Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đề 6 Hình tượng nghệ thuật và đặc trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.8 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT………………………….
II. ĐẶC TRƯNG CỦA HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT –MINH HỌA…
1. Sự thống nhất sinh động giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
trong hình tượng……………………………………………………………
2. Sự thống nhất sinh động giữa mặt khái quát và mặt cụ thể trong hình
tượng ………………………………………………………………………
3. Sự thống nhất sinh động giữa lý trí và cảm xúc trong hình tượng nghệ
thuật………………………………………………………………………..
4. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ ……………………………….
* Một số đặc trưng khác…………………………………………………...

2
2
3
3

KẾT LUẬN………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

4
5

5
7
III. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ 10
THUẬT…………….


Nếu như khoa học thường sử dụng những khái niệm, định nghĩa; tôn giáo
dùng các biểu tượng thì nghệ thuật lại lấy hình tượng để diễn tả, tái hiện đối
tượng, nội dung mà nó đề cập. Khái niệm hình tượng nghệ thuật từ lâu đã không

1


còn xa lạ với chúng ta. Với đề tài: “Khái niệm “hình tượng nghệ thuật” và
những nét đặc trưng của nó” em xin đi sâu và làm rõ vấn đề này.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
Người nghệ sĩ dùng hình tượng nghệ thuật để nhận thức và cắt nghĩa đời
sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng đó mà sự
vật hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cái tâm, cái tài
người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn nguyên nhất. Để hiểu rõ
hơn chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật bắt nguồn từ một loại tư duy đặc biệt: tư duy hình
tượng – cảm tính. Loại tư duy này gắn liền với những đặc điểm cụ thể, cá biệt,
sinh động về đối tượng để qua đó bộc lộ cái khái quát và nó bao hàm cả thái độ
đánh giá chủ quan của chủ thể.
Qua đó có thể thấy, hình tượng nghệ thuật nói chung chính là phương tiện
đặc thù của nghệ thuật nhằm phản ánh cuộc sống cách sáng tạo, bằng những
hình thức sinh động, cảm tính cụ thể như bản thân đời sống, thông qua đó nhằm
lí giải, khái quát về đời sống gắn liền với một ý nghĩa tư tưởng,cảm xúc nhất
định, xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ của nghệ sĩ.
Còn trong mỹ học, thông thường thuật ngữ “ hình tượng” được dùng với hai
nghĩa:
- Nghĩa rộng: chỉ đặc điểm chung về phương thức phản ánh đời sống của tất
cả các loại hình nghệ thuật để phân biệt nghệ thuật với khoa học và các hình thái
ý thức xã hội khác.

- Nghĩa hẹp: khái niệm hình tượng dùng trong phạm vi tác phẩm, chủ yếu là
hình tượng cụ thể về: một con người, một tập thể hay cảnh sắc thiên nhiên, cuộc
sống sinh hoạt thường ngày…
Có thể nói hình tượng nghệt thuật là phương tiện nghệ thuật nhằm thể hiện
cuộc sống. Phát sinh từ cuộc sống, các hình tượng này trở về với cuộc sống, tác
động vào tình cảm, thức tỉnh tư duy, giúp cho con người ý thức được mình, ý
thức được mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, giữa cá nhân và xã hội, giữa

2


hiện thực và lí tưởng. Hình tượng nghệ thuật chính là điều kiện đầu tiên để tạo
nên giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
II. ĐẶC TRƯNG CỦA HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT – MINH HỌA
Ở đây em xin đưa ra các đặc trưng của hình tượng nghệ thuật đồng thời lấy
dẫn chứng minh họa trong lĩnh vực văn học và hội họa để làm rõ vấn đề.
1. Sự thống nhất sinh động giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
trong hình tượng.
Mặt chủ quan là ấn tượng, thái độ, quan niệm, lẽ sống của người nghệ sĩ. Mặt
khách quan ở đây là tính chất, sắc thái, hiện trạng của các hiện tượng ngoài đời
sống. Hai yếu tố trên hòa thắm vào nhau không thể tách rời để làm nên hình
tượng nghệ thuật.Thế giới chủ quan của nghệ sĩ chỉ thực sự có giá trị khi nó
được bộc lộ qua cách nhìn nhận và đánh giá trên cơ sở sự phản ánh hiện thực.
Ví dụ như trong bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
……………………………………

Không có kính rồi không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Ở bài thơ này những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra chiến trường một hình ảnh rất thực, thực đến trần trụi. Nguyên nhân của hiện tượng ấy cũng
được giải thích rất thực bằng những câu thơ rất gần với văn xuôi, lại cao giọng
điệu thản nhiên, gây được sự chú ý về vẻ khác lạ của nó nhưng thực chất đó là
hậu quả của “bom giật, bom rung”. Nhưng từ hiện thực của chiến tranh khốc
liệt, chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ, chất thơ người lính lái xe
hiên ngang dũng cảm vượt qua khó khăn của chiến tranh để chiến thắng. Có thể

3


nói sự hài hòa, đan xen giữa hiện thực khốc liệt – sự lạc quan của người lính đã
làm nổi bật lên lên hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường
Sơn với tư thế ung dung, kiên cường không run sợ, yếu hèn trước những khó
khăn, thử thách, chính họ đã làm nên những hình tượng trường tồn, oai hùng về
người lính cụ Hồ.
2. Sự thống nhất sinh động giữa mặt khái quát và mặt cụ thể trong hình
tượng.
Cái chung, cái khái quát muốn được thể hiện phải qua cái riêng, cái cá biệt;
mặt bản chất muốn được bộc lộ phải qua các hiện tượng cụ thể muôn màu muôn
vẻ ngoài đời. Nói nghệ thuật biểu hiện đời sống bằng chính hình thái của bản
thân đời sống là như vậy. Nghệ thuật chân chính mang tính xã hội, không thể là
tiếng nói cá nhân đơn độc. Chính mặt khái quát của hình tượng tạo nên ý nghĩa
rộng rãi, sức sống bền lâu của tác phẩm nghệ thuật còn mặt cụ thể giúp hình
tượng nghệ thuật tồn tại như mọi thực thể sống ngoài đời.
Ở thời cổ đại mặc dù chưa có khái niệm về hình tượng song trên thực tế
người ta đã hiểu rằng nghệ thuật là sự tái hiện, tái tạo cuộc sống bằng hình

tượng. Trong nghệ thuật Ai Cập cổ đại nói chung và hội họa nói riêng người
nghệ sĩ khi sáng tạo nghệ thuật luôn tuân theo những quy tắc chung nhất định
mà sự khái quát – cụ thể trong tác phẩm luôn thống nhất, đan xen hài hòa (vào
thời kì này hội họa chủ yếu là phục vụ cho việc tôn vinh, sùng bái các vị thần,
Pharaon hay tôn giáo). Họ chủ yếu diễn tả kĩ gương mặt, bàn tay, chân, còn lại
chủ yếu là khái quát (hình học hóa) tuy nhiên (ví dụ về cách vẽ các vị thần) thì
mỗi người lại có những đặc điểm riêng biệt bên cạnh những điểm chung.
 Ví dụ: Đặc điểm khi vẽ các vị thần ở Ai Cập cụ thể ở đây là thần Ra (thần
Mặt Trời) và thần Anubis
- Điểm chung (khái quát):
+ Thường vẽ mắt, tai và phần thân trên theo góc nhìn trực diện còn khi
đầu, hông, chân được mô tả nghiêng.
+ Vẽ khuôn mặt theo góc nhìn nghiêng nhưng vẽ góc tả đôi mắt là trực
diện…
- Điểm riêng:

4


+ Thần Ra thường được vẽ với hình dáng giống chim ưng, đầu đội mặt
trời. Còn thần Anubis thường được miêu tả đưới hình dạng nửa người nửa
chó rừng hoặc ở dạng một con chó rừng.

THẦN RA

THẦN ANUBIS

3. Sự thống nhất sinh động giữa lý trí và cảm xúc trong hình tượng nghệ
thuật.
Người nghệ sĩ sử dụng lý trí tỉnh táo và tình cảm nồng cháy của mình để

tạo nên hình tượng nghệ thuật. Cảm hứng sáng tạo chân chính vì vậy được coi là
sự “thăng hoa” của lý trí và cảm xúc. Thiếu tư tưởng, hình tượng sẽ trống rỗng
và hời hợt. Thiếu cảm xúc, hình tượng sẽ khô cứng và cằn cỗi. Đúng hơn, trong
sáng tạo nghệ thuật, nhận thức phải được chuyển hóa thành tình cảm, thành
niềm tin. Bởi vậy, sức tác động của nghệ thuật mới mãnh liệt và bền lâu. (Minh
họa cùng với đặc trưng hình tượng mang tính đa nghĩa)
4. Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Ước lệ là biện pháp tái hiện sự vật, hiện tượng bằng hình tượng có tính quy
ước. Nghệ thuật được hiểu là một cách thức mô phỏng lại cuộc sống hiện thực.
Do vậy, dù phản chiếu cuộc sống chân thực đến đâu nghệ thuật cũng không thể
mất đi yếu tố sáng tạo, tưởng tượng. Trong mỗi tác phẩm mà tất cả những yếu tố
ấy gọi chung là tính ước lệ của hình tượng. Nhờ ước lệ mà nghệ thuật phản ánh

5


cuộc sống chân thật hơn; hình tượng nghệ thuật trở nên hàm súc và giàu sức
truyền đạt. Ở mỗi lĩnh vực của nghệ thuật tính ước lệ trong hình tượng nghệ
thuật lại thể hiện theo những cách thức khác nhau.
Chúng ta thường bắt gặp tính ước lệ trong lĩnh vực văn học. Ở đây xin lấy hai
tác phẩm Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm để thể hiện cho đặc trưng mang
tính ước lệ trong hình tượng nghệ thuật. Cụ thể ở đây là việc xây dựng những
mẫu hình nhân vật. Theo Trần Hà Nam trong bài viết “ Tính ước lệ trong văn
học trung đại” đăng trên blog cá nhân : “ Con người thời trung đại có tinh thần
hướng thượng, coi trọng những giá trị cộng đồng, những phẩm chất chung mà
khó chấp nhận sự thay đổi lề thói hoặc những cá tính tự do… Nói về gương
quân tử thì phải gắn với phẩm chất cao quí “nhân nghĩa lễ trí tín”, phụ nữ thì soi
mình vào “công dung ngôn hạnh”, cuộc sống ẩn sĩ thì phải gắn với “ngư tiều
canh mục”, phẩm chất tài hoa thì phải “cầm kỳ thi hoạ”, “phong hoa tuyết
nguyệt…” Hình ảnh người chinh phu và cả chinh phụ trong Chinh phụ

ngâm không nằm ngoài công thức này. Xuất phát từ ý thức về nghĩa vụ, quan
niệm về công danh, danh dự của một trang hòa kiệt hình ảnh người chinh phu
trong mắt người chinh phụ trong buổi tiễn đưa là hình ảnh đẹp, rực rỡ, uy nghi:
“Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”
Bên cạnh nỗi buồn, lưu luyến, sầu muộn của buổi tiễn đưa, chinh phụ đã
khẳng khái “ phép công đã trọng, niềm tây sá gì”
Tính ước lệ còn được thể hiện ở việc sử dụng điển tích điển cố trong tác
phẩm. Có thể thấy trong đoạn trích “Nỗi sầu oán của người cung nữ – Trích
Cung oán ngâm” lượng điển tích được sử dụng khá nhiều: “giấc mai, hồn bướm,
dương xa, nguyệt lão” . Việc sử dụng điển tích, điển cố vừa thể hiện tính uyên
thâm, trình độ học vấn của tác giả (theo quan niệm của những người cầm bút
trong văn học trung đại) vừa diễn tả được nỗi lòng oán hận, khát vọng bứt phá
của người cung nữ:
“ Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ
Xe thế này có dở dang không
Dang tay muốn dứt tơ hồng
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”

6


(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)
Hay trong Chinh phụ ngâm:
“ Hẹn cùng ta lũng Tây Nham ấy
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ
Chiều lại tìm nào có tiêu hao…”
Ở đây, lũng Tây Nham, cầu Hán Dương đều là những địa danh có tính chất
ước lệ cho nơi chốn gặp gỡ, nhằm bày tỏ sự trông chờ, nỗi thất vọng của người

chinh phụ chứ không nhằm chỉ một nơi chốn cụ thể.
Ngoài những đặc trưng chính đã nêu ở trên thì hình tượng nghệ thuật còn
mang một số đặc trưng sau:

Hình tượng nghệ thuật gắn liền với đời sống
Nhắc đến hai chứ nghệ thuật đôi khi người ta nhầm tưởng nó là hiện thân của
những cái hoa mĩ, diễm lệ, của những thứ lãng mạn, viển vông, xa rời thực tế,
nhưng thực chất nghệ thuật luôn đi liền với đời thực, nó bám sát cuộc sống, nó
dựa hơi người, đời, vật để nảy sinh, tồn tại và trường tồn cùng thời gian.

Hình tượng nghệ thuật mang tính đa nghĩa
Nghệ thuật là một trong những lĩnh vực sáng tạo phức tạp nhất của con người
để phản ánh thực tại. Qua góc nhìn, khía cạnh quan sát, đánh giá mỗi chúng ta
lại có sự cảm nhận và ý kiến khác nhau. Điều đó vừa tạo nên sự phong phú trong
thống nhất.
Ở đây xin đưa ra hình tượng Tiến sĩ giấy trong bài thơ cùng tên của Nguyễn
Khuyến để minh họa kết hợp giữa đặc trưng này với đặc trưng sự thống nhất
sinh động giữa lý trí và cảm xúc trong hình tượng nghệ thuật.
Trong Tiến sĩ giấy nhà thơ đã đem ra trào phúng, châm biếm, hạ bệ thần
tượng cao nhất của cả một thể chế xã hội đã tồn tại hàng mấy trăm năm - ông
tiến sĩ. Đó vốn là những con người có tài năng, chứa đựng trong mình những tri
thức của thời đại và tất cả những tài năng và tri thức đó sẽ được đem ra để phục
vụ đất nước, phục vụ xã hội. Họ đã trở thành những trụ cột của đất nước, của
dân tộc, là nguyên khí quốc gia, được ghi tên tuổi, công trạng trên bia đá, sử
xanh. Nhưng đến thời đại của Nguyễn Khuyến mọi chuyện đã thay đổi, những

7


giá trị truyền thống đã dần mai một, hoặc đang từng bước đổ vỡ: Nho học, khoa

cử đã xuống cấp, không còn được coi trọng, mọi thứ đã có thể dùng tiền để mua
bán, đổi chác, xuất hiện trong xã hội nhiều kẻ chỉ có hư danh mà không có thực
học. Kẻ có thực tài, chữ nghĩa đầy mình thì học vị tiến sĩ chỉ còn là cái danh
hão, cũng đành khoanh tay ngồi nhìn thời cuộc xoay vần, kiến thức sách vở cũ
rích không còn có ích lợi gì trong một bối cảnh mới. Tất cả những điều đó đã
được Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ Tiến sĩ giấy bất hủ của ông.
Nhìn trên ý nghĩa bề mặt văn bản bài thơ có thể thấy đối tượng mà Tam
nguyên Yên Đổ hướng tới để tạo nên tiếng cười là những đồ chơi dân gian hình nộm ông tiến sĩ làm bằng giấy dành
cho trẻ con trong những dịp tết trung thu.
Làm loại đồ chơi này, các nghệ nhân dân
gian muốn khơi dậy ở trẻ em lòng hiếu
học và ý chí phấn đấu để đạt tới vinh
quang của nền học vấn thời đại, cống hiến
tài năng cho đời. Như vậy, hình ảnh ông
nghè tháng Tám là một hình ảnh mang
tính truyền thống rất đẹp. Ở hai câu đề,
Nguyễn Khuyến chưa nói thẳng cho
Tiến sĩ giấy theo cách làm ngày nay
người đọc biết rõ người được ông giới
thiệu trong bài thơ là ai. Nhân vật này có
đủ cờ, biển, cân, đai, lọng xanh, ghế chéo
đích thị là một vị tiến sĩ oai phong mới được ghi danh đỗ đầu trên bảng rồng:
Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Nhân vật có vẻ bề ngoài vừa uy nghi, vừa phô trương tự đắc có: biển (là tấm
gỗ sơn son thếp vàng có khắc bốn chữ ân tứ vinh quy), cân là cái khăn, đai là cái
vòng đeo ngang lưng ở ngoài áo chầu. Hết thảy đều là những thứ cao quý vua
ban cho người đỗ tiến sĩ để vinh quy bái tổ. . Tuy nhiên nó bộc lộ thái độ của tác
8



giả (qua sự lặp lại của từ “cũng”), khiến cho ta thấy có điều gì đó bất thường ở
vị tiến sĩ này - con người có học vị cao này có cái vẻ của sự giả dối, học đòi.
Đến hai câu sau mọi việc đã trở nên rõ ràng hơn. Nhân vật cũng biển cũng cân
đai kia hóa ra chỉ là một ông tiến sĩ giấy, bề ngoài giống hệt như tiến sĩ thật
nhưng thực chất bên trong lại rỗng tuếch chẳng có gì. Cái chất liệu làm nên con
người ông đơn giản chỉ là từ mấy mảnh giấy và một ít son diêm dúa:
“ Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.”
Nguyễn Khuyến đã đặt những sự vật có giá trị khác hẳn nhau vào trong một
kết cấu song hành, đối lập, cho mọi người thấy được việc tạo ra một ông tiến sĩ
giả bằng giấy thực chẳng khó khăn gì, qua đó thể hiện tính chất rẻ mạt, vô nghĩa
của danh hiệu tiến sĩ thực của cái thời cuối phong kiến đầu thực dân này. Ông
nghè tháng Tám có diện mạo bên ngoài giống hệt như tất cả các ông tiến sĩ thật
nhưng cái thực học chỉ nhẹ hều như mảnh giấy và vết son mà thôi. Nhà thơ đã
mượn hình ảnh của ông tiến giấy để nói về ông tiến sĩ thật đương thời, vạch trần
bản chất giả dối của đối tượng bằng cách chỉ ra mâu thuẫn giữa hình thức bề
ngoài lộng lẫy, hào nhoáng được che giấu hết sức tinh vi và cái thực chất bên
trong sáo rỗng, đáng thương hại của nhân vật. Để nhận ra thực chất của loại tiến
sĩ thật dưới chế độ nửa thực dân phong kiến thì phải có tri thức về thứ đồ chơi
trung thu của trẻ nhỏ - hình nộm ông nghè tháng Tám; hay muốn biết về thân
phận vua hề, quan nhọ dưới chế độ thực dân nô lệ thì phải hiểu nghệ thuật chèo,
đặc biệt là hề chèo (bài thơ Lời vợ người hát phường chèo) v.v... Rõ ràng, để có
được sự thành công khi sử dụng lối trào phúng này, tác giả phải là người trong
cuộc, phải có sự am hiểu. (Nguyễn Khuyến hiểu đối tượng sâu sắc như vậy
chính vì ông là con đẻ của chế độ khoa cử triều Nguyễn và là người đạt đến đỉnh
cao vinh quang của học vấn đương thời). Nhưng con người ấy đã dần đánh mất
niềm tin vào chế độ, vào triều đình, vào vốn học vấn của mình trước thực tế lịch
sử, khi mà tất cả vũ khí vật chất và tinh thần, tất cả thế ứng xử truyền thống tồn
tại hàng ngàn năm của dân tộc đã bị kẻ thù mới bẻ gãy một cách dễ dàng.


9


Có thể thấy, hình tượng Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến mang tính đa nghĩa,
giàu liên tưởng và cũng là hình tượng có sự tổng hòa giữa lý trí và cảm xúc cả
trong hình tượng và trong cả tác giả sáng tác. Phân tích rõ hơn ta còn nhận thấy
hình tượng Tiến sĩ giấy này chứa đựng các đặc trưng đã nêu về hình tượng nghệ
thuật. điều này có ít người làm được. Bởi vậy mà Tiến sĩ giấy không chỉ có ý
nghĩa nhất thời trong thời đại của Tam nguyên Yên Đổ mà còn là hình tượng
nghệ thuật mang giá trị phổ biến và thực tiễn sâu sắc cho tới ngày nay.
III. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
Đầu tiên người nghệ sĩ phải giàu khả năng hư cấu nghệ thuật và phải thật sự
sống trong một tâm thế sáng tạo đặc biệt được gọi là cảm hứng nghệ thuật. Tiếp
đó cần có sự tập hợp, lựa chọn, sắp xếp tài liệu đời sống. Đó còn là sự cảm xúc
hóa tài liệu bên ngoài. Không thể tạo nên hình tượng nghệ thuật sống động
nếu “rèn nguội” chất liệu sáng tạo. Ở đây có vai trò đặc biệt của trí tưởng tượng
phong phú cùng vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của người nghệ sĩ. Càng sống
nhiều, sống tỉnh táo và say mê, sống có ý thức và trách nhiệm, người nghệ sĩ
càng có điều kiện tung hoành trong đôi cánh diệu kỳ của tưởng tượng. Có thể
nói, nếu hư cấu nghệ thuật là hành động tất yếu của người nghệ sĩ trong xây
dựng hình tượng thì khả năng hư cấu nghệ thuật còn. Cuối cũng điều kiện này
còn phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của tài năng trong đó nổi bật là trí tưởng
tượng nhạy bén và vốn sống dồi dào của người nghệ sĩ.
KẾT LUẬN
Hình tượng nghệ thuật không chỉ là phương thức tái hiện thế giới khách quan
hay là cầu nối truyền tải thông điệp, tư tưởng của tác giả tới mọi người mà nó
còn là tâm hồn, bản ngã của người nghệ sĩ giúp họ khẳng định được vị thế của
mình trên con đường sự nghiệp. Bài viết còn nhiều hạn chế mong nhận được sự
đánh giá khách quan của Thầy. Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


1. />2. />3. />4. />
11



×