LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là do công trình nghiên cứu của chính tôi thực
hiện. những số liệu trong khóa luận tốt nghiệp này là trung thực. Các đoạn
trích được trích dẫn rõ ràng, đúng quyền tác giả. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn chưa từng được công bố.
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Viết Hưng
Lời cảm ơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học sư
phạm Đà Nẵng, Thầy cô giáo trong khoa Tâm lý – giáo dục đã tận tình chỉ
bảo giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt 4 năm học tập tại
trường cũng như trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Tô
Thị Quyên cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Ban giám hiệu nhà trường, các
thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Sử - Địa và bộ môn Giáo
dục công dân, giáo viên chủ nhiệm và tập thể học sinh các lớp 10a1, 10a13,
12b1 và 12b6 cùng toàn thể các em học sinh trường THPT Hà Huy Tập – Hà
Tĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác để em có thể hoàn thành khó luận tốt
nghiệp này.
Cảm ơn các bạn trong lớp và các anh chị khóa trước đã chia sẽ tài liệu và
giúp đỡ tôi rất trong quá trình thực hiện đề tài này.
Báo cáo tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để bài đề tài được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 5 năm 2010.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Viết Hưng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................. 10
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 11
4. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 11
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................ 12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 12
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận...................................................... 12
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................. 12
6.2.1. Phương pháp quan sát ................................................................ 12
6.2.2 . Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ......................................... 12
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn ............................................................. 12
6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ................... 12
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ......................... 12
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 13
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 13
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu ..................................................... 13
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về khí chất ..................................... 13
1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu về stress ............................................ 17
1.1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ................................. 17
1.1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ..................................... 20
1.2. Những vấn đề chung về khí chất ..................................................... 22
1.2.1. Khái niệm về khí chất ................................................................. 22
1.2.1.1. Định nghĩa ................................................................................ 22
1.2.2.1. Những thuộc tính cơ bản của khí chất ...................................... 23
1.2.2. Cơ sở hình thành của khí chất ................................................... 23
1.2.2.1. Cơ sở sinh lý của khí chất........................................................ 23
1.2.2.2. Bản chất xã hội của khí chất ................................................... 26
1.2.3. Đặc điểm của các kiểu khí chất ................................................. 27
1.2.3.1. Kiểu khí chất Xăngghanh: linh hoạt ......................................... 27
1.2.3.2. Kiểu khí chất nóng nảy - kiểu Côlêric ...................................... 28
1.2.3.3. Kiểu khí chất bình thản - Phlecmatic ....................................... 28
1.2.3.4. Khí chất ưu tư - Mêlăngcôlic .................................................... 29
1.3. Những vấn đề chung về stress ......................................................... 31
1.3.1. Khái niệm chung về stress ......................................................... 31
1.3.1.1. Stress là gì? ............................................................................... 31
1.3.1.2. Cơ chế gây bệnh của stress...................................................... 35
1.3.2. Cách phân loại stress .................................................................. 37
1.3.2.1. Stress tích cực (Eustress) ......................................................... 37
1.3.2.2. Stress tiêu cực (Distress)........................................................... 38
1.3.2.3 Hyperstress ................................................................................ 38
1.3.2.4 Hypostress.................................................................................29
1.3.3. Các giai đoạn của trạng thái stress ............................................ 39
1.3.4. Nguyên nhân gây ra stress. ........................................................ 40
1.3.4.1. Những yếu tố sinh học và sức khỏe ......................................... 40
1.3.4.2. Môi trường sống ....................................................................... 43
1.3.4.3. Yếu tố tâm lý ............................................................................. 43
1.3.5. Dấu hiệu nhận biết stress .......................................................... 44
1.3.5.1. Dấu hiệu về stress về mặt cơ thể............................................... 44
1.3.5.2. Dấu hiệu về mặt tâm lý ............................................................. 44
1.3.5.3. Dấu hiệu về hành vi .................................................................. 46
1.3.6. Ảnh hưởng của stress đối với con người ................................... 47
1.3.6.1. Ảnh hưởng tiêu cực ................................................................... 47
1.3.6.2. Ảnh hưởng tích cực ................................................................... 48
1.3.7. Cách phòng và điều trị stress ..................................................... 49
1.3.7.1. Các cách phòng ngừa stress ..................................................... 49
1.3.7.2. Các cách tiếp cận trong điều trị stress .................................... 50
1.4. Cơ sở lý luận mối liên hệ giữa khí chất và stress .......................... 52
1.4.1. Khái niệm liên hệ ....................................................................... 52
1.4.2. Cơ sở lý luận mối liên hệ giữa khí chất và stress ..................... 52
1.5. Những vấn đề chung về học sinh THPT ........................................ 55
1.5.1. Khái niệm học sinh THPT ........................................................ 55
1.5.2. Sự phát triển thể chất của học sinh THPT ............................... 55
1.5.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT ........................................ 55
1.5.3.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh THPT ................................ 56
1.5.3.3. Đặc điểm tình cảm của học sinh THPT .................................... 57
1.5.4. Đặc điểm hoạt động học tập ở học sinh THPT ......................... 58
1.5.5. Một số vấn đề về stress của học sinh THPT hiện nay............... 59
Kết luận chương 1 ................................................................................ 62
Chƣơng 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP ............... 64
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát ....................................... 64
2.2. Mô tả quá trình nghiên cứu ............................................................. 65
2.3. Mô tả các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 65
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .............................................. 65
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ........................................... 65
2.3.2.1 Phương pháp trắc nghiệm ......................................................... 65
2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................... 68
2.3.2.3. Phương pháp quan sát, dự giờ ................................................. 69
2.3.2.4. Phương pháp phỏng vấn ........................................................... 69
2.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình .................... ..69
2.3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ................. 70
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... ..71
3.1. Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của học sinh trƣờng
THPT Hà Huy Tập .................................................................................. 71
3.1.1. Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và hướng ngoại
với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy Tập ............................ 71
3.1.2. Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của học sinh trường
THPT Hà Huy Tập. .............................................................................. 72
3.1.3 Mối liên hệ giữa khí chất với stress theo mức độ stress của các
khối của học sinh trường THPT Hà Huy Tập .................................... 74
3.1.4. Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress theo giới tính của
học sinh trường THPT Hà Huy Tập .................................................... 76
3.2. Mối liên hệ giữa khí chất và nguyên nhân gây ra stress của học
sinh THPT Hà Huy Tập .......................................................................... 78
3.3. Mối liên hệ giữa khi chất và biểu hiện của stress của hóc sinh
trƣờng THPT Hà Huy Tập ..................................................................... 79
3.3.1. Mối liên hệ giữa khí chất và biểu hiện của stress về cơ thể học
sinh trường THPT Hà Huy Tập ........................................................... 79
3.3.2. Mối liên hệ giữa khí chất và biểu hiện stress về mặt tâm lý của
học sinh trường THPT Hà Huy Tập .................................................... 81
3.4. Mối quan hệ giữa khí chất và cách ứng phó với stress của học
sinh trƣờng THPT Hà Huy Tập ............................................................. 83
3.5. Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị stress của học sinh
trƣờng THPT Hà Huy Tập ..................................................................... 85
3.6. Tác động của gia đình đối với các kiểu khí chất khi học sinh bị
stress của học sinh trƣờng THPT Hà Huy Tập .................................... 88
3.7. Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất đối với bố mẹ khi bị
stress của học sinh trƣờng THPT Hà Huy Tập .................................... 90
3.8. Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình bị stress ................................... 92
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 95
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ .....96
1. Kết luận .............................................................................................. ..96
1.1. Về lý luận............................................................................................ 96
1.2. Về thực tiễn ........................................................................................ 97
2. Khuyến nghị ......................................................................................... 98
2.1 . Về phía nhà trường .......................................................................... 98
2.2. Về phía học sinh ................................................................................ 99
2.3. Về phía gia đình ............................................................................... 100
2.4. Đối với xã hội ................................................................................... 101
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Ý nghĩa
1
THPT
Trung học phổ thông
2
THCS
Trung học cơ sở
3
ĐHSP
Đại học Sư phạm
4
ĐHQGHN
Đại Học Quốc Gia Hà Nội
5
KHXH
Khoa học Xã hội
6
Nxb
Nhà xuất bản
7
TLH
Tâm lý học
8
TT
Thứ tự
9
SL
Số lượng
10
Nn
Nguyên nhân
11
Bc
Biểu hiện stress về mặt cơ thể
12
Bt
Biểu hiện stress về mặt thể chất
13
TƯ
Trung ương
14
UBND
Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
Trang
1
Bảng 2.1. Mẫu khách thể khảo
55
2
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa khí chất và cách ứng phó với
74
stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
3
Bảng 3.2. Mối liên hệ giữa khí chất và chia sẻ khi bị
76
stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
4
Bảng 3.3. Đối tượng học sinh ở các kiểu khí chất chia sẻ
77
khi gặp khó khăn của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
5
Bảng 3.4. Tác động của gia đình đến học sinh khi học sinh
79
bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
6
Bảng 3.5. Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất
đối với bố mẹ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà
Huy Tập
81
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ
STT
1
Biểu đồ 3.1 Mối liên hệ giữa các kiểu khí chất hướng nội và
Trang
62
hướng ngoại với mức độ stress của học sinh THPT Hà Huy
Tập
2
Biểu đồ 3.2 Mối liên hệ giữa khí chất và mức độ stress của
64
học sinh trường THPT Hà Huy Tập
3
Biểu đồ 3.3 Mối liên hệ giữa khí chất với mức độ stress theo
65
khối của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
4
Biểu đồ 3.4 Mối liên hệ giữa khí chất với mức độ stress theo
67
giới tính của học sinh trường THPT Hà Huy Tập.
5
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí chất và
69
nguyên nhân gây stress của học sinh THPT Hà Huy Tập
6
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và biểu
71
hiện stress về mặt tâm lý của học sinh trường THPT Hà Huy
Tập
7
Biểu đồ 3.7 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và biểu
72
hiện stress về mặt tâm lý của học sinh trường THPT Hà Huy
Tập
8
Biểu đồ 3.8 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa khí chất và việc
76
chia sẻ vấn đề của mình với người khác nhằm giải tỏa stress
của học sinh THPT Hà Huy Tập
9
Biểu đồ 3.9 Biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa kiểu khí chất và
77
đối tượng chia sẻ của học sinh trường THPT Hà Huy Tập
10
Biểu đồ 3.10 Biểu đồ thể hiện tác động của gia đình đối với
các kiểu khí chất khi học sinh bị stress của học sinh trường
80
THPT Hà Huy Tập
11
Biểu đồ 3.11 Mong muốn của học sinh ở các kiểu khí chất đối
với bố mẹ khi bị stress của học sinh trường THPT Hà Huy
Tập
82
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại và dường như đó là một
phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc sống của mỗi người. Bởi vậy,
dù muốn hay không muốn chúng ta cũng phải học cách sống chung với nó.
Năm 1992, tổ chức Liên Hợp Quốc đã đưa ra một bản báo cáo mang tên
“Bệnh tật trong thế kỷ XX”. [8, trang 7]. Trong đó, có việc cảnh báo stress có
thể mang nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con người ở thế kỷ XXI.
Những rối loạn tâm thần, thường cũng do stress gây ra như: các rối loạn lo
âu ám sợ; phản ứng với stress trầm trọng và các rối loạn sự thích ứng...
Stress nói chung là trạng thái căng thẳng về tâm lý. Stress xuất hiện ở con
người nói chung và trong cuộc sống, trong hoạt động học tập của học sinh
nói riêng, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến hiệu quả hoạt động
học tập của họ.
Theo một nghiên cứu gần đây “Stress trong học tập của học sinh THPT”
của Phạm Thanh Bình, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội phần lớn số học sinh được điều tra đang ở mức độ báo động có tới
143/150 học sinh, chiếm 95,23% học sinh trong tổng số học sinh được điều
tra (tức là từ 60 đến 90 điểm) theo phân loại của Soly – Bensabal.
Như vậy, stress của học sinh hiện nay là vấn đề báo động, nếu như chúng
ta không có những biện pháp và hướng giải quyết khoa học thì để lại những
hậu quả khôn lường không chỉ đối với chính những học sinh đó mà cả gia
đình và xã hội.
Đã có nhiều nghiên cứu về stress và cũng như mối liên hệ giữa stress với
các yếu tố khác như stress với ung thư, stress với nhận thức hay stress với
nghề nghiệp,... Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về
mối liên hệ giữa khí chất và stress, nhất là mối liên hệ giữa khí chất và stress
của học sinh THPT.
Với tính cấp thiết đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí
chất và stress của học sinh trƣờng THPT Hà Huy Tập – Hà Tĩnh”. Đề tài
không những cho chúng ta biết được thực trạng các kiểu khí chất và stress,
mối liên hệ giữa khí chất và stress mà cả xu hướng stress của các kiểu khí
chất, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp giúp học sinh phòng chống stress
phù hợp với kiểu khí chất của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa khí chất và stress của học sinh THPT.
- Đề ra một số giải pháp giúp các em phòng chống stress phù hợp với kiểu
khí chất của mình.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về khí chất, stress và mối liên hệ giữa
chúng.
3.2. Nghiên cứu thực trạng kiểu khí chất và stress ở học sinh, xác định
những yếu tố gây ra stress học sinh, từ đó khảo sát mối liên hệ giữa khí chất
và stress.
3.3. Đề ra phương hướng giải toả và cách thức ngăn ngừa stress theo kiểu
khí chất ở lứa tuổi học sinh
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa khí chất và stress của học sinh
THPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
- Khách thể nghiên cứu: học sinh THPT
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
+ Thời gian nghiên cứu: học kỳ II năm học 2009 - 2010.
+ Khách thể khảo sát: 187 học sinh trường THPT Hà Huy Tập, Cẩm Xuyên,
Hà Tĩnh.
5. Giả thuyết khoa học
Khí chất có mối liên hệ nhất định với stress và có sự khác nhau giữa các
nhóm khách thể:
- Người có các kiểu khí chất hướng nội có xu hướng dễ bị stress hơn
nhưng học sinh có khí chất hướng ngoại.
- Người có khí chất ưu tư và nóng nảy dễ bị stress hơn người có khí bình
thản và linh hoạt.
- Kiểu khí ảnh hưởng đến phản ứng của con người đối với stress và stress
cũng có ảnh hưởng không giống nhau đối với kiểu khí chất đó.
- Tác động của các gia đình đối với các kiểu khí chất khác nhau có sự khác
nhau.
- Các kiểu khí chất khác nhau mong muốn với bố mẹ khi bị stress cũng
khác nhau.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp quan sát
6.2.2 . Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn
6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về khí chất
Từ lâu các nhà tâm lý học đã chú ý đến những sự khác nhau có tính cá biệt
trong hành vi của con người. Ngay từ thời cổ đại, những người có kinh
nghiệm đã ghi nhận rằng có những “hình ảnh hành vi” tiêu biểu cho một cá
nhân. Trong một tình huống nào đó, một người có những đặc tính hành vi nhất
định sẽ hành động chỉ như thế này mà không như thế khác.
Ở Phương Đông, những người Ấn Độ cổ đại theo chủ nghĩa khổ hạnh từ
chối hoạt động thể lực, tính lực đã nêu nên một số quy luật trong sự khác
nhau cá biệt của những người tách khỏi sự vận động. Họ cố gắng “tới gần
thượng đế” bằng cách nằm hoặc đứng bất động hàng ngày trong bãi lầy đồng
thời ngẫm nghĩ về “cái tôi” của mình. Họ cho rằng những người trong cuộc
sống hàng ngày luôn nóng nảy, dễ xúc cảm thì hoàn toàn không thể chịu được
sự cố tình từ bỏ cảm xúc trong lúc im lặng không vận động (tức cái gọi là
“chủ nghĩa khổ hạnh bên trong”). Còn những người rơi vào trạng thái xúc
cảm (ý bệnh hysterin) là những người giữ được thăng bằng để chịu đựng hơn
“chủ nghĩa khổ hạnh bên trong” như vậy.
Trong Chu dịch (hay còn gọi là Kinh dịch) cũng bàn đến vấn đề khí chất.
Sự phân loại khí chất mà Chu dịch là phương pháp phân loại sớm nhất, là
nguồn gốc phân loại khí chất của Nội kinh, là mẫu mực hợp nhất của tâm chất
và thể chất, cũng là điểm phạm của âm dương và ngũ hành kết hợp với nhau.
Bát quái Chu dịch tượng trưng 8 loại thuộc tính vật chất, tức quẻ Càn ☰ là
trời, tính mạng; quẻ Khôn ☷ là đất, tính nhu; quẻ Chấn ☳ là sấm, tính cứng;
quẻ Tốn ☴ là gió, tính thuận; quẻ Khảm ☵ là nước, tính nhu; quẻ Ly ☲ là
lửa, tính nóng; quẻ Cấn ☶ là núi, sâu đậm; quẻ Đoài ☱ là đầm, tính thuận,
tuy là Bát quái thực ra là 5 thuộc tính ngũ hành kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Trong đó, quẻ Ly thuộc tính hoả, vì Ly là mặt trời, vì Khảm Đoài đều là thuỷ,
tính nhu; Chấn là sấm, Tốn là gió đều thuộc mộc; Khôn là đất, Cấn là núi đều
thuộc thổ; quẻ Càn là trời, thuộc kim. Vì vậy người Bát quái có thể tổng quát
là năm loại người, cụ thể như sau:
Một là, người quẻ Ly là mặt trời, khí hoả. Người thuộc quẻ Ly hướng
ngoại cao độ. Người mặt đỏ, nhiệt tình, kích động, hăng hái, đi như bay, việc
làm mang tính bạo phát, tư duy nhanh như chớp, có tố chất của nhà phát
minh, ánh mắt sắc bén… nhưng người này dễ tự cao huênh hoang, kiêu ngạo,
hiếu chiến, dã tâm…
Hai là, người quẻ Khảm là thuỷ, nắm giữ khí thuỷ của trời, tính rất ấm
nhu. Người thuộc quẻ Khảm hướng nội cao độ, trầm tĩnh, giỏi mưu chước,
tâm kế, có tố chất của nhà tham mưu. Người thuộc loại này tính cách thuỷ khí
tương đối nặng tính nước (thuỷ) ẩn kín, vì vậy chất người quẻ Khảm âm nhiều
mà không biểu lộ, bề ngoài tĩnh lặng như hồ nước. Dạng người này cũng có
thể có những tính cách xấu như: suy sút (ý chí), hậm hực, lạnh nhạt, tê liệt về
tình cảm, âm hiểm. Người vô cùng giữ chữ tín, kiên trì và giàu cương nghị ở
bên trong. Tóm lại người quẻ Khảm cho dù không thuận lợi, nhưng trăm
nghìn trắc trở cũng không sờn lòng kiên trì mãi cuối cùng sẽ thành công.
Ba là, người quẻ Khôn tượng trưng địa, tính âm mà chất thuận. Về cơ bản
người quẻ Khôn thiên về hướng nội, khoan dung độ lượng, cần mẫn chăm chỉ,
ung dung khiêm tốn, có tố chất của người thực nghiệp, có ý chí mạnh mẽ,
không ngừng vươn lên. Hạn chế của người quẻ Khôn là phản ứng chậm, lời
nói việc làm chậm chạp, ít nhạy cảm với sự việc mới, dễ có hiện tượng an
nhiên tự tại, không tranh giành.
Bốn là, người quẻ Càn tượng trưng cho trời, thuộc khí Kim, cho nên tính
mạnh mẽ, cứng rắn. Phần lớn thông minh, tính tình rộng rãi, nhìn xa trông
rộng, biết tự kiềm chế, biết tổ chức, có tố chất của người lãnh đạo. Hạn chế
của loại người này là thường giả dối háo danh, lòng tự ái quá mạnh, thậm chí
có tư tưởng chỉ mình là nhất.
Năm là, người quẻ Tốn tượng trưng cho gió, nắm giữ khí phong của trời.
Tính phong thuộc dương chủ động nên loại người này hiếu động, tính gấp,
nhanh nhẹn được việc, tư duy minh mẫn, giỏi về ngoại vụ, có tố chất của nhà
ngoại giao. Người quẻ Tốn đến đi vội vàng giống như cơn gió, nhưng tính
phong nhiều biến đổi, vì vậy người quẻ Tốn phần đông không ổn định, khi thì
giống như cuồng phong, khi thì giống như gió thoảng, lúc thì nhu thuận, lúc
thì mạnh mẽ. Người quẻ Tốn cứng mạnh ở bên trong rất ý chí. Ngoài ra,
người quẻ Tốn đa nghi, đố kỵ, lòng dạ hẹp hòi.
Khí chất Bát quái tuy khác nhau, nhưng đều có thể hoà hiệp cùng tồn tại.
Dịch Thuyết quái viết: “Núi đầm cùng thông hơi với nhau, sấm gió cùng xô
xát nhau, nước lửa chẳng cùng diệt nhau”
Biểu thị bất luận giới tự nhiên hoặc xã hội con người tuy tính khác nhau,
nhưng hoàn toàn có thể hài hoà cùng ở với nhau, cho dù vật chất hoặc người
có tính chất trái ngược nhau, cũng có thể hợp thành một thể thống nhất.
Ở phương Tây, ngay ở Hi Lạp cổ đại, để chỉ những đặc điểm cá biệt của cá
nhân, người ta đưa ra thuật ngữ “khí chất” (temperament). Lịch sử còn ghi
nhận lại tên tuổi Hypocrat (377 – 460 TCN) – một bác sỹ, đồng thời là một
nhà triết học – người đã phát hiện ra các loại khí chất. Những công trình
nghiên cứu chứng minh rằng Hypocrat đã chỉ có một tư tưởng là có bốn chất
lỏng (máu, chất nhầy, mật vàng và nước mật đen) trong cơ thể người ta và tỉ
lệ khác nhau của các chất đó quyết định hành vi của con người.
Một bác sỹ La Mã là Galen (130 – 250 TCN) đã hoàn thành kỹ thuật của
Hypocrat và phân loại thành bốn loại tương ứng với bốn khí chất. Các bác sỹ
Hy Lạp – La Mã cổ đại đều cho rằng mỗi một kiểu khí chất đều phụ thuộc vào
tỷ lệ giữa máu, chất nhầy và mật trong cơ thể người ta. Họ đều nêu lên các
đặc tính sau đây của khí chất cơ bản.
Kiểu linh hoạt là kiểu có số lượng máu trong cơ thể nhiều. Kiểu người này
dễ thay đổi sự quyến luyến, thói quen. Tâm trạng của người kiểu này dễ di
chuyển sang các trạng thái có tính chất khác nhau. Người kiểu khí chất linh
hoạt là gười yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí, nhưng ít kiên nhẫn.
Kiểu sôi nổi là kiểu có số lượng mật vàng tiết ra nhiều. Vì vậy, cảm xúc
của người kiểu này biểu hiện rõ ràng, nhất là các cảm xúc xấu. Người kiểu khí
chất này sôi nổi, thường hay nóng nảy mặc dù sự nóng nảy qua đi rất nhanh.
Người kiểu này rất nhanh nhẹn, rất có nghị lực và rất kiên quyết. Khi vui
sướng hay đau khổ họ đều có sự rung động sâu sắc.
Kiểu điềm tĩnh là kiểu người có nhiều nước nhớt trong cơ thể. Đặc điểm
của kiểu người này là kém nhanh nhẹn, hưng phấn, cảm xúc yếu. Tuy vậy, thái
độ bình tĩnh, kiên định đối với hiện thực thường là điều tốt. Người điềm tĩnh
thường khó mất bản lĩnh. Thói quen và kỹ xảo của người kiểu này rất cố định
và khó thay đổi.
Kiểu ưu tư là kiểu có số lượng mật đen nhiều. Cảm xúc của người kiểu
người này mang tính chất mềm yếu. Bất kỳ một thât bại nào cũng gây ức chế.
Người kiểu này hầu như u sầu. Tất cả mọi rung động ở người kiểu này dễ bị
tổn thương. Trong đại đa số trường hợp những người kiểu này đều tỏ ra thụ
động và tò mò.
Đến nay tuy khoa học đã có những bước tiến vượt bậc nhưng những nét
tiêu biểu của các kiểu khí chất được các nhà tư tưởng Hy Lạp – La Mã cổ đại
mô tả là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lý và ngày nay vẫn giữ nguyên ý
nghĩa của mình.
Năm 1863, nhà sinh học và tâm lý học Nga I. M. Xechênốp đã viết công
trình "Những phản xạ của não". Trong công trình này, Xechênốp đã đưa ra tư
tưởng về tính phản xạ tâm lý và sự điều chỉnh tâm lý của hoạt động.
Tư tưởng này của ông được nhà sinh lý học vĩ đại người Nga I. P. Pavlov
phát triển trong xây dựng học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao. Trong
học thuyết của mình, Pavlov đã đưa ra những giải thích khoa học về bản chất
của khí chất.
Bằng phương pháp phản xạ có điều kiện I. P. Pavlov đã khám phá ra những
quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao (gồm hai quá trình căn bản đó là
hưng phấn và ức chế và những thuộc tính của hai quá trình thần kinh gồm có
3 thuộc tính cơ bản đó là: cường độ, cân bằng và linh hoạt.
Theo I. P. Pavlov đặc điểm của các hoạt động thần kinh với 3 thuộc tính
bao giờ cũng có hai trạng thái đối lập nhau đó là: Mạnh – yếu, cân bằng –
không cân bằng, linh hoạt – không linh hoạt.
Ba thuộc tính: cường độ, cân bằng, linh hoạt kết hợp độc đáo với nhau tạo
nên 4 kiểu thần kinh cơ bản, đó cũng là cơ sở sinh lý của hiện tượng tâm lý:
khí chất – mỗi kiểu hình thần kinh tương ứng với một kiểu khí chất và có
những đặc điểm tâm lý khác nhau từ đó biểu hiện ra cách ứng xử khác nhau.
Trên cơ sở các dạng thần kinh này có bốn loại khí chất tương ứng: sôi nổi,
linh hoạt, ưu tư và điềm tĩnh.
1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu về stress
Stress không chỉ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học của
tâm lý học mà còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác
nhau như sinh lý học, xã hội học, y học, tâm thần học… Các nghiên cứu được
nghiên cứu ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nước
ta.
1.1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
Thuật ngữ stress lúc đầu được sử dụng trong vật lý học, để chỉ một sức nén
mà một loại vật liệu nào đó phải chịu đựng.
Trong y học, từ lâu người ta đã chú ý đến vấn đề là tại sao những bệnh
nhân khác nhau lại mắc những triệu chứng giống nhau. Nhiều tác giả đã mô tả
các triệu chứng loét dạ dày và ruột ở những bệnh nhân bị bỏng da như Svon
(1823), Kerling 1842) – người Anh hoặc ở những bệnh nhân sau một phẫu
thuật lớn bị nhiễm trùng như Billrot – người Đức. Viện Paster Rom và viện
Yersen đã mô tả tuyến thượng thận của chuột lang bị tăng trưởng và xuất
huyết khi chúng bị nhiễm bệnh bạch hầu...
Chìa khóa để hiểu được khía cạnh tiêu cực của stress là khái niệm về môi
trường nội tại của cơ thể (nội môi – milieu interiur), được đề xuất đầu tiên bởi
một bác sĩ nổi tiếng người Pháp Claude Bernard. Trong khái niệm này, ông ta
miêu tả về nguyên lý của sự cân bằng động. Trong cân bằng động, tính hằng
định - một trạng thái bền vững của môi trường trong cơ thể – là yếu tố cơ bản
của sự sống còn. Do đó, những thay đổi hay những tác động ngoại cảnh làm
đảo lộn sự cân bằng nội tại này khiến cơ thể phải phản ứng lại và bù trừ nhằm
tồn tại.
Sau đó năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong sinh lý
học, để chỉ các stress cảm xúc. Năm 1935, ông đã đi sâu vào nghiên cứu về sự
cân bằng nội môi ở động vật có vú khi chúng lâm vào tình huống khó khăn,
nhất là khi thay đổi nhiệt độ. Ông cũng mô tả những nhân tố cảm xúc trong
quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần
kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Hans Hugo Bruno Selye, một y sĩ người Canada, gốc Áo đã mở rộng
thêm những quan sát của Cannon. Chính Hans Selye, nhà nghiên cứu người
Canada, đã phát triển khái niệm stress hiện đại. Năm 1936, ông đã chiết từ
dịch tiết của buồng trứng động vật có sừng một loại hormon và đem tiêm nó
cho chuột. Sau khi tiêm một thời gian, chuột có những biểu hiện như:
- Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh và chứa một lượng không lớn
các hạt lipit bài tiết.
- Tuyến ức, các hạch limpho và các cấu trúc chứa limpho bị teo nhỏ lại
(involution).
- Thành tá tràng , dạ dày và ruột bị loét và chảy máu .
Những thí nghiệm khác đã cho thấy các chất chiết từ tuyến thượng thận,
tuyến tụy và một số chất độc cũng gây nên những biến đổi tương tự .
Lúc đầu những biến đổi này được gọi là “triệu chứng được gây ra bởi các
tác nhân khác nhau”. Về sau chúng được đổi thành “triệu chứng thích ứng
chung” hay còn gọi là “triệu chứng stress sinh học”. Và ba biến đổi trên đã trở
thành ba chỉ số quan trọng của stress và là cơ sở để phát triển một khái niệm
đầy đủ về stress.
Ông cũng là người đã phổ biến từ stress trong quần chúng khi ông phát
hành cuốn “The Stress of Life” vào năm 1956.
Năm 1984 nhóm các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Los Angeles bang
Caliphonia đã khám phá ra vai trò của các peptids dạng opi trong sự thiếu hụt
miễn dịch liên quan đến stress, nhất là đối với các tế bào tiêu diệt tự nhiên.
Vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra
những bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng, cung cấp những lập luận vững
chắc về mối tương tác giữa stress và phản ứng miễn dịch.
Plaut và Friedman (1981) đã chứng minh stress làm tăng nguy cơ tiếp xúc
với các bệnh nhiễm trùng, các phản ứng dị ứng ở người. Irwin và Livnat
(1987) cho thấy có vô số tác nhân stress đã làm giảm sự tuần hoàn của tế bào
T. Họ cũng đồng thời chứng minh các yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến khả
năng miễn dịch với stress, nhưng cơ chế đích thực thì chưa rõ ràng.
Tiếp đó, Sklar và Anisman (1987) cho rằng những thay đổi đột ngột trong
việc tiếp xúc với bầy đàn đã làm tăng sự phát triển của khối u trong thực
nghiệm chuột nhắt, các quan sát phản ứng với stress ở người nói chung cũng
xác nhận những kết quả tương tự.
Ở nước ngoài hiện nay có thể nói rằng tình hình nghiên cứu về stress rất
được quan tâm chú ý với nhiều đề tài nghiên cứu phong phú. Trước hết, các
phản ứng hoặc tình trạng stress có những biểu hiện rõ nhất trên bình diện sinh
lý học, y học và gần đây người ta bắt đầu nghiên cứu stress trên bình diện tâm
lý.
1.1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, có lẽ không thừa nếu các nhà chuyên môn biết vận dụng kinh
nghiệm của người xưa trong việc hóa giải stress ở người bệnh. Không phải
đợi đến ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đồng
thời với nhịp sống căng thẳng ngày càng tăng trên toàn thế giới, người ta mới
quan tâm đến stress, đến yếu tố tâm lý – cảm xúc ảnh hưởng đến sức khỏe. Y
học cổ truyền phương Đông đã lưu ý vấn đề này từ lâu.
Ở nước ta, danh y Tuệ Tĩnh, vào thế kỷ 14, trong tác phẩm “Nam dược
thần hiệu” đã xác định: "thất tình (vui sướng, giận dữ, ưu phiền, sầu thảm, tư
lự, sợ hãi, khiếp đảm) là nguyên nhân bên trong của mọi bệnh". Còn danh y
Hải Thượng Lãn Ông, vào thế kỷ thứ 17, đã viết trong “Vệ sinh yếu quyết” đề
cập đến việc phòng bệnh có những câu sau đây:
“… Nội thương bệnh chứng phát sinh,
Thường do xúc động thất tình gây nên
Lợi dục đầu mối thất tình,
Chặn lòng ham muốn thì mình được an.
Cần nên tiết dục thanh tâm,
Giữ lòng liêm khiết chẳng tham tiền tài…”
Dưới góc độ sinh lý học và y học là nhà khoa học Tô Như Khuê, với công
trình nghiên cứu “phòng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống
và trong lao động” (5/1976). Những công trình của ông và cộng sự trong thời
chiến tranh (1967-1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện và
nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội ở các binh chủng đặc biệt.
Tiếp nối các nghiên cứu trên, sau Tô Như Khuê, nhiều tác giả có uy tín
trong nước đã tiếp nối các nghiên cứu trên bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết về
stress. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện - nhà sáng lập trung tâm nghiên cứu tâm lý
trẻ em N-T, đã có công biên soạn và dịch thuật giới thiệu nhiều tài liệu khoa
học bổ ích về tâm lý trẻ em. Trong đó dưới góc độ nghiên cứu về stress, đáng
chú ý là cuốn “Tâm bệnh học trẻ em” do nhà xuất bản Y học và trung tâm NT phối hợp ấn hành.
Ngoài ra, phải kể đến GS. BS. Đặng Phương Kiệt, bác sỹ nhi khoa chuyên
nghiên cứu và tư vấn về tâm lý lâm sàng với nhiều tác phẩm như: “Stress và
đời sống”, “Stress và sức khỏe”, “Chung sống với stress”.
Hai tác giả Phạm Ngọc Giao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “Stress
trong thời đại văn minh” nxb Đà Nẵng, 1986 đã cảnh báo với tất cả những
người đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả của
stress... Nguyễn Công Khanh, tiến sĩ tâm lý lâm sàng đã nghiên cứu về các
liệu pháp trị liệu tâm lý, các công trình nghiên cứu của các tác giả này mang
một giá trị khoa học cao, gắn liền với các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp của
họ.
Hiện nay, ngoài những nghiên cứu chính thức tại Việt Nam đã có những
công trình nghiên cứu, tác phẩm, bài viết hoặc bài dịch từ tiếng nước ngoài
đăng trên các báo và tạp chí trong nước, hoặc phổ biến trên các website... giúp
ích cho người dân hiểu biết và phòng chống stress. Luận văn thạc sỹ tâm lý
của tác giả Lại Thế Luyện năm 2007 đã tìm hiểu về “Biểu hiện stress trong
sinh viên trường Đại học sư phạm Kỹ Thuật TPHCM”. Trong công trình này
tác giả Lại Thế Luyện đã đưa ra kết quả: Trong 500 khách thể nghiên cứu có
10,8% SV rất căng thẳng, 49,8% SV căng thẳng, 33,8% SV ít căng thẳng,
5,6% SV không có biểu hiện căng thẳng.
Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Nhân ĐH Quy Nhơn “Bước
đầu tìm hiểu thực trạng hiện tượng stress của sinh viên ĐH Quy Nhơn” cũng
đã đưa ra kết quả nghiên cứu trên 300 SV, trong đó 56,7% sinh viên có biểu
hiện stress ở các mức độ khác nhau.
Một số nghiên cứu ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2007 cho thấy có 21% học sinh bị trầm cảm, 3% có hành vi cố ý
gây thương tích, 8% đã từng bỏ nhà đi. Một nghiên cứu khác của Trung tâm
Nghiên cứu phụ nữ (ĐHQGHN) năm 2008 khảo sát trên 200 học sinh THPT
đã chỉ ra rằng 47% học sinh bị stress từ mức độ nhẹ, vừa và nặng.
1.2. Những vấn đề chung về khí chất
1.2.1. Khái niệm về khí chất
1.2.1.1. Định nghĩa
Theo Từ điển Triết học, “Khí chất là toàn bộ những đặc điểm cá nhân của
con người, tiêu biểu cho tính năng động của hoạt động tinh thần của con
người. Nó biểu hiện trong sức mạnh của các tình cảm, trong trình độ sâu sắc
hay hời hợt của chúng, trong sự diễn ra nhanh hay chậm của chúng, trong tính
vững chắc hay trong sự thay đổi nhanh chóng của chúng.”
Theo Tâm lý học: “Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá
nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện
sắc thái hành vi, cử chỉ cách nói năng của cá nhân”.
- Cường độ: (mạnh – yếu) là chỉ số khả năng làm việc của tế bào thàn kinh
và hệ thần kinh nói chung.
- Tốc độ: (nhanh – chậm) là chỉ số khả năng làm việc của tế bào thần kinh,
chỉ quá trình hưng phấn và ức chế chiếm ưu thế.
- Nhịp độ: (đồng đều hay thất thường) nói lên chỉ số làm việc của tế bào thần
kinh.
Định nghĩa trên cho thấy hành vi của con người không chỉ phụ thuộc vào
điều kiện xã hội mà con phụ thuộc vào sự tổ chức thần kinh đặc biệt của cá
nhân.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm khí chất, cần chú ý một số điểm sau:
Một là, khí chất gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh của con người, là
biểu hiện cụ thể ra bên ngoài về cường độ, tốc độ và nhịp độ các hoạt động
tâm lý của con người.
Hai là, khí chất là động lực hành vi cá nhân, nhưng nó chỉ quyết định về
cường độ, nhịp độ và tốc độ hành vi chứ không quyết định nội dung của hành
vi (như xu hướng, tình cảm, ý chí, thế giới quan…).
Ba là, nói đến khí chất là nói đến động lực của toàn bộ hành vi cá nhân,
nghĩa là không chỉ nói đến động lực của từng quá trình trâm lý riêng lẻ, từng
hoạt động cụ thể trong một phạm vi nhất định nào đó, mà nói lên đến đặc
trưng chung nhất về cường độ, nhịp độ của toàn bộ hành vi của cá nhân, là
động lực tương đối bền vững trong cả cuộc đời cá nhân.
1.2.2.1. Những thuộc tính cơ bản của khí chất
- Tính nhạy cảm: một lực tác động bên ngoài nhỏ nhất đủ gây một phản ứng
tâm lý nào đó.
- Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất này được xác
định bởi sức mạnh phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác nhân kính
thích bên ngoài và bên trong.
- Tính đề kháng: là sự chống lại các điều kiện không thuận lợi làm ức chế
hoạt động.
- Tính cứng rắn và tính dễ uốn: tính cứng rắn thể hiện ở sự không dễ dàng
thích nghi với các điều kiện bên ngoài, còn tính dễ uốn nắn thì ngược lại.
- Tính chuyển hướng ngoài và chuyển hướng trong. Ở đây người ta chú ý
đến việc phản ứng và hoạt động của con người phụ thuộc vào cái gì nhiều
hơn.
- Tính kích thích của sự chú ý: khi mức độ mới mẻ càng ít mà vẫn thu hút sự
chú ý thì sự chú ý của người đó có tính kích thích càng cao.
Khí chất được xác định không phải bởi mỗi một tính chất riêng lẻ ,mà là
bởi sự tương quan tính quy luật giữa mọi tính chất. Nếu không tính đến các
tính chất đối lập nhau (ví dụ tính cứng rắn với tính dễ uốn) thì bất kỳ người
nào, mỗi tính chất đều thể hiện ở một mức độ nhất định và chỉ mối tương
quan nhất định giữa các tính chất đó mới thể hiện khí chất của người đó.
1.2.2. Cơ sở hình thành của khí chất
1.2.2.1. Cơ sở sinh lý của khí chất
Thuyết thần kinh do nhà sinh lý học vĩ đại người Nga I. P. Pavlov đề ra đã
giải thích một cách thực sự khoa học về các khí chất. Theo ông, cơ sở sinh lý
của các kiểu khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định. Trong các
công trình nghiên cứu của mình I. P. Pavlov đã chú ý nhiều đến bốn kiểu hoạt
động cấp cao mà biểu hiện thần kinh của chúng là bốn loại khí chất cổ điển.
Các kiểu ấy tiêu biểu bởi một tổng hợp nhất định các chỉ số về tính chất cơ
bản của quá trình hưng phấn và ức chế - sức mạnh tính linh hoạt và tính cân
bằng. Trước hết, căn cứ vào sức bền so với kích thích tác động mạnh và kéo
dài mà hệ thần kinh có thể mạnh hay yếu. Một hệ thần kinh yếu, nhạy cảm dễ
ức chế sẽ xá định hành vi của chủ thể ở những nét đặc trưng của kiểu khi chất
ưu tư. Vì vậy, I. P. Pavlov đã gắn kiểu hoạt động thần kinh cao yếu với khí
chất ưu tư.
Ông đã xây dựng lý luận về phản xạ có điều kiện của hoạt động thần kinh
cấp cao mới đẻ soi sáng vấn đề cơ sở sinh lý của khí chất.
- Hoạt động thần kinh cấp cao ở người gồm có hai quá trình cơ bản: hưng
phấn và ức chế. Đặc điểm của các kiểu hoạt động thần kinh bao giờ cũng có
hai trạng thái đối lập nhau: mạnh – yếu; cân bằng – không cân bằng; linh hoạt
– không linh hoạt.
Mỗi người chúng ta tùy theo đặc điểm thần kinh mà ở cực A hay cực B,
có người rời vào trạng thái trung gian.
Trạng thái trung gian
A
B
+ Kiểu mạnh - cân bằng - linh hoạt (quá trình hưng phấn cân bằng với quá
trình ức chế) - kiểu hoạt.
+ Kiểu mạnh - không cân bằng, có đặc điểm là quá trình hưng phấn mạnh
và quá trình ức chế yếu - kiểu nóng.
+ Kiểu mạnh - cân bằng - không linh hoạt (bề ngoài thì điềm đạm hơn,
bền bỉ hơn) - kiểu trầm.
+ Kiểu yếu có đặc điểm là quá trình hưng phấn cũng như hưng phấn đều
yếu - kiểu ưu
Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng bốn kiểu thần kinh trên đã bao hàm tất cả
những thức của hoạt động thần kinh cấp cao của cá nhân. Những kiểu trên là
những kiểu điển hình, thường hay gặp và nỗi bật nhất mà thực tế đã thể hiện
một cách rõ ràng. Ngoài ra còn có những kiểu chuyển tiếp và kiểu trung,
chuyển tiếp là những kiểu thần kinh được tồn tại nhiều nhất trong hiện thực. I.
P. Pavlov cho rằng, tự nhiên hiện thực là vô số những chuyển tiếp, những mức
độ chuyển tiếp.
B. M. Teplov - nhà tâm lý học người Nga còn cho rằng, cùng với những
thuốc tính kiểu loại chung đặc trưng cho hệ thần kinh nói chung còn có
những thuộc tính kiểu loại bộ phận đặc trưng cho từng công việc từng vùng
của vỏ não (ví dụ vùng thính giác, thị giác, vận động). Nếu những thuộc tính
kiểu loại chung quy định khí chất của con người thì những thuộc tính riêng lẻ
có nhiều ý nghĩa trong khi nghiên cứu năng lực chuyên môn. Những kiểu
chuyển tiếp những hình thức qua độ và cuối cùng là những kiểu hoạt động
thần kinh cấp cao bộ phận có thể là kết quả của những tư chất nhất định hoặc
chúng có thể được hình thành từ những kiểu cơ bản của quá trình hoạt động
sống của cá thể, do ảnh hưởng của những ấn tượng sống.
Theo các nghiên cứu tâm lý học, người ta cũng đã phát hiện ra một loạt
các tính chất phối hợp một cách khác nhau sẽ có thể xác định các kiểu thần
kinh.
Sức mạnh của hệ thần kinh nói lên sức mạnh của quá trình hưng phán và
ức chế là do năng lực hoạt động và sức bền của nó xác định, nghĩa là do khả
năng của tế bào thần kinh duy trì duy trì sự hưng phấn lâu dài hoặc rất mạnh
mà không chuyển sang trạng thái ức chế quá mức. Khoa học đã chứng minh
rừng: một hệ thần kinh càng yếu thì càng nhạy cảm. Vì vậy, tính nhạy cảm thị
giác hay thính giác của một số cá thể có thể là chỉ số về sức mạnh hệ thần
kinh của người đó. Điều này, càng khẳng định không có tính chất “xấu”, “tốt”
của hệ thần kinh. Chẳng hạn, nếu một hệ thần kinh yếu sẽ có độ bền bỉ kém
hơn hệ thần kinh mạnh nhưng nó lại nhạy cảm tốt hơn hệ thần kinh mạnh.
Mặc dù, trong nhiều hình thức hoạt động của con người như thể thao, sức bền
thần kinh là rất quan trọng nhưng trong trường hợp khác thì tính nhạy cảm
cao của hệ thần kinh lại rất cần thiết. Hơn thế nữa, nếu như hoạt đọng thần