Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
Đề bài số 6: Phân tích cấu trúc của nhân cách cá nhân.
Liên hệ trong đời sống thực tiễn.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I.
Xu hướng
II.
Năng lực
1. Cấu trúc của năng lực
2. Phân loại năng lực
3. Các mức độ biệu hiện của năng lực
III.
Tính cách
1. Cấu trúc của tính cách
2. Những đặc điểm cơ bản của tính cách
IV.
Khí chất
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang
1
1
4
4
4
5
7
7
8
9
10
11
Lời mở đầu
Nhân cách là những nét phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu của con người,
được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với
tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh. Những thuộc tính
tâm lí điển hình của nhân cách là những đặc điểm tâm lí tương đối bền vững
1
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
của một cá nhân mà chúng đem lại cho hành vi và hoạt động của người này
một sắc thái cá nhân. Cấu trúc của nhân cách bao gồm bốn thuộc tính: xu
hướng, năng lực, tính cách và khí chất.
I.
Xu hướng
Hoạt động của con người, của nhân cách bao giờ cũng hướng tới một mục
tiêu nhất định. Sự hướng tới này được phản ánh trong tâm lí mỗi người dưới
dạng xu hướng nhân cách.
Xu hướng cá nhân là một hệ thống động cơ, mục đích định hướng và thúc
đẩy con người tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, hứng thú, hoặc
vươn tới mục tiêu mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình
Xu hướng nhân cách tồn tại lâu dài ở một người, thậm chí suốt cuộc đơi.
Tuy nhiên, xu hướng nhân cách vẫn có thể bị thay đổi hay điều chỉnh, điều
này phụ thuộc và trình độ phát triển của từng nhân cách. Trong cuộc sống
hàng ngày, xu hướng nhân cách con người được biểu hiện ra bên ngoài ở các
nhu cầu, hứng thú, ở lí tưởng và thế giới quan của người đó.
Đầu tiên là nhu cầu. Để có thể tồn tại và phát triển, cá nhân đòi hỏi ở môi
trường xung quanh để thỏa mãn những cái cần thiết cho mình. Ví dụ như cây
xanh luôn hướng về phía có ánh sáng để có thể tiến hành sự quang hợp, rễ cây
mọc hướng về phía có nguồn nước và đất màu mỡ để hút được những chất
dinh dưỡng cần cho sự sống của nó. Cũng giống như mọi sinh vật khác, con
người cũng có nhưng đòi hỏi và yêu cầu nhất định để tồn tại và phát triển.
Nhu cầu thường có tính chu kì, và nhu cầu của con người khác về bản chất so
với động vật. Các nhu cầu của động vật tương đối ổn định và chỉ hạn chế
trong các nhu cầu ăn, uống, sinh sản… còn các nhu cầu của con người mang
tính bản chất xã hội nên nó đa dạng và phức tạp hơn.
2
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
Xã hội phát triển, các nhu cầu của con người càng đa dạng. Người ta chia
chúng thành 3 loại: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần và nhu cầu gắn liền
với các chức năng xã hội. Những nhu cầu vật chất như ăn , uống, nơi ở, quần
áo mặc,… thường có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của cơ thể con người.
Những nhu cầu tinh thần có cội nguồn từ trong xã hội loài người, liên quan
trực tiếp với những đòi hỏi về các lĩnh vực chính trị - đạo đức, nhận thức,
thẩm mỹ. Còn các nhu cầu gắn liền với chức năng xã hội là những nhu cầu lao
động, giao tiếp, hoạt động, vui chơi,... Có thể nói các nhu cầu lao động, học
tập, vui chơi là những nhu cầu tiêu biểu của một nhân cách, và chính nhờ nó
mà tâm lí, ý thức của con người được phát triển, nhân cách được hình thành.
Thứ hai là hứng thú. Phần lớn, mọi người đều có những hứng thú muôn
màu muôn vẻ, song mỗi người lại có một hứng thú cơ bản trong một lĩnh vực
nào đó. Sự có một hứng thú như thế là một đặc điểm cá nhân của nhân cách.
Hứng thú cá nhân, đó là xu hướng của nhân cách đối với một cái gì đó mà
cá nhân cho là ý nghĩa nhất, có giá trị nhất trong cuộc sống của nó và trong
thế giới này. Mọi hứng thú đều có tính xã hội – lịch sử. Hứng thú tạo nên ở
cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng. Khát vọng này biểu hiện
ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm mình hứng thú, điều chỉnh
các quá trình tâm lí (tri giác, tư duy, tưởng tượng) theo một hướng xác định.
Do đó hoạt động của con người được tích cực hóa theo hướng phù hợp với
hứng thú. Như khi học tiểu học, học sinh thường hứng thú với những thứ
thuộc về tương lai, mơ ước và cố gắng thực hiện nó. Hứng thú biểu hiện ở hai
mức độ khác nhau là hứng thú thụ động và hứng thú tích cực.
Thứ ba là lý tưởng. Mỗi người đều sống vì một mục tiêu nào đó, ở những
người khác nhau, mục tiêu đó có thể giống nhau cũng có thể hoàn toàn khác
nhau, song nó đều được phản ánh trong tâm lí con người như một hình ảnh
hoàn chỉnh, mẫu mực và có sức hấp dẫn lạ thường đối với người đó. Mỗi
3
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
người trưởng thành đều có lí tưởng của mình. Đó có thể là một hình ảnh cụ
thể, thực tế, sinh động (như là trở thành một sinh viên giỏi, một luật sư tài
năng,…) hoặc cũng có thể là một hình ảnh trừu tượng, kết hợp nhiều nét riêng
lẻ của nhiều người mà cá nhân đó muốn đạt tới (như muốn trở thành một
người chính trực, dung cảm,...). Lý tưởng bao gồm ba mặt: nhận thức, tình
cảm và hành động.
-
Về mặt nhận thức: đối tượng tạo ra lý tưởng bao giờ cũng được cá nhân
nhận thức, thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với đời sống
của riêng mình. Về mặt tình cảm: Đối tượng tạo ra lí tưởng có sức hấp
dẫn, lôi cuốn mọi hoạt động của cá nhân về phía nó. Về mặt hành động:
lý tưởng có tác động lôi cuốn toàn bộ cuộc sống vào hành động.
Trong lý tưởng có sự thống nhất hài hòa giữa nhận thức sâu, tình cảm mạnh
và ý chí kiên cường. Đặc điểm đó khiến lí tưởng có tác dụng như một động cơ
thúc đẩy cá nhân hành động vượt qua khó khăn
Thứ tư là thế giới quan. Thế giới quan là nền tảng của toàn bộ đời sống
tâm lí cá nhân, chi phối mọi phẩm chất tâm lí khác của con người, xác định
phương châm hành động cho người đó. Thế giới quan có thể mang tính khoa
học hoặc phản khoa học. Thế giới quan của Mác xít là thế giới quan khoa học,
đồng thời là thế giới quan chủ đạo của xã hội chủ nghĩa chúng ta.
Cuối cùng là niềm tin. Niềm tin là bộ phận cao nhất và phức tạp nhất của
thế giới quan, là sự hòa quyện giữa nhận thức, tình cảm và ý chí của cá nhân.
Niềm tin quan trọng nhất là long tin sâu sắc vào lí tưởng mà mình sẽ theo
đuổi. Như trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trước đây,
nhân dân ta có một niềm tin vững chắc vào Đảng và Cách mạng, từ niềm tin
biến thành hành động, đất nước ta đã chiến thắng, nhân dân ta được ấm no.
II.
Năng lực
4
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
Nếu xu hướng nhân cách nói lên ước vọng của một cá nhân muốn đạt tới
mục tiêu nào đó thì năng lực là điều kiện để cá nhân đó đạt được mục tiêu này
Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho
hoạt động đó diễn ra có kết quả..
Đối với học sinh có năng lực âm nhạc, đặc điểm nối bật chính là cảm giác
âm thức, thính giác hài hòa, cảm giác nhịp điệu. Ví dụ như những lần sinh
hoạt lớp, tham gia phong trào văn nghệ, cả lớp đều thấy bạn Duy Anh hát rất
hay, múa cũng rất đẹp. Còn đặc trưng của những học sinh có năng lực toán
học là sự khái quát nhanh chóng, thu gọn các lập luận toán học, tính mềm dẻo
trong tư duy,…
1.
Cấu trúc năng lực
Cấu trúc năng lực là sự tổng hợp các phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo thành
một năng lực nào đó, bao giờ cũng có ba thành phần: Những thuộc tính chủ
đạo, những thuộc tính làm chỗ dựa và những thuộc tính làm nền. Chẳng hạn
trong phẩm chất tạo nên năng lực sư phạm thì các phẩm chất như tinh thần
yêu thương học sinh, khả năng truyền thụ kiến thức,.. giữ vai trò chủ đạo và
quan trọng nhất; những thuộc tính làm chỗ dựa là vốn ngôn ngữ giàu hình
tượng, tấm lòng nhân hậu, vị tha…
2.
Phân loại năng lực
Có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau. Theo xu hướng chuyên môn
hóa người ta chia thành 2 loại: năng lực chung và năng lực riêng. Có những
phẩm chất tâm lí đáp ứng yêu cầu của nhiều dạng hoạt động được gọi là năng
lực chung như tư duy tốt, thông minh, trí tưởng tượng sáng tạo... Lại có
những phẩm chất tâm lí không phải ai cũng có, chỉ phù hợp với một hoạt
động chuyên môn nhất định, được gọi là năng lực riêng, như khả năng cảm
5
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
thụ âm nhạc, khiếu vẽ tranh, nhạc họa,… Năng lực chung và năng lực riêng
có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển. Năng lực
chung càng phát triển thì càng tạo điều kiện cho năng lực riêng phát triển
nhanh chóng và ngược lại.
Còn nếu như xét về nguồn gốc phát sinh, người ta lại chia thành 2 loại:
năng lực tự nhiên và năng lực xã hội. Năng lực tự nhiên là năng lực có nguồn
gốc sinh vật, có mối liên hệ trực tiếp với các yếu tố bẩm sinh di truyền và tư
chất cá nhân. Năng lực xã hội được hình thành trong quá trình phát sinh xã
hội và chỉ có con người mới có, như năng lực học tập, năng lực lao động,
năng lực ngôn ngữ,…
Năng lực là điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động có kết quả. Mỗi
người phải cố gắng rèn luyện cho mình những năng lực chung và năng lực
riêng nhất định, bởi vì sự phát triển của các năng lực chính là sự phát triển của
nhân cách cá nhân.
3.
Các mức độ biểu hiện của năng lực
Dựa theo tốc độ tiến hành hoạt động và chất lượng sản phẩm của một
người, có thể phân được năm mức độ của năng lực: Tư chất, Thiên hướng,
Năng khiếu, Tài năng và Thiên tài.
Tư chất là mầm mống đầu tiên của năng lực cá nhân. Đó là những đặc
điểm giải phẫu – sinh lí của con người, quan trọng là những đặc điểm của hệ
thần kinh, nó mang tính chất bẩm sinh – di truyền và là cơ sở tự nhiên, tiền đề
vật chất của năng lực. Tư chất là một trong những điều kiện bên trong không
thể thiếu được cho sự xuất hiện năng lực.
Thiên hướng là những phẩm chất đầu tiên của năng lực, được bộc lộ trong
hoạt động trên cơ sở của những tố chất nhất định. Tư chất gặp những điều
kiện hoạt động phù hợp sẽ phát triển thành thiên hướng.
6
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
Năng khiếu là dấu hiệu sớm của một năng lực đặc biệt nào đó, làm cho họ
nổi bật lên so với những người khác. Năng khiếu được bộc lộ trong hoạt động
mang tính chất nghề nghiệp. Như nhà toán học vĩ đại Gaox lúc bốn tuổi đã
biết tính toán, lên 9 tuổi đã tìm ra cách giải toán “Tìm tổng các số tự nhiên từ
1 đến 100” bằng 50 cặp x 101 =5050 trước sự ngạc nhiên của thầy giáo và
bạn bè. Nhạc sĩ thiên tài Môda lúc mới 2 tuổi đã biết xúc động trước những
bản nhạc vui, buồn. Năm lên 6 tuổi ông đã biết sáng tác nhạc, 9 tuổi bắt đầu
biểu diễn trước công chúng và 12 tuổi đã sáng tác được những bản nhạc giao
hưởng nổi tiếng.
Tài năng là những người đã tiến hành được những hoạt động độc đáo,
phức tạp, kết quả xuất sắc, ít người sánh kịp. Đặc điểm của tài năng là sự sáng
tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Người có tài năng là người tìm ra
được những phát minh, sáng chế, có nhiều sáng kiến trong một lĩnh vực nhất
định. Như Thomas Edison là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất
mọi thời đại, ông đã phát minh ra máy ghi âm, bóng điện…
Thiên tài là mức độ phát triển năng lực cao nhất, con ngườiđã tiến hành
một hoạt động vô cùng phức tạp và đạt được kết quả vô cùng to lớn, có một
không hai, mang ý nghĩa lịch sử, xã hội to lớn, mở ra một hướng phát triển
mới trong một lĩnh vực nào đó. Như vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của chúng ta đã
góp phần tạo ra một sự chuyển biến to lớn cho phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của đất nước ta, tìm ra con đường cứu nước, đưa nước ta thoát
khỏi xiềng xích nô lệ, dân ta được ấm no, hạnh phúc.
III.
Tính cách
Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lí ổn định của con
người, những đặc điểm này quy định phương thức hành vi điển hình của
người đó trong những điều kiện và hoàn cảnh sống nhất định, thể hiện thái
độ của họ đối với thế giới xung quanh và bản thân.
7
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
1.
Cấu trúc của tính cách
Tính cách không phải là tổng hợp đơn giản của nhiều nét tính cách mà là
một cấu trúc trọn vẹn, bao gồm hệ thống thái độ và hành vi, cử chỉ, cách nói
năng tương ứng; các nét tính cách quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau, trong đó
hệ thống thái độ chi phối hành vi, cử chỉ, cách nói năng. Ngược lại hệ thống
hành vi, cử chỉ, cách nói năng phải bộc lộ những thái độ nhất định.
Hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm 4 mặt sau:
-
Thái độ đối với xã hội, tập thể thể hiện qua những nét tính cách như
lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc; thái độ đối với các vấn đề chính trị
-
thời sự, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
Thái độ đối với lao động thể hiện ở những phẩm chất như ý thức trách
nhiệm, sự kiên trì, tính cẩn thận, tình yêu công việc, sự sáng tạo cố
gắng trong lao động… hoặc những phẩm chất đối lập như sự vô trách
nhiệm, tính cẩu thả… Thái độ của con người với lao động sẽ giúp ta
-
hiểu rõ về tính cách của nó.
Thái độ đối với mọi người thể hiện rõ nhất trong các hành vi và ngôn
ngữ của con người; ở những nét tính cách như tính cởi mở, thẳng thắn,
chân thành, tinh thần nhân ái,… hay những tích cách không tốt như dối
-
trá, thô bạo, sự bàng quan vô trách nhiệm,…
Thái độ đối với bản thân, những nét tính cách như: ý thức tự đánh giá,
tính khiêm tốn, giản dị, lòng tự trọng,… là tính cách tốt, quan trọng đối
với bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những tính cách tiêu cực như nịnh
hót, khoe khoang, lừa phỉnh.
Tóm lại, tính cách mỗi người là sự kết hợp độc đáo của các nét tính cách
khác nhau, và cùng với các thuộc tính tâm lí cá nhân điển hình khác như xu
hướng, năng lực,… tạo nên nhân cách một người. Người có tính cách tốt, nhất
quán thì hệ thống thái độ sẽ tương ứng với hệ thống hành vi, cử chỉ, cũng như
cách nói năng. Chẳng hạn như, bạn Duy là người rất nghiêm túc, luôn nghiêm
8
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
khắc với bản thân còn bạn Hải thì ngược lại, sống buông thả, thiếu ý thức,
trách nhiệm.
2.
Những đặc điểm cơ bản của tính cách
Những nét tính cách không phải là biểu hiện ngẫu nhiên của nhân cách mà
là những đặc điểm bền vững trong hành vi của một người, những đặc điểm đã
trở thành thuộc tính của nhân cách. Tính cách là một thuộc tính tâm lý hết sức
phong phú, đa dạng, có nhiều đặc điểm khác nhau như: Tính đa dạng; Tính
thống nhất và mâu thuẫn và Tính điển hình cá biệt.
Tính cách con người với tư cách là một thực thể xã hội được qui định bởi
tồn tại xã hội. Tính cách của mỗi người vừa được quy định bởi hoàn cảnh xã
hội, vừa được quy định bởi đời sống cá nhân. Nó là sự thống nhất của cái điền
hình và cái cá biệt. Một mặt, tính độc đáo của cá thể và điều kiện, hoàn cảnh
sống của mỗi người tạo nên tính cá biệt. Còn những nét tính cách điển hình là
sản phẩm của những điều kiện xã hội – lịch sử nhất định. Chúng ta có thể biết
được những nét tính cách điển hình của một thời đại hay một dân tộc, một
tầng lớp qua các tác phẩm văn học và lịch sử có giá trị, có thể thấy những
nhân vật anh hung dân tộc, chiến sĩ cách mạng đều có một lòng kiên trung,
tính quật cường, ý chí bất khuất.
Trong tính cách mỗi người, thường có một số nét tính cách tích cực và một
số nét tính cách tiêu cực. Chẳng hạn, anh Nam là người có tính cởi mở, lạc
quan chân tình nhưng lại sống tự do, tùy tiện.
IV.
Khí chất
Trong số những thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách thì khí chất là
thuộc tính dễ nhận ra hơn cả, làm cho cá nhân này khác biệt so với cá nhân
khác. Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
9
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
tương đối bền vững của cá nhân, đặc trưng cho hoạt động tâm lý về cường
độ, tốc độ, nhịp độ, thể hiện sắc thái riêng và hành vi cử chỉ của người đó.
Chẳng hạn một số người thì nhanh nhẹn hoạt bát, ăn to nói lớn; một số
khác thì nhỏ nhẹ, chậm chạp,… Và những điều đó chỉ là những biểu hiện
thuần thúy bên ngoài của hoạt động tâm lý mỗi người.
Kiểu khí chất là những sự kết hợp khác nhau của những thuộc tính khí chất
như: tính nhạy cảm, tính phản ứng, tính tích cực, nhịp độ phản ánh, tính mềm
dẻo hay cứng nhắc, tính hướng nội hay hướng ngoại, tính dễ bị xúc cảm,…
chúng có quan hệ qua lại một cách có quy luật.
-
Thứ nhất là kiểu khí chất linh hoạt. Những người có tính khí linh hoạt
đều là người có sức sống dồi dào, nhanh nhẹn, hoạt bát… Họ có thể
dốc hết sức mình vào những việc cảm thấy thích thú, thường là những
người vui vẻ cởi mở nên thất bại và những điều khó chịu không làm
ảnh hưởng lâu đến tâm trạng họ. Cảm xúc thường không ổn định, dễ
-
rung cảm nhưng ít sâu sắc. là người hấp tấp, vội vàng và thiếu kiên trì.
Thứ hai, kiểu khí chất bình thản. Những người mang kiểu khí chất này
thường chậm chạp, bình thản, ít nói, hầu như không có sự hấp tấp vội
vàng, ít khi bị kích động. Trong công việc thường là người cần mẫn,
-
kiên trì, sống kín đáo, vui buồn ít thể hiện.
Thứ ba, kiểu khí chất nóng. Người có tính khí nóng có đặc điểm nổi bật
là rất hăng hái trong những công việc mà họ thấy hấp dẫn. Họ phản ứng
rất nhanh trước các tác động bên ngoài cũng như bên trong, dễ bị tác
động, thường quả quyết trong hành động, chủ động sáng tạo, và đặc
-
biệt rất dễ thích nghi với môi trường xung quanh.
Thứ tư, kiểu khí chất ưu tư. Người có khí chất ưu tư thường sâu sắc, tế
nhị, chín chắn, thận trọng, các phản ứng diễn ra chậm chạp, ngại va
chạm, ngại tiếp xúc, thiếu tự tin và hay mặc cảm. Tuy nhiên người có
10
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
khí chất này lại là người biết suy tính đắn đo trước mọi công việc,
không vội vàng, luôn làm việc một cách bền bỉ.
Như vậy, bốn kiểu khí chất điển hình ở trên đều có những mặt mạnh và mặt
hạn chế, không có loại nào là tốt hay xấu hoàn toàn. Những người thuộc bất
kì kiểu khí chất nào cũng đều có thể trở thành người tốt, có ích cho xã hội nếu
được giáo dục và rèn luyện đúng đắn và được sử dụng hợp lí.
Kết luận
Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách như xu hướng, năng lực,
tính cách và khí chất đều là những đặc điểm tâm lí tương đối bền vững của
con người, do mỗi con người hình thành nên trong cuộc sống của mình dưới
tác động tổng hợp của các nhân tố: giáo dục, hoạt động , giao lưu,…
Danh mục tài liệu tham khảo
1.
Giáo trình Tâm lý học đại cương – Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2008.
2.
Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lí học, Nxb. Đại học Quốc
gia, Hà Nội, 2000.
11
Bài tập lớn học kì môn Tâm lí học đại cương
3.
GS. Phạm Tất Dong, Giáo trình Tâm lý học đại cương
– Viện đại học mở Hà Nội, Nxb. Bộ giáo dục và đào
tạo, Hà Nội.
4.
5.
6.
7.
Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (chủ biên), Một số vấn
đề nghiên cứu nhân cách. Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2004.
Các trang web:
/> /> />
12