Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

kỹ năng lắng nhe trong giao tiếp nghề luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.53 KB, 4 trang )

Trong cuộc sống, có nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe. Điều
đó mang lại những bất lợi gì trong giao tiếp?. Đó có phải là một thói quen
không? Đó có phải là biểu hiện của sự "hợm mình"?. Lại có người trong khi
nghe người khác nói thường nói chen vào và cắt ngang câu chuyện của người
khác. Tại sao lắng nghe lại khó khăn đối với hầu hết chúng ta? Tại sao có trường
hợp hai người nói chuyện, để rồi cả hai bỏ đi mà không biết đối phươn của mình
đã nói gì? v.v."Học lắng nghe" có vẻ là câu chuyện thật buồn cười với nhiều
người. Những thực tế: có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không
đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với việc biết lắng nghe. Ngạn
ngữ Nga cũng có câu "con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc
đời để học lắng nghe". Trong giao tiếp, một trong những yếu tố dẫn đến giao
tiếp thanh công là biết lăng nghe. Lắng nghe là một yếu tố kỳ diệu giúp con
người tạo dựng được những mối quan hệ bền lâu và hạnh phức. Đó là lý do vì
sao biết cách lắng nghe quan trọng như vậy trong giao tiếp.
I. KỸ NĂNG LẮNG NGHE
1. Kĩ năng lắng nghe là gì?
Những gì bạn nghe được từ cuộc sống được gọi là nghe thấy. Nghe thấy là
quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nhưng quá trình lắng
nghe thì chỉ được nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm
thanh thành thông điệp giúp ta hiểu được nội dung cần nghe. Đây là 1 Quá trình
tâm lí có sự tham gia của ý thức và cần sự tập trung, chú ý cao.
2. Vì sao phải học cách lắng nghe
Mục đích của việc lắng nghe:
- Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu nhập được nhiều thông tin, đánh giá
nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
- Lắng nghe sẽ tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc
cảm, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, chia sẻ sự cảm thông với người
khác và khám phá ra những tính cách mới mẻ của một người đã quen.
- Lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn;
bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy
được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn, rồi sau đó những nút thắt của


vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
- Lắng nghe hiệu quả là một cách tốt nhát để cải thiện khả năng giao tiếp
của mình.
II. Những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả khi lắng nghe.
- Lười lắng nghe: Vì phần lớn chúng ta thích nói hơn là thích lắng nghe.
Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ đề khô khan, không chú ý
lắng nghe nếu người nói trình bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác
nói.
- Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát từ việc có định
kiến hoặc cố chấp không đồng tình với lý lẽ của người nói hoặc ngay cả với
người nói. Do cái tôi của người nghe quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết
tất cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn nên không cần
quan tâm đến vấn đề mà người khác đang nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm
chăm nghe để tìm lỗi sai của người nói để phản bác lại.


- Lắng nghe có chọn lọc: Đây là nguyên nhân khá phổ biến mà người nghe
hay gặp phải. Được biểu hiện khi người nghe đang không tập trung vào vấn đề
của người nói đột nhiên chú ý đến cuộc hội thoại khi nghe được một từ hoặc một
cụm từ gây chú ý, hay một cụm từ có liên quan đến nhu cầu cá nhân. Một trong
những vấn đề của việc nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí người nghe
không phải những gì người khác nói mà là những gì người nghe nghĩ rằng người
nói lẽ ra phải nói.
- Không chuẩn bị chiến lược nghe hiệu quả: Khi giao tiếp chúng ta có xu
hướng chuẩn bị những gì nên nói, nói như thế nào nhưng việc này không được
làm tương tự như khi chúng ta là người nghe. Lắng nghe sẽ không đạt được hiệu
quả nếu chúng ta không chiến lược rõ ràng, cụ thể.
III. chiến lược để lắng nghe hiệu quả.
Lắng nghe cũng là một phần của giao tiếp, nhưng thực tế trong giao tiếp ta
chỉ dùng 25-30% để lắng nghe người khác nói. Có một bài thực hành khác thú

vị, đó là bạn sẽ được bịt mắt lại, ngồi nói chuyện với 4-5 người xa lạ. Thay vì
bình thường khi giao tiếp với người đối diện, bạn phải "suy nghĩ liên tục" xem
tiếp sau đây mình sẽ phải nói gì, nói như thế nào. Đến nỗi mất tập trung và
không biết người kia đang nói về vấn đề gì.
Trong trường hợp này, khi bị bịt mắt bạn sẽ phải "gắng lắng nghe", căng tai
lên để xem người đối diện nói gì. Lúc đó bạn sẽ thấy đôi tai mình hiệu quả như
thế nào.
Tạo hóa sinh ra con người với một cái miệng nhưng lại có hai cái tai. Tại
sao lại như vậy? Đơn giản là vì bạn cần lắng nghe từ nhiều phía, và phải lắng
nghe nhiều gấp đôi những gì bạn nói ra..
Do đó, để có một kỹ năng lắng nghe tốt bạn cần tuân thủ các bước sau đây
của chu trình lắng nghe:
Lắng nghe một cách chủ động
Tập trung: Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp là tập
trung _ có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Nhiều người giao tiếp
không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để
các công việc khác xen vào. Kết quả là thông điệp được truyền tải từ người nói
đến người nghe không có chung một cách hiểu như nhau. Tập trung lắng nghe
cũng là biểu hiện tôn trọng, khuyến khích người nói, giúp người nói có thêm sự
tự tin để giao tiếp một cách cởi mở hơn.
Tham dự: Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận.
Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái
gật đầu của người nghe. Về ngôn từ là những từ đệm: "Thật thế sao?", "Thế à?",
"Thú vị nhỉ"... thật ra không có thông điệp quan trọng nhưng nhiều khi lại làm
cho cuộc nói chuyện thêm rôm rảm, làm cho người nói và người nghe trở nên
gần gũi, thân thiện.
Hiều: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra trong bối cảnh ông nói gà, bà nòi vịt vì
không hiểu được thông điệp của giao tiếp. Để hiểu được thông điệp của người
gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội
dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác



nhận như: "Tôi hiểu như thế này có đúng không?" hay "Ý anh là thế này phải
không?"...
Ghi nhớ: "Cái gì cũng chép cũng ghi, không biết thì hỏi"_ là nguyên tắc cơ
bản của giao tiếp. Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn không thể
nhớ hết tất cả những gì mà người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những
thông điệp chính mà người nói muốn truyền tải. Cách tốt nhất để bạn không
quên đi những thông tin cơ bản của một cuộc giao tiếp là trước mỗi cuộc giao
tiếp bạn nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút. Đó là những công
cụ quan trọng nhất bạn nên ghi nhớ những thông tin quan trọng của một cuộc
giao tiếp.
Hỏi đáp: Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và
người nhận. Sau khi nhận thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp
theo cần có sự hỏi đáp với người gửi. Có đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể
hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe. Sơ đồ sau đây mô tả quá
trình hỏi đáp thông điệp trong giao tiếp.
Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình. Quá
trình hỏi đáp là sự chấm dứt cho một chu trình giao tiếp, còn phát triển sẽ giúp
cho quá trình giao tiếp được bước sang một chu trình mới. Chu trình lắng nghe
được mô tả như trên là một mô hình khép kín và diễn ra liên tục theo chiều xoáy
chôn ốc đi lên.
Có người tỏ ra hờ hững khi nghe người khác nói, đó cũng là biểu hiện xem
thường người khác. Không gì buồn bằng khi đang có niềm tâm sự muốn giãi bày
với người khác mà người đó lại tiếp thu với thái độ thờ ơ.
Bởi vậy, nói chuyện có duyên không phải là khéo nói mà trước hết phải có
sự cảm thông với tâm sự của người nói. Người muốn nói chuyện với ta không
phải để nghe ta nói mà thực ra họ muốn chia sẻ tâm sự với họ. Bởi vậy, có niềm
vui nếu kể được với ai, niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn nói được với ai, nỗi buồn
sẽ với đi một nửa.

Nghệ thuật nghe đòi hỏi sự kiềm chế tính hiếu thắng và tính cách điềm đạm
của người nghe. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong giao tiếp hàng ngày.
Ngay cả lúc nói chuyện vui giữa chốn đông người, bạn cũng nên biết
"lượng sức mình", nếu trước đó đã có người nói chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn
họ, tốt nhất ta nên im lặng mà thưởng thức, để không trở thành kẻ nhạt nhẽo, vô
duyên.
KẾT LUẬN
Thế mới biết, "Nghe" là cái tài không phải ai cũng có, mà thực ra chúng ra
cũng cần phải luyện tập. Người biết lắng nghe đâu phải là người kém cỏi. Tục
ngữ có câu: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương", chúng ta
cần rèn luyện mình thành một khán giả biết kiên nhẫn lắng nghe bạn nhé!
Người biết lắng nghe là người hạnh phúc nhất. Dù bạn là nghề gì đi
nữa nhất là những công việc liên quan đến con người thì lắng nghe là kỹ
năng quan trọng đầu tiên bạn cần học.
---------




×