Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tâm lí học kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.17 KB, 12 trang )

Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

MỤC LỤC

1


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

MỞ ĐẦU

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi phạm tội trong xã hội. Những
yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách, tâm lý của người phạm tội là một
nguyên nhân cốt yếu và quan trọng. Các yếu tác động đến sự hình thành nhân cách
gồm yếu tố sinh học, môi trường xã hội, hoạt động và giao tiếp… trong đó môi
trường xã hội là yếu tố quyết định chủ yếu tới việc hình tành và phát trển nhân
cách cũng như tác động đến tâm lý của người phạm tội. Điều này đã được kiểm
chứng qua thực tế, đúng như cha ông ta có câu “ Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng”.
NỘI DUNG
1.Tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và vấn đề tâm lý tội
phạm.
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra
biết bao bài học quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu
và là cách ứng xử trong xã hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối
quan hệ giữa môi trường xã hội với việc nhân cách của con người,để diễn tả cách
nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:


gần mực thì đen gần đèn thì rạng
để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta
phải tìm hiểu xem mực là gì và đèn là gì?
mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người
được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình,mực có màu đen tượng trưng cho
những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật
2


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa từ hai hình ảnh tương phản nhau
là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt
gần người xấu thì sẽ xấu
dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối
quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con
người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người
xung quanh ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt
hoặc xấu,dẫn chứng:
lưu bình sống cạnh dương lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội
thưở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của khổng tử đã phải dời nhà
mấy lần
trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm
đó như:"ở bầu thì tròn ở ống thì dài"hay"thói thường gần mực thì đen,anh em bạn
hữu phải nên chọn người"
Câu tục ngữ đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối
với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác
giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi

trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em
hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp nào
biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái
đoàn kết,thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ
bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học
tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia
đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì
con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi.

3


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống.
Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân
cách con người.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Thực tế ta có thể thấy môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn, nó đóng vai trò là
yếu tố chủ yếu quyết định tới việc hình thành nhân cách của con người.
Tác động của môi trường xã hội đến hình thành nhân cách con người nói
chung và người phạm tội nói riêng như sau:
Bất kỳ hành vi nào của cá nhân cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài
và diễn biến tâm lý bên trong. Những tác nhân thuộc môi trường bên ngoài rất đa
dạng. Từ toàn bộ bối cảnh xã hội với những hiện tượng xã hội khác nhau, đặc biệt
những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đó đến những hoàn cảnh cụ thể như một
khung cảnh thuận lợi, vắng vẻ, một sự va chạm giao thông không mong muốn, một
câu nói không muốn nghe từ người khác...

Trong những tình huống cụ thể, hành vi của cá nhân được thực hiện theo cách
nào phụ thuộc rất nhiều vào định hướng giá trị sống của họ. Trong những thời kỳ
mà xã hội có nhiều thay đổi thì định hướng giá trị sống của con người cũng có
những đổi thay. Từ chỗ thiên về coi trọng giá trị tinh thần, nay chuyển sang giá trị
vật chất; từ chỗ những giá trị xã hội được đề cao, nay chuyển sang giá trị cá nhân
được coi trọng... Với một xã hội còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực như nạn
tham nhũng, tham ô khi mà ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân chưa được đề cao
cũng như chưa cảm nhận được những triển vọng tích cực trong các phong trào xã
hội đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực... thì những giá trị vật chất, vì lợi ích cá
nhân rất dễ thắng thế những giá trị vì lợi ích xã hội, lợi ích của những người chung
quanh và những giá trị tinh thần như tình người, tình ruột thịt, lòng hiếu thảo...
4


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

Ðáng báo động, nhiều trường hợp phạm tội chưa hề có tiền án, tiền sự, được
nhìn nhận là sống tốt nhưng đã trở thành hung thủ gây án "nhất thời" phạm tội,
hành vi diễn ra trong thời gian ngắn, giữa thủ phạm và nạn nhân nhiều khi không
quen biết nhau từ trước. Tuy nhiên, tính "nhất thời" đó chỉ là biểu hiện bên ngoài,
mà thực chất hành vi phạm tội là hậu quả của những tâm trạng không mong muốn,
suy tư không lối thoát được tích tụ trong cả một thời gian dài, nay được bộc lộ ra
trong những tình huống có tính chất kích động. Bản thân người phạm tội thiếu các
kỹ năng tự kiềm chế, giải tỏa các bức xúc tích tụ trong người; trong khi những
người chung quanh thiếu kỹ năng "biết dừng đúng lúc", khiến sự cãi vã, tranh luận
đã tạo ra tình huống kích hoạt. Và hành vi phạm tội dễ xảy ra khi có "sự bắt nhịp"
của cả hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan.
Trong những yếu tố về môi trường xã hội tác động đến tâm lý người phạm tội

còn có các yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là gia đình và giáo dục. Hầu như
người phạm tội thường là những người sống trong môi trường gia đình không hòa
thuận, thiếu thốn sự quan tâm của gia định hoặc là những người có học lực yếu
kém, nhận thức có hạn.
Yếu tố gia đình và giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách của
trẻ em, người chưa thành niên. Nếu như môi trường giáo dục từ gia đình, trường
học cũng như môi trường sống không tốt rất dễ dẫn hình thành nhân cách sai lệch
và dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ chưa thành niên. Bởi lẽ độ tuổi
này là độ tuổi mà sự phát triển nhân cách diễn ra mạnh mẽ nhất. Giống như cái cây
lúc còn non cón có thể uốn nắn nhưng khi đã trưởng thành và già đi thì vô cùng
khó để uốn nắn lại.
Mỗi một người trong chúng ta đều trải qua quá trình của 3 hình thức: xã hội
hóa; kiểm soát xã hội; sự hòa đồng vào hệ thống sinh hoạt và vào hệ thống giá trị
xã hội.
5


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

Xã hội hóa là một quá trình bắt đầu ngay từ lúc một em bé chưa chào đời, em
bị ảnh hưởng bởi cách sống, thức ăn của mẹ em từ lúc còn là thai nhi.
Sau khi chào đời, giọng nói của mẹ, của cha, mùi thơm của bầu sữa mẹ, cách
đối xử săn sóc con ... gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên, xã hội hóa cơ sở
và quan trọng nhất – đến nỗi cái xã hội hóa này cho trẻ những bản tính tự nhiên
thứ nhì (seconde nature) mà người ta nói chasser la nature, elle revient au galop –
đuổi cái tự nhiên, nó trở lại như ngựa phi nhanh.
Không có cách sống, hành động nào nào bẩm sinh hết (trừ vài phản xạ), ta hòa
hợp với xã hội, sống với người khác, hành động như người khác ... là nhờ quá trình

xã hội hóa.
Xã hội hóa đầu tiên bởi gia đình là một hình thức hết sức nhẹ nhàng. Gói
ghém trong tình yêu thương của cha mẹ, trẻ hấp thụ những cách sống với người
xung quanh.
Gia đình giữ một vai trò tối ư quan trọng trong quá trình xã hội hóa trẻ con,
không những vì gia đình là nhân tố xã hội hóa đầu tiên, từ lúc con trẻ chưa chào
đời mà gia đình còn hoàn thành vai trò này trong khoảng trên dưới 20 năm. Không
có “diễn viên xã hội” nào giữ vai trò dạy con trẻ sống với xã hội lâu như gia đình.
Nước chảy đá mòn, dù dạy dỗ một cách nhẹ nhàng không gò bó, 20 năm đủ cho trẻ
tập tành “nếp nhà”. Quá trình xã hội hóa của gia đình được nối tiếp bởi học đường.
Cách tổ chức, sinh hoạt, các lớp về công dân giáo dục ... của trường học giúp học
sinh tiếp thu kiến thức và học đạo làm người trong những nhóm rộng hơn là vòng
ông bà cha mẹ.
Nhưng trẻ cũng học cách sống trong xã hội qua tiếp xúc với bạn bè, với báo
chí, các phương tiện truyền thông khác (TV, mạng internet, games on line ...). Nếu
các “diễn viên” xã hội hóa này, báo chí hay games chẳng hạn, chỉ toàn những
chuyện về tiền bạc, bạo lực, vẻ đẹp giới tính đồi trụy, những “gương” thành công

6


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

dễ dàng ... thì có thể trẻ sẽ cứ tưởng “ảo” là “thật” và đem các “mẫu” đó vào áp
dụng.
Nhưng vai trò của gia đình vẫn quan trọng : nếu gia đình đã lập một nền tảng
vững chắc cho trẻ thì trẻ sẽ gần như đủ “bản lĩnh” để chọn bạn, chọn sách báo và
chọn games ... Trẻ nào cũng cần được xã hội hóa như một hành trang để có thể tự

lập, trưởng thành và cư xử ở đời .
Xã hội có đủ cả một hệ thống để bắt mọi người tôn trọng mẫu mực xã hội.
Mục đích của kiểm soát xã hội là giúp cho mọi người sinh hoạt có nền nếp trong xã
hội chứ không gây tác hại đến người khác hoặc gây hiểm nguy cho cấu trúc xã hội.
Chính vì những tác động hết sức quan trọng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách con người cảu yếu tố môi trường xã hội này, ta có thể vận dụng nó vào
trong thực tiễn công tác phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm
do trẻ vị thành niên thực hiện.
2 . Bài học thực tiễn cho công tác phòng chống tôi phạm.
2.1. Thực trạng:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” , hiện nay trong xã hội, tệ nạn xã hội
ngày càng ra tăng, các hành vi sai lệch đạo đức, lối sống lành mạnh ngày càng
nhiều đây cũng chính là một trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tội
phạm ngày càng tăng và mức độ nguy hiểm cũng tăng đần. Hành vi phạm tôi
không chỉ diễn ra ở lứa tuổi thành niên mà còn diễn ra không ít ở lứa tuổi trẻ chưa
thành niên. Theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công
an, tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa, tỉ lệ thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên
phạm tội rất đáng báo động. Theo thống kê của Công an TP.HCM, trong hai tháng
6 và 7-2011 trên địa bàn TP.HCM xảy ra hơn 900 vụ phạm pháp hình sự. Trong số
này đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới 18 chiếm khoảng 24%, đối tượng có độ tuổi
từ 18-30 chiếm hơn 55%.
7


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

Điều này cho thấy trẻ vị thành niên là bộ phận bị chịu tác động xấu môi
trường xã hội không lành mạnh không nhỏ. Thiết nghĩ để phòng chống và đấu

tranh tội phạm trong xã hội hiện nay cần tạo môi trường xã hội tốt để có thể tác
động tốt hơn đến nhân cách của con người, tránh những tình trạng suy đồi về nhân
cách. Để phòng ngừa tội phạm xảy ra cách tốt nhất là thực hiện giáo dục và tạo
môi trường tốt cho thế hệ trẻ phát triển nhân cách lành mạnh, đúng hướng.
2.2. Biện pháp khắc phục:
Người chưa thành niên do chưa phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần
và nhân cách, nên việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng phạm
tội ở người chưa thành niên là vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính nhân
văn. Để thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản được ghi trong bộ luật Hình sự
nhằm bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng người chưa thành niên
phạm tội, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:
Có thể nêu ra một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho
nhóm đối tượng người chưa thành niên
Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức là hoạt động
định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng
giáo dục nhằm trang bị những tri thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp
luật từ đó hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự phù hợp với các yêu cầu
của pháp luật. Giáo dục pháp luật đối với người chưa thành niên chính là quá trình
cung cấp tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật, từ đó người chưa thành niên có thói
quen sống và hành xử theo pháp luật. Đó là biện pháp cơ bản, thường xuyên, có ý
nghĩa quyết định trong các biện pháp bảo đảm quyền của người chưa thành niên.
Đồng thời đây cũng là biện pháp cơ bản phòng ngừa hành vi phạm tội của người
chưa thành niên, góp phần nâng cao khả năng tự bảo vệ mình cho đối tượng này.
8


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2


Hai là, cần chủ động, tích cực xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc để chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ, giáo dưỡng người chưa thành niên.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có nói: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã
hội tốt thì gia đình càng tốt”. Vì vậy, việc xây dựng gia đình hết sức quan trọng
đối với tất cả thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với người chưa thành niên,
đồng thời đối với cả xã hội. Trên thực tế, từ nhiều năm nay, chúng ta đang thực
hiện rất nhiều phong trào, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn
dân cư, trong đó có nội dung xây dựng gia đình đạt chuẩn văn hóa, nêu gương ông
bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan...Những phong trào này thật sự có ý
nghĩa trong việc tạo lập môi trường nhân ái trong gia đình góp phần tích cực trong
giáo dục người chưa thành niên.
Ở lứa tuổi chưa thành niên, giai đoạn thích nghi khó khăn nhất trong cuộc
sống và rất nhạy cảm trước bất cứ một vấn đề, một hiện tượng, một hành vi của xã
hội, trong gia đình. Cha mẹ cần có kỹ năng và phương pháp giáo dục tinh tế đối
với các em; cần định hướng cho việc hình thành nhân cách của các em, giúp các
em phát triển một cách toàn diện trở thành người có ích cho xã hội. Tất nhiên, mỗi
gia đình có thể có những phương pháp riêng, song việc quan tâm theo sát con trẻ,
kiểm tra các hoạt động hằng ngày của chúng để kịp thời uốn nắn những suy nghĩ
lệch lạc, không để các em bị lợi dụng, bị sa ngã vào con đường tiêu cực là hết sức
cần thiết.
Ba là, xây dựng cộng đồng văn hoá tạo môi trường lành mạnh, vững chắc, cơ
hội sống tích cực cho người chưa thành niên.
Trong xã hội hiện đại, ngoài cuộc sống gia đình, người chưa thành niên chủ
yếu sống trong môi trường xã hội, trong các cộng đồng, đoàn thể, nhà trường,
nhóm bạn và từng bước thực hiện quá trình xã hội hoá để hình thành và khẳng định
nhân cách. Bởi vậy xây dựng cộng đồng văn hoá tạo môi trường lành mạnh, vững
chắc, cơ hội sống tích cực cho người chưa thành niên vô cùng quan trọng. Trong
9



Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

đó việc tạo dựng các mối quan hệ xã hội tích cực cho người chưa thành niên bằng
cách mở rộng các chương trình đào tạo kỹ năng sống, tăng cường các hoạt động
ngoài giờ học, phát triển các chương trình giáo dục đồng đẳng, các hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, tạo các sân chơi lành mạnh để thanh thiếu niên sống tích cực,
không tham gia vào các hoạt động tiêu cực. Đồng thời cần chủ động đưa người
chưa thành niên tham gia vào các hoạt động cộng đồng có ích, tránh để người
chưa thành niên rơi tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, hoặc trầm cảm, suy nghĩ lệch
lạc và có hành vi tiêu cực.
Bốn là, kết hợp công tác phòng ngừa với xử lý người chưa thành niên phạm
tội một cách đúng pháp luật và nhân văn.
Khi tiến hành công tác phòng ngừa và xử lý người chưa thành niên phạm tội,
chúng ta cần phải được tiến hành trên tinh thần đúng pháp luật và với thái độ chia
sẻ, thân thiện, nhân văn với người chưa thành niên. Không phải tất cả những người
chưa thành niên phạm tội đều phải xử lý bằng hình sự. Và, một khi người thành
niên bị kết án thì “Nhà tù chỉ là lựa chọn cuối cùng để xử lý người chưa thành niên
phạm tội”. Ngay cả trong quá trình thi hành án, công tác tuyên truyền, giáo dục
pháp luật và đặc biệt là chương trình dạy nghề, đưa việc làm vào các trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hỗ trợ giải quyết việc làm cho người chưa
thành niên vừa ra khỏi trường giáo dưỡng hoặc trại cải tạo nhanh chóng tái hòa
nhập với cộng đồng luôn là giải pháp tích cực.
Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến
bảo vệ, chăm sóc người chưa thành niên.
Bảo vệ trẻ em nói chung và người chưa thành niên, người chưa thành niên
phạm tội nói riêng luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Mặc dù
vậy, thời gian qua tình hình người chưa thành niên phạm tội vẫn tiếp tục gia tăng

với những diễn biến phức tạp. Bởi vậy, ngoài những giải pháp có ý nghĩa cơ bản,
thường xuyên như đã nêu, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách,
10


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

pháp luật đối với người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội. Đã
đến lúc cần thiết phải nghiên cứu để thành lập Tòa án người chưa thành niên .
KẾT LUẬN
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, đúng vậy con người nếu được sống trong
một môi trương tốt, được giáo dục thì nhân cách sẽ phát triển lành mạnh và hoàn
thiện hơn, hướng con người ta đến những hoạt động lành mạnh và tốt đẹp đúng với
chuẩn mực của xã hội và tránh xa những hành vi phạm pháp ảnh hưởng xấu đến xã
hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn
có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn
nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi
trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Ngày nay,
trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có
những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt
đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa
trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân
đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là
thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Bởi vậy để thực hiện tốt công tác phòng ngừa tội phạm, một trông những biện
pháp tốt nhất là tạo điều kiện học tập, vui chơi lành mạnh cho thế hệ trẻ, những con
người xây dựng tương lai đất nước vững mạnh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


Bài tập học kỳ

Trương Vũ Cầm Thanh – MSSV: 340426 - N02 - Nhóm 2

1.

Tường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb CAND,

2.

Hà Nội, 2006.
Trường Đại học luật Hà Nội, Các khoa học pháp lý bổ trợ trong đấu tranh
phòng chống tội phạm hiện nay, Khoa luật hình sự
Hà Nội , 2007.

3.

Trường đại học luật Hà Nội, Bộ môn tâm lý học. Tập bài giảng môn học tâm
lý học tội phạm.

4.

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo tình tâm lý học tư pháp, Nxb. CAND, Hà
Nội 2011.


5.

Một số website:
- />- />
den-thi-sang.html#ixzz1uwXfCypr
/>
12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×