Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích bản chất cái trác tuyệt cái cao cả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.46 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT
TRUNG ƯƠNG
KHOA: Văn hóa nghệ thuật



TIỂU LUẬN MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI: “ Phân tích bản chất cái trác tuyệt ( cái cao cả )”

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Ánh Nguyệt
Lớp: K6C-TKTT

 Năm học: 2012 - 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, đôi khi ta cảm xúcmạnh mẽ mà thốt lên với những lời như
“ôi thật tuyệt !” ,“tuyệt vời ! tuyệt hảo ! kì diệu, diệu kì, tuyệt diệu, anh hùng, vĩ
đại, cao cả, cao thượng, kiệt tác, thiên tài, siêu nhân, như thần như thánh,. hoặc
“hay quá trời ! ” , hùng vĩ quá ! lộng lẫy huy hoàng … Những thứ ấy không có
nhiều trong thế giới này từ ngày xưa và bây giờ. Những lời ấy người ta thốt ra khi
cảm xúc mạnh mẽ, sử dụng tuỳ hỉ. Chẳng hạn, một cái áo sơ mi đẹp hợp ý thì kêu
lên “tuyệt vời”, và khi xem bộ phim “Titanic” cũng xuýt xoa “mối tình thật là tuyệt
vời ! Họ thật xứng với nhau, cao cả ngang nhau”. Cái áo sơmi ngang giá trị với bộ
phim nhiều triệu đô với công sức sáng tạo của cả nghìn người ư ? Thế thì mọi giá
trị thẫm mĩ lẫn lộn cả rồi !
Mĩ học phải nghiên cứu để phân biệt các giá trị ấy một cách rõ ràng mang
tính khách quan. Trước hết đặt một cái tên chung (khái niệm) cho tất cả những hiện
tượng kể trên là: cái trác tuyệt (hoặc trác việt).
Phạm trù cái trác tuyệt được mỹ học đề ra muộn hơn nhiều hơn so với các
phạm trù khác như cái đẹp, cai bi, cái hài. Bởi vì, trước đây người ta thường coi cái


cao cả chỉ là một bộ phận của cái bi, hoặc nó gắn với cái đạo đức – cái cao thượng.
Chỉ đến thời kỳ Ánh sáng phạm trù cái cao cả lần đầu tiên mới có ý nghĩa độc lập
của nó, mặc dù các hiện tượng của cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật cổ
đại. Chẳng hạn, như vở kịch của Etsin về “Prômêtê bị xiềng” trên đỉnh Olympia,
truyện “Thánh gióng” của Việt Nam đã thể hiện cái cao cả trong nghệ thuật.
Cái trác tuyệt không thuần túy là thuộc phạm trù đạo đức mặc dù, nó khía
cạnh đạo đức về những nhân vật lịch sử về vai trò của họ có ý nghĩa to lớn đối với
sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, hành vi đạo đức trong cái thiện - cái ác, lương
tâm - trách nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ được thể hiện trong cái cao cả có thể là cái
thanh tao – cái thán phục về một nhân cách, một con người. Cái trác tuyệt một mặt,
phản ánh những nhân vật lịch sử vĩ đại như những khiá cạnh thẩm mỹ, phản ánh
tính toàn vẹn, tính miêu tả của các nhân vật lịch sử đó; mặt khác, cái cao cả còn
phản ánh tính toàn vẹn, tính hùng vĩ của các hiện tượng tự nhiên.
Cái trác tuyện khác với cái bi vì trong cái bi có bóng dáng của cái cao cả. Nó
là những cái đẹp to lớn, vĩ đại tạm thời bị thất bại gây cho con người tình cảm
đồng khổ, thương xót; nhưng nó không đồng nhất với cái đẹp vì cái đẹp là cái hài
hoà tạo ra tình cảm khoan khoái. Cái trá tuyệt là cái đẹp lý tưởng, là cái độ to lớn
của cái đẹp tạo ra những tình cảm khâm phục, sự ngưỡng mộ và noi theo. Nhiều


quan điểm mỹ học cho rằng cái trác tuyệt là cái đẹp vượt trên mức bình thường, là
cái đẹp vô tận, là cái đẹp cao nhất.
Cái trác tuyệt là một phạm trù mỹ học chỉ các thuộc tính thẩm mỹ của hiện
thực bao gồm những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Các hiện tượng hùng vĩ của tự nhiên như: Biển mênh mông vô tận, thảo
nguyên bao la, núi non trùng điệp tuyết phủ, bầu trời xanh vô tận…
- Các quang cảnh xã hội vĩ đại như: các công trình xây dựng vĩ đại của các
con kênh, các nhà máy thủy điện, các phong trào cách mạng thông qua cuộc đấu
tranh của quần chúng nhân dân…
- Những nhân vật lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nhân loại

như: C. Mác, Lênin, Hồ Chí Minh. Găngđi…
- Các hình tượng nghệ thuật phản ánh cái to lớn, cái vĩ đại của cuộc sống
của quá trình con người chinh phục tự nhiên và năng lực sáng tạo phi thường của
con người như: sự độ sộ, uy nghi thần bí của các kim tự tháp Ai Cập, kiến trúc
gôtích, hình tượng Thần Dớt trong điêu khắc, hình tuợng Phù Đổng Thiên Vương.
Cái trác tuyệt tồn tại khách quan, vốn là đặc tính của các sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ của nó đối với con người. Cái cao cả là cái có tầm vóc to lớn,
phi thường, có thể gây ra ở con người cảm giác choáng ngợp, chiêm nguỡng, kính
phục, đôi khi pha lẫn chút bối rối, sợ hãi.
Con người là một bộ phậm hợp thành của thế giới khách quan, con người
là một chủ thể đặc biệt, con người có nhận thức, có khả năng tư duy và có thể cải
tạo thế giới. Do đó con người được coi là một thực thể sinh học - xã hội.Ngay từ
những buổi đầu con người đã biết nhận thức: thế giới khách quan có trước hay
nhận thức con người có trước,cái nào quyết định cái nào?Cũng từ đó ngành triết
học ra đời, với nhiều quan điểm khác nhau đã hình thành nên các trường phái triết
học.Nếu triết học nghiên cứu về mối liên hệ giữa thế giới vật chất thì một nghành
khoa học nữa cũng được coi là triết học về cái đẹp- Mỹ học. Nghiên cứu về
qui luật chung nhất của quan hệ thẩm mỹ. Trong đó cái đẹp là trung tâm, hình
tượng là đặc trưng cơ bản, nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của quan hệ thẩm
mỹ.Mỹ học chú trọng nghiên cứu đến 4 phạm trù cơ bản:Cái đẹp,cái bi, cái hài và
cái truyệt.Trên thực tế đây là một khái niệm được sử dụng rộng rãi, nhưng mang
tính trừu tượng và ước lệ.Do đó nên hiểu như thế nào? nhìn nhận như thế nào là
một vấn đề không hề đơn giản? Đặc biệt trong thực tế cuộc sống vai trò của nhận
thức đối với các phạm trù này lại có những ý nghĩa nhất định.Vì vậy, bài viết dưới
đây em xin trình bày một số những nhận thức chủ quan về bản thân xung quanh
một trong bốn phạm trù cơ bản của mỹ học- cái trác tuyệt.


1, BA XU HƯỚNG CHÍNH TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU CÁI CAO
CẢ.

Thuật ngữ “ Sublime ” ở ta đang dùng với nhiều nghĩa khác nhau có người gọi là
“cao cả” nhưng cũng có người gọi là “cao thượng”, có người lại dùng chữ “tuyệt
vời”. Tất nhiên, chữ nghĩa khác nhau, không đơn thuần là hình thức biểu hiện khác
nhau, mà còn bộc lộ cách hiểu khác nhau. Chữ “ cao cả” rõ ràng quá thiên về tính
toán học của phạm trù, vì “cao cả” mới chỉ nhấn mạnh mặt định lượng. Trong khi
đó, thuật ngữ “cao thượng” lại quá nghiêng về tính chất đạo đức, chữ “tuyệt vời”
thì đã tiến sâu vào nội hàm của thẩm mỹ, nhưng nó lại vẫn chưa giúp ta thấy rõ
đượcphạm trù đang bàn với phạm trù cái đẹp. Bởi lẽ, người ta có thể nói đến một
tác phẩm nghệ thuật với ý nghĩa của sự điêu luyện của giá trị đó đạt tới một giá trị
thẩm mỹ cao hơn. Vậy nên Thuật ngữ cái trác tuyệt là đáp ứng nội dung của vấn đề
mà chúng ta đang bàn, một cách đầy đủ và chính xác hơn. Quá trình nghiên cứu cái
trác trác tuyệt có thể chia làm 3 xu hướng chính.

1.1 Định nghĩa cái trác tuyệt
Là một phẩm chất thẩm mỹ của hiện thực khách quan
Sublime: Cái trác tuyệt, cái cao cả, cái cao thượng …
Trong lịch sử tư tưởng thẩm mỹ các nhà mỹ học đồng nhất cái trác tuyệt (cái cao
cả) với những gì lớn lao
Kant: “Cái tuyệt đối vĩ đại”
Heghel: “biểu hiện của ý niệm về cái vô tận”
Tsenushevski: “cái lớn hơn rất nhiều mạnh hơn rất nhiều những cái đem so với nó”
Nó có phải chỉ những cái lớn lao?

Nếu chỉ xét cái trác tuyệt (cái cao cả ) ở những biểu hiện lớn lao là chỉ gắn cái trác
tuyệt (cái cao cả ) với khối lượng, mang nhiều tính vật chất, cái trác tuyệt (cái cao
cả ) còn biểu hiện ở yếu tố chất lượng là những cái nhỏ bé, đơn giản.
Mác và Enghen:


“Cá nhân điển hình không chỉ ở chỗ họ làm gì mà ở chỗ họ làm như thế nào?’

Tìm ra bản chất của cái cao cả có nhiều phương diện tiếp cận khác nhau. Cái cao
cả và cái đạo đức, cái đạo đức gắn với nội dung, chỉ gắn với con người. Cái cao cả
- nội dung và hình thứcCái cao cả với cái hung
Cả 2 giá trị thẩm mỹ vượt trội của cái đẹp đều ở tầm vóc lớn lao phi thường.Cái
hùng ở nội dung chỉ gắn với con người, cái trác tuyệt (cao cả cả): nội dung và hình
thức, tự nhiên + xã hội + nghệ thuật - gợi lên được tình cảm khâm phục tự hào cái
cao cả với cái đẹp. Cả 2: - Chân – thiện – Mỹ Các lĩnh vực của con người, cái đẹp:
+ hài hòa – nhỏ bé.
Cái trác tuyệt (cao cả cả): Phá vỡ sự hài hòa vốn có của cái đẹp lập lên một sự hài
hòa mới, chất mớiCái trác tuyệt (cao cả cả): có cái đẹp nhưng không phải cái nào
cũng có Cái trác tuyệt (cao cả cả).
VD: Kim tự tháp
Cái đẹp: Xúc động, say mê. Cái trác tuyệt (cao cả cả): Khâm phục tự hào.
Cái trác tuyệt (Cái cao cả): là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của sự vật hiện
tượng có tầm vóc lớn lao, phi thường gây lên được xúc cảm ngưỡng mộ, khâm
phục sảng khoái và phấn chấn. Từ đó có khả năng khơi gợi sức mạnh bản chắt của
con người để hướng tới những lý tưởng đỉnh cao.

1.2 Xu hướng đối lập cái đẹp với cái trác tuyệt
Thiếu sót cơ bản của xu hướng này là quá nhấn mạnh tính đặc thù về quy mô to
lớn của cái trác tuyệt đối với tư cách là đối tượng cảm thụ. Các nhà mỹ học thuộc
xu hướng mới này chỉ thấy các phía đồ sộ, kỳ vĩ của các hiện tượng thẩm mỹ ở bên
ngoài con người, Họ chưa thấy mối liên quan bên trong của cái trác tuyệt. Cho nên,
khi phân biệt cai đẹp và cái trác tuyệt, hộ không phát hiện ra mối liên hệ phổ biến
của chúng, nên hộ thường lấy cảm xúc khó chịu, “ tiêu cực” làm cơ sở để bình giá
cái trác tuyệt. Thuộc về nhóm này, chúng ta có Txeidingo. Ông cho rằng: “ Cái trác
tuyệt không cần đến một hình thức đẹp” ,cảm xúc về cái trác tuyệt là một cảm xúc
choáng ngợp. Lipxo, lại cho rằng, trong cái trác tuyệt luôn mang một thứ gì đó
khiến cho ta cảm thấy khó chịu. J.Kant lại cho rằng đặc điểm về sự phán đoán của
cái đẹp là hướng vào đối tượng có tính hữu hạn, còn khi ta phán đoán về cái trác



tuyệt, đối tượng của sự phán đoán là vô hạn., nhưng lại được tư duy một cái gì đó
toàn vẹn.
Trong khi quan sát cái đẹp thì sự hứng thú gắn với biểu tượng chất lượng, còn với
cái trác tuyệt, hứng thú gắn với biêủ tượng có tính số lượng. Cái đẹp gợi lên cảm
xuc thẩm mỹ về sự thiện cảm, thỏa mãn và dễ chịu; Cái trác tuyệt gợi lên hứng thú
phủ định gợi lên sự ngạc nhiên hoặc khâm phục.
I. Kant tuy thừa nhận rằng , trong cảm xúc về cái trác tuyệt, có khi ta cảm thấy
khoái trá những cũng có khi ta cảm thấy chán ngán sợ hãi. Nhưng rồi cuối cùng
ông lại cho rằng, cảm xúc về cái trác tuyệt cơ bản không đẹm lại cho con người ta
những cảm xúc tích cực, mà là một tình cảm rợn ngợp.
Sinle lại có thái độ cực đoan hơn I. Kant. Ông đối lập hoàn toàn giữa cái đẹp và
cái trác tuyệt, ông cho rằng, khi quan sát dông tố, sấm chớp, ta không thể có cảm
giác dễ chịu. Tình cảm chủ yếu của cái trác tuyệt là tình cảm đè nén, bó buộc.

1.3 Xu hướng hòa tan cái trác tuyệt trong cái đẹp
Hạn chế quan trọng của xu hướng này là sự thống trị của quan niệm coi cái trác
tuyệt chẳng qua chỉ là sự phát triển cao của cái đẹp. Xurio cho rằng: “ Cái trác
tuyệt là mức độ cao nhất của cái đẹp”. Leevecơ nhấn mạnh: “Cái trác tuyệt về bản
chất là cái đẹp”. “ Cái trác tuyệt chẳng qua là cái đẹp vô tận, cái có mức ddoojto
lớn khiến ta không quan niệm nổi”.

1.4 Quan niệm biện chứng trước Mác về cái trác tuyệt
F. Hêghen là người có công đưa ra quan niệm biện chứng về cái trác tuyệt. Nhà
mỹ học cổ điển Đức những năm đầu thế kỉ 19 cho rằng: “ Khi nội dung phù hợp
với hình thức, ta có cái đẹp. Khi hình thức choán mất nội dung, ta có cái hài. Khi
hình thức phue nhận nội dung ta có cái bi. Khi nội dung vượt lên trên hình thức ta
có cái trác tuyệt. Theo F. Hêghen, cảm xúc về cái trác tuyệt là cảm xuc nảy sinh
trong quan hệ giữa một bên là nội dung rộng lớn và một bên là hình thức hữu hạn.

Ông cho rằng, Cái trác tuyệt chính là sự biểu hiện tuyệt đối, Hoặc là “ cái gợi lên ở
chính chúng ta ý muốn về cái vô tận”.
Thiếu sót của F. Heeghen là ở chỗ, ông đã tuyệt đối hóa tâm trạng chủ quan của
chủ thể trong cảm thụ cái trác tuyệt. Theo ông, hiện thực chỉ có vẻ là cái trác tuyệt


khi có sự can thiệp của trí tưởng tượng con người, nhờ trí tưởng tượng này, con
người đã mở rộng quan điểm thẩm mĩ, do đó con người mới có cảm xúc về cái trác
tuyệt, nếu không sự vật chỉ là một sự vật hữu hạn cho dù vật đó có to lớn đến đâu
chăng nữa. Cái trác tuyệt là cái chỉ xảy ra trong tâm tưởng của chúng ta.
Quan điểm duy tâm của F. Heeghen đã bị Tsecnuxepxki bác bỏ một cách không
có gì khó khăn cho lắm.
Theo Tsecnuxepki, Heeghen đã không chú ý đến mối quan hệ hữu cơ giữa phẩm
chất cai trác tuyệt khách quan nằm trong vật thể và cảm thụ chủ quan của chủ thể
cảm xúc.
Tuy nhiên, khi phát biểu về bản chất thẩm mỹ của cái trác tuyệt, Tsecnuxepki vẫn
bị sa vào mặt định tính. Ông viết : “ Cái trác tuyệt là cái to hơn nhiều so với tất cả
những gì mà chúng ta nêu lên để so với nó”, “ Một sự vật là trác tuyệt, lafsuwj vật
có quy mô vượt hẳn những vật mà chúng ta đem so sánh với nó, hiện tượng trác
tuyệt là hiện tượng mạnh hơn những hiện tượng khác mà ta đem so sánh với nó”.
Rõ ràng cách biểu hiện trên của Tsexnuxepki là quá rộng. Bởi lẽ, Nếu cái trác
tuyệt là cái “ Mãnh liệt hơn nhiều so với những hiện tượng khác mà chúng ta đem
so sánh với nó” thì một kẻ uống đến hang thùng rượu vẫn chưa chán, lại hóa ra trác
tuyệt hơn một người sống có mức độ hay sao?
Hơn nữa, trong khi bàn về cái trác tuyệt trong luận án tiến sĩ của mình
Tsecnuxepxki đã chưa chú ý đến tính lịch sử cụ thể của tình cảm về cái trác tuyệt.
Bởi vì, cái trác tuyệt là một trong những phạm trù thẩm mĩ gắn bó trực tiếp với lý
tưởng xã hội. Khi lý tưởng xã hội thay đổi, tình cảm về cái trác tuyệt cũng biến đổi
theo. Sự biến đổi này quan niệm rất rõ ngay một con người.
Như vậy, phải thừa nhận rằng: cái trác tuyệt là một phạm trù mỹ học rất quan

trọng, nhưng vạch ra bản chất thẩm mĩ của nó là một việc không dễ dàng. Để giải
quyết vấn đề nayfm chúng ta cần đi từ các hình thái biểu hiện của cái trác tuyệt với
tư cách là những đối tượng mang bản chất cái trác tuyệt nảy sinh do quan hệ thẩm
mỹ của con người với thực tại có tính trác tuyệt.

2. CÁC HÌNH THÁI BIỂU HIỆN CỦA CÁI TRÁC TUYỆT
Có thể nói đến 4 hình thái biểu hiện cơ bản của cái trác tuyệt. Đó là:


-

Cái trác tuyệt thanh cao
Cái trác tuyệt huy hoàng
Cái trác tuyệt rợn ngợp
Cái trác tuyệt than phục

2.1 Cái trác tuyệt thanh cao
- Ngôi nhà sàn của Bác Hồ bên hồ nước lặng lẽ
- Cảnh ngôi chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) đơn sơ cũ kĩ ở Hà Nội
- Mối tình của Mác và Gienny
- Nghĩ về một thời gian rất dài đã thuộc về quá khứ của một đời người, một dân
tộc
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
Những cái trác tuyệt thanh cao có vẻ bề ngoài giản dị, gần gũi, nghĩa là không
“đập” mạnh vào cảm giác của ta. nhưng hàm chứa những vẻ đẹp tiềm tàng, tinh
khiết tưởng như vô hạn khiến cho ta khâm phục, rồi ta suy nghĩ miên man thấy
nó gần gũi thân thương. Và ta rất muốn đạt được như thế hoặc sống như thế.
Nư vậy, ở cai trác tuyệt thanh cao, nhiều khi đối tượng không nhất thiết phải to
lớn, kỳ vĩ, những bên trong nó lại hàm chứa một vẻ đẹp tiềm năng, sâu nắng và
tinh khiết và hoàn toàn trong sáng, đạt đến đọ trong của chất ngọc. Cái trác tuyệt

thanh cao gắn với sự hiền hòa, thân thương, đầy cảm xúc bất tận và rất gần với con
người chân chính.


Hình 1 . Lăng Leenin trang nghiêm và trầm mặc bởi hình khối chồng của đá hoa
cương đen bóng màu hổ phách, một biểu hiện của cái trác tuyệt thanh cao.

2.2 Cái trác tuyệt huy hoàng.
Loại này có khối lượng lớn, qui mô lớn đập mạnh vào cảm xúc của con người,
tồn tại ở cả tự nhiên, xã hội và nghệ thuật. Môt số ví dụ sau:
-

-

-

Toàn cảnh buổi bình minh của một ngày đẹp trời đối diện với một mình ta ,
trọn vẹn – đó là một cảnh tượng huy hoàng hiếm thấy khiến ta cảm thấy
khoan khoái cao độ, vui mừng tràn ngập.
Một buổi hòa nhạc lớn hàng nghìn diễn viên với bài đồng ca hùng tráng.
Bản giao hưởng số 5 của Beethoven với những giai điệu huy hoàng tràn đầy
niềm tin tất thắng vào sức mạnh con người.
Trận đánh “Điện biên phủ trên không” bắn rơi cả trăm máy bay B.52 của đế
quốc Mĩ đang dội bom điên cuồng xuống thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm
cuối năm 1972.
Bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 do Hồ Chủ tịch viết và
đọc
Chiến thắng 30 tháng Tư năm 1975.
Những câu nói nổi tiếng của một số vĩ nhân, lãnh tụ, nhà văn hóa lớn trên
thế giới. . . .


Hình 2. Chiến thắng điện biên phủ


Như vậy, cái trác tuyệt huy hoang chứa cái hoành tráng, thắng lợi kì vĩ của con
người.

2.3 Cái trác tuyệt rợn ngợp


Cảnh biển động dữ dội, bão táp cuốn trôi tất cả, sấm chớp đầy trời



Núi lửa đang phun cuồn cuộn



Đứng nhìn cảnh rừng già mênh mông, trầm lặng, không bóng người, thiếu
những cái quen thuộc, chỉ có tiếng gió rừng xào xạc.



Nghĩ đến một thời gian kéo dài thuộc về tương lai vô định, vô vọng, ta cảm
thấy rợn ngợp, . . .

Đó là những thứ làm cho ta cảm thấy bị ức chế, dồn nén rồi dâng trào xúc cảm
mãnh liệt. Nói cách khác: ban đầu ta hơi sợ hãi, nhưng kích thích ý chí chinh phúc
nó … Khi trải qua rồi thì ta đã trưởng thành và có thể tự hào. Chúng là những thứ
thử thách con người, mời gọi chinh phục. Đó là những bước tiến lớn trong lịch sử

và trong mỗi đời người.
Cái trác tuyệt rợn ngợp hàm chứa tong nó cai chiếm ưu thế là sự khủng khiếp,
choáng ngợp, là tình cảm đầy ức chế và bị dồn nén mạnh, sau đó dâng trào manh
liệt.


Hình 3. Hình ảnh sóng thần, mang trong mình cái trác tuyệt rơn ngợp.

2.4 Cái trác tuyệt thán phục
¨ Hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi gầy gò, quần áo trắng bình tĩnh hiên ngang
trên pháp trường khiến bao người Việt Nam cảm động, thán phục và tự hào,
khiến hàng triệu thanh niên noi theo anh.
¨

Những bài thơ ca ngợi Bác Hồ của nhà thơ Tố Hữu

¨

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của nhà thơ Đồ Chiểu

¨

Tình bạn vĩ đại và cảm động của Marx và Engels

¨

Kim Tự Tháp và bức tượng con Sphins ở Ai cập

¨


Vạn lý trường thành, Những con đê sông Hồng , khu chùa tháp Ăng kor . .

Cái trác tuyệt thán phục mang trong mình nó vẻ đẹp hung vĩ của những đối tượng
có tầm vóc to lớn, sự nghiệp lớn, phẩm cách lớn – Phẩm cách của những vĩ nhân
và những anh hung. Cái trác tuyệt thán phục đem lại cho con người ta cảm hững
mạnh mẽ, tràn đầym cao quý, nó có tác dụng cổ vũ những năng lực to lớn còn ẩn
chứa bên trong con người.


3. TÌNH CẢM THẨM MĨ CỦA CÁI TRÁC TUYỆT
Các phạm trù mĩ học là thể thống nhất và phân lập ở hai cực: một, nó
có tính chất bản thể ( tự nó ); mặt khác, nó mang tính chất giá trị học
định vị (nghĩa là giá trị của nó tuỳ theo cách đánh giá của con người).
ĐỊNH NGHĨA: Cái trác tuyệt một mặt phản ánh bản thân tính chất
đồ sộ, to lớn, hùng vĩ, vũ bão, mạnh mẽ hay là thanh cao, tiềm tàng, sâu
lắng, vô cùng trong sáng, vô cùng thanh khiết của các sự vật khách
quan, mặt khác nó phản ánh xu hướng con người luôn luôn có khát vọng
vươn tới cái vĩ đại .
Nếu cái đẹp thúc đẩy con người vươn đến cái hoàn thiện hoàn mỹ thì cái
trác tuyệt phản ánh một phẩm chất rất quan trọng là: con người muốn
hùng vĩ hóa bản thân một cách bất tận để đáp ứng những nhiệm vụ to
lớn và bất tận của cuộc đời đang đặt ra trước loài người.
Con người thường có xu hướng không ngừng nâng cao năng lực và
tâm hồn mình hướng đến cái vĩ đại đã yêu cầu mĩ học phải đề cập đến
cái trác tuyệt.
Như vậy, hai tiêu chí đầu tiên để xây dựng tình cảm thẩm mĩ của cái
trác tuyệt là:
Bản thân các sự vật khách quan còn tiềm tàng biết bao năng lực to
lớn mà con người chưa thể một lúc đã phát hiện hết.
Mặt khác ngay trong bản thân con người cũng còn chứa biết bao nhiêu

khả nănghùng mạnh chưa thể một lúc sử dụng hết, phát huy hết.
Khi nói về mối quan hệ giữa hai năng lực tiềm tàng này, ngay từ thời cổ
Hy Lạp, tác phẩm mĩ học Bàn về cái trác tuyệt (tác phẩm vô danh,
nhưng vẫn được gán một cách ước lệ cho nhà từ chương học
Leghinnusơ), đã nhấn mạnh: “Trong tính bẩm sinh của nó, về bản chất,


tâm hồn con người có thể đồng vọng với cái trác tuyệt”. Nhưng đó
không phải là tiếng đồng vọng thông thường, mà là “ tiếng đồng vọng về
cái vĩ đại của tâm hồn” (Đỗ Văn Khang, Lịch sử mỹ học, NXB Hà Nội,
1983).
Để phân biệt tình cảm của cái đẹp và tình cảm của cái trác tuyệt, chúng
ta cần chú ý, khi cảm thụ cái đẹp, người bình thường cũng có thể bị cái
đẹp quyến rũ. Nhưng khi cảm thụ cái trác tuyệt, không phải bất cứ ai
cũng nẩy sinh tâm hồn trác tuyệt. Muốn có tình cảm về cái trác tuyệt, tư
tưởng và cảm hứng của con người không thể thấp kém. Những người
suốt đời mắt nhìn xuống đất, trong đầu đầy những ý nghĩ thông tục sẽ
không thể “đồng vọng với cái vĩ đại”. Chỉ những ai có lí tưởng sống với
nội dung lành mạnh, có khát vọng vươn lên cái cao đẹp thì mới có năng
lực cảm nhận “tiếng đồng vọng về cái vĩ đại của tâm hồn”.
Tình cảm về cái trác tuyệt có cường độ mạnh với nhiệt tình hăng say
đầy khát vọng hướng về sự hùng vĩ. Tình cảm trác tuyệt chứa đựng một
giá trị tổng hợp – đó là thành quả cao của mối quan hệ Chân – Thiện –
Mỹ- chính là chất lý tưởng đã được xoa mình bằng một “chất dầu thánh”
làm cho con người ngây ngất.
Lưu ý: khi cảm thụ cái trác tuyệt ”rợn ngợp”, con người cảm thấy
khó chịu, bó buộc, đè nén. Nhưng điều thú vị là ở chỗ, con người sau khi
trải qua những giây phút khó chịu cảm thấy bất lực, nhỏ bé trước những
hiện tượng đồ sộ, dữ dội ngoài tự nhiên thì khi đã định thần lại, người có
bản lĩnh sẽ cảm thấy dâng trào một niềm kiêu hãnh, rằng bão tố, sấm

chớp, cảnh hoang vu, núi cao rừng thẳm, tuyết dày có gì đâu mà đáng sợ
! Con người sẽ nhìn thẳng vào nó, và một ngày kia sẽ tìm cách chinh
phục nó. Chẳng hạn, đứng trước cảnh núi lửa đang phun nham thạch
nóng bỏng, trong một giây phút choáng ngợp ta thấy sức mạnh dữ dội
kinh người của từng đụn khói tỏa ngút trời cao. Khi trấn tĩnh, trong ta


dâng trào niềm cảm khoái vô tận, rằng sức mạnh của núi lửa cũng không
phải là sức mạnh phá hoại. . .
Tuy nhiên, khi cảm thụ cái trác tuyệt rợn ngợp, người cảm thụ phải ở
trong trạng thái gián tiếp. Một người đang rong thuyền trên biển mà gặp
sóng thần, anh ta chỉ có cách là tìm cách chạy thoát thân. Nhưng người
đứng trên bờ mà cảm thấy con thuyền nhỏ bé kia đang thoát dần ra khỏi
sóng thần thì anh ta sẽ có cảm xúc về cái trác tuyệt cuả biển cả và cái
thông minh dũng cảm của người đi biển. Khi người đi biển trở về đúng
căn nhà của người ngắm biển, cả hai cùng chia nhau cốc trà nóng và
cùng ngắm lại biển cả thì họ sẽ lại có tình cảm về cái trác tuyệt chẳng
khác gì nhau. Thậm chí, họ khâm phục chính sức mạnh và tài trí của bản
thân mình một cách sâu sắc và ấn tượng hơn.
Khi cảm thụ cái đẹp, con người đã nắm được nó hoặc đã hiểu được
nó. Ngược lại, khi cảm thụ cái trác tuyệt, cảm xúc lại phải chạy qua
một đường kênh phức tạp. Mặc dù ta chưa khám phá hết được, hoặc
chưa hoàn toàn nắm được đối tượng để cảm thụ cái trác tuyệt nhưng con
người vẫn có khát vọng cháy bỏng muốn chiếm lĩnh nó. Nhiệm vụ cơ
bản của cái trác tuyệt là hỗ trợ con người thêm sức mạnh, tăng uy lực và
khát vọng chiếm lĩnh bằng cách phát triển vô tận “tiếng đồng vọng vĩ đại
của tâm hồn”.
4. CÁI TRÁC TUYỆT TRỌNG NGHỆ THUẬT.
Trước hết chúng ta hãy xem vị trí của cái trác tuyệt trong các loại hình
và loại thể của nghệ thuật.

Theo phân loại của Hegel, các loại hình và loại thể nghệ thuật sau
đây có khả năng miêu tả cái trác tuyệt:
Loại hình nghệ thuật có: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, sân khấu, âm
nhạc, điện ảnh, vũ đạo và văn học.


Thể loại văn học: sử thi, kịch (chính kịch và bi kịch) và trữ tình.
Trong số đó, sử thi (cũng gọi là anh hùng ca) là thể loại chủ yếu
miêu tả tốt nhất cái trác tuyệt, giống như bi kịch là thể loại nghệ thuật
của cái bi, còn hài kịch là thể loại nghệ thuật của cái hài.
Vai trò của anh hùng ca ở các thời đại khác nhau thì khác nhau,
nhưng cùng qui luật là: “ mỗi thời đaị đều cần có những con người vĩ đại
của nó, và nếu không có những con người như vậy, thì thời đại sẽ sáng
tạo ra những con người như thế ”.
Vai trò mĩ học của cái trác tuyệt trong nghệ thuật đã không bó hẹp trong
những lời tụng ca về những anh hùng đã có, mà còn có nhiệm vụ rất
trọng đại là sáng tạo ra những anh hùng cho lịch sử. Nghệ thuật có thể
và cần đi trước thanh gươm và khẩu súng.
Nghệ thuật Phục Hưng đã góp phần sáng tạo ra những anh hùng tư sản.
Mác đã nói rất rõ về điều này: “Những bài ca về người anh hùng tư sản
chính là phương tiện quan trọng giúp con người tư sản thay Chúa làm
chủ linh hồn và thay vua làm chủ xã hội”. Xã hội tư sản tuy “ít tính chất
anh hùng nhất” nhưng khi ra đời nó vẫn cần đến những người anh dũng
hi sinh: “Trước lưỡi rìu của tên đao phủ phong kiến mà có người vẫn đòi
đánh đổ đức vua, trước giàn thiêu của tôn giáo vẫn phủ định đức Chúa,
đó cũng là anh hùng”. (Mác, Ăng ghen, Lênin, Stalin, Bàn về chủ nghĩa
anh hùng cách mạng, NXB SỰ THẬT, Hà Nội. Tr.13.97 )
Nếu trong thời đại suy tàn của các triều đại phong kiến, “tuấn kiệt
như sao buổi sớm, anh hùng như lá mùa thu” (Nguyễn Trãi – Bài cáo
bình Ngô ) và trong xã hội tư sản hầu như có ít tính chất anh hùng nhất

thì cách mạng vô sản là thời đại nở rộ những anh hùng :” trên vết máu
của các vị anh hùng đã hi sinh vẻ vang trong chiến đấu, hàng nghìn hàng
vạn chiến sĩ mới đã đứng dậy cũng gan dạ như thế, để đảm bảo thắng lợi
bằng chủ nghiã anh hùng quần chúng” (Mác, Ănggen… – sách đã dẫn.


Tr.13.97). Trên nền hiện thực vĩ đại đó, đã nở rộ một nghệ thuật anh
hùng lấy cái trác tuyệt làm phương tiện “hùng vĩ hóa” sức mạnh con
người. Khởi đầu của công trình đó phải kể đến Trái tim Đan kô, Bài ca
chim ưng , Bài ca chim báo bão và tiêủ thuyết Người mẹ của Maxim
Gorki.
Nghệ thuật cách mạng Việt Nam suốt nửa thế kỉ qua đã vận
dụng sáng tạo cái trác tuyệt, tạo nên một nền nghệ thuật anh hùng sáng
chói. “Với những thành tựu đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học nghệ thuật nước ta xứng
đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật
chống đế quốc ngày nay” (Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng tại Đai hội 4. Tạp chí Học tập , số 12.1976. tr.84).
Nghệ thuật cách mạng đã góp phần quan trọng khơi gợi tầm
vóc vĩ đại ở mỗi một con người Việt Nam, nó đã mách bảo chúng ta:
Chỉ vì ta quỳ gối,
Nên ta cảm thấy các vĩ nhân là to lớn.
Hãy đứng lên đi
Ta sẽ hóa anh hùng
Việc vận dụng cái trác tuyệt trong nghệ thuật hiện đại ở nước
ta đã làm biến đổi diện mạo của nền văn nghệ nước nhà và ảnh hưởng to
lớn đến phương pháp và phong cách của đội ngũ văn nghệ sĩ. Nền nghệ
thuật công khai thời Pháp thuộc đầy rẫy những hình ảnh thất vọng của
các “chàng“ và “nàng”, đầy rẫy những “con người nhỏ bé” bị vùi dập và
bị tha hóa thì nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa đã hướng con người

tới cái vĩ đại trong sự nghiệp cứu nước, cứu nhà, khiến cho văn nghệ
Việt Nam hiện đại vận động mạnh trên con đường sử thi hóa. Từ đó tạo
nên một nghệ thuật có đặc điểm: nghệ sĩ bắt gặp trong mình một “nhà sử


thi”, trở thành người viết biên niên sống của lịch sử. Chỉ nói riêng trong
lĩnh vực thơ ca, khoảng hai mươi năm chống Mĩ, văn nghệ Việt Nam đã
gặt hái bội thu một mùa thơ ca có tính sử thi hoành tráng có thể thâu tóm
cả một thời kì lịch sử vĩ đại của dân tộc.
Cũng do sử dụng rộng rãi cái trác tuyệt trong nghệ thuật, một
loại phong cách độc đáo và mới mẻ ra đời: phong cách trữ tình trong
dòng sử thi lớn của nhân dân cách mạng. Phong cách này đã thành tựu
trong các tập thơ như: Việt Bắc, Ra trận, vv.. của nhà thơ Tố Hữu – ngọn
cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta cần nhớ rằng: nghệ thuật tối kị sự giản
đơn, máy móc. Ngoài thể loại sử thi anh hùng, nghệ sĩ còn tìm cách đan
kết một cách tài tình giữa cái trác tuyệt với cái đẹp, cái bi và có khi cả
với cái hài nữa. Chỉ có kiến trúc là không phù hợp với cái hài kịch, còn
điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca, đặc biệt sân khấu và điện ảnh lại rất
cần sự pha trộn hợp lí các hình thái thẩm mĩ, trong đó có cái trác tuyệt,
để làm cho sự phản ánh của nghệ thuật trở nên đa dạng y như sự đa dạng
của cuộc sống.
Điều cần chú ý là: cái trác tuyệt là một phạm trù thẩm mỹ
mang tính lí tưởng. Nó thường nhân danh lí tưởng để thể hiện những vấn
đề nhân sinh, thế đạo. Thông qua cách tạo hình bằng một bảng màu
trong sáng, nghệ thuật vận dụng cái trác tuyệt để dệt nên chất hùng vĩ
của tâm hồn, của những chiến công rạng rỡ với tầm vóc lớn , tạo nên
nhân vật mang chất lí tưởng thời đại. Nhờ đó hình tượng nghệ thuật ánh
lên như một thực thể đầy sức cuốn hút.
Bi kịch cũng là một thể loại nghệ thuật rất gần với chất lí tưởng.

Do đó, khi xây dựng những tác phẩm thuộc loại này, nghệ sĩ cũng
thường pha trộn chất hùng tráng với chất bi thương để tạo nên những
khúc ca bi tráng. Như Aristote đã nói, chỉ cái chết có ý nghĩa rộng lớn


đối với xã hội mới làm cho người đời luyến tiếc, xót thương như luyến
tiếc một ráng chiều còn đẹp mà sớm bị mây mù che khuất. Do đó, chất
đồng cảm trong bi kịch phải khởi đầu từ những ánh hồi quang có “tiếng
đồng vọng vĩ đại của tâm hồn” .
Cái trác tuyệt trong nghệ thuật uyển chuyển đến mức bên cạnh vẻ đẹp
anh hùng của nhân vật, đôi khi nghệ sĩ còn tìm cách đưa thêm vào đó đôi
nét “yếu đuối mà ta quen thuộc” để làm cho nhân vật của mình nổi bật
chất người chân chính, cao đẹp mà vẫn thật gần gũi chẳng hề gượng gạo,
xa lạ với cuộc đời thực.
Khi biểu hiện cái trác tuyệt trong nghệ thuật, nghệ sĩ còn lồng khéo
chất hài hước để làm cho nhân vật anh hùng của mình bớt bị “lên gân”,
để nụ cười hiền hòa ấm áp xua tan cái cứng đờ, nghiêm nghị. Mọi người
đều biết câu chuyện Trapaev người anh hùng nội chiến cuả Liên Xô.
Vốn xuất thân từ nông dân, tràn đầy lòng căm ghét đối với bọn Bạch vệ,
Trapaev không thiếu nhiệt tình cách mạng, nhưng kiến thức không nhiều
lắm. Một lần có bác nông dân hỏi “Đồng chí ủng hộ Bolsevich hay ủng
hộ đảng cộng sản?”. Trapaev nhanh trí trả lời “Tôi ủng hộ quốc tế”.
Phuôcmanop – chính ủy của Trapaev (sau này trở thành nhà văn) có mặt
lúc đó, hỏi đùa thêm: “Đồng chí ủng hộ quốc tế nào, Đệ tam hay Đệ
nhị ?”. Trapaev bối rối nhưng đâu có chịu, bèn tìm cách hỏi lại: Lê nin ở
quốc tế nào? Furmanov nói: “Đệ tam”. Trapaev nói: “Thế thì tôi cũng ở
Đệ tam”…
(Hai anh em Vaxiliev,Trapaev NXB Văn học).
Ở một đoạn khác trong tác phẩm văn học đó, một đêm Trapaev và
người cận vệ Belaia chuyện trò thân mật. Bỗng nhiên Belaia hỏi:

-Đồng chí Vaxili Ivananki, đồng chí có thể chỉ huy một quân đoàn
không ?


- Được.
Belaia sung sướng hỏi tiếp:
- Chỉ huy một mặt trận ?
- Được, Belaia ạ . Có thể làm được.
Belaia mở to mắt:
-Lực lượng vũ trang toàn quốc ?
Trapaev ngừng giây lát:
- Chỉ cần học thêm chút nữa, thì cũng có thể chỉ huy được.
Belaia phục lắm, hỏi tiếp:
- Vaxili Ivananki, đồng chí có thể chỉ huy quân đội toàn thế giới chứ?
Trapaev trầm ngâm, nghiêm chỉnh trả lời:
- Không … không được đâu … tôi không biết… ngoại ngữ.
Như vậy, khi nghệ sĩ biết đem cái hài kịch điểm xuyết vào cái trác
tuyệt một cách đúng chỗ, cái hài kịch kéo người đọc gần lại với vĩ nhân,
xóa đi sự ngăn cách giữa họ với nhau, làm tăng thêm nhiệt tình say đắm
của người đọc, kích động được khát vọng quần chúng cách mạng vươn
lên ngang tầm vĩ nhân của mình.
Có một vấn đề cần đặt ra: Trong nghệ thuật, cái trác tuyệt có thể
dùng để biểu hiện vẻ đẹp của những người bình thường không ? Thúy
Kiều của Nguyễn Du đã có một vẻ đẹp trác tuyệt ấy. Vẻ đẹp trác tuyệt
của con người đành rằng không hoàn toàn chỉ ở chỗ “một hai nghiêng
nước, nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” nhưng nó
không thể không liên quan với một tình người vô cùng cao quý ở trong
tâm hồn nàng, nhất là khi số phận đời nàng bị đem ra thử thách. Trước



cơn gia biến, Kiều phải lựa chọn. Éo le thay sự lựa chọn của Kiều không
phải là sự lựa chọn thông thường, mà một bên là “tình sâu mong trả
nghĩa dày” mối tình đầu thiêng liêng cùng Kim Trọng và một bên là
“đức cù lao”, “công cha như núi Thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra”. Nhưng Kiều khác với mọi cô gái khác, nàng dám quyết
định và quyết định đúng, dám ghé đôi vai mảnh mai của mình gánh cả
“nỗi oan dậy đất, oán ngờ lòa mây” của gia đình. Vì thế, qua Truyện
Kiều, ta như thấy nếp nhăn từng hằn sâu trên vầng trán ưu tư của nhân
loại trải qua bao thế kỉ đăm chiêu trước ngọn đèn dầu bao lần vơi cạn
khắc khoải, chua chát trước nỗi đau triền miên của con người bỗng
thoáng lên một niềm tin yêu Hành động cao đẹp của Kiều tuy chỉ là sự
quên mình của một cô gái dám bán mình chuộc cha, nhưng cũng đủ để
cho bao thế hệ “lệ chảy quanh thân Kiều”, để người đời phải trầm ngâm
suy nghĩ, vấn vương hi vọng. Và cũng ở đây, thiên tài của Nguyễn Du
không phải đợi đến ba trăm năm sau mới có một hậu thế như nhà thơ
mong ước “Ba trăm năm nữa ta đâu biết. Thiên hạ ai người khócTố
Như” (Độc Tiểu Thanh kí). Thơ là điệu tâm hồn thì thi hào Nguyễn Du
đã có “một tâm hồn đồng điệu” đời sau ấy là Tố Hữu đã nói hộ chúng
ta:
“Mai sau, dù có bao giờ/ Câu thơ thuở trước đâu ngờ hôm
nay”.
Khi biểu hiện cái trác tuyệt trong nghệ thuật, nghệ sĩ phải có lòng tin
cháy bỏng vào con người. Khi thể hiện “tiếng đồng vọng vĩ đại của tâm
hồn”, nghệ sĩ cũng phải nâng tâm hồn mình lên ngang tầm vĩ đại đó.
Nếu không, dù miêu tả cái trác tuyệt, tác phẩm sẽ sẽ chỉ đạt mức độ
“thuật lại” mà không được coi là tác phẩm trác tuyệt.
5. KẾT LUẬN


Cái trác tuyệt thể hiện trong tự nhiên khi nó có giá trị xã hội đích thực.

Cùng một hiện tượng, một sức mạnh to lớn của thiên nhiên nhưng khi
trình độ xã hội còn thấp, con người chưa chinh phục được nó thì nó cái
xấu, là có hại, là khủng khiếp. Trái lại khi con người có khả năng chinh
phục và tin vào sức mạnh của chính mình thì chúng lại có giá trị xã hội
tích cực, gợi nên lòng tự hào về quá trình cải tạo tự nhiên của con người
thì nó lại là cái cao cả.
Trong xã hội con người không phải vì tầm vóc to lớn, bắp thịt mạnh mẽ
phi thường mà do sức mạnh của tính cách, do nhân cách vĩ đại, lớn lao
của các vĩ nhân. Cái cao cả gắn với cái đạo đức, gắn với cái đẹp ở bên
trong bản thân những vĩ nhân, những anh hùng.
Khác tất cả những quan niệm khác về cái cao cả, và tiếp thu những quan
điểm tích cực mỹ học duy vật trước đây thì mỹ học hiện đại giải thích
cái cao cả xuất hiện trong quá trình lao động và chiến đấu của con người
nhằm chinh phục tự nhiên, biến đổi xã hội làm cho cuộc sống của con
người ngày càng đẹp hơn, tốt hơn cao hơn những gì đã có, đã đạt được
trong cuộc sống của con người. Do đó, các kinh điển của mỹ học học
Mác – Lênin đã có quan niệm về cái cao cả như sau: “Bản chất riêng của
con người vĩ đại hơn nhiều và cao qúy hơn nhiều, so với bản chất tưởng
tượng của tất cả những “thượng đế”.
Như vậy, theo quan điểm mỹ học hiện đại, cái trác tuyệt là một hiện
tượng thẩm mỹ khách quan, song không coi nó là cái lớn hơn, mạnh hơn
mà ta mang ra so sánh, mà cái cao cả cần được xem xét trong quan hệ
thẩm mỹ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Cái trác tuyệt
phải tạo ra được niềm vui, sự khâm phục, sự hào hứng, sự tự tin vào
chính sức mạnh của bản chất con người trong quá trình con người vươn
lên làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình.


Tóm lại, cái trác tuyệt thể hiện sức mạnh bản chất của con người trong
quá trình chinh phục tự nhiên, biến đổi xã hội và hoàn thiện bản thân

con người. Nó mang giá trị cái đẹp, nhưng là cái đẹp trên mọi cái đẹp
phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ xã hội tiên tiến.

Tài liệu tham khảo
1, Đỗ Văn Khang, Lịch sử mỹ học, NXB Hà Nội, 1983.


2, Mác, Ăng ghen, Lênin, Stalin, Bàn về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, NXB
SỰ THẬT, Hà Nội. Tr.13.97
3, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đai hội 4. Tạp
chí Học tập , số 12.1976. tr.84.
4, Tài liệu Mĩ học – Đào Duy Thanh
5, Mỹ học đại cương – Đỗ Văn Khang
6, Phần trích dịch của bộ môn Mỹ học khoa Triết học, Trường ĐHKHXH và
Nhân văn – ĐHQGHN.
7, Tài liệu trên mạng.

Mục Lục
Phần mở đầu


1. Ba xu hướng chính trong nghiên cứu cái trác tuyệt
1.1 Định nghĩa cái trác tuyệt
1.2 Xu hướng đối lập cái đẹp và cái trác tuyệt
1.3 Xu hướng hòa tan cái trác tuyệt trong cái đẹp
1.4 Quan niệm biện chứng trước Mác về cái trác tuyệt
2. Các hình thái biểu hiện của cái trác tuyệt
2.1 Cái trác tuyệt thanh cao
2.2 Cái trác tuyệt huy hoàng
2.3 Cái trác tuyệt rơn ngợp

2.4 Cái trác tuyệt thán phục
3. Tình cảm thẩm mỹ của cái trác tuyệt
4. Cái trác tuyệt trong nghệ thuật



×