũ cỡ trung và cỡ nhỏ).
- Vỏ mũ nhẵn, mịn không có những vật nhọn chìa ra ngoài hoặc vào trong. Các đầu đinh tán, bu lông có trong mũ không
cao quá 2mm. Dùng tay ấn nhẹ vào lõi xốp bên trong mũ thấy lõi xốp cứng mịn, không bị lõm. Nếu mũ có kính chắn gió
phải trong, nhìn rõ.
- Được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Đội mũ bảo hiểm đúng cách:
Các bạn hãy tuân theo những bước sau để đội mũ bảo hiểm an toàn và đúng cách nhé :
+ Bước 1. Hãy kiểm tra tình trạng của mũ
+ Bước 2: Hãy mở dây quai mũ sang 2 bên, đội mũ lên đầu và kiểm tra xem mũ có vừa đầu không bằng cách xoay đi xoay
lại. Nếu mũ quá rộng so với đầu, khi đi xe máy mũ sẽ bị sụp xuống mặt hoặc lật ra phía sau hoặc bị lật nghiêng sang 1
bên.
+ Bước 3: Hãy luôn cài quai mũ, vì nếu đội mũ mà không cài quai thì mũ sẽ không có tác dụng bảo vệ. Không nên cài quá
chật hoặc quá lỏng.

+ Bước 4: Sau khi cài, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là vừa. Nếu chúng ta
cài quai mũ, nhưng cài qúa lỏng, mũ cũng có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy và quai mũ sẽ vướng vào cổ của chúng
ta, điều này sẽ rất nguy hiểm khi xảy ra va chạm, vì khi ngã cổ của chúng ta sẽ bị dây quai mũ thắt lại. Nếu quai mũ cài
quá chật, sẽ tạo cảm giác vướng víu, khó chịu khi bạn điều khiển xe trên đường.

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống.
- Qua tình huống trên đã cho thấy việc học là rất quan trọng, việc kết hợp các kiến thức của các môn đã giúp ta tháo gỡ
được tình huống éo le rắc rối. Các kiến thức của các môn đều quan trọng như nhau. Không chỉ riêng các môn SINH HỌC,
GDCD, VẬT LÝ, … mà các môn khác đều rất cần thiết nếu ta biết áp dụng đúng cách.


- Việc tự giải quyết một tình huống do mình đặt ra là tự thu thập thêm cho mình một kiến thức mới, giúp chúng em có
thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Đồng thời nhóm em đã rút ra được muốn thành công một việc thì cần phải có kiến
thức của nhiều môn. Cụ thể là ở tình huống trên, giúp chúng em nắm rõ hơn về tình hình tai nạn giao thông do không
đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền cho người khác sự cần thiết của mũ bảo hiểm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới,
mũ bảo hiểm làm giảm nguy cơ chấn thương đầu và chấn thương sọ não tới 69% và giảm nguy cơ chấn thương sọ não
nghiêm trọng tới 79%. Kết quả này đúng cho mọi độ tuổi, kể cả trẻ em. Vậy thì còn chờ gì nữa, các bậc phụ huynh hãy
mua ngay cho con mình một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn và thời trang để cùng tham gia giao thông an toàn nhất!

Tuyên Quang, Ngày 24 tháng 12 năm 2015
Người viết
Vũ Xuân Đồng



×