Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động và ứng dụng của chúng trong hoạt động giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.69 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, ổn định về xã hội, trên đất nước ta từ thành thị
đến nông thôn đều có sự thay đổi, chuyển biến về chất trong lĩnh vực sản xuất, văn hoá,
xã hội. Những như cầu như: Nhu cầu xã hội; Nhu cầu nhận thức; Nhu cầu về thẩm mỹ;
Nhu cầu được thể hiện mình trong môi trường làm việc học tập cũng quan trọng như
những nhu cầu cơ bản của con người vậy đòi hỏi sự thỏa mãn kịp thời và đầy đủ.
Tuy nhiên, những nhu cầu nảy sinh trong quá trình hoạt động và nguyện vọng chính
đáng này còn chưa được quan tâm đúng mức cũng như chưa được đáp ứng đầu đủ trong
môi trường làm việc không chỉ của các xí nghiệp công nghiệp, các đơn vị hành chính sự
nghiệp mà ngay chính trong môi trường sư phạm.
Chính vì thế việc tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động là vô cùng cần thiết không
chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu người lao động tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao
động. Qua đó, còn là tạo môi trường làm việc khoa học phát triển quan hệ sản xuất, lực
lượng sản xuất có chất lượng và góp phần nâng cao năng suất lao động. Nhất là trong hoạt
động giáo dục việc phát huy những tác dụng của những yếu tố thẩm mĩ như màu sắc, âm
nhạc…trong việc dạy và học có ý nghĩa lớn lao trong việc truyền thụ tri thức, kĩ năng kĩ
xảo cũng như khả năng tổ chức việc dạy học của giáo viên với việc lĩnh hội của học sinh,
1


sinh viên, đặc biệt là nội dung giáo dục thẩm mĩ. Tất cả những lý do đó, đã dẫn tôi tới đề
tài: “Tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động và ứng dụng của chúng trong hoạt
động giáo dục.”

II. NỘI DUNG
2.1. Tổng quan về yếu tố thẩm mĩ trong lao động
2.1.1. Khái niệm về lao động và yếu tố thẩm mĩ trong lao động
a) Khái niệm về lao động
Trong cuốn Tư bản, Các Mác đã viết: "Lao động là một quá trình diễn ra giữa con


người và tự nhiên, là quá trình mà trong đó con người bằng hoạt động của bản thân mình
sử dụng phương tiện, điều chỉnh và kiểm tra sự trao đổi vật chất giữa bản thể và tự
nhiên."
Lao động là hoạt động cơ bản của con người và là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
xã hội loài người. Chỉ nhờ có lao động con người mới tạo ra được những cơ sở vật chất và
tinh thần cần thiết cho đời sống của chính mình và của xã hội. Mọi sản phẩm của xã hội
như chúng ta thấy, từ khoa học, nghệ thuật, chính trị tới cơm, ăn, áo mặc ... tất cả đều do
lao động của con người tạo ra. Bởi vây, lao động trở thành thuộc tính bản chất của con
người và sự khác biệt giữa con người với loài vật được thể hiện rõ rệt nhất ở thuộc tính
này.

2


Lao động là một phạm trù xã hội, nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho sự tồn tại
của xã hội loài người cũng như sự phát triển của chính bản thân con người. Bởi trong quá
trình cùng nhau lao động, những mối quan hệ xã hội giữa con người với con người được
hình thành và mỗi con người chắt lọc từ những chuẩn mực chung nhất của các mối quan
hệ xã hội đó thiết lập cho mình một bộ mặt nhân cách riêng. Ph.Ăngghen viết: "Điều kiện
cơ bản đầu tiên của cuộc sống con người và thêm nữa, trong chừng mực đó chúng ta có
thể nói rằng lao động đã sáng tạo ra chính con người"
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố
quyết định sự phát triển của đất nước. (Trích từ lời mở đầu Luật lao động)
Lao động là một mối đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại giữa:
- người và tự nhiên
- người và máy
- người và người.
Con người sống trên trái đất có nghĩa vụ và quyền lợi tham gia lao động mà thực
chất là đem sức lực tinh thần và vật chất của mình tác động vào tự nhiên nhằm tăng cường

và chế biến của cải trên trái đất. Trong quá trình lao động đó, những người lao động lại có
quan hệ qua lại với nhau nhằm thúc đẩy quan hệ ngày càng thu được hiệu quả cao hơn.
Rõ ràng, yếu tố tâm lý con người có liên quan mật thiết với lao động. Người lao động, kể
cả người lao động đơn giản, đặc biệt là người quản lý tổ chức lao động rất cần những kiến
thức về tâm lý học và càng cần biết vận dụng những yếu tố tâm lý vào lao động.
- Vai trò của lao động trong cuộc sống con người:
+ Lao động là loại hoạt động đặc trưng của con người.
+ Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người.
+ Lao động thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân.
+ Lao động là nguồn gốc của sự phồn thịnh xã hội cũng như của từng thành viên.
b) Khái niệm về yếu tố thẩm mĩ trong lao động
Yếu tố thẩm mĩ trong lao động được hiểu là những giá trị tác động tới tâm lý người
lao động, hiệu quả sản xuất và an toàn lao động...Trong lao động không chỉ có một mà có
thể có nhiều yếu tố thẩm mĩ cùng tham gia. Việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào lao động
sản xuất là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao năng suất
lao động. Có hai yếu tố thẩm mỹ quan trọng được đưa vào trong lao động sản xuất: Màu
sắc và âm nhạc.
2.1.2. Màu sắc trong lao động sản xuất
Các công trình nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị
giác là cơ quan thu nhận khoảng 90% lượng thông tin từ bên ngoài vào não. Vì vậy việc
3


thẩm mỹ hoá môi trường sung quanh con người phải được thực hiện để có thể tác động
được nhiều qua chi giác nhìn.
Màu sắc là một trong những phương tiện gây tác động xúc cảm đến con người mạnh
nhất, gây ảnh hưởng đến cảm giác của con người, đến sinh lý của con người, đến sức làm
của con người, đến trạng thái tâm lý, đến tâm trạng con người, đến kết quả lao động của
con người cả về mặt số lượng lẫn chất lượng
- Ảnh hưởng của màu sắc đến con người được thể hiện trên bảng sau:

Màu

Tác động tâm - sinh lý hay cảm giác liên tưởng được tạo ra
Kích
thích

Nặng
nề

Thanh
thản

Nóng Lạnh

Nhẹ

X

X

Trắng
Xám nhạt

Nặng

Gần

X

Xám sẫm


X

X

Đen

X

X

Đỏ

X

X

Da cam

X

X

Vàng

X

X

X


X

X

X

Lam

X

X

Chàm
X

X
X

Lục

Tím

Xa

X
X

X


X

X

X

X

X

X

X

Ở nhiều nước hướng nghiên cứu sử dụng màu sắc trong lao động được quan tâm
nghiên cứu nhiều. Trên cơ sở nghiên cứu các nhà tâm lý học đã nêu lên những vai trò của
màu sắc trong lao động sản xuất và các nguyên tắc trong việc sử dụng màu sắc sau:
- Màu đỏ là màu gây ra cảm giác nóng, bức xạ của màu đỏ xuyên vào trong các tế
bào của cơ thể. Màu đỏ làm tăng sức căng của các bắp thịt, do đó làm tăng huyết áp và
làm tăng nhịp tim. Màu đỏ là màu của sinh lực hành động, nó có ảnh hưởng lớn đến tâm
trạng của con người theo hướng đó. Trong công việc màu đỏ có ý nghĩa báo hiệu nguy
hiểm bức xạ, năng lượng nguyên tử, cháy, dừng lại.

4


- Màu da cam là màu rực rỡ, hăng say. Vì màu này có tác dụng làm nóng vừa có
tác dụng kích thích. Trong công việc mầu da cam có ý nghĩa báo hiệu nguy hiểm với nhiệt
độ cao, thông báo " chú ý - nguy hiểm ".
- Màu vàng là màu của sự tươi vui, sảng khoái. Màu này có độ sáng cao nhất trong

quang phổ, gây kích thích đối với thị giác. Những sắc điệu khác nhau của màu vàng có
khả năng làm dịu bớt trạng thái thần kinh quá căng thẳng, màu vàng còn được sử dụng để
chữa bệnh thần kinh. Trong công việc mầu vàng báo hiệu nguy hiểm cơ học, sơn những
vật sắc nhọn, động cơ máy, sớm điểm nguy hiểm, thông báo chú ý.
- Màu lục là màu dịu dàng nhất của tự nhiên. Đó là một màu tươi mát, màu lục làm
cho trí óc được thư giãn. Màu được sử dụng để chữa các bệnh tinh thần như : hystêry,
bệnh thần kinh suy nhược, màu lục giúp con người thêm kiên nhẫn. Trong công việc màu
lục có ý nghĩa báo hiệu thông báo an toàn.
- Màu lam là một màu trong sáng, tươi mát, màu có tác dụng làm giảm sức căng
của cơ bắp, hạ huyết áp, hạ nhịp tim và nhịp thở. Màu lam còn có tác dụng kích thích sự
suy nghĩ. Trong công việc màu lam báo hiệu tạm thời không nguy hiểm, thông báo cho
phép cầm nhưng cần chú ý.
a.) Vai trò của màu sắc đối với lao động sản xuất
+ Màu sắc được sử dụng để tạo điều kiện tối ưu cho tri giác nhìn: Dùng màu sắc tối
ưu về sinh lý để sơn cho các vật dụng nằm trong trường thị giác của người lao động, sử
dụng màu sắc có hệ số phản chiếu cao (trắng, vàng, sáng lục tăng độ chiếu sáng trong
phòng làm việc…
+ Tạo điều kiện tối ưu cho các hoạt động lao động: Thí dụ sử dụng các nhóm thiết bị
cùng loại bằng một mầu riêng biệt, sơn các nút bấm điều khiển, các chuyển mạch bằng
màu sắc khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lao động sản xuất
+ Nâng cao sức làm việc cho người lao động: giảm sự mệt mỏi, mệt nhọc trong quá
trình lao động
+ Cải thiện điều kiện nơi làm việc: Dùng màu sắc tạo cảm giác phòng làm việc sạch
sẽ, thoáng mát, rộng rãi
+ Sử dụng màu sắc hợp lý có thể hỗ trợ cho sự tập trung chú ý vào đối tượng của
công việc. Nếu công việc đòi hỏi sự di chuyển chú ý thường xuyên từ đối tượng này sang
đối tượng khác cần tránh màu sặc sỡ, tương phản và nên dùng màu tương đối đơn điệu
+ Sử dụng báo hiệu bằng màu sắc trong các phân xưởng sản xuất, trong giao thông
nhằm đảm bảo an toàn lao động. Thí dụ như đối với các bộ phận chuyển động, bộ phận
nguy hiểm thường sơn hình thức ngựa vằn (xen kẽ sọc đen trắng, đen vàng), sơn màu

kích thích ( đỏ, da cam)
+ Màu sắc có chức năng làm giảm sự tác động không có lợi của các nhân tố thuộc
môi trường vật lý(nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch của không khí, tiếng ồn…).
5


Việc sử dụng màu sắc theo chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng nâng cao
năng suất lao động trung bình 10 - 15%, hạ thấp tai nạn lao động và số ngày nghỉ việc.
b.) Để tạo ra môi trường màu sắc tối ưu cho nơi làm việc cần lưu ý một số yêu cầu như
sau:
+ Các màu sắc có sự khác nhau rất lớn về sự phản chiếu, vì vậy để có được một ánh
sáng đồng đều thì hệ số phản chiếu nên là: 70-80% đối với trần nhà, 50 - 60% đối với
tương xung quanh, 50 - 60% đối với đồ gỗ và máy móc, 30 - 50% đối với tấm lát sàn
+ Đối với những bức tường phía trong của phòng làm việc, nên sử dụng những màu
không làm phân tán chú ý và giữ được sạch (màu ghi, màu ve xanh)
+ Nên sử dụng những gam màu nóng (màu kem, màu hồng) cho những phòng lạnh
và sử dụng gam màu lạnh cho những phòng bị làm nóng (màu xanh)
+ Các màu của tường phòng làm việc và màu của máy nên tương phản nhau. Thí dụ:
Màu của máy

Màu của tường

Lục nhạt

Vàng nhạt

Lam nhạt

Màu kem, be


+ Máy phải được sơn những màu khác nhau.
- Bộ phận chuyển động: Sắc cạnh, nguy hiểm sơn màu kích thích (đỏ, vàng, da cam)
- Thân của máy sơn màu ghi, lam nhạt, lục nhạt
+ Các bộ phận điều khiển, các ký hiệu phải được mã hoá bằng màu sắc để dễ phân
biệt. Thí dụ:

Nút bấm: Theo hội đồng kỹ thuật điền quốc tế quy định như sau:
- Màu đỏ: Chỉ sự dừng lại vì trục trặc máy
- Màu vàng: Chỉ sự di chuyển hay để ngừng
- Màu xanh lá cây: Cho động cơ chạy và cũng để phát động chu trình tự động
- Màu trắng và da trời: Để thực hiện các thao tác phụ

Đèn tín hiệu:
- Màu đỏ, màu da cam đối với các vật phát quang để đề phòng, khả năng hỏng hóc,
quá tải trái phép, đóng mạch hy hoạt động không đúng quy trình
Cơ quan điều khiển trục trặc, đề phòng điện thế cao, để đánh dấu dương cực…
- Màu vàng: Để báo trước về những đại lượng tới hạn
- Màu xanh lá cây: Chỉ trạng thái bình thường của máy
6


- Màu trắng, màu sữa, màu da trời nhạt đối với vật phát quang: Chỉ trạng thái máy đã
mở, phòng điện thế, khẩu lệnh đã phát ra.
- Màu xanh biển: Để chỉ các âm cực

Trong những phân xưởng tự động hoá nên sử dụng các màu nóng để giữ
mức độ cảnh giác

Chú ý đến tính chất của lao động trong các nghề lao động trí óc và chân tay,
lao động đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dùng các sắc điệu lạnh như xanh lá cây, xanh da

trời. Trong những lao động khác nên dùng sắc điệu nóng như vành, da cam, các sắc điệu
này gây cảm giác nóng và có tác dụng kích thích.
Việc áp dụng một cách đúng đắn các màu sắc chức năng tại nơi làm việc tuỳ thuộc
vào đặc điểm của từng cơ quan, xí nghiệp sao cho tạo ra một trạng thái thuận tiện nhất về
mặt tâm lý nói chung và nhất là khả năng tri giác nói riêng của người lao động. Điều đó sẽ
góp phần giảm hiện tượng mệt mỏi và tăng năng suất lao động
2.1.3. Vấn đề sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất
a.) Vai trò của âm nhạc trong lao động sản xuất
Ảnh hưởng của nhịp điệu và âm nhạc đến trạng thái tâm lý và hoạt động lao động
của con người đã được quan tâm từ lâu. Từ xa xưa con người đã sử dụng âm nhạc như là
một phương tiện chữa bệnh nhằm nâng cao tinh thần của người bệnh. Trong quá trình lao
động phối hợp cùng nhau đã nảy sinh các điệu hò, câu hát rất phong phú đa dạng có tác
dụng huy động sức mạnh tinh thần của người lao động, thí dụ như hò kéo pháo, hò trèo
thuyền, hò mái đẩy
- Âm nhạc tác động đến con người 2 mặt: Tạo ra một tâm trạng tốt và nhịp điệu lao
động cao, ổn định. Điều này dẫn đến hạ thấp độ mệt mỏi trong lao động
- Hiện nay, âm nhạc được sử dụng rộng rãi tại các xí nghiệp, công xưởng nơi mà
người lao động thực hiện những công việc đơn điệu, quen thuộc bận tâm chú ý.
b.) Những nguyên tắc cần chú ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất
+ Thời gian sử dụng nhạc trong ngày lao động sản xuất cụ thể như sau:
Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Mỹ được trình bày trong cuốn
“Nghệ thuật và sản xuất” của V.V. Svili thì thời gian tối ưu có sử dụng nhạc trong ngày
là 1giờ. Sử dụng nhạc 1 giờ trong ngày có tác dụng tăng năng suất lao động lên 12%.
+Theo công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Liên Xô xác định thời gian sử
dụng nhạc có hiệu quả nhất là 2 giờ 30 phút.
Căn cứ vào các công trình nghiên cứu của Mỹ và Liên Xô có thể đưa ra số thời gian
sử dụng nhạc trong một ngày làm việc từ 1giờ đến 2giờ 30 phút. Nguyên tắc nhỏ giọt các
lần mở nhạc trong ngày lao động đem lại những kết quả tốt nhất.
+ Tính chất của âm nhạc trong lao động:
7



Nhịp độ và âm độ của nhạc sử dụng trong lao động tuỳ thuộc tính chất của các động
tác lao động, theo trình độ hiểu biết âm nhạc của người lao động, thị hiếu của họ và thời
gian của ca sản xuất.
Âm độ và nhịp độ (nhanh hay chậm) của nhạc phải điều chỉnh tuỳ theo mức độ tập
trung chú ý của người lao động vào công việc. Thí dụ công việc đòi hỏi phải tập trung chú
ý nhiều thì âm độ của nhạc thấp và nhịp điệu phải càng thanh thản hơn. Ngược lại công
việc đòi hỏi sự tập trung chú ý ít thì âm độ và nhịp độ của nhạc cao.

Không dùng nhạc Jazz có nhịp độ và âm độ thay đổi thường xuyên vào lao
động sản xuất sẽ làm tăng sự mệt mỏi và hạ thấp sức làm việc của người lao động
Khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản xuất phải tính đến thị hiếu và trình độ hiểu
biết âm nhạc của người lao động. Vì vậy trước khi sử dụng âm nhạc trong lao động sản
xuất cần điều tra sở thích âm nhạc của người lao động: “Anh (chị) thích những bản nhạc
nào.

Không dùng nhạc có lời trong lao động sản xuất vì nhạc có lời gây mất tập
trung chú ý vào công việc
- Nội dung của âm nhạc trong lao động sản xuất:

Không nên dùng một bản nhạc hai lần trong một tuần

Ngay trong một ngày làm việc nội dung của bản nhạc phải phù hợp với sự
thay đổi của sức làm việc:
+ Giai đoạn bắt tay vào làm việc: dùng nhạc có âm độ lớn, nhịp độ nhanh nhằm mục
đích làm cho người lao động bắt vào nhịp lao động một cách nhanh chóng
+ Giai đoạn sức làm việc cao và ổn định: dùng nhạc có âm độ, nhịp độ thấp, thanh
thản nhằm củng cố nhịp lao động tối ưu, đẩy lùi mệt mỏi
+ Giai đoạn sức làm việc giảm sút: cần dùng nhạc sảng khoái, giàu sinh khí, có nhịp

độ nhanh
+ Vào cuối giờ làm việc nên dùng nhạc mạnh, nhịp độ nhanh, hào hứng, yêu đời đem
lại niềm vui và tinh thần thư thái cho người lao động sau một ngày lao động
- Nhạc dùng trong giờ giải lao: Dùng nhạc sinh động, vui tươi, trong đó có cả nhạc
và lời. Giờ giải lao buổi chiều hoặc ca đêm cần nhạc sảng khoái, tỉnh táo nhằm phục hồi
khả năng lao động.
Để kích thích người lao động tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho họ,
mỗi một xí nghiệp, nhà máy, trường học cần xây dựng bài chính ca của mình có nội dung
ca ngợi phẩm chất của xí nghiệp, nhà máy, trường học và nói về nhiệm vụ của người lao
động. Thí dụ như ở Nhật nhiều hãng có bài chính ca. Hãng Mát su xi ta có bài chính ca
với lời bài ca như sau: Chúng ta liên kết sức lực và trí tuệ, ta sẽ làm được mọi cái vì sự
phồn vinh. Hãy cứ để cho hàng hoá của chúng ta đến với mọi dân tộc trên thế giớ. Cứ để
cho chúng tuôn chảy không ngừng, vĩnh cửu, như nước ở vòi phun không bao giờ cạn.
Phát triển nữa lên ngành công nghiệp của ta! Tình đoàn kết hoà hợp và trung thực muôn
năm.
Buổi sáng, sau khi xếp thành hàng người lao động hát bài ca đó, nghe dặn dò và lời
chúc của ban lãnh đạo. Điều đó có tác dụng giáo dục tuyên truyền, nhấn mạnh đến mối
8


quan hệ trực tiếp đến sự phồn vinh của hãng với sự sung túc của người lao động và sự
hùng mạnh của dân tộc Nhật Bản nói chung
Sử dụng âm nhạc chức năng trong lao động sản xuất có tác dụng tốt tới trạng thái
tâm lý của người lao động, dẫn đến hạ thấp sự mệt mỏi và nâng cao sức làm việc của họ.
Năng suất lao động tăng từ 7 - 10% khi sử dụng nhạc chức năng, số lượng các phế phẩm
giảm từ 5 - 7%.
Tuy nhiên cần chú ý ở những nơi làm việc đòi hỏi có sự tập trung chú ý cao, căng
thẳng lớn về thể lực và thần kinh thì không nên sử dụng nhạc trong giờ làm việc.

H2: Biểu đồ đường biểu diễn sức làm việc nhờ sử dụng âm nhạc sản xuất (Theo

nghiên cứu của V.V.Svili)
a. Đường thẳng của sức làm việc
b. Đường cong của sức làm việc có sử dụng âm nhạc sản xuất.
c. Đường cong thực tế của sức làm việc.

H3: Biểu đồ đường biểu diễn sự mệt mỏi của người lao động khi sử dụng âm nhạc
sản xuất
9


Chú thích:
a. Sự mệt mỏi của những ngày không có nhạc
b. Sự mệt mỏi của những ngày có dùng âm nhạc sản xuất
2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục và ứng dụng của yếu tố thẩm mĩ trong hoạt
động giáo dục
2.2.1. Khái niệm hoạt động giáo dục
Trước khi tìm hiểu khái niệm hoạt động giáo dục là gì ta cần xem xét lại khái
niệm cơ sở về Giáo dục: Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt; Một quá trình, trong
đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư
cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm, học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn
luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người
công dân tương lai.
Theo đó, hoạt động giáo dục là quá trình tác động có hệ thống và có mục đích
đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập cho họ những thói quen cũng như những phẩm
chất tâm lý mà người giáo dục mong muốn.
2.2.2. Ứng dụng của yếu tố thẩm mĩ trong hoạt động giáo dục
Như chúng ta đã biết, việc sử dụng màu sắc trong trường học đã nhiều công trình
nghiên cứu trong đó có công trình nghiên cứu của Acgônôvích đã chứng minh: Học sinh
tiểu học ưa thích nhất những màu sáng chói và nguyên chất, tuổi càng lớn thì các em càng
ham thích những màu có sắc điệu lạnh và phức tạp. Đó là cơ sở khoa học để dùng màu

sơn các công cụ trong xưởng, trường, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học,
trang trí lớp học.
- Làm cho quang cảnh nhà trường được tươi mát, vui mắt bằng cách trồng các cây
xanh. Để cung cấp bóng mát và không khí trong lành cần trồng cây cao to, có vòm lá phủ
được một phần mái nhà, sân trường, trong những ngày nắng hè…
Ứng dụng của yếu tố thẩm mĩ trong hoạt động giáo dục không nằm ngoài mục đich
giáo dục, nội dung giáo dục cũng như phương pháp giáo dục. Ở đây tôi xin chú ý đặc biệt
về ứng dụng của yếu tố thẩm mĩ trong giáo dục thẩm mĩ cho người học.
a.) Vị trí giáo dục thẩm mĩ trong hoạt động giáo dục của nhà trường
Phát triển con người toàn diện theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin là mục
đích hướng tới của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bao gồm những yếu
tố đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục, lao động, hướng nghiệp. Sự phát triển hài hòa những
yếu tố trên không chỉ tạo cho thế hệ trẻ có được tiềm năng phát triển trên cơ sở tiếp nhận
những gì đã cỏ của xã hội, động thời còn giúp cho thế hệ trẻ biết đánh giá một cách lành
mạnh đúng đắn cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội mang lại theo cách riêng của
mình phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Giáo dục thẩm mĩ là một trong những yếu tố
10


góp phần tạo nên những năng lực đó cho thế hệ trẻ, nó được đặt ra không phải chỉ trong
một hoạt động thẩm mĩ đặc thù là nghệ thuật mà như là một hệ thống, trong đó giáo dục
nghệ thuật giữ vị trí chủ yếu.
Giáo dục thẩm mĩ bao gồm một hệ thống hoạt động sư phạm trong đó có các phương
tiện giáo dục thẩm mĩ (thiên nhiên, nghệ thuật, học tập, lao động, trò chơi, giao lưu, sinh
hoạt); các con đường giáo dục thẩm mĩ (hoạt động học tập, hoạt động ngoài lớp và ngoài
trường, hoạt động trong các tổ chức Đoàn, Đội, giáo dục thẩm mĩ trong gia đình, tự giáo
dục của học sinh); các phương pháp giáo dục thẩm mĩ (giải thích phân tích các tác phẩm
nghệ thuật, các sự vật và hiện tượng thẩm mĩ, luyện tập nghệ thuật, các hình thức khen
thưởng, động viên, khuyến khích v.v..); các hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ (thuyết
trình và hỏi đáp về những vấn đề thẩm mĩ, giới thiệu giảng giải về phim ảnh, hội họa,

điêu khắc, dạ hội, thơ ca, âm nhạc gặp mặt các văn nghệ suy.v...).
b.) Bản chất của giáo dục thẩm mĩ
Thẩm mĩ là "Sự cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp". Còn giáo dục thẩm mĩ là một quá
trình hoạt động sư phạm nhằm hình thành cho học sinh hệ thống tri thức để nhận biết cái
đẹp, cảm thụ cái đẹp tồn tại trong thế giới hiện thực và từ đó giúp các em có được sự đánh
giá đúng đắn về cái đẹp giữa sự phong phú, đa dạng của giá trị thẩm mĩ, sao cho phù hợp
với những quan niệm phổ biến trong xã hội về chuẩn mực của cái đẹp, hình thành và phát
triển ô các em những năng lực cảm thụ cái đẹp, có thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và lí tưởng
thẩm mĩ cao đẹp, khả năng sáng tạo ra cái đẹp, biết sống theo quy luật của cái đẹp trong
lao động, trong sinh hoạt, trong hành động, hành vi, trong cách ứng xử…
Cùng với nhiệm vụ giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức công dân. đạo đức xã hội, lao
động và hướng nghiệp, giáo dục thẩm mĩ được đan xen vào quá trình thực hiện những
nhiệm vụ này để vừa thực hiện những mục tiêu chung của quá trình giáo dục, vừa giải
quyết những nhiệm vụ riêng biệt có liên quan tới việc hình thành tình cảm, ý thức, lí
tưởng và những sáng tạo thẩm mĩ dựa trên một hệ thống những tri thức mĩ học, bao gồm
các phạm trù, khái niệm, nguyên lí, nguyên tắc, quan điểm mĩ học Mác - Lênin. Vận
dụng hàng quan điểm của mĩ học Mác - Lênin vào trong việc giải quyết những hiện tượng
thẩm mĩ cụ thể, sinh động của học sinh, nhà trường phổ thông phải đảm bảo tính khoa
học trong xây dựng nội dung chương trình trong việc cụ thể hóa các nguyên tắc giáo dục
và giáo dục thẩm mĩ dựa trên những nhu cầu, lợi ích của việc phát triển đời sống thẩm mĩ
củathế hệ trẻ và xã hội, đồng thời phải thiết lập được những nội dung, phương pháp giáo
dục thẩm mĩ tương ứng, phù hợp với yêu cầu xây dựng văn hóa thẩm mĩ tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thẩm mĩ phải xuất phát từ
tính nhân văn - nhân đạo trong việc hình thành những phẩm chất thẩm mĩ cho học sinh,
lấy nhu cầu, lợi ích và mục đích mang tính chân - thiện - mĩ của con người là chuẩn mực
để hình thành lòng nhân ái, quý trọng cải thiện, căm ghép. cái ác nhằm tạo ra bản chất của
cái đẹp trong ý thức, đạo đức của tuổi trẻ. Tính nhân văn của giáo dục thẩm mĩ được coi
là tính chất cơ bản, quyết định của toàn bộ giáo dục thẩm mĩ.
c.) Những chức năng cơ bản của giáo dục thẩm mĩ: Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh có
hai chức năng cơ bản sau:

11


+ Hình thành những định hướng giá trị thẩm mĩ của nhân cách.
Giá trị thẩm mĩ là kết quả định giá của một con người, một nhóm người hay của một
cộng đồng xã hội đối với tác thuộc tính phản ánh cái đẹp của một sự vật, hiện tượng tồn
tại khách quan thông qua hoạt động tương tác giữa con người với cái đẹp của sự vật, hiện
tượng đó nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mĩ không xuất hiện ngay cùng với nhu cầu
chiếm lĩnh đối tượng trong hoạt động sống. Chỉ trong quá trình hoạt động, bằng sự đạt tới
của nhu cầu thẩm mĩ được trải nghiệm nhiều lần, con người mới có được sự đánh giá
đối với cái đẹp của sự vật và hiện tượng khách quan có thể đạt được. Song giá trị thẩm
mĩ lại phụ thuộc vào mức độ phạm vi tiếp nhận của chủ thể thông qua sự đánh giá. Như
vậy, giá trị thẩm mĩ được coi là một "tiềm năng ẩn” nằm sau sự vật, được xuất hiện ở chủ
thể khi những "tiềmnăng" này tham gia vào quá trình giải quyết nhu câu thẩm mĩ của chủ
thể.
Để nhận biết, cảm thụ cái đẹp của sự vật, hiện tượng, con người phải được trải
nghiệm nhờ quá trình tương tác với sự vật và hiện tượng đó, song phạm vi,. mức độ cảm
thụ, hiểu biết của mỗi cá nhân là không giống nhau. Nguyên nhân của sự khác biệt nay
chính là ở chỗ mỗi cá nhân có đời sống tinh thần và vật chất khác nhau có trình độ nhận
thức và kinh nghiệm sống khác biệt chịu sự quy định của tập tục, lề thói, và những quan
điểm sống hiện hữu trong cuộc đời họ: Chính bởi lẽ đó, trên cùng một thuộc tính phản
ánh vẻ đẹp tồn tại trong cùng một sự vật, một hiện tượng có người định ra nó như một
cứu cánh của cuộc sống, có người. dửng dưng trước nó, và thậm chí có người tẩy chay,
vứt bỏ nó. Trong mỗi cộng đồng xã hội, luôn tồn tại những chuẩn mực khuôn mẫu chung
quy định, ràng buộc cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người về cái đẹp. Song do sự biến
đổi của kinh tế, văn hóa trong quá trình phát triển lịch sử, những chuẩn mực về cái đep
của xã hội cũng được bổ sung, phát triển và thậm chí bị biến mất, đồng thời cũng theo đó,
sự định giá của mỗi cá nhân cũng có sự dịch chuyển cho phù hợp.
Việc hình thành khả năng hiểu biết và cảm thụ cái đẹp cho học sinh trong quá trình
giáo dục cũng không tránh khỏi những đặc điểm của việc hình thành giá trị nói chung và

giá trị thẩm mĩ nói riêng. Mục đích giáo dục của nhà trường là phù hợp với nhu cầu xã
hội, vì thế giáo dục thẩm mĩ - một trong những nhân tố thực hiện mục đích giáo dục tông
thể của sự hình thành nhân cách cho học sinh về phương diện tình cảm, cảm xúc, nhu cầu,
thái độ, thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh để trên cơ sở đó hình thành ý thức đạo đức cho các
em. Tính chủ quan trong thị hiếu thẩmmĩ của mỗi học sinh phải được tác động sư phạm
của nhà trường hướng dẫn, điều chỉnh theo những chuẩn mực về cái đẹp chung nhất của
xã hội, đó cũng chính là điều chỉnh, định hướng sự hình thành giá trị thẩm mĩ cho học
sinh.
+ Phát triển những tiềm năng sáng tạo thẩm mĩ của nhân cách. Để học sinh có được
sự đánh giá đúng về cái đẹp, giáo dục thầm mĩ cần hình thành ở các em năng lực tiếp
nhận (thưởng thức) cái đẹp.
Giá trí thẩm mĩ của một sự vật hay hiện tượng có thể tồn tại một cách trực diện,
song một phần đáng kể các giá trị lại tiềm ấn đằng sau sự vật hay hiện tượng đó, được
tự nhiên hoặc con người tạo dựng thành những biểu tượng nhờ cái vỏ vật chất như hình
thù, màu sắc, âm thanh v.v.. Vượt qua "cái vỏ" vật chất này hay đi sâu tìm tới sự "tiềm
12


ẩn" để thấy được cái đẹp là một quá trình trải nghiệm tự phát và tự giác. Nhà trường chính
là nơi hình thành cho tuổi trẻ năng lực cảm nhận cái đẹp có hiệu quả nhất nhờ có mục
đích, kế hoạch và nội dung mang tính khoa học sâu sắc của giáo dục thẩm mĩ. Giáo dục
thẩm mĩ thông qua các con đường khác nhau sẽ cung cấp cho học sinh một trữ lượng
kiến thức, làm giàu thêm khả năng nhận thức cái đẹp, nuôi dưỡng, kích thích những tiềm
năng vốn có của mỗi học sinh, tạo dựng cơ sở cho những sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống
thường nhật và trong nghệ thuật của mỗi em. Thưởng thức, khám phá, sáng tạo cái đẹp là
quá trình biến cái đẹp của hiện thực thành giá trị thẩm mĩ trong mỗi cá nhân, vì thế giáo
dục thẩm mĩ không chỉ lưu ý tới những chuẩn mực chung nằm trong tri thức về cái đẹp
mà còn phải để tâm tới từng trường hợp cụ thể của học sinh cũng như tính riêng biệt của
mỗi sự vật, hiện tượng phản ánh cái đẹp. Hình thành năng lực sáng tạo cái đẹp nhờ giáo
dục thẩm mĩ chính là kết quả tác động của giáo dục đốivới các bình diện thầm mĩ trong

mọi hoạt động của các em (học tập, sinh hoạt, lao động, thể dục - thể thao, các quan hệ
với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo và cộng đồng xã hội).
d.) Những nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ: Với chức năng đặc thù của mình, giáo dục
thẩm mĩ trong nhà trường cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp cho học sinh vốn kiến thức thẩm mĩ đủ để làm xuất hiện ở các em sự
ham thích và hứng thú đối với những sự vật và hiện tượng có ý nghĩa thẩm mĩ.
Cái đẹp trong tự nhiên, xã hội là rất đa dạng phong phú, song nhận biết diện mạo của
nó như thế nào thì quả là khó khăn đối với học sinh, khi kinh nghiệm sống của các em
chưa nhiều hệ thống tri thức có liên quan chưa đủ độ tạo ra khả năng tiếp nhận cái đẹp.
Do đó nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ là tạo ra những điều kiện hiện thực như trò chơi,
giao tiếp, tiếp xúc với thiên nhiên, với cảnh quan tự nhiên và sự bài trí của con người tại
các di tích văn hóa lịch sử, qua các sinh hoạt văn nghệ, xem biểu diễn nhờ các thông tin
băng âm thanh và hình ảnh v.v.., những ấn tượng về màu sắc, âm thanh hình thể được
tích tụ dần ở học sinh để từ chỗ tiếp nhận các "sự kiện và thông tin thẩm mĩ” mang tính
cụ thể trực giác tới một độ lớn xác định về số lượng sẽ chuyển dần sang hình thức tiếp
nhận trừu tượng - lôgic, từ chỗ nhìn, nghe để biết, tới khả năng biết phân tích, đánh giá
cái đẹp, trong tổng số những thuộc tính có trong sự vật và hiện tượng khách quan. Có thể
nói, hứng thú, nhu cầu thẩm mĩ, năng lực hưởng thụ và sáng tạo cái đẹp chỉ có thế xuất
hiện ở học sinh khi các em được trang bị một số vốn biểu tượng, kiến thức đa dạng,
phong phú về cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật,trong cuộc sống và trong chính
bản thân mình.
+ Hình thành cho học sinh hệ thống những khái niệm, chuẩn mực và niềm tin thẩm
mĩ, hình thành thị hiếu và lí tưởng thẩm mĩ đúng đắn phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
Tiếp sau sự tích tụ tri thức đơn lẻ về cái đẹp, người học sinh cần được cưng cấp
những chuẩn mực chung nhất về cái đẹp của tự nhiên, của xã hội, của con người thông
qua một hệ thống các khái niệm cơ bản, phổ biến nhất của thẩm mĩ, chẳng hạn như khái
niệm về "cái đẹp "cái xấu,, cái "cao cả", cái "thấp hèn", cái "bi" và cái "hài", v: v... Hiểu
biết hệ thống những trí thức này sẽ là chỗ dựa mang tính "thường trực" giúp học sinh
nhận biết được cái đẹp đích thực trong cuộc sống phù hợp với những chuẩn mực thẩm
13



mỉ và đạo đức mà xã hội đòi hỏi, để từ đó có được thái độ tích cực trong các mối quan hệ
ứng xử đối với các hoạt động của người khác và bản thân mình. Cũng chính do không
nắm được các khái niệm thẩm mĩ chân chính mà không ít học sinh tiếp nhận, định giá và
có những hành vi trái ngược với cái chân - thiện - mĩ từ lời ăn tiếng nói tới đầu tóc, ăn
mặc, cử chỉ mà vẫn tự cho thình là ăn nhập với cái hiện tại, cái "thời thượng. Tất nhiên sự
hình thành các khái niệm, chuẩn mực thẩm mĩ không thể thực hiện trong ngày một ngày
hai, mà là cả một quá trình lâu dài, liên tục, phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm
hoạt động của học sinh ở mỗi cấp học mọi lứa tuổi, mỗi khu vực trong những điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể.
+ Hình thành cho học sinh thái độ phê phán với những cái xấu xa, thấp hèn và tiêu
cực trong hiện thực xã hội và đời sống.
Sự trải nghiệm trong cuộc sống của học sinh nhờ tác động của giáo dục, của nhà
trường là một trong điều kiện đảm bảocho sự hình thành thái độ phê phán cái tiêu cực
trong những biểu hiện của đời sống hiện thực. Lòng nhân ái của thầy cô giáo, của bạn bè,
của tập thể, những hoạt động xã hội giúp đỡ đồng loại, cộng đồng do nhà trường tổ chức,
các hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên chống lại những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã
hội, dư luận của tập thể, của xã hội trước những việc làm đúng, việc làm sai của.bạn bè
v.v.. Tất cả những trải nghiệm đó cùng với những khái niệm và chuẩn mực cái đẹp đã
được hình thành sẽ giúp học sinh có được những cơ sở xác đáng để đánh giá, phê phán
hành vi, lối sống của những con người và cộng đồng cũng như của chính mình theo lẽ
phải.
e.) Nội dung giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường: Trong nhà trường phổ thông, nội
dung giáo dục thẩm mĩ bao gồm:
+ Giáo dục nhận thức thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ
Giáo dục nhận thức thẩm mĩ bao gồm trong nó việc cung cấp cho học sinh một hệ
thống tri thức thẩm mĩ để trên cơ sở đó hình thành tình cảm thẩm mĩ cho các em.
Tri thức thẩm mĩ chứa đựng trong đó những khái niệm và chuẩn mực đánh giá cái
đẹp của thế giới hiện thực. Những khái niệm và chuẩn mực này phản ánh nhu cầu thẩm

mĩ của con người, mỗi nhân cách và của đời sống xã hội. Tri thức thẩm mĩ được hình
thành ở con người ngay từ thời thơ ấu một cách tự nhiên: cái đẹp, cái xấu trong mỗi
người trong cảnh vật, trong các mối quan hệ mà họ đã từng gặp phải, được sự chỉ dẫn của
cha mẹ, của những người lớn tuổi và của bạn bè. Khi tới trường, những gì trẻ cóp nhặt
được trong cuộc sống sẽ được giáo viên, bằng tri thức và sự hiểu biết có cơ sở khoa học
của mình khuôndục thành các khái niệm, chuẩn mực thẩm mĩ, bằng các hoạt động cụ thể
và thông qua các hình thức giáo dục đa dạng, hình thành các biểu tượng phong phú, làm
Sáng tỏ các khái niệm của tri thức thẩm mĩ. Nhờ được cung cấp một dung lượng tri thức
thẩm mĩ đúng đắn này, học sinh có điều kiện để hiểu đúng đời sống thậm mĩ, có cơ sở
nhận thức khoa học để tiếp nhận, biểu hiện và sáng tạo thẩm mĩ.

14


Cùng với giáo dục tri thức thẩm mĩ là giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tình cảm thẩm mĩ
chính là tri thức thẩm mĩ đã được hòa nhập vào các cảm xúc chân thực, sâu sắc và nồng
nhiệt, nó là "chiều sâu của tâm hồn" về cái đẹp, nó tạo cho con người có sự say mê và
những động lực thúc đẩy con người trong hoạt động.
Tri thức thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩ luôn có mối quan hệ mật thiết. Tri thức thẩm
mĩ như là ngọn đèn rọi sáng cho sự phát triển của nội tâm để cái đẹp có được “linh hồn”
về giá trị phù hợp với cái thẩm mĩ chung nhất của dân tộc, của con người trong mỗi thời
đại lịch sử.
Trong trường phổ thông, học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên cần được giáo dục
thẩm mĩ về phương diện nhận thức đối với những vấn đề như. Cảm xúc thẩm mĩ và giá trị
thẩm mĩ. Đây là những yếu tố đầu tiên và cơ bản phản ánh mối quan hệ giữa học sinh đối
với những giá trị thẩm mĩ ẩn hiện trong đời sống của con người và xã hội: Thị hiếu thẩm
mĩ (đặc điểm tiếp nhận, đánh giá và phán đoán cái đẹp) biểu hiện ý thức, quan điểm
thẩm mĩ đã được khẳng định ô mỗi cá nhân mỗi cộng đồng dân tộc; Lí tưởng thẩm mĩ và
hình tượng thẩm mĩ, là đỉnh cao của ý thức về cái đẹp trong quan hệ thẩm mĩ của con
người' đối với hiện thực.

+ Giáo dục về cái đẹp
Giáo dục thẩm mĩ suy cho cùng là giáo dục cho học sinh định giá đứng đắn, đầy đủ
về cái đẹp để trên cơ sở đó có tình cảm, ý chí làm cho cuộc sống của mình và cuộc sống
cộng đồng nếu chưa đẹp sẽ thành đẹp và đã đẹp lại đẹp hơn lên. Trong quá trình học cách
định giá về cái đẹp, học sinh một mặt làm cho tâm hồn mình trong sáng và thanh thoát
hơn, mặt khác còn thu nhận được những kinh nghiệm những chuẩn mực để tiếp nhận hoặc
lừ chối những biểu hiện của đời sống thẩm mĩ xã hội. Hiện nay, cùng với sự mở cửa hội
nhập của nền kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đất nước ta đang đứng trước sự xâm
nhập ào ạt của văn hóa nước ngoài, trong đó cái tinh hoa của các dân tộc khác càng nhiều,
song một dòng đục của văn hóa thực dụng, đồi bại đang làm sa ngã không ít thanh thiếu
niên học sinh. Vì thế, ngay rong giáo dục về cái đẹp cũng cần có sự định hướng, để làm
sao rong sự đối mới chung của đất nước, thế hệ trẻ chúng ta có được những chuẩn mực
gìn giữ cái đẹp của con người và dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những
nhân tố xây dựng nhân cách con người Việt Nam vừa mang tính hiện đại, vừa gìn giữ
và,phát triển cốt cách. truyền thống nhân văn của dân tộc. Chỉ có trên cơ sở của sự nhìn
nhận, đánh giá đúng cái đẹp của hiện thực, thanh thiếu niên học sinh mới chủ động gạt bỏ
và tránh xa cái xấu do tàn dư của nghèo nàn lạc hậu để lại và cái xấu do những độc tố
phản văn hóa, phản nhân văn từ ngoại nhập.
Để giáo dục nhận thức về cái đẹp, nhà trường cần hướng vào những vấn đề: Cung
cấp cho học sinh những quan niệm chung về cái đẹp và các hình thức biểu hiện cái đẹp,
đặc biệt lưu ý tới cái đẹp của con người Việt Nam trong sự kế thừa có chọn lọc cáiđẹp
truyền thống. Giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận và đánh giá cái đẹp trong tất cả các
mặt hoạt động khác nhau trong và ngoài nhà trường: trong học tập, lao động, sinh hoạt
tập thể, trong công tác xã hội, trong cuộc sống gia đình và những mối quan hệ xã hội
khác; Giúp học sinh hiểu biết vé cái đẹp của tự nhiên, của tập thể để lấy ra từ đồ những gì
15


phù hợp với bản thân mình, để vừa có sắc thái riêng về cái đẹp, vừa hòa nhập với cái đẹp
chung được mọi người thừa nhận. Cái đẹp trong xã . hội là rất đa dạng phong phú và

phức tạp, chúng luôn tác động trực tiếp tới học sinh hằng ngày, hằng giờ. Vì thế, giúp các
em biết chọn.lựa, biết tiếp thu, biết từ chối những gì thuộc về thỉ hiếu thẩm mĩ cửa đời
sống xã hội là công việc giáo dục của nhà trường bên cạnh sự tác động của hệ thống xã
hội nhờ các kênh thông tin mà nhà nước ta đang thực hiện.
Trong xu thế phát triển của giáo dục - đào tạo hiện nay, với thực trạng chất lượng
giáo dục đang giảm sút nghiêm trọng ở một số trường phổ thông, đặc biệt là thực trạng
suy thoái về đạo đức và lối sống của một số thanh - thiếu niên học sinh, vấn đề đôi mới và
hoàn thiện nội dung giáo dục trong các loại hình trường đang là một yêu cầu cấp bách đòi
hỏi các cấp quan lí các cán bộ nghiên cứu và đặc biệt các nhà sư phạm phải nghiên cứu,
không ngừng bổ sung những vấn đề mới góp phần làm phong phú và hiện đại hóa nội
dung giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường.
Cụ thể là những vấn đề nội dung giáo dục dân số và kế hoạch hóa gia đình; vấn đề
giáo dục môi trường và sinh thái; vấn đề giáo dục giới tính , vấn đề giáo dục hướng
nghiệp, vấn đề giáo dục phòng chống ma túy xâm nhập học đường v.v... trước hết được
lồng ghép vào nội dung giáo dục nội khóa và ngoại khóa thông qua các hoạt động giáo
dục và dạy học của nhà trường. Trong tương lai, tùy theo mục tiêu giáo dục cụ thể của các
bậc học, những nội dung này cần được xây dựng thành những môn học, những chuyên đề
độc lập, những chủ đề giáo dục được tổ chức hấp dẫn lôi kéo nhiều thế hệ học sinh tham
gia có hiệu quả.
f.) Những con đường giáo dục thẩm mĩ
+ Giáo dục thẩm mĩ thông qua các môn học không thuộc nhóm nghệ thuật.
Để lĩnh hội một cách có ý thức hệ thống các kiến thức nằm trong các môn học, đòi
hỏi học sinh phải rèn luyện cho mình những năng lực tâm lí cần thiết như cảm giác, tri
giác, tưởng tượng, xúc cảm v.v... Những năng lực này là rất cần thiết trong việc nhận biết,
thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Có thể nói, việc phát triển ở học sinh tư duy hình tượng
gắn liền với các phương diện lôgic, trí tuệ và hình tượng cảm tính trong quá trình nhận
thức học tập là cơ sở để hình thành thái độ thẩm mĩ của học sinh đối với hiện thực, và nhờ
có nó (thái độ thẩm mĩ) mà nhưng năng lực sáng tạo trong học tập của các em được phát
triển. Đây chính là một trong những con đường phát triển tư duy và những hành vi sáng
tạo cho học sinh nói chung nhờ việc giảng dạy các bộ môn khoa học ở nhà trường nói

riêng. Để làm được điều đó, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi môn học, người giáo viên
cần biết khai thác những "tiềm năng ẩn" phản ánh cái đẹp nằm trong đối tượng nhận thức
của học sinh để sau đó vận dụng những phẩm chất thẩm mĩ này tạo ra ở học sinh thái độ
thẩm mĩ đối với những đối tượng nhận thức đó. Tiềm năng thẩm mĩ của các môn học là
không giống nhau, phẩm chất thẩm mĩ của đối tượng nhận thức trong từng bài học là
khác nhau, bởi vậy hiệu quả giáo 'dục thẩm mĩ thông qua các môn học đòi hỏi sự mẫn
cảmthẩm mĩ của mỗi giáo viên, biết tìm ra cái đẹp trong hệ thốngkiến thức, mà học sinh
sẽ lĩnh hội. Đối tượng nhận thức trong các môn học có thể có những phẩm chất thẩm mĩ
rõ rệt như cảnh quan hùng vĩ của sông, núi, biển cả trong kiến thức địa lí, sắcmàu kì diệu
16


của rừng cây, muông thú trong Sinh học, v.v..nhưng cũng có những phẩm chất thẩm mĩ
ẩn dụ sau những thuộctính trừu tượng của kiến thức, chẳng hạn như tính logic, hợp lí
trong tư duy Toán học, sự cân đối hài hòa của đường nét tronghình học phẳng và hình học
không gian, sự kì diệu trong biến đổi của nguyên tố hóa học, lòng dũng cảm và chí khí
kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước biểu hiện qua
các kiến thức lịch sử v.v... Trong cả hai trường hợp, để “tiềm năng thẩm mĩ” có thể hiện
diện và trở thành nhu cầu nhận thức của học sinh, đều cần có sự giúp đỡ củagiáo viên.
Trong điều kiện hiện nay, với sự giúp đỡ của các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại
(vi deo, phim ảnh, máy. ghi âm, tranh ảnh v.v:..), giáo viên có thể kết hợp làm sáng tỏ
những góc độ thẩm mĩ của đối tượng nhận thức. Đây cũng là một trong những cách
tổ chức tăng cường chất lượng học. tập nhờ các phương tiện giáo dục thẩm mĩ.
+ Giáo dục thẩm mĩ thông qua các môn học mang tính nghệ thuật. Các môn học
thuộc nhóm nghệ thuật như Văn học, Âm nhạc,Hội họa, Mĩ thuật v.v... được coi là những
phương tiện biểu hiệntrực tiếp để hình thành ở học sinh sự tích cực, sâu sắc và có
mụcđích quan hệ thẩm mĩ đối với thế giới hiện thực. Các môn họcmang tính nghệ thuật
giúp học sinh được tiếp xúc trực tiếp vớicác dạng hình nghệ thuật nhờ đó mà mở rộng
được tầm hiểubiết. làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm sống của các em, đem đến cho
các em những rung cảm thẩm mĩ mới lạ. mạnh mẽ, nhiều khi vượt trội hơn cả những cảm

xúc do các hiện tượng và sự vật mà cuộc đời thực đưa lại. Mỗi môn trong nhóm các bộ
môn mang tính nghệ thuật có sự tác động riêng đối với sự hình thành và phát triển năng
lực thẩm mĩ của học sinh. Các môn văn, thơ giúp học sinh thấy được tính mẫu mực của sự
phản ánh hiện thực về mặt thẩm mĩ, đó chính là những màu hình về cái chân, cái thiện,
cái xấu, cái ác độc được điển hình hóa trong các cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn, phóng
sự. Cái đẹp trong các tác phẩm văn học còn chứa đựng trong sự kết hợp hài hòa giữa nội
dung và hình thức, điều đó tạo nên sự thán phục, và những rung cảm thẩm mĩ tốt lành cho
học sinh. Các môn hội họa, âm nhạc lại đem đến cho học sinh cái đẹp chân thực của
màu sắc, âm thanh, hình khối được chắt lọc từ sự xô bồ, rời rạc, ngẫu nhiên của đời sống
hiện thực điều đó giúp cho học sinh có được những biểu tượng đích thực về cái đẹp của
sự vật hiện tượng rất gần gũi với các em mà trước đó các em chưa cảm nhận được.
+ Giáo dục thẩm mĩ trong quá trình tổ chức và giảng dạy các loại hình lao động
Con người ngay từ những buổi nguyên sơ, cùng với quá trình lao động tạo ra của cải
vật chất để tồn tại và phát triển đã lưu tâm đến mật thẩm mĩ của thế giới hiện thực.
Những hình vẽ khắc trên hang động phản ánh các sinh hoạt lao động, vui chơi của quần
thể, các đường nét trong kiến trúc cổ đại từ lăng mộ đồ đạc tới những vật đụng sinh hoạt
hằng ngày đã từng nói lên nhu cầu thị hiếu và năng lực sáng tạo ra cái đẹp được nảy sinh
từ lao động. Rõ ràng những xúc cảm thẩm mĩ và quan hệ thẩm mĩ của con người đối với
hiện thực, kể cả nghệ thuật cũng đã ra đờitrong quá trình lao động. Ngay từ tuổi ấu thơ
dưới nhiều dạng lao động, trẻ nhỏ đã được tập làm những công việc phù hợp với lứa tuổi,
giới tính và hoàn cảnh sống, để khi lớn lên, bước chân vào trường lớp, các em đã có được
những xúc cảm thẩm mĩ về những gì mình được tham gia, được nhận biết, được sáng tạo
để rồi mình được tận hưởng trong sự hoan hỉ của bạn bè, của thầy cô giáo, của cha mẹ. Vì
thế, hoạt động giáo dục lao động trong nhà trường cần phải củng cố và phát triển những
17


cảm xúc thẩm mĩ tốt đẹp này cửa học sinh, làm cho các em hiểu lao động là tạo ra nguồn
sống và niềm vui cho xã hội, cộng đồng sản phẩm thu được đo sức lao động của mình cho
dù chưa có giá trị hàng hóa nhưng nó thắm đượm công sức của bản thân, của tập thể, nó

chính là cái đẹp một trong những yếu tố tạo nên nhân tính của mỗi người. Trong việc tổ
chức quá trình lao động, một sự phân công rõ ràng, cụ thể, hợp lí, một không gian thoáng
đãng, có trật tự với công cụ được sắp xếp và bố trí khoa học, một trình tự lao động nhịp
nhàng, chuẩn xác vv… Đều là những nhân tố của cái đẹp là cơ sở để học sinh có được sự
thoải mái, dễ chịu trong khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, sản phẩm làm ra sẽ chứa
đựng trong nó những rung động về năng lực của bản thân các em, về sự tự tin, về sự cần
cù vượt khó, về những gì đang chờ đợi ở lớp người lao động tương lai mà các em đang
vươn tới.
+ Giáo dục thẩm mĩ trong các sinh hoạt ở nhà trường. Những hoạt động ngoài giờ
lên lớp của học sinh trong các tổ chức Đoàn, Đội, trong tập thể, trong các mối quan hệ
giao lưu với bè bạn, với thầy cô giáo và các cán bộ trong trường cũng cần được coi là môi
trường tốt để giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Những yếu tố thẩm mĩ cần được định hướng
trong các hoạt động này như phong thái, cử chỉ, nét mặt, trang phục, ngôn ngữ được sử
dụng vv… Sẽ tạo cho các em có được diện mạo của cái đẹp trong quan hệ ứng xử của
bản thân mình, góp phần tạo rạ cái đẹp chung cho tập thể. Người giáo viên khi tổ chức
các hoạt động cho học sinh cần thiết phải chú ý tới nét đẹp của chính mình từ tấm lòng
nhân ái khoan dung của một người thầy tới những biểu hiện bên ngoài của hình thức, là
tấm gương phản ánh cái đẹp dung dị nhưng nghiêm túc của người làm công tác giáo dục.
Cần giáo dục cho học sinh nếp sống có tổ chức, kỉ luật, tác phong đẹp trong quan hệ ứng
xử, có cốt cách, cử chỉ, lời nói của một người có văn hóa, đồng thời có thái độ phê phán
trước những hành vi cử chỉ, thiếu văn hóa của bè bạn. Làm được điều đó chính là tạo ra
môi trường sư phạm mang vẻ đẹp có tính nhân văn mà nhu cầu xã hội đang đòi hỏi.
+ Giáo dục thẩm mĩ trong gia đình và ngoài xã hội
Gia đình là cái nôi đầu tiên và lâu dài nhất của cuộc đời mỗi con người. Những mối
quan hệ huyết thống của các thành viên trong mỗi giả đình để lại những dấu ấn không bao
giờ phai nhạt trong suốt quá trình sống. Chính trong môi trường đầy tình người này đã
nhóm lên thái độ thẩm mĩ đối với các sự vật, hiện tượng mà sau này lớn lên nó trở thành
những nét tính cách độc đáo tạo nên sự khác biệt giữa học sinh này với học sinh khác. Nét
đẹp trong cuộc sống gia đình được biểu hiện thông qua quan hệ trực tiếp, thường xuyên
của ông bà, cha mẹ, anh chị em đối với mỗi học sinh. Sự thương yêu đùm bọc, chăm nom

chu đáo của gia đình tới sinh hoạt, học tập cho con em mình tạo cho học sinh có cơ sở để
thể hiện chính nét đẹp nhân văn đó đối với bè bạn và tập thể, và ngược lại, một sự tàn ác,
vô trách nhiệm đối với con em mình của các bậc cha mẹ, rất có thể tạo tiền đề cho một cái
ác, cái thấp hèn xấu xa xuất hiện ở con cái họ trong quanhệ sau này ở trường. Ở lớp. Vì
thế, sự phối hợp giữa nhà trường với các bậc cha mẹ, với vị trí chủ đạo, định hướng của
nhà trường về giáo dục thẩm mĩ là rất quan trọng. Nhà trường cần cung cấp cho họ những
kiến thức, phương pháp và hình thức giáo dục thẩm mĩ cho con em họ, và trước hết là làm
cho họ thấy rõ ích lợi của những giá trị thẩm mĩ trong quan hệ, trong cách làm của họ tới
con cái.
18


Một lực lượng không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới sự hình thành năng lực
thẩm mĩ của học sinh là những điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương, nơi các em đang sống và học tập. Những tác động thẩm mĩ của xã hội đối với
học sinh cho dù có sự định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước nhưng vẫn là những
tác động mang tính tự phát đối với mỗi học sinh. Phim ảnh, các sản phẩm văn hóa, thông
tin phản ánh những mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều, tốt đẹp có xấu xa có đều hằng
ngày hằng giờ, ở nơi này hay nơi khác, luôn sẵn sàng tạo thêm vẻ đẹp trong cuộc sống
hoặc bôi nhọ nó trong cách nhìn nhận và đánh giá của học sinh. Vì thế, nhà trường cần có
sự phối hợp với các cấp chính quyền sở tại, các cơ quan văn hóa - nghệ thuật ở địa
phương xây dựng nên môi trường văn hóa trong sạch, tổ chức những biện pháp giáo dục
văn hóa - nghệ thuật lành mạnh cho các em, hướng đạo cho các em trong việc sử dụng các
ấn phẩm nghệ thuật. Ở những nơi có điều kiện, nhà trường có thể dựa vào các lực lượng
văn hóa - nghệ thuật địa phương hỗ trợ việc tổ chức cho học sinh học tập các bộ môn
nghệ thuật, làm cho giáo dục thẩm mĩ đi vào chiều sâu của hoạt động xã hội, thực hiện
các nhiệm vụ hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh bằng con đường xã hội hóa.
+ Tự giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
Năng lực nói chung và năng lực thẩm mĩ nói riêng của con người chỉ có thể hình
thành và phát triển trong quá trình lao động. Thật may mắn nếu như sinh ra, ở một người

nào đó có được năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, hội họa, thơ ca, song ở một phương
điện khác, cái thẩm mĩ trong các mối quan hệ xã hội lại chỉ có thể nảy nở trong quan hệ
của bản thân trong hoạt động xã hội, trong quá trình tự mình tìm đến cái chân, cái thiện,
cái mĩ thông qua kinh nghiệm xã hội đã được tích lũy phù hợp với nhu cáu của bản thân
mình. Cái đẹp là một trong những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, song nó
chỉ xuất hiện khi chủ thể có nhu cầu đến với nó để thỏa mãn những rung cảm của bản
thân. Chính ở đây, vai trò của tự giáo dục thẩm mĩ của học sinh là rất cần thiết. Tuy
nhiên. nhu cầu thẩm mĩ là một trong những nhu cầu ở cấp độ cao của hoạt động sống, bởi
đó là một dạng biểu hiện của đời sống tinh thần. Bản thân quá trình lớn lên của mỗi đứa
trẻ đã tồn tại nhu cầu đó: Trẻ vẫy tay, nhún nhảy khi nghe một bản nhạc, thích hái một
chiếc lá, một bông hoa, thích ôm ấp, vuốt ve chú mèo con, muốn anh chị dẫn ra đường
làng, ngõ phố ngắm nhìn cái ồn áo tấp nập cua xã hội, thích được bà ru, mẹ nịnh khi dỗi
hờn, v.v .. Đó chính là những nhu cầu về cái đẹp đầu tiên của trẻ, nó đến một cách tự
nhiên, không vụ lợi.
Những nhu cầu này dường như mỗi ngày mỗi phức tạp, có thể được mở rộng, trở
nên sâu sắc hơn, cũng có thể bị nhấn chìm bởi những nhu cầu khác. Nói một cách khác,
nhu cầu thẩm mĩ của trẻ ngày càng bị chi phối bởi cái được hay không được do chuẩn
thực xã hội đặt ra, hoặc bị chính lí trí của bản thân trẻ can thiệp. Trẻ khi đến trường, được
mở rộng hiểu biết, cùng với nó là sự tăng trưởng hiểu biết về cái đẹp. Mức độ, phạm vi
của nhu cầu thẩm mĩ lại phụ thuộc vào năng lực tự đến với cái đẹp của mỗi em. Thông tin
về đấu hiệu của cái đẹp đó trên mỗi học sinh là như nhau: Năng lực nhận biết cái đẹp của
mỗi học sinh bắt nguồn từ nhu cầu tìm kiếm cái đẹp và tiếp theo là hoạt động thực tiễn
để thỏa mãn nhu cầu đó. Tự lực đạt tới cái đẹp là cả một quá trình trải nghiệm, song nếu
nó được sự hỗ trợ của các tác động sư phạm để các em có điều kiện tích tụ tri thức thẩm
19


mĩ nhiều hơn, có điều kiện tai nghe, mắt thấy, có môi trường hoạt động để biểu hiện năng
lực thẩm mĩ thì chắc chắn quá trình tự giáo dục này của học sinh sẽ đạt tới hiệu quả nhanh
hơn tránh được những lầm lẫn, sai sót trong nhận thức và biểu hiện thẩm mĩ một cách vô

bổ. Để làm được điều đó, giáo viên có thể tạo ra những cơ hội để mỗi học sinh có thể tự
thu thập thông tin, tự phân tích, tự phê phán tự thuyết phục, tự kiểm tra để giúp các em có
được cho mình một thái độ cảm xúc trực tiếp, mang tính cá nhân sâu sắc đối với hiện
thực. Những hoạt động của nhà trường phải tạo cho học sinh có được nhu cầu mô rộng sự
hiểu biết về cái đẹp, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ, phát triển văn hóa thẩm mĩ cho bản thân.
Có thể nói sự tác động sư phạm của nhà trường là giá đỡ cho quá trình tự giáo dục thẩm
mĩ cho học sinh.

III. KẾT LUẬN
Một xã hội văn minh, phát triển phải tạo được môi trường sống tiện nghi, lành mạnh,
thoải mái cho người lao động không những trong môi trường sinh hoạt tổ chức cuộc sống
hàng ngày mà cả trong môi trường lao động. Đồng thời phải giúp hình thành mối quan hệ
gia đình và xã hội tốt đẹp phù hợp với truyền thống đaọ lý và phương thức sống hiện đại.
Theo đó, mọi biện pháp tổ chức môi trường lao động cần nhằm cải biến quan hệ sản
xuất và nâng cao trình độ sản xuất, phát triển nhân cách và các mối quan hệ xã hội của
người lao động. Nói cách khác, mục đích của các biện pháp đó là giúp người lao động
phát huy tính chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm đối với công việc và tình tương thân
tương ái đối với đồng nghiệp và xã hội, cũng như đối với người thân và gia đình.
Quả thực, việc tìm hiểu yếu tố thẩm mĩ trong lao động là vô cùng cần thiết không chỉ
nhằm thỏa mãn nhu cầu người lao động tạo động cơ làm việc tích cực cho người lao
động. Qua đó, còn là tạo môi trường làm việc khoa học phát triển quan hệ sản xuất, lực
lượng sản xuất có chất lượng và góp phần nâng cao năng suất lao động. Nhất là trong hoạt
động giáo dục việc phát huy những tác dụng của những yếu tố thẩm mĩ như màu sắc, âm
nhạc… vào việc dạy và học có ý nghĩa to lớn nhằm truyền thụ tri thức, kĩ năng kĩ xảo,
khả năng tổ chức việc dạy học của giáo viên cũng như việc lĩnh hội của học sinh, sinh
viên, đặc biệt là nội dung giáo dục thẩm mĩ. Góp phần đáp ứng một phần đòi hỏi trong
nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học của toàn hệ thống giáo dục nước nhà.

20



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội Hà Nội, 1990.
[2] Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học lao động, Tài liệu dùng cho học viên cao học Tâm lý
học, Hà Nội, 1996.
[3] PGS. TS. Võ Hưng, ThS. Phạm Thị Bích Ngân, Tâm lý học lao động, NXb Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2007.
[4] ThS. Lê Thị Phi (biên soạn), Đề cương bài giảng tâm lý học lao động, Đại học sư
phạm - ĐHĐN, 2012.

21



×