Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giới thiệu nghệ sĩ Piano V.Horowizt và bản nhạc Giấc mơ (Traumerei) của R.Schumamn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 9 trang )

Hoàng Thương Hà
370631
Nhóm 06 – N02

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền âm nhạc lãng mạn với những khúc ca trầm bổng, nhẹ nhàng, thẻ hiện
được những cảm xúc cá nhân và nhân loại một cách rất đặc biệt, đi vào lòng người.
Đã đang và sẽ tiếp tục phát triển, đem lại nhiều giá trị cho nhân loại, trong đó có
rất nhiều các nhân vật để lại ấn tượng cho nền âm nhạc, cùng các tác phẩm nổi
tiếng. Bài của em mang nội dung: “Giới thiệu nghệ sĩ Piano V.Horowizt và bản
nhạc Giấc mơ (Traumerei) của R.Schumamn” (đề số 31)

NỘI DUNG


I.Giới thiệu nghệ sĩ Piano V.Horowizt
1.thông tin nghệ sĩ:

Tên khai sinh: Valadimir Samoy Horowitz


Sinh 1
tháng 10 năm 1903 tại Keiv, Đế quốc Nga
 Nguyên quán: Keiv, Ucraina
 Mất: 05 -11-1989 (86 tuổi) tại New York, New York, Hoa Kỳ.
 Nghề nghiệp: Nghệ sĩ dương cầm
 Thể loại: cổ điển
 Nhạc cụ: piano (Dương cầm)
 Năm: 1920 -1989
 Hãng đĩa: Columbia, Deutache Grammanhan, RCA Victor, Sony Classical.
2. Sự nghiệp, các bước đường sự nghiệp và vài đánh giá




Horowitz được mẹ (là một nghệ sĩ piano loại khá) dạy đàn từ khi còn nhỏ tuổi.
Năm 1912 Horowitz theo học piano tại nhạc viện Kiev với các thàyVladimir
Puchalsky, Sergei Tarnowsky và Felix Blumenfeld. Ông tốt nghiệp nhạc viện
năm 1919 và đã biểu diễn bản Piano concerto Số 3 cung Rê thứ viết cho piano
và dàn nhạc của Rachmaninov. Horowitz biểu diễn solo lần đầu tiên vào
năm 1920.
Sự nghiệp của Horowitz tiến triển rất nhanh; ông bắt đầu lưu diễn ở Nga và
thường được trả thù lao bằng bánh mì, bơ và sô-cô-la do tình hình kinh tế khó
khăn của Nga thời đó. Từ năm 1922-1923 ông đã có 23 buổi trình diễn với 11
chương trình khác nhau tại thành phố Leningrad. Ngày 2 tháng 1 năm 1926,
Horowitz trình diễn ở Berlin, Đức lần đầu. Sau đó Horowitz đã lần lượt trình
diễn ở Paris, London và New York. New York chính là nơi Horowitz chọn để
định cư vào năm 1940. Ông trở thành công dân Mỹ năm 1944.
Các tác phẩm của ông mang đậm tính đặc sắc, cuốn hút và để lại nhiều
ấn tượng cho những người yêu quý ông. Có những kỹ thuật xử lý đặc biệt (khó
nắm bắt như việc xòe thẳng cả 10 ngón tay trên bàn phím).

 Học trò:
Từ đầu năm 1944, Horowitz bắt đầu làm việc với một nhóm nghệ sĩ piano trẻ.
Người đầu tiên trong số đó là Byron Janis, người đã học với Horowitz đến năm
1948. Byron Janis kể lại rằng ông được Horowitz xem như con trai và thường được
đi lưu diễn cùng với vợ chồng Horowitz. Trong thời gian tạm nghỉ diễn lần thứ hai
Horowitz nhận dạy nhiều học trò hơn, trong đó có Gary Graffman (19531955), Coleman Blumfield (1956-1958), Ronald Turini (1957-1963), Alexander
Fiorillo (1950-1962) và Ivan Davis (1961-1962). Năm 1980, Horowitz tiếp tục dạy


các nghệ sĩ Murray Perahia, người đã có một sự nghiệp ổn định, và Eduardus
Halim. Vào thời điểm này, Horowitz lo lắng về việc một học trò của ông có thể bị

gọi là một "bản sao Horowitz". Do đó các giờ dạy của Horowitz không được thông
báo công khai và ông luôn nói rằng: "Tôi không dạy bạn, tôi chỉ cho bạn lời
khuyên". Sau này Horowitz chỉ nhận Janis, Graffman và Turini là các học trò mặc
dù ông đã dạy cho nhiều người.
 Về Đời tư
Năm 1933 Horowitz thành hôn với Wanda Toscanini (con gái của nhạc
trưởng nổi tiếng người Ý Arturo Toscanini). Wanda là người theo Thiên Chúa
giáo, còn Horowitz là người theo Do Thái giáo. Tuy vậy sự khác biệt này không
ảnh hưởng đến hôn nhân của họ. Do Wanda không nói được tiếng Nga và
Horowitz biết rất ít tiếng Ý nên ngôn ngữ chung của hai người là tiếng Pháp.
Horowitz và Wanda có một con gái tên là Sonia Toscanini Horowitz (1934-1975).
Mặc dù Horowitz đã có gia đình, nhưng đã có những chứng cớ độc lập để
nói rằng ông là một người đồng tính luyến ái. Horowitz đã nói: "Có ba kiểu nghệ sĩ
dương cầm: Nghệ sĩ dương cầm Do Thái, nghệ sĩ dương cầm đồng tính và nghệ sĩ
dương cầm kém!".
Trong thập niên 1950, Horowitz phải điều trị tâm lý để thay đổi định hướng về giới
tính. Đầu thập niên 1960, ông phải điều trị sốc điện để chữa chứng trầm cảm.

II. Bản nhạc Giấc mơ (traumerei) của R.Schumann:
1. Robert Schumann:


Robert Schumann, hay Robert Alexander Schumann, (8 tháng 6 năm 1810 - 29
tháng 7 năm 1856) là một nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc nổi tiếng của Đức.
Ông là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19.

Thành tựu âm nhạc và phong cách của Schumann:
Đầu đời, Schumann theo đuổi ước mơ trở thành một nghệ sĩ piano bậc thầy
và mong muốn này bắt nguồn từ sự động viên của thầy giáo ông là Friedrich
Wieck, người đã khuyên Schumann rằng ông có thể trở thành nghệ sĩ violon bậc

nhất châu Âu. Tuy vậy thì một chấn thương tay đã cản trở ước muốn này của
Schumann và ông đã quyết định dồn sức lực cho việc soạn nhạc. Các tác phẩm đầu
tiên của ông là các bản piano và lieder; sau đó ông soạn nhạc cho piano và dàn
nhạc, thêm vào đó các tác phẩm lieder (những bài hát cho giọng ca và piano), bốn
bản giao hưởng, một bản opera và các bảnorchestra, thánh ca và thính phòng. Các
bài viết của ông về âm nhạc xuất hiện chủ yếu trên Die neue Zeitschrift für


Musik (Tạp chí mới cho âm nhạc), một tạp chí ở Leipzig mà Schumann đồng sáng
lập.
Năm 1840, sau một cuộc chiến pháp lý gay gắt với người cha của cô ta,
Schumann kết hôn với nghệ sĩ piano Clara Wieck, một nhân vật có tiếng trong thời
kỳ âm nhạc lãng mạn của dòng piano. Trong hai năm cuối cuộc đời, sau một vụ tự
sát bất thành, Schumann bị đưa vào một viện tâm thần trong những năm cuối cuộc
đời.
Trong số các nhạc sĩ cổ điển, Robert Schumann có lẽ là người có số phận …
buồn thảm nhất.
Là một trong những nhà soạn nhạc lãng mạn lừng danh nhất thế kỷ 19 của
nước Đức, Schumann lại là người không may mắn trong tình yêu và hôn nhân, ông
tự sát không thành và phải đưa vào viện tâm thần sống nốt những ngày cuối đời.
Tác phẩm lớn nhất của Schumann là “Giao hưởng mùa Xuân” Toàn bộ “Giao
hưởng mùa Xuân” là những cảm xúc tươi tắn, tràn đầy những hương sắc của khí
trời và hoa cỏ. Hình thức giai điệu mới mẻ, hòa âm đẹp, mang vẻ độc đáo và đầy
cá tính.
2. Bản nhạc Giấc mơ (Traumerei):
Schumann sáng tác Kinderszenen (“Thời thơ ấu”), Opus 15, năm 1838, để
hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình. Tác phẩm này gồm 13 đoạn viết cho đàn piano.
Lúc đầu ông viết tới 30 đoạn nhưng cuối cùng lựa ra chỉ 13 đoạn để xuất bản.
Trong 13 đoạn này, đoạn thứ 7, Träumerei (tức Rêverie), là đoạn hay nhất. Có thể
nói đoạn này là một trong những bài cho piano nổi tiếng nhất từng được sáng tác

trong nhạc cổ điển.
Bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, mang cảm giác hồi tưởng về một quá khứ
đã qua, mong mỏi những thời gian đẹp nhất trong quá khứ.


Âm thanh trầm bổng, lúc lên lúc xuống đem lại một cảm giác thư dãn và sự tập
trung.
Lời anh:
For the life of me
I never thought that it could be
The way it stands right now
Emotions running high
Every night I wish that I
Could tell you how I feel
Those words are here in my heart
Oh but there is just one missing part

To try and find out
If this could be real
Cause reality scares me
I've been living a fantasy
How should I feel

How to put it together
How to say it right
And let you know that
Every night

How to put it together
How to say it right

And let you know that
Every night

I'll be dreamin'
Dreamin'
Hoping baby you will be there
I'll be dreamin'
Dreamin'
Hoping baby you will be there

I'll be dreamin'
Dreamin'
Hoping baby you will be there
I'll be dreamin'
Dreamin'
Hoping baby you will be there

Those words are here in my heart
Oh but there is just one missing part

Let me take time out
Đã có một số tác phẩn phổ nhạc của bản Traumerei sang âm nhạc Việt Nam, điển
hình là
Phiên bản tiếng Việt “Mơ mòng” do ca sĩ Lệ Thu hát. Nhiều người thắc mắc sao
không là “Mơ mộng” mà lại là “Mơ mòng”? Theo mình thì chỉ là …cách chơi chữ
cho mới lạ của NS. Phạm Duy thuở ấy:
Chiều rơi từ nơi nào xa vắng cũ
Bóng đêm về đó, trời sầu tưởng nhớ



Và lòng nặng mong chờ.
Ngồi im nhìn lên vườn sao lấp ló
Có muôn ngàn sao lững lờ
Có ai run trong xa mờ.
Người xưa về đâu từ khi lá úa ?
Biết nhau chiều đó, trở về đường cũ
Rồi biệt ly không ngờ.
Người ơi ! Phải chăng lạc trong cánh gió ?
Đến bên đàn trăng tít mù
Hóa thân ra sao mơ hồ.
Vì sao lìa nhau để theo kiếp số ?
Cách xa nhiều quá
Nhờ đêm chiếu cho thêm mịt mù.
Dù sao người trên trời cao vẫn nhớ
Biết duyên bạc số
Mà sao vẫn chưa quên tình hờ.
Đột nhiên hạt sao rụng như cánh lá
Thấy tinh cầu ngã
Tưởng là người cũ, là người của mong chờ.
Tình ta hòa theo vệt sao bỡ ngỡ
Tới nơi mơ hồ có một trời hoa
Suốt một đời mơ ước thành tình ta.


Mục lục tham khảo
1. lịch sử Âm nhạc phương tây
( />2. />3. />4. />



×