Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quy trình nuôi cá trong bể xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.53 KB, 4 trang )

Quy trình nuôi cá trong bể xi măng
Cá là một trong những loại thủy sản dễ nuôi, dễ sống trong nhiều
điều kiện, môi trường sống khác nhau. Một trong số đó, nuôi cá
trong bể xi măng đã và đang là lựa chọn được nhiều hộ gia đình tìm
đến trong thời gian qua. Vậy nuôi cá trong bể xi măng có gì khác
biệt so với những hình thức thả nuôi khác? Dưới đây là toàn bộ quy
trình nuôi cá trong bể xi măng mà bà con có thể tham khảo và áp
dụng.
1. Bể nuôi
Khi xây dựng bể xi măng để nuôi cá, bà con có thể lựa chọn giữa bể
chìm hoặc bể nổi. Tuy nhiên, bể chìm được lựa chọn nhiều hơn cả
nhờ ưu điểm chắc chắn, nhiệt độ nuôi ổn định.
Thông thường, bể nuôi nên có độ sâu khoảng 1 – 1,5 m, có độ
nghiêng vừa phải về phía cống thoát nước. Với một số loại cá hiếu
động, dễ nhảy ra ngoài vào mùa mưa, bà con nên rào lại bể bằng
lưới hoặc phên tre. Phía trên bể nuôi, bà con nên thiết kế mái che,
giúp giảm nhiệt độ cho ao nuôi trong mùa nắng.
2. Xử lý bể nuôi


Trước khi nuôi cá trong bể xi măng, bà con cần tiến hành làm sạch
bể nuôi. Với thao tác này, tùy thuộc vào bể nuôi cũ hay mới mà bà
con có thể áp dụng những bước thực hiện tương ứng.
Với bể mới, bà con có thể sử dụng phèn chua để ngâm bể khoảng 1
tuần. Cách này sẽ giúp làm sạch bể, làm sạch những vết xi măng
còn sót lại. Sau thời gian ngâm bể, bà con tiến hành xả hết nước rồi
dùng nước sạch rửa bể, ngâm tiếp trong vài ngày. Sau đó, bà con
tháo nước, rửa lại một lần nữa trước khi chính thức bơm bước mới,
bón vôi để ổn định pH.
Đối với bể nuôi cũ, bà con cũng nên ngâm bể trong vài ngày, rửa
sạch trước khi bơm nước. Sau đó, bà con cũng cần thực hiện bón vôi


để ổn định độ pH cho bể nuôi.
3. Chọn và thả giống
Khi nuôi cá trong bể xi măng, tương tự như với các hình thức nuôi
khác, bà con cần chú ý đến khâu lựa chọn con giống sao cho đảm
bảo các yếu tố như khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, nhanh nhẹn. Cá
cần có kích cỡ tương đương nhau, tránh hiện tượng cạnh tranh
không đáng có.


Bà con nên tiến hành thả cá giống vào bể khi sáng sớm hoặc chiều
mát, tránh thả khi trời nắng hoặc mưa. Trước khi thả, bà con nên
ngâm cá vào ao từ 10 – 15 phút, giúp cá thích nghi với môi trường
sống từ từ, tránh gây sốc cho cá. Ngoài ra, với nuôi cá trong bể xi
măng, để phòng bệnh cho cá, bà con nên tắm cá qua nước
muối nồng độ 2 – 3% và chú ý đến phản ứng của chúng.
4. Chăm sóc cá
Chế độ ăn của cá khi nuôi trong bể xi măng cũng không có nhiều
khác biệt so với các hình thức nuôi khác. Đó thường là cá tạp, cua,
ốc, tôm, tép… Bà con có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này để tạo
ra thức ăn chế biến bằng cách kết hợp với cám gạo, bột bắp hoặc sử
dụng chế phẩm sinh học EM để ủ thức ăn. Với giải pháp này, cá
thường lớn nhanh, phát triển đồng đều, sức đề kháng tốt.
Khi cho cá ăn, bà con nên thực hiện 2 lần vào sáng và tối. Khẩu
phần ăn cho cá cần có sự cân đối giữa nhu cầu của cá, sức khỏe
cũng như tình hình thời tiết.
5. Quản lý môi trường sống
Khi nuôi cá trong bể xi măng, bà con cần đặc biệt chú ý đến môi
trường sống bằng cách thay ước đều đặn. Nếu có nhiều bể nuôi, bà



con cần tiền hành phân loại cá theo từng giai đoạn, tránh trường hợp
chúng cạnh tranh gây tổn thương lẫn nhau.



×