Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp - Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim - Bộ Công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.06 KB, 51 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng bởi sự
phát triển của các ngành kinh tế và công nghiệp. Nó trở thành mối đe doạ đối
với đời sống con người và môi trường sinh thái. Do đó bảo vệ môi trường đang
là vấn đề cấp bách của thời đại, là thách thức gay gắt đối với tương lai phát triển
của tất cả các Quốc gia trên hành tinh, trong đó có Việt Nam. Giải quyết vấn đề
vô cùng rộng lớn và phức tạp này là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức,
mọi quốc gia và của toàn nhân loại trong sự phối hợp đồng bộ các nỗ lực trên
qui mô toàn cầu.
Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và nhận thức về quản lý môi
trường ngày càng có ý nghĩa lớn và là động lực thúc đẩy việc áp dụng các hệ
thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp. Các hệ thống môi trường
được áp dụng một cách tự giác và có hiệu quả trong phạm vi một doanh nghiệp
vì quản lý môi trường tạo ra các phương thức tiếp cận hệ thống nhằm giải quyết
các khía cạnh có liên quan tới môi trường trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều có khả năng đảm bảo phát
triển mà vẫn duy trì được khả năng kiểm soát môi trường của mình. Để chứng
minh khả năng đáp ứng các điều kiện môi trường thì cách tốt nhất đối với doanh
nghiệp là xây dựng, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý môi trường, mà
một trong các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường mang tính toàn
cầu hiện nay chính là tiêu chuẩn ISO 14001 quy định các yêu cầu đối với một hệ
thống quản lý môi trường. Hiện nay, việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn này ở
Việt Nam còn rất mới mẻ và còn nhiều khó khăn về mặt pháp luật, chính sách,
tài chính và công nghệ... Trong xu thế hội nhập quốc tế thì việc xây dựng và áp
dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 là một mô hình
thực sự hữu ích thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường và hội
nhập thương mại quốc tế, tuy nhiên trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó
khăn thì việc xây dựng và áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam là
rất quan trọng.
Với nhận thức như vậy, chúng tôi đã chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là:


“Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001 cho Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp - Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện
kim - Bộ Công nghiệp”, nhằm góp phần nhỏ bé đẩy nhanh việc xây dựng và áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO ở Việt Nam.
Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cũng như tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm đề xuất chương
trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 phù hợp
với một mô hình hoạt động thực tiễn, cụ thể là Trung tâm thực nghiệm Tam
Hiệp - Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim - Bộ Công nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất phương pháp quản lý môi
trường theo các yêu cầu của ISO 14001 qua đó triển khai các giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm, giúp Trung tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường có hiệu
quả.
Chương 1
Tổng quan về bộ tiêu chuẩn iso 14000
1.1. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO - 14000
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO - 14000
ISO là tên viết tắt của Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (International
Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 với mục đích
xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở
Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành, có các thành viên là
các cơ quan về tiêu chuẩn hoá của 115 nước trên thế giới.
Mục đích của các tiêu chuẩn của ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động
trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt
được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện.
Tuy nhiên, thông thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính
chất bắt buộc.
ISO có khoảng 180 Uỷ ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn
trong từng lĩnh vực. Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm kỹ thuật

nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Uỷ ban kỹ thuật. ISO tiếp nhận tư liệu
đầu vào từ các Chính phủ, các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành
một tiêu chuẩn. Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp
thuận, nó được công bố là tiêu chuẩn quốc tế.
Vấn đề khẩn cấp về phát triển và BVMT đã được đặt ra tại hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tháng 6 năm 1992 tại Rio Janeiro
(Brazin). Tổ chức quốc tế ISO đã thành lập nhóm tư vấn chiến lược về môi
trường (Strategic Advisory Group on Environment - SAGE). Tiếp sau hội nghị
Rio, việc xây dựng các tiêu chuẩn về môi trường cũng được đặt ra tại hội nghị
bàn tròn Uruguay của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Tại
hội nghị này các nhà đàm phán đã thống nhất rằng tiêu chuẩn hoá việc quản lý
môi trường sẽ là một đóng góp tích cực cho mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và bãi
bỏ hàng rào thuế quan trong thương mại. Trong bối cảnh đó, căn cứ vào những
khuyến nghị của SAGE, năm 1993 ISO quyết định thành lập ban kỹ thuật ISO –
TC 207 quản lý môi trường bao gồm các tiêu chuẩn về hệ thống và công cụ quản
lý môi trường. Như vậy, phạm vi hoạt động của TC 207 là tiêu chuẩn hoá trong
các lĩnh vực như: Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT), Đánh giá môi
trường, Gán nhãn sinh thái, Đánh giá hiệu quả hoạt động về môi trường, Đánh
giá chu trình sống và các thuật ngữ, định nghĩa về quản lý môi trường.
Hiện nay tham gia vào TC 207 có đại diện của các chuyên gia từ các
chính phủ của 55 quốc gia và 16 nước với tư cách quan sát viên. Công việc của
TC 207 được chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt. Canada là Uỷ
viên thư ký của Uỷ ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban
của hội đồng (xem Phụ lục 01).
1.1.2. Nội dung của ISO - 14000
Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn có thể chia làm 2 loại: tiêu chuẩn qui
định (tiêu chuẩn ISO 14001) và tiêu chuẩn hướng dẫn (bao gồm các tiêu chuẩn
còn lại). Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cũng có thể được chia làm 2 loại: tiêu chuẩn
quá trình và tiêu chuẩn sản phẩm. Bộ tiêu chuẩn đề cập tới 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental management system -

EMS)
- Kiểm toán môi trường (Environmental auditing - EA).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental labelling - EL).
- Đánh giá hoạt động môi trường (Environmental performce evalution
- EPE).
- Đánh giá vòng đời sản phẩm (Life cycle analysis - LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (Environmental
aspects in product standard - EAPS).
Sáu lĩnh vực trên được chia thành 2 nhóm như sau:
Hình 1: Phân loại bộ tiêu chuẩn ISO - 14001 theo quan điểm đánh giá
* Các tiêu chuẩn thuộc nhóm đánh giá tổ chức bao gồm:
- ISO 14001/1996: Hệ thống môi trường - Qui định và hướng dẫn sử dụng.
- ISO 14004/1996: Hướng dẫn chung về các nguyên tắc và kỹ thuật phụ trợ.
- ISO 14010/1996: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Nguyên tắc chung.
- ISO 14011/1996: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Quy trình kiểm toán,
kiểm toán hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT).
- ISO 14012/1996: Hướng dẫn kiểm toán môi trường - Tiêu chuẩn năng lực
đối với các kiểm toán viên về môi trường.
- ISO 14031: Đánh giá hoạt động của HTQLMT và các mối quan hệ với nó.
* Các tiêu chuẩn về đánh giá sản phẩm:
- ISO 14020/1998: Mục đích và nguyên lý của nhãn môi trường.
- ISO 14021: Ghi nhãn môi trường, tự công bố các yêu cầu về môi trường -
Thuật ngữ và định nghĩa.
- ISO 14022: Ghi nhãn môi trường - Biểu tượng.
- ISO 14023: Ghi nhãn môi trường - Thử nghiệm và phương pháp kiểm định.
- ISO 14024: Ghi nhãn môi trường - Chương trình hành nghề.
- ISO 14040: Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống - Hướng dẫn và
nguyên lý.
Các tiêu chuẩn đánh giá tổ chức
Quản lý môi trường theo ISO14000

Các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
Ghi nhãn môi trường (EL)
Các khía cạnh môi trường trong tiêu
chuẩn sản phẩm (EAPS)
Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
Kiểm toán môi trường (EA)
Đánh giá hoạt động môi trường (EPE)
- ISO 14041: Quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống – Phân tích danh
mục.
- ISO 14050: Quản lý môi trường - Thuật ngữ và định nghĩa.
1.2. Các yêu cầu đối với HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO - 14001
1.2.1. Nội dung và phạm vi áp dụng của ISO - 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Qui định và hướng dẫn sử
dụng được hoàn thiện và ban hành vào đầu tháng 9/1996, sau đó nhanh chóng trở thành
tiêu chuẩn về HTQLMT được công nhận rộng rãi trên thế giới. ISO 14001 mô tả yêu
cầu cơ bản của HTQLMT. Đó là tiêu chuẩn mà công ty sẽ áp dụng hoặc dùng cho mục
đích tự công bố hay đăng ký với bên thứ ba. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các khía cạnh
môi trường mà một tổ chức khống chế được và có thể tạo ảnh hưởng được. Tiêu chuẩn
ISO 14001 có khả năng áp dụng cho tất cả loại hình và qui mô của tổ chức, doanh
nghiệp, làm cho nó phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội và được áp dụng hiệu
quả ở mọi nơi.
* Lợi ích chung của HTQLMT:
• Ngắn hạn và trung hạn: có thể tính thành tiền
- Giảm chi phí nhờ giảm thiểu chất thải và hư hao nguyên vật liệu
- Giảm chi phí cho việc xử lý chất thải và cho các sự cố môi trường
- Hạ giá thành sản xuất nhờ sử dụng hiệu quả của nguồn lực
- Không bị phạt vi phạm về quản lý ô nhiễm
- Tăng cường hiệu suất công tác, đảm bảo an toàn và vệ sinh nghề nghiệp.
• Dài hạn: khó có thể tính thành tiền

- Thị trường:
+ Tăng lợi thế cạnh tranh + Đề cao uy tín với khách hàng và cộng đồng
+ Dễ thâm nhập thị trường quốc tế + Không ngừng thoả mãn khách hàng.
- Tài chính:
+ Tăng niềm tin cổ đông, thu hút đầu tư + Giảm chi phí bảo hiểm
+ Dễ dàng thâm nhập thị trường tài chính.
- Pháp luật:
+ Tăng cường quản lý rủi ro + Tăng cường sự phù hợp với luật định.
+ Tăng hiểu biết về yêu cầu pháp luật + Giảm áp lực về phía cơ quan chức năng
- Chiến lược:
+ Được thừa nhận trên cộng đồng quốc tế + Cải thiện các hoạt động thương mại.
+ Cải tiến công tác điều hành và định hướng những thay đổi
- Đạo đức:
+ Mang lại những cải thiện thực sự về môi trường thông qua việc giảm các tác động môi
trường của sản phẩm hay quá trình
+ Đáp ứng sự quan tâm, giải toả dần sự lo lắng của cổ đông, khách hàng và cộng đồng
về môi trường.
* Trở ngại của việc áp dụng và duy trì HTQLMT
- Vấn đề tài chính
- Thiếu sự hiểu biết về lợi ích của hệ thống
- Thiếu sự quyết tâm của lãnh đạo
- Áp lực môi trường còn chưa cao
- Không thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả và lợi ích của việc áp dụng
- Hiểu sai về khả năng và mục đích của việc áp dụng.
1.2.2. Những yếu tố để xây dựng và thực hiện ISO - 14001
Việc xây dựng và thực hiện ISO 14001 được dựa trên 5 yếu tố chính:
- Chính sách môi trường: Doanh nghiệp đưa ra chính sách về môi trường của
mình và bảo đảm cam kết thực hiện đúng với những tuyên bố mình đưa ra.
- Lập kế hoạch: Doanh nghiệp đề ra kế hoạch để thực hiện chính sách đó và
xây dựng HTQLMT theo đúng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Kế

hoạch bao gồm:
+ Xác định các yêu cầu luật pháp cần tuân thủ.
+ Xác định các khía cạnh môi trường đáng kể.
+ Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu nhằm giảm thiểu tác động môi
trường gây ra bởi các khía cạnh môi trường.
+ Thiết lập chương trình quản lý môi trường.
- Thực hiện và điều hành hệ thống: Doanh nghiệp thực hiện các công việc
theo kế hoạch đã đề ra nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường,
đạt được những cam kết chỉ ra bởi chính sách môi trường bằng cách đảm
bảo cung cấp các nguồn lực hỗ trợ.
- Đo đạc và đánh giá: Doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, theo dõi và đánh giá
kết quả đã đạt được và hiệu quả của hệ thống.
- Xem xét lại của lãnh đạo: Doanh nghiệp xem xét và đề ra biện pháp để cải
tiến liên tục nhằm nâng cao và cải thiện hiệu quả hoạt động về môi trường.
Các yếu tố này được tập hợp lại với nhau tạo thành chu trình xoắn ốc nhằm mục
đích cải tiến liên tục, vốn là nền tảng của tiêu chuẩn. Những yếu tố này kết hợp lại tạo
nên mô hình của ISO 14001. Mô hình tiêu chuẩn được trình bày trong hình 2.
1.3. Tình hình xây dựng và áp dụng ISO - 14000 trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Tiêu chuẩn ISO 14001, tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã được
đưa ra vào tháng 9/1996 và hiện nay ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Tính đến cuối năm 2001, ít nhất có 36 765 doanh nghiệp ở 112 quốc gia
được nhận chứng chỉ ISO 14000 so với 22 897 doanh nghiệp ở 98 quốc gia vào cuối
năm 2000. Như vậy, chỉ sau 1 năm đã có thêm 13 868 doanh nghiệp nhận chứng chỉ,
tăng 60,57 %. Theo đánh giá của trung tâm môi trường thế giới thì các nước thuộc EU
quan tâm nhiều nhất đến ISO 14000 sau đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore...
Bảng 1: Tỷ lệ các doanh nghiệp của các khu vực trên thế giới nhận chứng chỉ ISO 14000
Khu vực 12/1998 12/1999 12/2000 12/2001
Châu Phi/Tây Á 1,75 2,39 2,84 2,51
Châu Âu 53,94 52,21 48,13 49,62

Trung và Nam Mỹ 1,83 2,19 2,43 1,86
Bắc Mỹ 5,50 6,91 7,32 7,35
Các nước Viễn Đông 32,10 30,84 34,42 34,81
Australia/New Zealand 4,88 5,46 4,86 3,87
(Nguồn: The ISO Survey of ISO 9000 and ISO 14000 Certificates)
Hình 2: Mô hình HTQLMT theo ISO - 14001
Chính sách
môi trường
Lập kế hoạch
Khía cạnh môi trường
Luật pháp v các yêu cà ầu
khác
Mục tiêu v chà ỉ tiêu
Chương trình quản lý
môi trường
Xây dựng v thà ực hiện
Cơ cấu v trách nhià ệm
Đ o tà ạo nâng cao nhận
thức
Thông tin liên lạc
T i lià ện HTQLMT
Kiểm soát t i lià ệu
Kiểm soát hoạt động
Đối phó với tình trạng
khẩn cấp
Kiểm tra v các hoà ạt
động phòng ngừa
Kiểm tra v à đo đạc
Các hoạt động khắc
phục v phòng ngà ừa

sự không phù hợp
Hồ sơ
Đánh giá hệ thống
QLMT
Xem xét
của lãnh đạo
Cải tiến liên tục
1.3.2. Tại Việt Nam
Việc áp dụng ISO 14001 còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Tính đến 02/ 2003
có 43 công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 14001 trong đó hầu hết là các công ty
liên doanh, có 8 công ty của Việt Nam bao gồm: Công ty Vật tư bảo vệ thực vật
1, Công ty xi măng Sài Sơn, Công ty TNHH Duy Hưng, Trung tâm sản xuất
sạch Việt Nam, Công ty giày Thụy Khuê, Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công
ty sứ vệ sinh INAX Giảng Võ, Công ty TNHH Nông dược Điện Bàn (Chi nhánh
tại thành phố Hồ Chí Minh).
Sở dĩ như vậy là do việc triển khai áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 ở
Việt Nam gặp phải 1 số khó khăn sau:
- Chi phí áp dụng ISO 14001 cao.
- Thiếu các chính sách và biện pháp tuyên truyền thích hợp.
- Không có áp lực từ phía cộng đồng thúc đẩy công ty áp dụng
HTQLMT.
- Thiếu sự hiểu biết của doanh nghiệp đối với ISO 14001.
- Thiếu vốn và thị trường truyền thống, không kích thích doanh nghiệp
đầu tư để đăng ký chứng chỉ ISO 14000.
CHƯƠNG 2
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu và áp dụng HTQLMT cho các doanh nghiệp theo tiêu chuẩn
ISO 14001 là loại đề tài mới ở Việt Nam, cả về nội dung và phương pháp nghiên
cứu. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích hệ thống

cho Trung tâm Thực nghiệm Tam Hiệp với các nội dung sau:
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000, đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 14001:
HTQLMT - Quy định và hướng dẫn sử dụng.
- Hiện trạng quản lý môi trường của Trung tâm thực nghiệm Tam
Hiệp.
- Phân tích đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của Trung tâm so
với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.
- Những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm trong việc xây dựng và
áp dụng HTQLMT và xin chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Yêu cầu về pháp lý và điều kiện kinh tế của Trung tâm trong việc
xây dựng, áp dụng và đăng ký chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn
ISO 14001.
Phương pháp luận của chúng tôi để thực hiện đề tài là xem xét các yêu
cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 so với hiện trạng thực tế của nước ta, của Trung
tâm. Từ những phân tích so sánh theo từng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO, khóa
luận đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất để có thể giúp cho Trung tâm xây dựng
và áp dụng HTQLMT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến bộ tiêu chuẩn ISO
14000, đặc biệt là ISO 14001. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 trên thế giới và ở Việt Nam qua các nguồn: Tổng cục Đo
lường Chất lượng; các tài liệu trong nước và nước ngoài.
- Thu thập thông tin của Trung tâm về qui trình sản xuất, sản lượng,
các vấn đề về môi trường, hiện trạng quản lý môi trường. Nhu cầu
về xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Phân tích các yêu cầu về: luật pháp; kinh phí bảo vệ môi trường;
nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng; xu hướng toàn cầu
về môi trường và rào cản thương mại cho Trung tâm để đưa đến
quyết định xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
- Phân tích hiện trạng của Trung tâm để thấy được những điều kiện mà

Trung tâm thoả mãn yêu cầu của ISO 14001 và những việc cần làm
để đáp ứng yêu cầu của ISO 14001. Hỗ trợ Trung tâm đưa ra các
biện pháp hữu hiệu để xây dựng HTQLMT, khắc phục những khó
khăn liên quan đến kinh tế, pháp lý, kỹ thuật.
- Đề xuất 1 chương trình hỗ trợ cụ thể cho Trung tâm về quá trình xây
dựng, áp dụng HTQLMT theo ISO 14001.
CHƯƠNG 3
Hiện trạng môi trường của Trung tâm
3.1. Giới thiệu về Trung tâm Thực nghiệm Tam Hiệp
Để phát triển công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong đó có việc triển khai
công tác thực nghiệm và sản xuất thử, đồng thời để khắc phục những hạn chế về công
tác môi trường của xưởng thực nghiệm Hồ Gò tại 30B Đoàn Thị Điểm Hà Nội, Viện
nghiên cứu Mỏ và Luyện kim đã thành lập Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp, với
những chức năng chính sau đây:
- Thử nghiệm các công nghệ và các qui trình mới; thực hiện các công
việc nghiên cứu triển khai thuộc các lĩnh vực sau đây: tuyển khoáng,
luyện kim, gia công kim loại và hợp kim màu, chế tạo trang thiết bị
cơ khí, điện và điện tử.
- Sản xuất các kim loại và hợp kim.
- Chế tạo máy móc, thiết bị công nghiệp chuyên dụng cho lĩnh vực
mỏ, luyện kim và theo nhu cầu thị trường.
Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp với diện tích 1,26 ha , nằm trên địa bàn xã
Tam Hiệp, huyện Thanh Trì , thành phố Hà Nội, cách thị trấn Văn Điển 2 km về phía
Đông và cách thị xã Hà Đông 8 km theo quốc lộ 70 (xem Phụ lục 02).
Nhân lực của Trung tâm hiện có khoảng 30 người, trong đó 12 người là trong
Ban quản lý Trung tâm bao gồm 4 kỹ sư cơ khí, xây dựng, luyện kim, kinh tế mỏ; 5 kỹ
thuật viên và 3 công nhân, biên chế thành 2 khối: quản lý và bảo vệ. Mối quan hệ giữa
Ban quản lý Trung tâm với Viện và các phòng ban của Viện cũng như các bộ phận khác
của Trung tâm được chỉ ra ở hình 3.
3.2. Chất lượng môi trường không khí

Môi trường lao động không khí chưa bị ô nhiễm bởi khí độc và bụi. Bụi
và khí thải lò hồ quang không thải trực tiếp ra xưởng mà đã được xử lý bằng hệ
thống lọc bụi hỗn hợp (gồm 1 buồng lắng bụi kiểu xyclon và 2 buồng lọc bụi túi
vải 24 m
2
/buồng), sau đó thải ra ống khói cao 25 m đặt phía ngoài xưởng. Các
xưởng khác đã trang bị các quạt công nghiệp, tải lượng khí thải và bụi tạo ra
không đáng kể chưa thể gây ô nhiễm không khí. Tuy nhiên độ ồn ở tất cả các
xưởng được khảo sát đều bằng hoặc cao hơn TCCP (xem Phụ lục 03). Nguyên
nhân là các xưởng này đều có nhiều động cơ phát ra tiếng ồn mà không lắp thêm
các thiết bị giảm thanh.
Hình 3: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
3.2. chất lượng môi trường Nước
Tại Trung tâm, nước thải và rác thải sinh hoạt cũng như nước mưa chảy tràn
không làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng nước mặt khu vực (ao, hồ nuôi cá...). Chỉ có 3
nguồn nước thải công nghiệp từ xưởng tuyển khoáng, xưởng thuỷ luyện và xưởng điện
phân. Tuy tải lượng nhỏ (khoảng 10-15 m
3
) nhưng không cho phép thải trực tiếp mà cần
phải được xử lý.
Nước thải tuyển khoáng khá đục do chứa nhiều cặn lơ lửng (SS = 150-200 mg/l)
cao hơn giới hạn cho phép 1,5-2 lần (nồng độ cho phép 70 mg/l). Nước thải thuỷ luyện
Viện trưởng Viện nghiên cứu
Mỏ & Luyện kim
Ban quản lý Trung tâm
Trưởng ban
Phó trưởng ban
Tổ bảo vệ
(l m vià ệc 3 ca)
Tổ quản lý: điện, nước;

thiết bị; kế toán; tạp vụ
Các phòng ban quản
lý của Viện
Các phòng
chuyên môn
Các xưởng thực
nghiệm
và nước thải điện phân có độ axit cao, pH<2 (giới hạn cho phép là 6-8,5). Đặc biệt,
trong cả 3 loại nước thải, một số chỉ tiêu về kim loại có thể cao hơn giới hạn cho phép.
(TCVN 6985-2001).
Nước thải sinh hoạt không đáng kể (khi tất cả các xưởng cùng hoạt động tổng số
người cũng chỉ khoảng vài chục người).
Nước mưa chảy tràn (bỏ qua sự ngấm) là:
12600 m
2
x 1100 mn * 10
-3
mm/m = 13860 m
3
Viện dự kiến sẽ nghiên cứu chỉ đạo Trung tâm phối hợp với các xưởng tuyển
khoáng, xưởng thuỷ luyện và xưởng điện phân xây dựng một hệ thống xử lý nước thải
chung cho cả 3 nguồn thải này. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt xem Phụ lục 04.
3.3. Chất thải rắn công nghiệp
Hiện tại, chất thải rắn công nghiệp tạo ra ở Trung tâm có xỉ từ việc nấu luyện
hợp kim trung gian đất hiếm, từ các lò hồ quang; cát dùng làm khuôn bị loại và sắt thép
vụn, mảnh nhựa loại bỏ từ các xưởng chế tạo thiết bị cơ khí... Khối lượng của từng loại
riêng rẽ cũng như tổng khối lượng (chỉ khoảng chục tấn/năm), đều không đáng kể.
Bùn thải thuỷ luyện và bùn thải điện phân là những “chất thải độc hại”. Nhưng
do khối lượng quá nhỏ, việc áp dụng các biện pháp xử lý triệt để chưa được đặt ra.
Trước mắt, để tránh sự hoà tách kim loại chứa trong các bùn này dưới tác dụng của

nước mưa có thể gây hại đến việc nuôi cá của nhân dân địa phương, yêu cầu các xưởng
thuỷ luyện và xưởng điện phân phải có bể chứa riêng, tuyệt đối không được đổ chúng ra
bãi thải rắn. Khi khối lượng đủ lớn và khi có điều kiện sẽ xử lý triệt để hơn bằng những
biện pháp cụ thể.
Các chất thải rắn của các xưởng còn lại thuộc loại “chất thải rắn không độc hại”
(theo 155/1999/QĐ_TTg ngày 16/7/1999 về “Danh mục chất thải rắn độc hại”), sau mỗi
ca làm việc được thu dọn và chuyển vào bãi chứa xỉ trong khuôn viên Trung tâm rồi
định kỳ thuê Công ty Môi trường đô thị Hà Nội chở lên bãi thải rác của thành phố. Vấn
đề chất thải rắn được chỉ ra trong Phụ lục 05.
3.4. Công tác vệ sinh an toàn lao động cho công nhân và phòng cháy chữa cháy tại Trung
tâm
Hiện nay, Trung tâm đã có chính sách an toàn trang thiết bị và vệ sinh môi
trường tại các xưởng. Việc thiết lập chính sách này là do Viện nghiên cứu Mỏ & Luyện
kim đặt ra, trong đó có nội quy phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trung tâm cũng đã
thành lập đội PCCC cơ sở, tuy nhiên hoạt động và hệ thống PCCC của Trung tâm chưa
hợp lý. Vì vậy cần lắp đặt thêm các thiết bị chữa cháy, xem xét vị trí đặt bình chữa cháy,
tiến hành kiểm tra định kỳ và tập huấn thường xuyên cho toàn bộ công nhân viên chức
của Trung tâm.
Chương 4: Chương trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi
trường theo iso 14001 cho trung tâm thực nghiệm tam hiệp
4.1. Kế hoạch xây dựng
Để thực hiện được HTQLMT, Trung tâm cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để
triển khai hệ thống. Chi tiết kế hoạch được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Kế hoạch thực hiện ISO 14001 của Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ISO 14001
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1
GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ VÀ LẬP
KẾ HOẠCH
1
Lãnh đạo đưa ra cam

kết thực hiện
2 Phân bố nguồn lực
3
Tìm hiểu yêu cầu tiêu
chuẩn ISO 14001
4
Xem xét ban đầu về
môi trường
5 Lập kế hoạch
GIAI ĐOẠN 2: XÂY DỰNG
HTQLMT
6
Viết sổ tay quản lý
môi trường
7
Xây dựng các thủ tục
liên quan
GIAI ĐOẠN 3: TIẾN HÀNH ÁP
DỤNG VÀ THEO DÕI HTQLMT
8
Áp dụng và theo dõi
HTQLMT
9
Đào tạo đánh giá nội
bộ
10 Đánh giá nội bộ
11 Xem xét của lãnh đạo
GIAI ĐOẠN 4: ĐÁNH GIÁ, XEM
XÉT VÀ CHỨNG NHẬN HỆ
THỐNG

12
Đánh giá sơ bộ +
Đăng ký chứng nhận
13 Đánh giá chính thức
Nguồn: Bản kế hoạch thực hiện ISO – 14001 - Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
4.2. Xây dựng HTQLMT theo yêu cầu của tiêu chuẩn
Các định nghĩa được áp dụng cho mục đích của tiêu chuẩn và nội dung
các yêu cầu của HTQLMT được nêu rõ trong phụ lục 06.
4.2.1. Các yêu cầu chung (Điều 4.1)
Trung tâm phải thiết lập và duy trì HTQLMT, theo các yêu cầu của tiêu
chuẩn được mô tả trong toàn bộ điều 4.
Mục đích là áp dụng một HTQLMT như mô tả trong bản qui định này sẽ
thu được kết quả hoạt động môi trường cải thiện. Bản qui định này dựa trên
nguyên lý rằng Trung tâm sẽ thường kỳ xem xét lại và đánh giá HTQLMT của
mình nhằm xác định cơ hội cho việc cải tiến và áp dụng chúng. Những cải tiến
đối với HTQLMT của Trung tâm là nhằm dẫn đến cải tiến bổ xung cho kết quả
hoạt động môi trường.
Hệ thống này phải tạo điều kiện cho Trung tâm để:
a. Thiết lập một chính sách môi trường thích hợp với Trung tâm.
b. Định rõ các khía cạnh môi trường nảy sinh từ các hoạt động sản phẩm
hoặc dịch vụ đã qua, hiện có hoặc dự kiến của Trung tâm, nhằm xác
định các tác động môi trường.
c. Định rõ các yêu cầu tương ứng về luật pháp và quy định.
d. Định rõ các ưu tiên và đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
e. Thiết lập một cơ cấu và chương trình nhằm áp dụng chính sách và đạt
các mục tiêu và chỉ tiêu.
f. Tạo thuận lợi cho các hoạt động lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát,
hành động khắc phục, đánh giá và soát xét, nhằm đảm bảo cho chính
sách được phù hợp và HTQLMT vẫn thích ứng.
g. Có khả năng làm cho thích hợp với các hoàn cảnh thay đổi.

Ban lãnh đạo Trung tâm đã nhận thức các yêu cầu, mục đích nêu trên và
lập kế hoạch thực hiện để đạt được.
4.2.2. Chính sách môi trường (Điều 4.2)
Hiện nay, Trung tâm đã thiết lập chính sách môi trường làm nền tảng để
xây dựng HTQLMT. Chính sách này làm dưới dạng văn bản và phổ biến tới mọi
người. Sau đây là tuyên bố về chính sách môi trường của Trung tâm:
“Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp chuyên về thử nghiệm các công nghệ,
quy trình mới để sản xuất các kim loại, hợp kim, phi kim, đồng thời chế tạo, sửa
chữa các trang thiết bị theo nhu cầu thị trường, đặc biệt là những nhu cầu trong
lĩnh vực Mỏ và Luyện kim.
Chúng tôi xin cam kết:
- Có kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện liên tục hiện trạng môi
trường và HTQLMT.
- Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu khác về môi
trường.
- Lựa chọn các công nghệ, loại hình sản xuất phù hợp nhất về mặt môi
trường (bên cạnh các chỉ tiêu kỹ thuật) trước khi thử nghiệm, sản xuất.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu, đảm bảo giảm dần khối
lượng chất thải tạo ra trong các hoạt động sản xuất.
- Thường xuyên xem xét, đánh giá các khía cạnh môi trường của các công
nghệ cũng như loại hình sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới
môi trường.
- Thiết lập thói quen làm việc có cân nhắc đến vấn đề môi trường đối với
toàn thể cán bộ hoạt động tại Trung tâm.”
Chính sách môi trường của Trung tâm đã đáp ứng được các yêu cầu về
chính sách môi trường của tiêu chuẩn ISO 14001 là sự cam kết về ngăn ngừa ô
nhiễm, cải tiến liên tục và tuân thủ các yêu cầu pháp luật.
4.2.3. Lập kế hoạch (Điều 4.3)
4.2.3.1. Khía cạnh môi trường ( Điều 4.3.1)
- Tình hình thực tế tại Trung tâm:

Các khía cạnh môi trường tại Trung tâm đã được xác định tương đối toàn
diện, đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu pháp luật (đối với các thông số được xác
định). Danh sách các khía cạnh môi trường của Trung tâm được chỉ ra ở bảng 3.
Bảng 3: Danh sách các khía cạnh môi trường và tác động môi trường
STT
Khía cạnh môi
trường
Tác động môi trường Chú thích
1
Phát thải khói,
khí thải
gây ô nhiễm không khí, ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ người
lao động
phát sinh từ các hoạt động, dịch vụ, sản
phẩm; chủ yếu từ các lò luyện kim, lò sấy.
2
Phát sinh bụi
gây ô nhiễm không khí, mặt đất,
bệnh nghề nghiệp
phát sinh chủ yếu từ quá trình gia công
quặng, cơ khí...
3
Xả thải nước thải gây ô nhiễm nước, thuỷ vực
chủ yếu từ quá trình tuyển quặng, điện
phân, thuỷ luyện...
4
Thải chất thải rắn
gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng xấu tới sức khoẻ người

lao động, cảnh quan, môi trường
bao gồm chất thải rắn công nghiệp từ hầu
hết các xưởng và chất thải rắn sinh hoạt.
5
Bức xạ nhiệt
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
người lao động
từ các lò luyện kim, lò hơi.
6
Tiếng ồn, độ
rung
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
người lao động
từ các hoạt động gia công cơ khí, hệ
thống lọc bụi, thiết bị tuyển khoáng...
7
Từ trường
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
người lao động
chủ yếu từ các quá trình tuyển quặng
dùng từ trường mạnh.
8
Phóng xạ
ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
người lao động, làm ô nhiễm
môi trường
từ quặng chứa nguyên tố phóng xạ.
9
Vệ sinh công
nghiệp

ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường lao đông, an toàn và
năng suất lao động
bao gồm các yếu tố: trật tự, gọn gàng,
sạch, hợp lý, an toàn trong và ngoài
xưởng.
10
Cảnh quan môi
trường
ảnh hưởng tới thẩm mỹ công
nghiệp của xưởng, Trung tâm và
đời sống lao động
bao gồm các yếu tố: xanh, sạch, đẹp, hợp
lý.
11
Chất thải đặc biệt
nguy hại
gây nguy hiểm tới sức khoẻ, tính
mạng người lao động; tác động
xấu tới môi trường trước mắt và
tồn tại dạng lỏng, khí, rắn; chứa độc tố
theo TCVN.
lâu dài
12
Nguy cơ cháy nổ
phá huỷ môi trường, trang thiết
bị, con người
bao gồm chất dễ gây cháy, nổ: xăng, dầu,
hoá chất và áp lực lớn.
13

Ưu tiên công
nghệ thân thiện
môi trường
tiết kiệm nguyên liệu đầu vào,
giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi
trường và sức khỏe người lao
động
đánh giá trình độ công nghệ áp dụng, khả
năng cải tiến công nghệ trên cơ sở bảo vệ
môi trường và ý nghĩa xã hội.
Nguồn: Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
Trung tâm cũng đã xây dựng được tiêu chí đánh giá các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa là những khía cạnh môi trường có hoặc có thể tác động đáng
kể tới môi trường, làm cơ sở để thiết lập nên các mục tiêu và chỉ tiêu của
HTQLMT. Tiêu chí đánh giá khía cạnh môi trường được đưa ra trong bảng 4.
Bảng 4: Tiêu chí đánh giá khía cạnh môi trường

Tiêu chí
Loại mức (i)
Yêu cầu luật
pháp (A)
Tần suất
xảy ra (B)
Mức độ tác
động (C)
Phạm vi tác
động (D)
Khiếu nại
(E)
1

- Hoàn toàn thoả
mãn Yêu cầu
pháp luật
- Không quy định
- Rất ít khi
xảy ra (hoặc
1 lần/ năm)
- Không
đáng kể
- Tại chỗ làm
việc
- Không có
khiếu nại/
phàn nàn
2
- Xấp xỉ dưới so
với Yêu cầu pháp
luật
- 4 lần/ năm - Nhỏ
- Trong
xưởng
- Có 1 khiếu
nại/ phàn nàn
bằng miệng
3
- Vừa đủ thoả
mãn Yêu cầu
pháp luật
- 1 lần/ tháng - Vừa phải
- 02 đến 03

xưởng
- Có >= 2
khiếu nại/
phàn nàn
bằng miệng
4
- Vi phạm nhẹ
Yêu cầu pháp luật
(xấp xỉ trên mức
cho phép)
- 1 lần/ 2
tuần
- Hơi lớn
- Toàn bộ
Trung tâm
- Có 1 khiếu
nại/ phàn nàn
bằng văn bản
5
- Vi phạm nghiêm
trọng Yêu cầu
pháp luật
- Thường
xuyên xảy ra,
hàng ngày
- Đáng kể,
lớn
- Ra cả ngoài
khu vực
Trung tâm.

- Có >= 2
khiếu nại/
phàn nàn
bằng văn bản
Nguồn: Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
Cách chấm điểm cho khía cạnh môi trường:
Điểm trung bình cho Khía cạnh môi trường i:
Ai + Bi + Ci + Di + Ei
( Ki ) =
5
Nếu Ki >=3 thì khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
* Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa đã được Trung tâm xác định ra là:
Khí thải (xưởng gia công kim loại màu); Bụi (toàn bộ Trung tâm); Chất thải rắn
(toàn bộ Trung tâm); Bụi cưa nhựa (xưởng trang thiết bị); Cảnh quan (toàn bộ Trung
tâm, bãi thải); Ưu tiên công nghệ mới (công nghệ thân thiệt môi trường); nước thải
(xưởng điện phân và xưởng thuỷ luyện).
- Phương án đề xuất:
Trung tâm cần thiết lập thủ tục kiểm soát điều hành; thông tin đến các bộ phận
liên quan; xem xét và cập nhật danh mục các khía cạnh môi trường. Qua đây, chúng tôi
đưa ra một mô hình chung để có thể xác định các khía cạnh môi trường và thiết lập mục
tiêu, chỉ tiêu cho Trung tâm. (Hình 4).
4.2.3.2. Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (Điều 4.3.2)
- Tình hình thực tế tại Trung tâm:
Trung tâm đã thiết lập danh mục các loại văn bản pháp luật liên quan đến môi
trường và các yêu cầu khác mà Trung tâm sẽ phải tuân thủ trong khi áp dụng cho các
khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình. Danh mục các
yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác này được liệt kê ra trong bảng 5.
Bảng 5: Danh sách và nội dung các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
STT Tên văn
bản

Nội dung
1
Luật bảo vệ
môi trường
Toàn dân phải có trách nhiệm: BVMT; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT; đóng góp tài chính cho việc BVMT khi sử dụng thành phần môi
trường và bồi thường thiệt hại khi gây tổn hại tới môi trường; thực hiện các
biện pháp vệ sinh môi trường và các thiết bị kỹ thuật để xử lý chất thải trước
khi thải bảo đảm tiêu chuẩn môi trường để phòng, chống suy thoái môi
trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường; không thải các chất thải
quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; tạo điều kiện cho Đoàn
thanh tra hoặc thanh tra viên thi hành nhiệm vụ và chấp hành quết định cuả
Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
2
Luật khoáng
sản
Bảo vệ tài nguyên và môi trường trong hoạt động khoáng sản.
3
Nghị định số
26 - CP
Xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.
4
Chỉ thị số 199-
TTg
Những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị
và khu công nghiệp.
5
Quy định
BVMT thành
phố Hà Nội

Các công trình xây dựng mới và cải tạo chỉ được phép sản xuất, vận hành
khi đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống thiết bị phòng, chống ô nhiễm
môi trường đạt tiêu chuẩn. Các nhà máy, xí nghiệp phải có bộ phận quản lý,
xử lý các chất thải công nghiệp và quan trắc ảnh hưởng của các chất thải tới
môi trường.
6
Thoả thuận về
Hàng năm, cơ quan phải thực hiện chế độ thanh tra định kỳ về môi trường
môi trường
(Sở KHCN &
MT-
117/KHCN
&MT)
theo quy định của UBND thành phố.
7
Nội quy vệ
sinh môi
trường tại
Trung tâm
thực nghiệm
Tam Hiệp
Tất cả rác thải, xỉ thải của quá trình sản xuất, thí nghiệm, sinh hoạt phải
được đổ về vị trí tập kết rác thải (cuối xưởng X2). Các đơn vị phải thường
xuyên phải tổ chức dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh, bảo vệ cây xanh đã
trồng xung quanh nơi mình quản lý, đảm bảo xanh, sạch, đẹp. Nghiêm cấm
mọi hành vi vi phạm cảnh quan môi trường và vệ sinh công nghiệp. Đơn vị
bị nhắc nhở nhiều lần (3 lần trở lên) hoặc bị lập biên bản thì sẽ bị xử lý hành
chính, phạt tiền gấp 2 đến 3 lần mà Trung tâm chi phí cho khắc phục hậu
quả. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở công nhân
viên chức của mình tổ chức thực hiện.

Nguồn: Trung tâm thực nghiệm Tam Hiệp
- Phương án đề xuất:
Sau khi đã xác định được các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có
liên quan mà Trung tâm cần tuân thủ, Trung tâm cần tiếp tục thu thập thông tin,
xử lý thông tin để cập nhật danh mục văn bản pháp luật phải áp dụng, truyền đạt
tới các bộ phận liên quan và thực hiện, đánh giá sự tuân thủ, lập báo cáo.
Mô hình chung cho việc xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu
khác được trình bày ở hình 5.
Xác định các Yêu
cầu pháp luật
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin
Cập nhật danh mục văn
bản phải áp dụng
Truyền đạt tới các bộ
phận liên quan v thà ực
hiện
Đánh giá
sự tuân
thủ
Báo cáo
Bắt đầu
Thiết lập ban môi trường
Hướng dẫn/đ o tà ạo nhóm xem
xét quá trình, thủ tục
Xem xét tất cả các hoạt động, sản
phẩm v dà ịch vụ
Xác định các khía cạnh v tác à
động
Đánh giá khía cạnh/tác động môi

trường có ý nghĩa dựa trên tiêu
chí
Cân nhắc để xây dựng mục tiêu,
chỉ tiêu. Thiết lập thủ tục kiểm
soát điều h nhà
Thông tin đến các bộ phận liên quan
Xem xét v cà ập nhật danh mục
các khía cạnh môi trường
(Hình 4) (Hình 5)
Hình 4: Mô hình xác định các khía cạnh môi trường và thiết lập mục tiêu
chỉ tiêu
Hình 5: Xác định và duy trì các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
4.2.3.3. Mục tiêu và chỉ tiêu (Điều 4.3.3)
- Tình hình thực tế tại Trung tâm:
Trung tâm đã tiến hành xây dựng các chương trình QLMT bao gồm các
mục tiêu môi trường. Tuy nhiên, việc xây dựng các chương trình QLMT, mục
tiêu môi trường chưa cụ thể và chưa rõ ràng. Do đó việc đánh giá hiệu quả thực
hiện là rất khó.
- Phương án đề xuất:
Để có thể theo dõi các mục tiêu môi trường, chúng tôi tách biệt giữa mục
tiêu môi trường và các chương trình QLMT. Mục tiêu môi trường được cơ cấu
lại theo hướng xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu môi trường cụ thể để theo dõi và
phân công trách nhiệm. Các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường của Trung tâm như
sau:
I- Mục tiêu 1:
Xử lý 100% nước thải công nghiệp từ xưởng tuyển khoáng và nhà thuỷ
luyện. Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945 - 1995 (Loại B). Thời hạn hoàn
thành 30.11.03.
1. Chỉ tiêu 1: 30.3.2003 Hoàn thành thiết kế Hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp.

2. Chỉ tiêu 2: 30.11.2003 Hoàn thành xây dựng Hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp.
II- Mục tiêu 2:
Giảm 5% khói, bụi, khí thải từ các lò luyện trung tần. Bụi và khí thải từ
các lò luyện trung tần sau khi xử lý phải đạt TCVN 5939 - 1995 (Loại A). Lắp
đặt hệ thống thu lọc bụi và xử lý khí thải trong quá trình nấu hợp kim Cu-P và
toàn bộ xưởng nghiên cứu và gia công kim loại (A5). Thời hạn hoàn thành
15.10.03.
1. Chỉ tiêu 1: 30.3.2003 Hoàn thành thiết kế Hệ thống thu lọc bụi và khí thải tại
xưởng A5.
2. Chỉ tiêu 2: 30.5.2003 Lập Quy trình chuẩn bị nguyên liệu từ cáp nhôm, đồng
phế liệu và áp dụng nhằm giảm 5% khói, bụi, khí thải từ các lò trung tần.
3. Chỉ tiêu 3: 30.11.2003 Hoàn thành xây dựng Hệ thống xử lý khí thải công
nghiệp.
III- Mục tiêu 3:
Thu gom, phân loại và xử lý 100% phế thải độc hại theo Quy chế quản lý
chất thải nguy hại kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16.7.1999,
thu gom, phân loại 98% chất thải rắn toàn Trung tâm theo Quy định bảo vệ môi
trường thành phố Hà Nội. Hoàn thành tháng 11.03.
1. Chỉ tiêu 1: 30.4.2003 Hoàn thành thiết kế Hệ thống bãi thải rắn công nghiệp
và sinh hoạt.
2. Chỉ tiêu 2: 30.8.2003 Các đơn vị tự trang bị các thùng chứa phân loại phế thải
và lập quy trình tái sử dụng phế liệu của đơn vị mình.
3. Chỉ tiêu 3: 30.9.2003 Hoàn thành xây dựng bãi thải rắn công nghiệp và sinh
hoạt.
4. Chỉ tiêu 4: 15.10.2003 Hoàn thành Nội quy sử dụng bãi thải.
IV- Mục tiêu 4:

×