Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TÂM LÝ CHẨN ĐOÁN PHÁC THẢO CHÂN DUNG TÂM LÝ MỘT CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 9 trang )

Môn : THỰC HÀNH CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
Đề Bài : PHÁC THẢO CHÂN DUNG TÂM LÝ
MỘT CÁ NHÂN.

Bài làm.
I.

Tiểu sử đối tượng.

Đối tượng chẩn đoán: Vũ Thị Thanh Huyền
Ngày sinh: 9/6/2001.
Thường trú:
Qua điều tra nhận được thông tin về kết quả như sau: Thanh Huyền không mắc phải các bệnh
thực thể, chưa phải thăm khám y khoa.
Khi tiến hành trắc nghiệm nét mặt của em vui vẻ, chăm chú theo dõi các hướng dẫn và thực hiện
rất nhanh nhẹn. Qua quan sát cho thấy nhịp thở của em bình thường, ngồi nghiêm túc khi tiến hành các
trắc nghiệm.
“Kết quả học tập của em cũng rất tốt: trong những năm theo học trường tiểu học Nguyễn Văn
Trỗi, em đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm năm liên tiếp, riêng năm lớp 4 em còn đạt giải nhất vẽ
tranh toàn trường “


Các thông tin chi tiết về đối tượng chuẩn đoán được thể hiện chi tiết trong bảng điều tra gia đình
và tiểu sử của Bernerd- Bruset.

II. Các trắc nghiệm tâm lý.
Để tiến hành việc “ Phác thảo chân dung tâm lí một cá nhân”, ta thực hiện các trắc nghiệm tâm lí
để đo đạc trí tuệ, nhân cách và mối quan hệ trong gia đình của em Huyền. Cụ thể tên các trắc nghiệm
như sau: “Trắc nghiệm hình vẽ người Goodenough để đánh giá trí thông minh của trẻ. Trắc nghiệm các
câu chuyện bịa đặt của Louisa Duss để phát hiện những vấn đề và xung đột bên trong của trẻ. Trắc
nghiệm vẽ gia đình để xác định được mối quan hệ trong gia đình của trẻ”.




Kết quả trắc nghiệm hình vẽ người Goodenough để đánh giá trí thông minh của Thanh

Huyền được thể hiện ở trang bên.
Đánh giá, chuẩn đoán bức vẽ hình em gái của trẻ như sau:
Tính điểm trẻ được 48 điểm + 2 điểm thưởng = 50
Như vậy so sánh với bảng chuẩn:
50 điểm tương đương với trẻ 14 tuổi. Như vậy đây là một đứa trẻ có IQ là:
IQ = 14/12 X 100 = 116
Như vậy, bé vũ thị thanh huyền là trẻ có tư duy tốt.


Kết quả của trắc nghiệm"Các câu chuyện bịa đặt" của Louisa Duss được Thanh Huyền

tiếp tục như sau:
1/ Chuyện con chim:


Chim con nó kêu "bố mẹ ơi đợi con bay với". Rồi chim con bay theo chim bố.

2/ Câu chuyện kỷ niệm đám cưới.
Đang buổi tiệc, đứa con đứng lên đi ra vườn một mình. Tại sao vậy?


Tại vì nó tại vì nó thấy mình bị bỏ rơi, người thừa


3/ Câu chuyện con dê con (con chó con).
Vậy dê con sẽ làm gì ?



Dê con nói với dê mẹ : "Dạ được, con sẽ đi ra cánh đồng tìm cỏ", nói xong nó đi ra cánh

đồng tìm cỏ tươi để ăn.
4/ Câu chuyện đám ma.
Vậy ai đó ? (có thể cái người trong gia đình : cha, mẹ, anh, chị, em, con…).


Đó là đám ma của một người hàng xóm nào đó.

5/ Câu chuyện sợ hãi.
Vậy nó sợ cái gì ?

Đứa nhỏ rất sợ ma.
6/ Câu chuyện con voi.
Vậy cái gì đổi khác trên con voi ? tại sao con voi đổi khác ?

Cái vòi voi bị gãy vì ai đó đã bẻ gãy vòi voi.
7/ Câu chuyện món đồ nặn.
Nó sẽ làm gì với vật đó ? Mẹ nó bảo cho mẹ. nó hoàn toàn tự do cho hay không ? Vậy nó có cho
kh. không ?

Nó sẽ mạng đồ nặn đó xuống khoe mẹ, nó sẽ giữ đồ nặn đó cho mẹ hoàn toàn tự do.
8/ Câu chuyện cuộc dạo chơi với mẹ hay với cha.
Tại sao vậy ?

Vì nó đã thấy vật gì đó rất đáng sợ.
9/ Câu chuyện tin mới.
Mẹ nó sẽ nói với nó cái gì ?


Mẹ sẽ nói : "Ngày mai sinh nhật con, mẹ sẽ tổ chức sinh nhật cho con".
10/ Câu chuyện chiêm bao, mộng mị (để kiểm tra các câu chuyện trên).
Vậy nó thấy cái gì ?

Ngày mai sẽ bị ngoại mắng.

Đánh giá chuẩn đoán nhân cách của Thanh huyền qua các câu chuyện bịa đặt :
Câu chuyện 1 : Sự độc lập của trẻ với cha mẹ.




Trẻ đã có sự độc lập trong sinh hoạt, trẻ có thể tự làm những công việc vừa sức bằng

chính đôi tay và khả năng của trẻ.
Câu chuyện 2 : Sự ganh tỵ của trẻ đối với sự liên kết của cha mẹ. Trẻ có bị chấn động trong
phòng ngủ hay không ?


Trẻ có sự ganh tỵ với sự liên kết của bố mẹ mà trẻ còn muốn bố mẹ của mình có

thời gian bên nhau. Đây là một đứa trẻ giàu tình cảm, biết quan tâm đến gia đình mình.
Câu chuyện 3 : Sự ganh tỵ của trẻ đối với em.


Trẻ không có thái độ ganh tỵ với em của mình mà ngược lại trẻ còn rất thương em

gái của mình.
Câu chuyện 4 : Trẻ có ngầm mong cho đối tượng nào đó chết hay không ? Vì người đó làm

cho trẻ mất an toàn.


Không có bất cứ người nào trong gia đình của trẻ làm cho trẻ mất an toàn, trẻ ngầm

mong cho cho hàng xóm nào đó chết.
Câu chuyện 5 : Nội dung của sự lo âu của đối tượng.


Trẻ có một nỗi lo âu đó là những bóng ma. Bóng ma làm trẻ sợ, đây là một trong

những hiện tượng tâm lí phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi. Đồng thời cũng nhận thấy trẻ chưa
thực sự mạnh dạn.
Câu chuyện 6 : Cảm giác bị ức chế.


Đối với trẻ dường như không có cảm giác ức chế.

Câu chuyện 7 : Thái độ cố giữ những gì mình có.


Đây là một đứa trẻ ích kỷ không muốn chia sẻ những gì mình có với những người

trong gai đình của trẻ.


Câu chuyện 8 : Sự quyến luyến của trẻ với cha (con gái), đối với mẹ (con trai).


Vì là con gái nên trẻ rất quyến luyến với cha của mình.


Câu chuyện 9 : Những nguyện vọng và sợ hãi của trẻ.


Trẻ có nguyện vọng là sẽ được mẹ tổ chức một tiệc sinh nhật thật ý nghĩa.

Câu chuyện 10 : Để kiểm tra những mẫu câu chuyện đã thuật.


Những mẩu chuyện trẻ đã thuật hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lý của lứa tuổi

của mình.

Kết quả trắc nghiệm vẽ gia đình được thể hiện ở hình vẽ ở trang bên cạnh.
Trong lúc trẻ vẽ, chú ý quan sát thấy :" trẻ vẽ các thành viên trong gia đình mình theo thứ
tự :mẹ, , trẻ, bố, em gái. Trẻ tỏ ra rất vui khi thực hiện vẽ bức tranh về gia đình của mình. Trẻ thuận tay
phải và vẽ từ trái qua phải.
Độ lớn của hình vẽ: trong bức tranh của bé huyền hình ảnh người mẹ được vẽ to nhất , đẹp nhất .
chứng tỏ mẹ là người được bé chú ý nhất, yêu thương nhất.
Quan hệ giữa các nhân vật: xét qua khoảng cách. Thấy bé vẽ mình ngồi ăn gần bố đó là dấu hiệu
trẻ muốn được người đó yêu thương mình
Sự bố trí các nhân vật xuất hiện : hình ảnh người mẹ chiếm ưu thế vai trò của người mẹ rất lớn
đối với trẻ. Người bố của bé vẽ màu tối
So sánh các nhân vật :
Trong hình vẽ với những nhân vật không có trong gia đình của trẻ. Đó là biểu hiện đương sự
không chế ngự được an toàn. Phủ nhận thực tế phiền muội là một cách tự vệ đáng sợ nhất. Gia đình bé
huyền vẽ trong bức tranh khác hẳn với gia đình thực sự của trẻ , đây chính là gia đình trẻ mong muốn .


Nhân vật ưu tiên : là người bé muốn đồng nhất vì quan trọng đối với trẻ

Khi quan sát tôi nhận thấy hình ảnh người mẹ được vẽ đầu tiên điều đó chứng tỏ mẹ là người
được bé nghĩ đến và quan tâm nhiều nhất, và được vẽ ở phía trái của tờ giấy, bé vẽ to hoan các nhân
vật khác, kỹ lưỡng với cách ăn mặc rất bắt mắt và tây.
Nhân vật bị hạ thấp: đó là người bố, người em vì 2 nhân vật này theo quan sát bé vẽ rất ẩu và có
nét mặt không vui khi vẽ 2 nhân vật này.
Bé huyền 12 tuổi, mô tả bức tranh là buổi tiệc sinh nhật, có đầy đủ các thành viên, người mẹ được
bé mô ta tỷ mỉ từng chi tiết, mặc quần áo rất đẹp , con người cha thì được bé vẽ hơi bé và có nửa
người. bé vẽ mình ngồi đối diện với mẹ , khoảng cách giữa bố và mẹ bé vẽ khá xa và khoảng cách
người bố với bé cũng xa. Điều đó chứng tỏ vai trò của người bố thật sự không có sựu quan tâm đến trẻ
nhiều
Đánh giá, chuẩn đoán bài vẽ gia đình của Thanh Huyền như sau :
Cấu trúc hình vẽ khá tốt, trẻ ổn định về mặt tình cảm.
Các nhân vật trong bức vẽ của Thanh Huyền không trùng khớp với các thành viên trong gia đình
thực tế của em. Người mà trẻ quan tâm nhiều nhất và nghĩ đến được trẻ vẽ đầu tiên là mẹ của mình, mẹ
được vẽ to hơn các thành viên khác trong gia đình, có nhiều chi tiết quần áo hơn. Mẹ là người trẻ chú ý
và noi theo nhiều nhất, đây cũng là nhân vật trẻ vè kỹ lưỡng nhất và chi tiết nhất. Ngoài bé và mẹ ra thì
những thành viên khác đều là bé tưởng tượng ra để vẽ.
Trong hình vẽ với những nhân vật không có trong gia đình của trẻ. Đó là biểu hiện đương sự
không chế ngự được an toàn. Phủ nhận thực tế phiền muội là một cách tự vệ đáng sợ nhất. Gia đình bé
huyền vẽ trong bức tranh khác hẳn với gia đình thực sự của trẻ , đây chính là gia đình trẻ mong muốn .

III. Kết luận
Tóm lại, qua các trắc nghiệm tâm lí ta có thể kết luận rằng :


Thanh huyền là một đứa trẻ có trí tuệ thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát… điều này được chứng
minh qua trắc nghiệm hình vẽ người của Goodenough (chỉ số IQ của trẻ là 116) và còn được chứng
minh qua kết quả học tập tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi với 4 năm liền là học sinh giỏi.
Bé Vũ Thị Thanh Huyền là một bé có tư duy tốt , đặc biệt về năng khiếu vẽ bé rất nhanh nhạy.
Điều phát triển tài năng của mình, với bé có tư duy tốt gia đình nên hướng bé đến những môn học đòi

hỏi tính sáng tạo cao, thiết kế là một nghề khá phù hợp với những trẻ có tư duy tốt như bé huyền.
Ở lứa tuổi mà đời sống gia đình còn chiếm lĩnh một sô thời gian và tình cảm lớn, thì gia đình là
một phương tiện hiệu lực để phát hiện những vấn đề khó khăn . ở đây bé huyền mong ước có một có
một buổi sinh nhật có đầy đủ gia đình, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với bé, với hình
ảnh người mẹ rất tây, người bố hơi mờ nhạt trong bức vẽ của bé .điều này chứng tỏ bé thiếu thốn tình
cảm của người bố, hình ảnh người bố không để lại gì trong kí ức của bé.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục con em, nhất là với các em lứa
tuổi mẫu giáo và tiểu học, là phải hiểu rõ về khả năng , tính chất và niềm mong ước của các em. Một
câu nói của saint exupesry: “ cái gì làm cho sa mạc đẹp ra, ấy là nó che dấu một cái giếng đâu đó......”.
hình vẽ của trẻ cũng thế, nó làm cho thế giới nội tâm của các em trở nên phong phú và bí ẩn hơn, đây
chính là điều mà chúng ta cần khám phá để giúp cho chính các em và chính chúng ta.
Bé huyền là một trẻ có óc thực tế và điều đó được thể hiện rõ trong các bức tranh của bé. Sự diện
đạt và niềm mong ước diễn đạt một cách phóng khoáng và tự do sẽ dần trưởng thành hơn, mang sắc
thái logich và phân tích sâu hơn. sự sáng tạo độc đáo thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của bé. ấy là
nó che dấu một cái giếng đâu đó......”. hình vẽ của trẻ cũng thế .
Với hình ảnh bữa tiệc nhật, đó là một bữa ăn toàn thể gia đình theo phong cách rất tây. Đó là
mông ước của bé, thông qua bức tranh bé cũng bầy tỏ tình cảm của mình đối với những người thân
trong gia đình, be huyền có tình cảm với bà ngoại và mẹ , hình ảnh người bố trong bè hầu như bị lu
mờ. Chỉ là trong trí tưởng tượng của bé.


IV. Kiến nghị.
Qua các kết quả chuẩn đoán cho thấy, đây là một đứa trẻ khá thông minh và nhanh nhẹn, nhân
cách tốt tuy nhiên do sự phát triển thể chất cũng như sự phát triển lứa tuổi nên em còn khá vụng về
(đánh vỡ đồ), còn chưa chủ động hoàn toàn trong sinh hoạt (đi vệ sinh còn nhờ cha mẹ kêu dậy), chưa
mạnh dạn (sợ ma),…. Sau đây xin đề xuất một số giải pháp cho Thịnh khắc phục những mặt chưa hoàn
thiện trên :
- Bé có tư duy tốt. Gia đình cần chú ý và quan tâm để phát triển tài năng của bé. Tuy nhiên gia
đình cần lưu ý có những trường hợp có chỉ số thông minh rất cao, nhưng vẫn có cách ứng sử khá tầm
thường, trong khi đó có những bé chỉ số thông minh thấp, nhưng lại có sự thích ứng nhanh, cách ứng

xử rất khéo trong một lĩnh vực nào đó. Hãy khuyến khích sự phát triển hoạt động của bán cầu nảo phải
cho trẻ. “ ngoài các giờ học trên lớp, gia đình nên chịu khó tổ chức cac cuộc đi tha chơi cho trẻ đi
thăm quan các phòng chưng bày các tác phẩm nghệ thuật. Giúp trẻ nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, hảy
để trẻ sống và lớn lên trong môi trường mà ở đó trẻ được tự do sáng tạo và vẽ tranh”
Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các em học tập. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, vui chơi điều độ.
Tạo chỗ học thuận lợi, sắm đồ dùng đầy đủ và thường xuyên kiểm tra việc học tập của em.
- Gia đình cần xây dựng những thói quen tốt trong học tập và rèn luyện.
- Hình thành cho các em hứng thú đọc sách. Yêu thích văn học, nghệ thuật, có trách nhiệm với
gia đình, có thói quen lao động và ứng xử có văn hóa.
- Cho trẻ chơi các trò chơi có tác dụng rèn luyện sức khỏe là chính như: kéo co, leo núi, bơi
thuyền, các trò khổ luyện như mở mắt lâu không chớp, đứng im lâu không động đậy. Trò chơi rèn
luyện sự khéo léo như: tung hứng, thả diều, đi xe đạp chậm, thả vòng cổ chai, đi cà kheo…Trò chơi rèn
luyện trí tuệ: cờ tướng, cờ vua, tú lơ khơ, ô ăn quan, giải đố…Trò chơi rèn luyện tính cách: cờ tướng,
cờ vua, đóng kịch..


- Mặt khác người lớn phải là tấm gương sáng về ý chí cho trẻ lời nói phải đi đôi với việc làm và
tiến hành công việc có kết quả cao. Chú ý phát triển và củng cố các phẩm chất của ý chí cho trẻ, chú ý
ngăn ngừa và sửa chữa những biểu hiện không tốt của ý chí. Trong việc giáo dục ý chí thì sự phát triển
tinh thần vượt khó và tính kiên trì là đặc biệt quan trọng.



×