Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Quy trình nuôi tôm sạch có gì đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.11 KB, 5 trang )

Quy trình nuôi tôm sạch có gì đặc biệt?
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi
tôm sạch nói riêng theo hướng an toàn sinh học là mô hình được
nhiều hộ gia đình hướng đến. Với tôm cho năng suất cao cùng chất
lượng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khi xuất khẩu, mô hình này cần
được nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới. Vậy thực chất quy trình
nuôi tôm sạch cần lưu ý đến những điều gì?
1. Ao nuôi
Trong quy trình nuôi tôm sạch, hệ thống ao nuôi cần có 3 loại khác
nhau gồm ao chứa nước (hay còn gọi là ao lắng), ao nuôi chính và
cuối cùng là ao xử lý nước thải.
Với ao lắng, bà con chỉ cần tận dụng diện tích nhỏ với kích thước
bằng khoảng 20% diện tích ao nuôi. Bà con cần tiến hành nạo vét
bùn, phơi đáy ao trước khi cấp nước.


Với ao nuôi tôm thường có diện tích khoảng 2.000 – 3.000 m2, đáy
ao bằng phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước. Trước khi bắt đầu


mùa vụ mới, bà con cần tiến hành vét bùn, bón vôi với khối lượng
10 kg/100 m2 rồi phơi đáy ao khoảng 5 ngày. Ngoài ra, bà con nên
lắp đặt hệ thống quạt khí cho ao, giúp cung cấp đủ oxy cho tôm
trong suốt quá trình nuôi.
Với ao xử lý nước thải, kích thước có thể nhỏ hơn ao lắng nhưng
sâu hơn.
2. Lấy nước vào ao
Với quy trình nuôi tôm sạch, bà con cần chú ý đến khâu lấy nước.
Đầu tiên, nước cần được đưa vào ao chứa trước khi chuyển vào ao
nuôi từ 7-10 ngày. Trong thời gian này, bà con có thể dùng Chlorine
với nồng độ 30 ppm để loại bỏ mầm bệnh tồn đọng trong nước.


Khi chuyển nước từ ao lắng sang ao nuôi, bà con hãy sử dụng lưới
lọc rồi thực hiện gây màu cho nước bằng cách dùng phân vô cơ,
phân hữu cơ hoặc dùng cám gạo, đậu nành và bột cá theo tỷ lệ 2/2/1.
Trước khi thả nuôi, bà con tiến hành kiểm tra một vài thông số cơ
bản như nhiệt độ nước, độ mặn, pH, hàm lượng khí độc…
3. Thả tôm
Thả tôm là bước tiếp theo trong quy trình nuôi tôm. Khi có được
trong tay với con giống khỏe mạnh, đầy đủ bộ phận, bà con nên thả


khi trời râm mát với mật độ khoảng 20 – 30 con/m2 với tôm sú và
50 – 80 con/m2 với tôm thẻ chân trắng).
4. Chăm sóc tôm
Hiện nay, trong một số loại thức ăn công nghiệp cho tôm có chứa
hàm lượng chất bảo quản lớn, khiến tôm không đáp ứng đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu. Do đó, khi áp dụng quy trình nuôi tôm sạch, bà
con nên kết hợp sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên, đặc biệt trong
những tháng cuối của mùa vụ.
Với thức ăn tự nhiên, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học EM
để ủ thức ăn. Với giải pháp này, tôm không những lớn nhanh, sức đề
kháng tốt mà nguồn nước cũng được xử lý tối ưu, tránh gây ô
nhiễm.
Trong suốt quá trình nuôi tôm, theo định kỳ, bà con có thể sử dụng
chế phẩm sinh học Nano Bạc N200 để làm sạch nước, phân hủy chất
thải cũng như tiêu diệt vi sinh vật có hại. Ngoài ra, khoảng 2 tuần,
bà con cần tiến hành bơm nước từ ao lắng sang ao nuôi để bù lại
lượng nước đã bốc hơi trước đó. Khi tôm đến ngày xuất bán, lượng
chất thải trong ao càng lớn nên bà con cần sục khí nhiều hơn, dùng
chế phẩm sinh học đều đặn hơn.



Với quy trình nuôi tôm sạch trên, tôm sẽ hạn chế việc tiếp xúc với
hóa chất một cách tối đa. Do đó, từ 4-5 tháng, tôm có thể xuất bán
với năng suất 4 – 5 tấn/ha với tôm sú và 8 – 12 tấn/ha với tôm thẻ
chân trắng, mang đến hiệu quả kinh tế cao.



×