Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vài lưu ý khi nuôi cá xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.24 KB, 4 trang )

Vài lưu ý khi nuôi cá xuất khẩu
Khi nuôi cá xuất khẩu, có một vài yếu tố đặc biệt quan trọng cần
được bà con chú ý đề cao hơn so với việc thả nuôi thông thường.
Vậy đó là những yếu tố gì? Bà con cần làm thế nào để thành công
với mô hình nuôi cá xuất khẩu trong ao?
Trong những năm gần đây, khi nhắc đến cá xuất khẩu, cá tra hay cá
basa sẽ là hai cái tên xuất hiện đứng đầu danh sách. Vậy với hai loại
cá tiêu biểu này, việc thả nuôi có gì đặc biệt.
1. Địa điểm ao nuôi
Với nuôi cá xuất khẩu, phòng bệnh là yếu tố cần được đề cao hàng
đầu để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cá khi xuất bán. Do đó, việc
lựa chọn địa điểm ao nuôi là điều đầu tiên mà bà con cần lưu ý. Vị
trí phù hợp để xây dựng ao nuôi cá tra, cá ba sa cần gần nguồn nước,
giúp việc cấp nước trong mùa khô cũng như thoát nước trong mùa
mưa diễn ra dễ dàng. Đặc biệt, bà con cần tách biệt ao nuôi để tránh
lây bệnh từ những vùng nuôi khác.
Tùy thuộc vào diện tích đất mà bà con có thể lựa chọn diện tích ao
nuôi sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu ao càng lớn, lượng oxy hòa
tan càng nhiều và ổn định, giúp cá phát triển tốt, phòng ngừa bệnh
tật hiệu quả. Thế nên, bà con hãy lựa chọn ao có kích cỡ khoảng


5.000 m2 trở lên là tốt nhất. Nếu diện tích rộng, bà con nên xây
dựng thêm hệ thống ao lắng để dự trữ nước cũng như hạn chế mầm
bệnh.
2. Hệ thống bơm nước
Khi nuôi cá xuất khẩu, ngoài việc bố trí hệ thống cống xả lớn, giúp
thoát nước nhanh trong những trường hợp đặc biệt, bà con còn phải
bố trí hệ thống máy bơm với công suất lớn. Điều này sẽ giúp việc
thay thế nước diễn ra nhanh nhất. Thông thường, bà con có thể thay
nước cho ao theo định kỳ hoặc sử dụng chế phẩm sinh học EM


trong xử lý nước cũng sẽ mang đến những hiệu quả cao.

3. Chế độ ăn


Bà con có thể sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế khi nuôi cá
xuất khẩu. Tuy nhiên, thức ăn tự chế sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn
cả, đồng thời vẫn mang đến cá có chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu
cầu của thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, đôi khi thức ăn tự chế lại khiến cá chậm lớn do không
đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, bà con nên sử dụng chế
phẩm sinh học EM trong việc ủ thức ăn. Với cách này, cá sẽ ăn
khỏe, lớn nhanh, thịt thơm ngon khi xuất bán. Bà con nên cho cá ăn
từ 2-3 lần mỗi ngày, lượng thức ăn tùy thuộc vào điều kiện thời tiết,
sức khỏe cũng như giai đoạn sinh trưởng của cá.
4. Phòng trị bệnh cho cá
Nếu cá mắc bệnh, việc sử dụng thuốc có hàm lượng hóa chất cao có
thể ảnh hưởng đến chất lượng của cá khi xuất bán. Do đó, áp dụng
các giải pháp phòng bệnh là điều vô cùng cần thiết.
Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học trong việc ủ thức ăn giúp
tăng cường sức đề kháng cho cá, bà con nên cho cá ăn thêm vitamin
C để cá kháng bệnh tốt hơn.
Đặc biệt, trong những tháng 6, 7 của mùa mưa hoặc khi thời tiết
chuyển mùa, điều này lại càng quan trọng. Trong trường hợp nếu cá
mắc bệnh, bà con cần làm sạch nước, sử dụng thuốc kháng sinh cho


cá. Tuy nhiên, điều này không nên kéo dài bởi nó sẽ khiến cá chậm
lớn, giảm chất lượng.




×